1234 Câu hỏi Trắc nghiệm lý thuyết Hóa học hữu cơ Lớp 12 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Lê Minh (Có đáp án)
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu 1234 Câu hỏi Trắc nghiệm lý thuyết Hóa học hữu cơ Lớp 12 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Lê Minh (Có đáp án), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 SỞ GD & ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3 *** CÂU HỎI LÝ THUYẾT TNKQ HÓA HỌC HỮU CƠ ÔN LUYỆN THI VÀO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG BIÊN SOẠN VÀ GIẢNG DẠY THẠC SỸ: NGUYỄN LÊ MINH (Tài liệu lưu hành nội bộ) Yên Định, tháng 8 năm 2013 2 LỜI NÓI ĐẦU Các em học sinh thân mến! Trên tinh thần của công tác chuẩn bị kiến thức tốt nhất cho kỳ thi ĐH-CĐ năm 2014, thầy biên soạn tiếp cho các em tập tài liệu gồm 1234 câu hỏi lý thuyết hóa hữu cơ. Đây là tập tài liệu mà các em chỉ nên sử dụng sau khi nắm vững kiến thức SGK và kiến thức thầy cho ghi trong các buổi học thêm. Cách sử dụng nó, các em cũng chia mỗi lượt làm 25 câu, mỗi câu không quá 45s, bấm đồng hồ để làm, sau đó đối chiếu với SGK để sáng tỏ hơn câu trả lời của mình. Về đặc điểm của hóa hữu cơ nói chung “dễ thở” hơn hóa vô cơ vì các kiến thức hóa hữu cơ có sự xâu chuỗi và quan hệ mật thiết với nhau Giữa các bài trong SGK về hữu cơ cũng tương đối giống nhau về cấu trúc, mỗi bài gần như đều có các mục: khái niệm, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng. Từ những phân tích đó, thầy đã biên soạn 2 tập tài liệu về các câu lý thuyết với các dạng thường gặp trong đề thi ĐH –CĐ các năm gần đây. Thầy chủ định không biên soạn theo từng chuyên đề cụ thể mà xáo trộn các câu hỏi nhằm mục đích cho các em tiếp cận dần với đề thi. Có thể câu này đang ở phần hidrocacboni thì câu sau ở phần ancol, câu tiếp nữa lại ở phần gluxit. Tập tài liệu này dùng tốt nhất cho các em đang ôn thi ở giai đoạn cuối, chủ yếu là rèn luyện cho các em tính phản xạ nhanh khi thay đổi nội dung câu hỏi. Vì vậy để sử dụng tốt tài liệu này, các em nên bấm thời gian, mỗi lần làm khoảng 25 câu, thời gian tối đa là 45s/câu. Sau khi làm xong, các em đối chiếu với sách giáo khoa và vở ghi để kiểm tra lại các kiến thức nắm chưa vững. Phần lý thuyết nào còn mơ hồ, các em chép lại vào một quyển ghi nhớ để học lại cho kỹ. Cũng trong tài liệu này, thầy chưa vội in đáp án, mục đích để các em có tính chất chủ động nhất khi tiến hành làm câu hỏi. Sau mỗi đợt thầy sẽ đọc đáp án, giảng giải và cung cấp thêm các bí quyết để làm các câu hỏi. Để ôn tập có hiệu quả, các em cần chú ý làm tốt các yêu cầu sau: - Học thuộc tên gọi các loại HCHC, kể cả tên thông thường và tên thay thế - Nắm vững cấu tạo của các loại HCHC vì cấu tạo quyết định tính chất - Viết nhanh đồng phân của các loại HCHC - Nắm vững cách viết, quy tắc của các loại phản ứng cộng, tách, thế, trùng hợp và các vấn đề có liên quan như: khi nào thì cho 1 sản phẩm hữu cơ duy nhất, khi nào thì dễ phản ứng, khi nào thì khó phản ứng, cân bằng nhanh và thậm chí phải nhớ được hệ số tỉ lệ trong PTPƯ. - Thường xuyên so sánh các loại HCHC trên các phương diện: cấu tạo, tính chất, điều chế - Thường xuyên liệt kê các tính chất hóa học và sự biến đổi qua lại giữa các loại HCHC - Học tốt phần tổng hợp kiến thức về tính chất hóa học của HCHC như: tác dụng được với H2 gồm., tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 gồm., . - Liệt kê các loại thuốc thử để nhận biết các loại HCHC như: ddBr2 dùng nhận biết loại nào, dd KMnO4 dùng để nhận biết loại nào, Nếu học theo sự chỉ dẫn ở trên, thầy tin chắc rằng các câu hỏi trong đề thi về lý thuyết hóa hữu cơ, các em sẽ giải quyết nhẹ nhàng. Trong quá trình sử dụng, nếu có vấn đề gì các em có thể gọi điện trực tiếp để trao đôi qua số ĐT 01697622289 hoặc email nguoilaidoyd3@yahoo.com để được giải đáp. Cuối cùng, chúc