10 Đề bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 5 - Lê Hữu Tân

doc7 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 10 Đề bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 5 - Lê Hữu Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG TIẾNG VIỆT LỚP 5 (P1)
đề 1
Câu 1( 2 đ). Hãy tìm 4 từ ghép nói về phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ.
Câu 2( 3 đ). Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau :
 Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hìng của nhân dân.
Câu 3( 4 đ). Trong các câu sau đây, câu nào là câu ghép chính phụ, câu nào là câu ghép đẳng lập? Trong câu đó, câu nào có thể tách thành câu đơn được? Vì sao ?
Nếu em là diễn viên thì em sẽ đóng vai cô giáo.
Không những Lan học giỏi mà Lan còn hát rất hay.
Việt đọc báo, Nam xem ti vi.
Bố em là kĩ sư còn mẹ em là bác sĩ.
Câu 4( 4 đ).
Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Có con bướm trắng lượn vòng
Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời.
 Đoạn thơ trên cho em biết được những gì? Em hiểu như thế nào về cụm từ “thắp lên lửa hồng” .
Câu 5( 6 đ) . Em đã được đi thăm nhiều cảnh đẹp trên đất nước ta. Em hãy tả lại một nơi mà em yêu thích nhất.
( 1 điểm dành cho trình bày và viết chữ đẹp).
đề 2
Câu 1: (2 điểm )
 Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các đoạn văn sau:
 Giữa đầm, bác Tâm đang bơi thuyền đi hái hoa sen. Bác cẩn thận hái từng bông, bó thành từng bó, ngoài bọc một chiếc lá rồi để nhè nhẹ vào lòng thuyền.
Câu 2 : (2 điểm )
 Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm từ đồng nghĩa và nhóm từ trái nghĩa với từ “nhân hậu".
 Nhân từ, độc ác, bạc ác, nhân ái, tàn nhẫn, phúc hậu, nhân nghĩa, bất nhân, tàn bạo, nhân đức.
Câu 3 : ( 2 điểm )
 Đặt một câu có từ trái nghĩa với từ “nhân hậu” và một câu có từ đồng nghĩa với từ “nhân hậu”.
Câu 4 : ( 3 điểm )
 Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu để tả một cảnh mà em yêu thích, trong đó dùng 3 đến 4 từ chỉ về các màu xanh khác nhau.
Câu 5 : (4 điểm )
 Trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi có viết :
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng
Những cánh đồng thơm mát
Những ngã đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
 Nước chúng ta,
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xa vọng nói về.
Lòng tự hào về đất nước tự do và truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện bằng những từ ngữ, hình ảnh nào ở hai khổ thơ trên?
Câu 6 : ( 6 điểm )
Em hãy tả về một người thân của em và tình cảm của em dành cho người ấy.
Điểm chữ viết toàn bài : 1 điểm.
đề 3
Câu 1 (2 điểm) . Hãy xếp các từ dưới đây thành từng nhóm đồng nghĩa:
Chết, hi sinh, tàu hoả, xe hoả, máy bay, ăn, xơi, nhỏ, bé, rộng, rộng rãi, bao la, toi mạng, quy tiên, xe lửa, phi cơ, tàu bay, ngốn, đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông.
Câu 2 ( 3 điểm). Với mỗi nghĩa dưới đây của từ mũi , hãy đặt một câu.
Bộ phận trên mặt người và động vật, dùng để thở và ngửi.
 Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật .
 Đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tấn công theo một hướng nhất định.
Câu 3 ( 2 điểm) .Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây :
Tôi đang học bài thì Nam đến.
Người được nhà trường biểu dương là tôi.
Cả nhà rất yêu quý tôi.
Anh chị tôi đều học giỏi.
Trong tôi một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
Câu 4 (3 điểm). Hãy viết một đoạn văn tả mưa xuân.
