10 đề văn giải thích lớp 7

“ Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” Em hiểu 2 câu thơ trên của Bác như thế nào?

doc11 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3272 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 10 đề văn giải thích lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số bài văn giải thích lớp 7 (Tham khảo)
Đề bài 1 
“ Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
Em hiểu 2 câu thơ trên của Bác như thế nào?
Lập dàn ý
1/ Mở bài: - Giới thiệu vấn đề: Mùa xuân rất đẹp...
 - Nêu giới hạn vấn đề: Vì thế Bác phát động phong trào trồng cây...
2/ Thân Bài
 a/ Giải thích sơ lược vấn đề
Mùa xuân:…Tết:…
Càng xuân: Hiểu như thế nào?
b/ Vì sao ra tham gia phong trào trồng cây này? Vì :
Cây xanh là lá phổi của thiên nhiên nó giúp ta điều hoà không khí như hút khí CO2 nhả khí O2...
Ngăn chặn lũ lụt
Tô điểm màu xanh cho đất nước thêm đẹp
c/ Làm như thế nào để thực hiện lời dạy của Bác
Chống phá hoại rừng xanh
Chăm sóc và bảo vệ cây xanh nơi em sinh sống…
Giữ gìn rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn
3/ Kết bài:
- Thực hịên lời dạy của Bác mùa xuân nào nhân dân ta cũng trồng cây đầu xuân…
 - Bản thân em ý thức như thế nào?
 - Tham gia nhiệt tình việc trồng cây ở nhà, ở trường…
Bài làm tham khảo
MB: Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người cũng rất quan tâm đến môi trường và hiểu được ý nghĩa thiết thực của môi trường sống nên Bác đã động viên toàn thể quần chúng nhân dân tích cực trồng cây làm cho đất nứơc thêm xanh, thêm đẹp, thêm giàu sức sống:
“Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
TB : Hai câu thơ của Bác đã khẳng định việc trồng cây đã trở thành một phong tục mới trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Việc trồng cây thực sự đã trở thành ngày hội náo nức, một việc làm có ý nghĩa để cho môi trường ngày càng xanh tươi, “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.Từ “xuân” Bác dùng ở câu thơ này được hiểu với những hàm ý khác nhau. Trước hết, ta thấy từ “xuân” ở dòng thứ nhất chỉ mùa bắt đầu của một năm. Từ “xuân” thứ hai với nghĩa tượng trưng là nói về sức sống, vẻ tươi đẹp. Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người khi mùa xuân tới hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn. 
Chúng ta đã hiểu lời khuyên của Bác,vậy thì vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? Đó là vì, mùa xuân có tiết trời ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa hết sức to lớn, nó tạo nên một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp hơn; con người được sống trong bầu không khí trong lành, thoải mái. Việc trồng cây phủ xanh đồi núi trọc hay những vùng ven biển đang bị cát lấn có tác dụng ngăn được bão lũ, chống xói mòn, giảm bớt những hậu quả do thiên tai mang lại, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Trồng cây cho chúng ta một nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong gia đình,..Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa ,cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được. Trồng cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ xanh tươi, khắp nơi sẽ tràn đầy sự sống. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân” .
KB: Qua lời thơ, ta thấy rằng, tết trồng cây là một việc làm ý nghĩa, trở thành một thuần phong mĩ tục tốt đẹp trong xã hội chúng ta. Là một học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy. Chúng ta trồng một cây xanh nghĩa là chúng ta đã thắp một nén hương thơm để tưởng nhớ tới Bác Hồ kính yêu.

