10 Bài toán nâng cao bồi dưỡng học sinh giỏi Toán Lớp 3 (Kèm đáp án)

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 10 Bài toán nâng cao bồi dưỡng học sinh giỏi Toán Lớp 3 (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	10 BÀI TOÁN NÂNG CAO BỒI DƯỠNG HS GIỎI (LỚP 3) CÓ ĐÁP ÁN
Bài 1: Tìm một số biết rằng lấy 72 chia cho số đó thì bằng 27 chia cho 3.
Giải:
Số 72 chia cho số cần tìm thì bằng:
 27 : 3 = 9
 Số cần tìm bằng :
 72 : 9 = 8
 Đáp số: 72
Bài 2: Hai số có tích bằng 60, biết rằng nếu thêm vào thừa số thứ hai 4 đơn vị thì được tích mới bằng 76. Tìm hai số đó.
Giải:
 Trong một tích, nếu thêm vào thừa số thứ hai 4 đơn vị thì tích sẽ tăng thêm một số bằng 4 lần thừa số thứ nhất.
 Hai lần thừa số thứ nhất bằng:
 76 – 60 = 16
 Thừa số thứ nhất bằng:
 16 : 4 = 4
 Thừa số thứ hai bằng:
 60 : 4 = 15
 Đáp số: 4 và 15
Bài 3: Hai số có tích bằng 72, biết rằng nếu giảm thừa số thứ nhất 4 đơn vị thì được tích mới bằng 36. Tìm hai số đó.
Giải:
 Trong một tích, nếu giảm thừa số thứ nhất 4 đơn vị thì tích sẽ giảm một số bằng 4 lần thừa số thứ hai.
 Vậy 4 lần thừa số thứ hai bằng:
 72 – 36 = 36
 Thừa số thứ hai bằng:
 36 : 4 = 9
 Thừa số thứ nhất bằng:
 72 : 9 = 8
 Đáp số: 8 và 9
Bàì 4: Hai thừa số có tích bằng 350. Nếu gấp đôi một trong hai thừa số thì tích mới bằng bao nhiêu?
Giải:
 Trong phép nhân, nếu gấp đôi một trong hai thừa số thì tích cũng được gấp đôi lên.
 Vậy tích mới bằng:
 350 x 2 = 700
 Đáp số: 700
Bài 5: Một số chia cho 9 thì được 54. Hỏi số đó chia cho 6 thì được bao nhiêu?
 Giải:
 Số chia cho 9 được 54 là số:
 54 x 9 = 486
 486 chia cho 6 thì được:
 486 : 6 = 81
 Đáp số : 81
Bài 6: Hai số có thương bằng 45. Nếu giữ nguyên số bị chia và tăng số chia lên 3 lần thì thương bằng bao nhiêu ? 
	Giải:
 Trong phép chia, nếu giữ nguyên số bị chia và tăng số chia lên 3 lần thì thương sẽ giảm đi 3 lần.
 Vậy thương mới bằng:
 45 : 3 = 15
 Đáp số: 15
Bài 7: Tìm hai số có thương bằng 9, biết rằng nếu giữ nguyên số chia và thêm vào số bị chia 20 đơn vị thì ta được thương bằng 14.
 Giải:
Thương mới so với thương cũ thì hơn:	
 14 – 9 = 5 (đơn vị)
Khi thêm vào số bị chia 20 đơn vị thì thương tăng thêm 5 đơn vị, vậy 20 gấp 5 lần số chia:
 Số chia là:
 20 : 5 = 4 
 Số bị chia là: 
 9 x 4 = 36
 Đáp số: 36 và 4
Bài 8: Trong phép chia có số chia bằng 7, thương bằng 15 và số dư là số lớn nhất có thể có. Hỏi số bị chia bằng bao nhiêu? 
 Giải:
Vì số chia bằng 7 nên số dư lớn nhất có thể có là 6.
Vì thương bằng 15 nên số bị chia bằng:
 15 x 7 + 6 = 111
Bài 9: Tìm số chia và số bị chia bé nhất sao cho phép chia có thương bằng 14 và số dư là 4.
 Giải:
Trong các phép chia có số dư bằng 4 thì số chia bé nhất phải là 5, vì thương bằng 14 nên số bị chia sẽ là:
 14 x 5 + 4 = 74
 Đáp số: 74 và 5
Bài 10: Trong phép chia có số chia bằng 9, số dư là số lớn nhất có thể có được. Hỏi nếu thêm vào số bị chia thêm 1 đơn vị thì thương sẽ thay đổi như thế nào?
 Giải:
 Phép chia có số chia bằng 9, số dư lớn nhất có thể có được là 8. Nên thêm 1 đơn vị vào số chia thì ta được phép chia hết và thương tăng thêm 1 đơn vị.

File đính kèm:

  • docBD HC LOP 3.doc