 Câu 5 ( 4 điểm). Ca ngợi cuộc sống cao đẹp của Bác Hồ , trong bài thơ “Bác ơi !” ,nhà thơ Tố Hữu có viết :
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
 Đoạn thơ trên đã giúp em hiểu được những nét đẹp gì trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu ?
Câu 6 (6 điểm) 
“Nghé hôm nay đi thi
Cũng dạy từ gà gáy
Người dắt trâu mẹ di
 Nghé vừa đi vừa nhảy”
 Thi nghé- Huy Cận
Mượn lời chú Nghé con đáng yêu trong bài thơ trên, em hãy tả lại quang cảnh buổi sáng hôm Nghé dạy sớm lên đường đi thi cùng tâm trạng vui mừng, hớn hở của Nghé.
đề 4
Câu 1 ( 2 điểm ). Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng , cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết.
Câu 2 ( 3 điểm ). Đặt câu :
Một câu có từ của là danh từ .
 Một câu có từ của là quan hệ từ .
 Một câu có từ hay là tính từ.
 Một câu có từ hay là quan hệ từ . 
Câu 3 ( 2 điểm ) . Từng câu dưới đây thuộc kiểu câu gì ? ( câu ghép không dùng từ nối hay câu ghép có dùng từ nối ?) ; 
Trần Thủ Độ có công lớn , vua cũng phải nể.
Lúa gạo quý vì ta phải đổ mồ hôi mới làm ra được .
Câu 4 ( 3 điểm). Viết đoạn văn ngắn kể lại cuộc trò chuyện giữa em vói bố( hoặc mẹ) về tình hình học tập của em . Đoạn văn có dùng dấu ngoặc kép .
Câu 5 ( 4 điểm) .Trong bài thơ Chú đi tuần của Trần Ngọc , hình ảnh người chiến sĩ đi tuần trong đêm khuya thành phố được tả như sau:
Trong đêm khuya vắng vẻ,
 Chú đi tuần đêm nay 
 Nép mình dưới bóng hàng cây
 Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!
 Rét thì mặc rét cháu ơi !
 Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm .
 Đoạn thơ nói về người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh thế nào? Hai dòng thơ cuối cho ta thấy ý nghĩa gì sâu sắc và đẹp đẽ ? 
Câu 6 ( 6 điểm ) .Hãy tả một đêm trăng đẹp trên quê hương em .
đề 5
Câu 1(3 điểm) . Cho các từ : mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng.
Xếp những từ trên làm hai nhóm : Từ ghép, từ láy.
Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và kiểu từ láy ở mỗi nhóm trên.
Câu2 ( 2 điểm ). Chữa lại câu sai dưới đây bằng hai cách( chỉ được thay đổi nhiều nhất hai từ ở mỗi câu)
Vì sóng to nên thuyền không bị đắm.
Tuy Minh đau chân nhưng bạn phải nghỉ học.
Câu 3( 3 điểm) . Cho các từ : bánh dẻo, bánh nướng, bánh cốm, bánh nếp, bánh rán, bánh ngọt, bánh mặn, bánh cuốn, bánh gai là từ ghép loại gì. Tìm căn cứ để chia các từ ghép đó thành ba nhóm.
Câu 4(2 điểm) .Viết lại đoạn văn sau và dùng dấu chấm, dấu phẩy cho đúng chỗ:
 “ Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trớiau rặng tre đen của làng xa mấy sợi dây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dẩnồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát.”
Câu5 (4 điểm) .Đọc những khổ thơ sau trong bài Ngưỡng cửa của nhà thơ Vũ Quần Phương :
 Nơi này ai cũng quen
Ngay từ thời tấm bé
 Khi tay bà, tay mẹ
 Còn dắt vòng đi men.
Nơi bố mẹ ngày đêm
 Lúc nào qua cũng vội,
 Nơi bạn bè chạy tới
 Thường lúc nào cũng vui.
Nơi này đã đưa tôi
 Buổi đầu tiên đến lớp
 Nay con đường xa tắp,
 Vẫn đang chờ tôi đi.