Đề 2
 Nhiễu điều phủ lấy giỏ gương
 Người trong một nước phải thương nhau cựng.
Người xưa muốn nhắn nhủ điều gỡ trong cõu ca dao ấy?
a. Mở bài:
- Giới thiệu truyền thống tương thõn, tương ỏi của dõn tộc: là truyền thống lõu đời, thể hiện những đạo lớ tốt đẹp của dõn tộc.
- Giới thiệu, trớch dẫn bài ca dao.
b. Thõn bài:
* Giải thớch ý nghĩa của cõu ca dao.
- Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giỏ gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.
- Nghĩa búng: Lời khuyờn của dõn gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yờu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yờu nhau là truyền thống của dõn tộc.
* Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yờu nhau?
- Đề cựng chia sẻ những khú khăn trong cuộc sống lao động: chống bóo lũ, hạn hỏn....
- Để cựng chống giặc ngoại xõm...
- Để cựng chia sẻ những khú khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghốo, nạn nhõn chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư....( cú thể dẫn một số cõu tục ngữ, ca dao cú nội dung tương tự)
* Cần phải làm gỡ để thực hiện lời dạy của người xưa?
- Thương yờu đựm bọc và sống cú trỏch nhiệm với chớnh những người thõn yờu trong gia đỡnh, hàng xúm...
- Sống cú trỏch nhiệm với cộng đồng: tham gia cỏc phong trào ủng hộ, cỏc hoạt động từ thiện....
* Liờn hệ bản thõn:
- Là học sinh, em cú thể làm gỡ để thực hiện lời khuyờn của dõn gian ( yờu thương đoàn kết với bạn bố trong lớp, tham gia cỏc hoạt động ủng hộ, quyờn gúp...)
c. Kết bài:
- khẳng định giỏ trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thõn tương ỏi quý bỏu của dõn tộc.
- Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hụm nay tiếp nối và phỏt huy.
Bài làm tham khảo:
1/ Mở bài: 
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
2/ Thân bài: 
Giải thích:
 Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.
b)Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng. Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường.
c)Chúng ta phải làm thế nào để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó? Chúng ta cần tránh quan điểm : “Đèn nhà ai người ấy rạng.”, có thái độ dửng dưng đứng trước nỗi đau khổ của họ hàng, làng xóm, dân tộc. Và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện thì đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Để phát huy được đạo lí tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn với thái độ chân thành, kịp thời. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoàn kết dân tộc. Mỗi người cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt dẹp đó.
3/ KB:
ý nghĩa của câu ca dao đã trở nên muôn đời. Vì đó là bài học đã đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân ta. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp đó.


Đề 3
Hóy giải thớch ý nghĩa của cõu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành cụng.
a. Mở bài:
- Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành cụng, nhưng thực tế trước khi đến với thành cụng ta thường phải trải qua khú khăn, thậm chớ thất bại.
- Giới thiệu trớch dẫn cõu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành cụng.
b. Thõn bài:
* Giải thớch cõu tục ngữ:
- Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành cụng. Núi cỏch khỏc, cú thất bại mới thành cụng.
* Tại sao núi : Thất bại là mẹ thành cụng:
- Thất bại giỳp cho ta cú được những kinh nghiệm quý giỏ cho lần sau, thất bại khiến cho ta hiểu được nguyờn nhõn vỡ sao ta chưa thành cụng, từ đú tỡm cỏch khắc phục.
- Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho lần sau: Thất bại khiến cho con người càng khao khỏt thành cụng hơn, càng cố gắng nghiờn cứu tỡm tũi.
* Nờu một vài dẫn chứng để lời giải thớch cú tớnh thuyết phục.
c. Kết bài:
- Khẳng định giỏ trị của cõu tục ngữ: là lời khuyờn đỳng đắn, chỉ ra động lực, nguồn gốc của thành cụng.
- Liờn hệ bản thõn: Gặp thất bại nhưng khụng nản chớ mà tiếp tục học hỏi để tiến bộ và vươn đến thành cụng.
Bài làm tham khảo:
MB: Trong học tập, lao động hằng ngày ta thường gặp những khó khăn trở ngại, thậm chí có lúc bị thất bại. Song chính sự thất bại đã làm cho con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Vì thế, tục ngữ xưa đã có câu:
“Thất bại là mẹ thành công”
 TB: Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã sử dụng cách nói so sánh. So sánh thất bại – không đạt đựơc mục đích, với thành công- thực hiện đựơc mục đích đề ra. Lời nói trên mới nghe như chứa một mâu thuẫn. Nhưng nếu giải thích ta có một ý nghĩa rất thực tế. Thất bại là kết quả xấu, là thiệt hại, hư hỏng. “Mẹ” ở đây có ý nói là lớn, là đầy hiệu lực. Đó là một lời khuyên để mọi người vững chí bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt tới kết quả cao hơn. 
Vì sao lại nói “Thất bại là mẹ thành công”? Đối với người nản chí thì không đúng như vậy, nhưng đối với những người bền chí, kiên trì thì quả là đúng. Vì sau thất bại, người ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Ngoài ra, thất bại còn rèn luyện ý chí vươn lên cho mỗi người. đã bao lần bạn vấp ngã mà có thể bạn không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?...Bất cứ một kết quả nào cũng có những nguyên nhân, lí do riêng do đó thất bại cũng có lí do riêng. Muốn đổi thất bại thành công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗ lực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo.
Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công. Thực tế cuộc sống đã thể hiện điều đó. 
KB: Vậy xin chớ lo thất bại. điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.