 Hình ảnh Ngưỡng cửa của ngôi nhà trong mỗi khổ thơ trên gợi cho em nghĩ đếnnhững điều gì đẹp đẽ và sâu sắc?
Câu6 (6 điểm) .Nhiều năm tháng đã trôi qua nhưng mãi mãi Giu-li-ét-ta không bao giờ quên Ma- ri -ô, không bao giờ quên câu chuyện về người bạn đã nhường sự sống cho mình trong một vụ đắm tàu khủng khiếp. Thay lời Giu- li-ét-ta. Em hãy kể lại câu chuyện Một vụ đắm tàu như một hồi tưởng.
đề 6
Câu 1( 3 đ) .Căn cứ vào nghĩa, hãy xếp các từ sau thành 4 nhóm và nêu chủ đề của từng nhóm: con cái, sinh thái, con đò, nhà máy, anh cả, chế tạo, bố mẹ, trồng rừng, ô nhiễm, anh em, nguyên liệu, bảo tồn, đồng ruộng, xóm làng, dây chuyền, dòng sông, công nhân , khai thác, ông bà.
Câu 2( 3 đ). Em hãy nêu nghĩa của từ “lá” trong các câu sau:
Lá bàng đang đỏ ngọn cây.
 b. ở giữa sân trường, lá cờ đỏ tung bay phần phật.
 c. Bạn Minh đang nhặt từng lá bài bị rơi xuống đất.
 d. Mai rất xúc động khi cầm lá thư mẹ gửi .
Câu 3( 3 đ). Em hãy xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
Mỗi buổi chiều, Huế thường trở về trong nỗi yên tĩnh lạ kì.
Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng.
Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến mất.
Cờ bay trên những mái nhà, trên những cành cây, trên những góc phố.
Câu 4( 4 đ). Bài thơ “ Hương nhãn” của nhà thơ Trần Kim Dũng có đoạn viết: 
“ Ngày ông trồng nhãn
Cháu còn bé thơ.
Nay mùa quả chín
Thơm hương nhãn lồng
Cháu ăn nhãn ngọt
Nhớ ông vun trồng.”
 Đoạn thơ trên nói về tình cảm gì? Tình cảm đó được thể hiện qua những từ ngữ nào? Gợi cho em những suy nghĩ gì?
Câu 5( 6 đ). Em hãy viết bài văn ngắn tả lại ngôi nhà em đang ở cùng với những người thân vào một ngày mùa xuân.
(1 điểm dành cho trình bày và viết chữ đẹp).
đề 7
Câu 1( 3 đ). Cho các từ sau: Khúc khích, ào ào, lom khom, lè tè, lạch bạch, ngoằn ngoèo, rào rào, mấp mô, rúc rích, chói chang, phều phào, lặc lè, thủ thỉ, khấp khểnh, ríu rít, sằng sặc, chót vót.
 Hãy phân thành 2 nhóm từ: Từ tượng thanh, từ tượng hình.
Câu 2( 4 đ). Viết 4 câu tục ngữ hoặc thành ngữ có từ học đứng đầu
 Em hiểu “ Học một biết mười” là gì ?
Câu 3( 2 đ). Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau :
Trong những năm đI đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn lại cháy lên trong lòng anh.
Câu 4( 4 đ).
Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
 ( Quê hương- Đỗ Trung Quân)
 Đọc đoạn thơ trên, em thấy được những ý nghĩa và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào ?
Câu 5( 6 đ). Mùa xuân, cây cối như bừng lên sức sống mảnh liệt. Hãy tả cây mà em thích mỗi khi mùa xuân về.
( 1 điểm dành cho trình bày và viết chữ đẹp )
đề 8
Câu 1( 2 đ). Xác định từ loại của những từ được gạch chân .
Mấy hôm nay, bạn ấy suy nghĩ dữ lắm.
Tôi rất trân trọng những suy nghĩ của bạn.
Trong trận bóng đá chiều nay, đội lớp 5A đã chiến thắng giòn giã.
Sự chiến thắng của đội lớp 5A, có công đóng góp của cả lớp.
Câu 2( 4 đ). Em hãy giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau :
Một nắng hai sương.
ở hiền gặp lành.
Câu 3( 4 đ). Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau và cho biết mỗi câu thuộc loại câu gì ?( Câu đơn hay câu ghép)
Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.
Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.
Câu 4( 4 đ). 
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
 ( Tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
 Em thấy đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc của những hình ảnh đó.
Câu 5( 6 đ). Mùa xuân, quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Hãy tả lại một cảnh đẹp mà em yêu thích nhất.
đề 9
Câu 1( 4đ). 
a. Cho các từ sau: Khúc khích, ào ào, lom khom, lè tè, lạch bạch, ngoằn ngoèo, rào rào, mấp mô, rúc rích, chói chang, phều phào, lặc lè, thủ thỉ, khấp khểnh, ríu rít, sằng sặc, chót vót.
 Hãy phân thành 2 nhóm từ: Từ tượng thanh, từ tượng hình.
b.Viết 4 câu thành ngữ hoặc tục ngữ có từ “học”đứng đầu.
 Em hiểu ý nghĩa “ Học một biết mười” là gì ?
Câu 2 ( 3 đ). Xác định từ loại của các từ được gạch chân trong các câu sau :
Thắng lợi của chúng ta rất to lớn.
Chúng ta đang thắng lợi lớn.
Chúng ta hoàn thành rất thắng lợi kế hoạch năm học.
Câu 3 ( 2 đ). Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau và cho biết mỗi câu thuộc loại câu gì ?( Câu đơn hay câu ghép) 
ở nhà, tôi có nhiều chuyện hay.
ở nhà tôi có rất nhiều chuyện hay.
Câu 4 ( 4 đ). 
Trên trời mây trắng như bông
ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng
 ( Ngô Văn Phúc)
 Những từ ngữ, hình ảnh nào góp phần tạo nên cái hay của bài thơ? Em có suy nghĩ, cảm xúc gì sau khi đọc bài thơ ?
Câu 5 ( 6 đ). Để kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, trường em tổ chức nhiều hoạt động bổ ích . Em hãy viết thư cho bạn và kể lại một hoạt động mà em thích nhất.
 (1 điểm dành cho trình bày và viết chữ đẹp)
đề 10
Câu 1( 2,5 điểm): 
Tìm từ có thể thay thế từ “ mũi” trong các câu sau:
 - Mũi thuyền
 - Mũi súng
Mũi đất
Mũi quân bên trái đang thừa thắng xốc tới.
Tiêm ba mũi.
Câu 2 (3,5 điểm): Từ “sườn”, “tai”trong những câu dưới đây câu nào chúng mang nghĩa gốc, câu nào chúng mang nghĩa chuyển.
a) Sườn
Nó hích vào sườn tôi
Con đèo chạy ngang sườn núi.
Tôi đi qua phía sườn nhà
Dựa vào sườn của bản báo cao.
b) Tai:
Đó là điều tôi mắt thấy tai nghe.
Chiếc cối xay lúa cũng có hai tai rất điệu.
Đến cả cái ấm, cái chén cũng có tai.
Câu 3 (4 điểm):
Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm:
Kính, nghé, sáo.
Câu 4 (4 điểm):
Trong bài “ Cô tấm của mẹ”, nhà thơ Lê Hồng Thiện Viết.
 Bao nhiêu công việc lặng thầm
 Bàn tay của bé đỡ đần mẹ cha
 Bé học giỏi, bé nết na
 Bé là cô tấm, bé là con ngoan.
Đoạn thơ giúp em thấy được những điều gì đẹp đẽ ở cô bé đáng yêu?
Câu 5 (6 điểm):
Tả quang cảnh quê hương em vào một thời điểm hấp dẫn nhất.

File đính kèm:

  • doc10 de Boi duong HSG Tieng Viet L5.doc