Đề 4
Hóy giải thớch lời khuyờn của Lờ-nin: Học, học nữa, học mói.
a. Mở bài:
- Giới thiệu vai trũ của việc học tập đối với mỗi con người: Là cụng việc quan trọng, khụng học tập khụng thể thành người cú ớch.
- Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào?
- Giới thiệu và trớch dẫn lời khuyờn của Lờ-nin.
b. Thõn bài:
* Học, học nữa, học mói nghĩa là như thế nào?
- Lời khuyờn ngắn gọn như một khẩu hiệu thỳc giục mỗi người học tập.
Lời khuyờn chia thành ba ý mang tớnh tăng cấp:
+ Học: Thỳc giục con người bắt đầu cụng việc học tập, tỡm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.
+ Học nữa: Vế trức đó thỳc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thỳc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đó học rồi, nhưng cần tiếp tục học thờm nữa.
+ Học mói: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về cụng việc học tập. Học tập là cụng việc suốt đời, mói mói, con người cần phải luụn luụn học hỏi ngay cả khi mỡnh đó cú được một vị trớ nhất định trong xó hội.
* Tại sao phải Học, học nữa, học mói.
- Bởi học tập là con đường giỳp chỳng ta tồn tại và sống tốt trong xó hội.
- Bởi xó hội luụn luụn vận động, cỏi mới luụn được sinh ra, nếu khụng chịu khú học hỏi, ta sẽ nhanh chúng lạc hậu về kiến thức.
- Bởi cuộc sống cú rất nhiều người tài giỏi, nếu ta khụng nỗ lực học tập ta sẽ thua kộm họ, tự làm mất đi vị trớ của mỡnh trong cuộc sống.
* Học ở đõu và học như thế nào?
- Học trờn lớp, trong sỏch vở, học ở thầy cụ, bạn bố, cuộc sống...
- Khi khụng cũn ngồi trờn ghế nhà trường, ta vẫn cú thể học thờm trong sỏch vở, trong cuộc sống, trong cụng việc....
- Cú thể học trong lỳc làm việc, trong lỳc nhàn rỗi...
* Liờn hệ: Bản thõn và bạn bố đó và đang vận dụng cõu núi của Lờ-nin ra sao ( khụng ngừng học tập, học lẫn nhau, tỡm sỏch vở bổ trợ...)
c. Kết bài:
- Khẳng định tớnh đỳng đắn và tiến bộ trong lời khuyờn của Lờ-nin: đú là lời khuyờn đỳng đắn và cú ớch đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chỳng ta.
Bài làm tham khảo
MB: Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội và sự phát triền nhanh chóng của khoa học- kĩ thuật, đòi hỏi học sinh chúng ta cũng như tất cả mọi người phải không ngừng học tập để có trình độ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Vì thế, Lê -nin đã từng nhắc nhở: “ Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó đã trở thành chân lí cho mọi thời đại.
TB: Vậy học là gì? Học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là suốt đời. Học là một hoạt động tư duy trí tuệ, tiếp nhận những tri thức của xã hội loài người để mở mang hiều biết của mình. Xã hội ngày càng tiến bộ bao nhiêu thì khoa học ngày càng phát triển bấy nhiêu, làm cho nhiều vấn đề này sinh trong cuộc sống cần được tiếp thu và giải quyết. Muốn theo kịp đà tiến hoá của xã hội loài người thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời. Lê-nin đã khuyên chúng ta không ngừng học tập để nâng cao kiến thức.
 Tại sao lại còn phải học nữa và học mãi? Bởi điều ta biết chỉ là những giọt nước nhỏ bé, điều ta chưa biết là biển cả, cho nên, chúng ta không được thảo mãn với những gì mà mình đã có, mà cần luôn học tập để nâng cao trình độ. Mỗi lần học tập để nâng cao trình độ, ta sẽ cảm thấy kiến thức của mình thu được quá ít so với biển kiến thức mênh mông của nhân loại. Vì thế, con người cần tiếp tục học, học không ngừng, học ở mọi lúc mọi nơi, học để hiểu biết hơn. 
Vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết là vì bản thân chúng ta. Nếu không học, chúng ta sẽ không có tri thức, thiếu hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống, kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như ta mong đợi. Người xưa có câu: “ Nhân bất học bất tri lí- ấu bất học lão hàn vi”. Bởi vậy, chúng ta cần phải học để có trình độ, có kiến thức, để có việc làm tốt nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình và phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bước tới tầm cao của nhân loại. Học và chỉ có học nữa, học mãi thì đó sẽ là chìa khoá mở cửa cho mọi kho báu trên đời.
Nhưng để học, học nữa, học mãi thì phải làm thế nào? Những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phải học như thế nào cho có hiều quả? Với con người có nhiều cách học khác nhau; nhưng quan trọng nhất học phải đi đôi với hành. Chúng ta được học qua nhà trường, qua sách vở thì phải học có lí thuyết vững vàng, phải biết kết hợp làm cho lí thuyết gắn liền với thực tế. để bổ sung kiến thức, chúng ta cần nghiên cứu và tham khảo thêm nhiều sách vở, các thông tin khác..Là học sinh chúng ta phải có tính tự giác trong học tập, học từ thầy, cô, bạn bè, sách vở,… phải biết dựa vào những điều đã học được để vận dụng vào cuộc sống. Cần say me, sáng tạo trong học tập.
KB: Câu nói của Lê- nin luôn mang một giá trị to lớn, khích lệ chúng ta cần chăm chỉ, cần cù học tập thường xuyên mới đảm bảo cho mình một cuộc sống tiến bộ không ngừng.

Đề bài 5
Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích câu nói đó. 

Bài làm tham khảo
 MB: Đã từ lâu, sách đã kết tinh trí tuệ của con người, sách là nguồn của cải vô giá của nhân loại. Nhận định về giá trị của sách, một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
TB: Đúng vậy, sách chứa đựng trí tuệ của con người nghĩa là chứa đựng những tinh hoa của sự hiểu biết. Ngọn đèn sáng, đối lập với bóng tối. Ngọn đèn ấy rọi chiếu, soi đường đưa con người ra khỏi chỗ tối tăm. Sách là ngọn đèn sáng bất diệt cũng là ngọn đèn sáng không bao giờ tắt, càng lúc càng rực rỡ bởi sự tiếp nối trí tuệ của nhân loại, soi đường giúp cho con người thoát khỏi chốn tối tăm của sự hiểu biết. Nghĩa là, sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ chính trí tuệ con người.
Không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Nhưng những cuốn sách có giá trị thì đúng là như thế. Bởi vì, những cuốn sách có giá trị ghi lại những điều hiểu biết quý giá nhất mà con người thâu tóm được trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và trong các mối quan hệ xã hội…(Dẫn chứng). Như sách kĩ thuật hướng dẫn con người cách trồng trọt ngày càng đạt năng suất cao,…Do đó, “Sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ con người” Những hiểu biết được sách ghi lại không chỉ có ích trong một thời mà còn có ích cho mọi thời đại. Mặt khác, nhờ có sách, ánh sáng trí tuệ ấy được truyền lại cho các đời sau. Vì thế, sách thực sự là một ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Đó là điều mà đã được mọi người ở nhiều thời đại thừa nhận. Nhà văn M Gooc- ki đã viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. “ Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”- La Roche fou.
Hiểu được giá trị của sách, chúng ta cần vận dụng chân lí ấy như thế nào trong cuộc sống? Chúng ta cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn, sống tốt hơn. Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc, không được chọn sách giở , có hại để đọc. Cần tiếp nhận những điều hay chứa đựng trong sách, cố hiểu nội dung trong sách và làm theo sách.
KB: Câu nói đó vẫn còn nguyên giá trị đối với mọi thời đại. Sách sẽ mãi mãi là người bạn cần thiết cho chúng ta. Chúng ta phải biết yêu mến sách, biết giữ gìn sách thật tốt.

Đề 6: Hãy giải thích câu tục ngữ sau: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Mỗi chúng ta muốn có thành công không phải tự nhiên mà có được ,chúng ta phải biết vượt qua những thử thách và trở ngại. Để khuyên thế hệ trẻ phải có lòng kiên trì, có ý chí quyết tâm,ông cha ta đã răn dạy:
“Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Vậy ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì? Chúng ta biết “sắt” là một kim loại cứng không dễ gì mài một trong hai ngày mà thành cái kim ngay được. Từ sắt làm ra cây kim là một quá trình công phu, gian khổ. Nó đòi hỏi phải có một sự kiên trì, tốn bao công sức mồ hôi mới có được. Cây kim ai cũng biết nó rất bé nhỏ nhưng tác dung của nó lại rất lớn, nó là vật có ích để cho con người may vá quần áo. “Mài sắt” để “thành kim” chính là điều nhân dân ta khuyên bảo mọi người phải có một quyết tâm lớn thì dù việc khó đến mấy cũng có thể làm được.
Tại sao ông cha ta lại nói “Có công mài sắt, có ngày nên kim”? Mỗi chúng ta trong cuộc đời ai chẳng muốn thành đạt, nhưng con đường đi đến thành công không phải lúc nào cũng là con đường bằng phẳng mà có thể là con đường chông gai, đầy khó khăn. Vì vậy để động viên mọi người biết bền gan vững chí, ông cha ta đã răn dạy bằng một câu tục ngữ đầy tính thuyết phục để mỗi người biết rèn luyện lòng kiên trì, ý chí quyết tâm. Bỏ công mài một thanh sắt thành cây kim có ích, tác giả dân gian muốn ngầm ý khuyên bảo chúng ta khi bỏ công sức ra làm một việc gì đó thì phải chú ý đến tính hiệu quả của công việc. Có lòng kiên trì và biết xác định mục đích của công việc thì nhất định việc gì cũng dẫn đến thành công tốt đẹp.
Lòng kiên trì, ý chí quyết tâm có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống chúng ta? ý chí, nghị lực, lòng kiên trì, bền bỉ quả thực có vai trò quan trọng, nó quyết định sự thành bại của mỗi con người. Dù con người có những mục đích đúng đắn nhưng không có lòng kiên trì thì cũng khó mà thành công được. Vì vậy, câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá, tiếp thêm cho ta sức mạnh, ý chí quyết tâm để hoàn thành công việc. Để rèn luyện lòng kiên trì, mỗi học sinh chúng ta phải làm gì? Chúng ta không được ngại khó, ngại khổ; trước những khó khăn thử thách không được chán nản. Phải có nghị lực để vượt lên mọi khó khăn trong bất kì hoàn cảnh nào.
câu tục ngữ “Có công mài sắt , có ngày nên kim” thật sự có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực để vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con người.

Đề 7: Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Hãy giải thích câu câu nói trên. Từ đó, em có thể rút ra bài học gì trong việc “chọn bàn mà chơi” ?
Con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội. Môi trường, hoàn cảnh xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi người. Bàn về vấn đề này, tục ngữ có câu: 
“ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Mực là một chất liệu để viết, có màu đen; đèn là một vật dụng phát ra ánh sáng. Gần ánh đèn mọi vật sẽ được soi sáng. Nhưng mực và đèn còn là hai hình ảnh tượng trưng cho môi trường sống của con người. Khi sống trong một môi trường xấu thì con người cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa. Nếu sống trong một môi trường tốt thì con người đó cũng sẽ được ảnh hưởng những điều tốt đẹp. Từ đó, ông cha ta muốn khuyên dạy chúng ta phải biết chọn cho mình một môi trường sống thật tốt. Bởi vì môi trường sống có ảnh hưởng lớn tới nhân cách của con người.
Vậy, tại sao ông cha ta lại nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” ? Mỗi một người đều sống trong một môi trường khác nhau nhưng phải biết chọn cho mình một môi trường sống tốt. Môi trường sống tốt đó là một môi trường biết đoàn kết yêu thương, biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ…. Vì vậy nếu chúng ta không biết chọn cho mình một môi trường sống tốt đẹp thì nhân cách của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta tránh xa môi trường xấu, bởi vì nếu sống trong môi trường xấu, chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa; còn ở những môi trường tốt chúng ta sẽ đựơc học tập những điều tốt đẹp, mở mang vốn hiểu biết và trở thành con người có ích cho xã hội. Đặc biệt, cuộc sống con người khi gặp phải khó khăn rất dễ bị xa ngã nếu không tỉnh táo sẽ bị cám dỗ làm mất đi nhân cách tốt đẹp của mình. Vì vậy, câu tục ngữ thực sự như là một lời giáo huấn của ông cha ta.
Người học sinh chúng ta trong trắng, rất dễ bị tác động của môi trường sống bên ngoài. Vì vậy để giữ được nhân cách và phẩm chất của mình, chúng ta phải nhận thức được vai trò của môi trường sống vô cùng quan trọng tới việc hình thành nhân cách của con người. Nghĩa là chúng ta phải xa lánh những tệ nạn xã hội, phải biết chọn bạn mà chơi để nhân cách của mình không bị vẩn đục; biết phân tích giảng giải cho bạn bè hiểu được gía trị của phẩm chất đạo đức con người. Chúng ta phải luôn luôn biết được bổn phận của người học sinh, biết gần gũi thân ái với bạn bè để xung quanh chúng ta luôn có môi trường sống tốt đẹp để chúng ta hoàn thiện nhân cách của mình.
Câu tục ngữ với hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng đã trở thành một bài học có giá trị để giáo dục biết bao thế hệ thấy được vai trò của môi trường sống. Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều những tệ nàn xã hội thì việc làm theo lời khuyên của cha ông ta thực sự có giá trị đối với mỗi người.

Đề bài 8: Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Qua hai câu trên, Em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.
Trong cuộc sống hằng ngày, lời nói luôn là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt quan trọng. để khẳng định giá trị quý báu của lời nói và khuyên mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, dân gian đã có câu: “ Lời nói gói vàng” và lời khuyên; “ Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Trứơc hết, khi gói gọn những kinh nghiệm sống bao đời qua câu: “Lời nói gói vàng”, đó là cách nói so sánh để tôn vinh đề cao giá trị của lời nói. Lời nói như một vật quý giá “gói vàng”. Với câu nói ngắn gọn nhưng ai cũng có thể suy ra được giá trị quý báu của lời nói hằng ngày đáng giá như thế nào. Chính vì lời nói quý báu như vậy nên dân gian lại có câu khuyên ta: “Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòn

File đính kèm:

  • doc10 de van giai thich lop 7 de co dan y va bai lam.doc
Đề thi liên quan