các em ôn thi thật tốt và đỗ vào trường đại học mà mình mơ ước! Tác giả Nguyễn Lê Minh 3 1234 CÂU HỎI LÝ THUYẾT HÓA HỮU CƠ Câu 1: Chất X có công thức phân tử là C4H8. X dễ dàng làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường thu được chất hữu cơ Y. Oxi hoá nhẹ Y bằng CuO dư, nung nóng thu được Cu có số mol đúng bằng số mol Y đã phản ứng. Vậy X là: A. but-1-en B. but-2-en C. metylxiclopropan D. isobutilen Câu 2: Cho các chất sau: (1) glyxin; (2) axit glutamic; (3) muối clorua của axit glutamic; (4) muối natri của glyxin. Sắp xếp các chất trên theo thứ tự tăng dần về pH (giả sử chúng có cùng nồng độ mol). A. (3) < (2) < (1) < (4) B. (2) < (1) < (3) < (4) C. (4) < (2) < (1) < (3) D. (3) < (2) < (4) < (1) Câu 3: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là: A. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH B. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH C. CH3COOH, C2H6, CH3CHO, C2H5OH D. CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3COOH Câu 4: Cho các cặp chất sau tác dụng với nhau: (1) CH3NH2 + C6H5NH3Cl; (2) C6H5NH3Cl + NH3; (3) CH3NH3Cl + NaOH; (4) NH4Cl + C6H5NH2. Những cặp xảy ra phản ứng là: A. (2) (3) (4) B. (1) (3) (4) C. (1) (2) (4) D. (1) (2) (3) Câu 5: Hiđro hóa chất hữu cơ X mạch hở thu được isopentan. Đốt cháy hoàn toàn X thu được số mol H2O thu được gấp 4 lần số mol X đã cháy. Vậy X có thể có bao nhiêu công thức cấu tạo? A. 4 B. 5 C. 3 D. 2 Câu 6: Este X có chứa vòng benzen có công thức phân tử là C9H8O2; X tác dụng với KOH cho một muối và một anđehit. Trong đó phân tử khối của muối lớn hơn của este. Công thức cấu tạo của X là: A. C6H5COOCH=CH2 B. HCOOC6H4CH=CH2 C. HCOOCH=CHC6H5 D. CH2=CHCOOC6H5 Câu 7: Hãy cho biết hỗn hợp Fe2O3, Al và Cu (có cùng số mol) có thể tan hoàn toàn trong: A. dung dịch H2SO4 loãng B. dung dịch NaOH đặc, nóng C. dung dịch H2SO4 đặc, nguội D. dung dịch NH3 đặc Câu 8: Chất hữu cơ X có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C7H8O. X không tác dụng với NaOH. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo? A. 3 B. 5 C. 2 D. 4 Câu 9: Xà phòng hoá hỗn hợp X gồm hai triglixerit (tỷ lệ mol 1 : 1) thu được glixerol và hỗn hợp hai muối của hai axit béo có tỷ lệ mol là 1 : 2. Hãy cho biết có bao nhiêu cặp triglixerit thoả mãn? A. 6 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 10: Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CHCOOH, C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy làm mất màu nước brom là: A. 6 B. 4 C. 7 D. 5 Câu 11: Cacbohiđrat X tham gia chuyển hóa: X OHOHCu /)( 2 dung dịch xanh lam 0t kết tủa đỏ gạch. Cacbohiđrat X không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây? A. Mantozơ B. Saccarozơ C. Glucozơ D. Fructozơ Câu 12: Cho các chất sau: butan, etanol, metanol, natri axetat, axetilen, axetanđehit. Số chất có thể sử dụng để điều chế trực tiếp axit axetic là: A. 4 B. 6 C. 3 D. 5 Câu 13: Cho các dẫn xuất sau: (1) etyl clorua; (2) vinyl clorua; (3) etyl bromua; (4) anlyl bromua. Sự sắp xếp nào đúng với chiều tăng dần khả năng phản ứng thuỷ phân của các dẫn xuất đó. A. (2) < (1) < (3) < (4) B. (2) < (4) < (1) < (3) C. (4) < (2) < (3) < (1) D. (1) < (2) < (3) < (4) Câu 14: Phát biểu nào dưới đây về amino axit là không đúng? A. Hợp chất H2N-COOH là amino axit đơn giản nhất B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl C. Amino axit ngoài dạng phân tử (H2NRCOOH) còn có dạng ion lưỡng cực (H3N+RCOO-) D. Aminoaxit là chất rắn dạng tinh thể không màu, có vị hơi ngọt và nhiệt độ nóng chảy cao. Câu 15: Tính chất nào dưới đây mà saccarozơ và mantozơ không đồng thời có được: 4 A. Tính chất của ancol đa chức B. Tính tan tốt trong nước C. Tính chất của anđehit D. Khả năng bị thủy phân Câu 16. Cho các chất: 1,1-đicloetan; 2,2-điclopropan; 3-clopropen; 1,2-đibrompropan; 2,2-điclobutan; 1,2- đibrombutan. Số chất khi tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư, đun nóng tạo ra sản phẩm có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 17. Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit axetic, thu được axit axetylsalixylic dùng làm thuốc cảm (aspirin). Axit axetylsalixylic tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol A. 1:1. B. 1:2. C. 2:3. D. 1:3. Câu 18. Ứng với công thức phân tử C4H11N có bao nhiêu đồng phân min bậc một? A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 19. Cho các chất sau: propanal (1), propenal (2), 2-metyl propanal (3), ancol alylic (4) và butan-2-ol (5). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, t0) cùng tạo ra một sản phẩm là: A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (4), (5). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (5). Câu 20. Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) poliacrilonitrin; (3) poli(etylen terephtalat); (4) tơ nilon-6,6; (5) poli(vinyl clorua); (6) polistiren. Các polime có thể tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp là A. (2), (3), (4), (6). B. (1), (2), (4), (6). C. (1), (2), (3), (5). D. (1), (2), (5), (6). Câu 21. Hợp chất X không no mạch hở có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng hoá thu được một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X? A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 22. Hợp chất X có công thức phân tử C16H20. Cho X tác dụng hoàn toàn với H2 (xúc tác Ni, t0) thu được hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C16H28. Số vòng và số liên kết π trong phân tử X lần lượt là A. 2 và 6. B. 1 và 6. C. 4 và 4. D. 3 và 4. Câu 23. Một olego peptit có công thức là Arg-Pro-Pro-Gly- Phe- Ser- Pro- Phe- Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được tối đa số tripeptit mà thành phần có chứa gốc phenylalanin (Phe) là A. 5. B. 4. C. 3. D. 6. Câu 24. Cho các chất: etilenglicol, gly-ala-lys, glixerol, val-gly, ancol etylic, glucozơ, xenlulozơ. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 là A. 6. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 25. Este nào sau đây không được điều chế từ ancol và axit cacboxylic tương ứng? A. vinylaxetat. B. etylacrylat. C. metylmetacrylat. D. benzylaxetat. Câu 26. Cho các polime sau: nhựa rezol (1), nhựa bakelit (2), xenlulozơ (3), amilozơ (4), amilopectin (5), cao su thiên nhiên (6), cao su lưu hóa (7). Những polime cấu trúc mạng không gian là A. (2), (6), (7). B. (5), (7). C. (2), (7). D. (2), (5), (7). Câu 27. Cho các phản ứng hoá học: CH3COONa + NaOH 0,tCaO khí X; C2H5OH CđSOH 042 170, khí Y; CaC2 + H2O → khí Z. Hoá chất cần dùng để phân biệt các khí X, Y, Z lần lượt là A. dung dịch KMnO4 và dung dịch Br2. B. dung dịch KMnO4 và dung dịch AgNO3/NH3. C. dung dịch AgNO3/NH3 và dung dịch Br2. D. cả B và C đều đúng. Câu 28. Khẳng định nào sau đây không đúng A. Enzim là những chất hầu hết có bản chất protein, có khả năng xúc tác cho các quá trình hoá học. B. Tất cả các loại peptit (trong phân tử có từ hai liên kết peptit trở lên) đều tham gia phản ứng màu biure. C. Đơn vị cơ sở để xây dựng nên peptit và protein là các α-aminoaxit. D. Tất cả các loại protein đều tham gia phản ứng màu biure. Câu 29. Cho các chất: etilen, axetilen, benzen, metanal, stiren, phenol, anilin, vinyl axetilen và toluen. Số chất làm mất màu dung dịch nước brom ở điều kiện thường là A. 9. B. 6. C. 8. D. 7. Câu 30. Trong số các chất: toluen, nitrobenzen, anilin, phenol, axit benzoic, benzanđehit, naphtalen, p-xilen, cumen, p-crezol,số chất tham gia phản ứng thế ở nhân thơm dễ hơn so với benzen là 5 A. 7 B. 6 C. 9 D. 8 Câu 31. Trong các hiđrocacbon sau: propen, but-1-en, but-2-en, penta-1,4- đien, penta-1,3- đien hiđrocacbon cho được hiện tượng đồng phân cis - trans ? A. but-2-en, penta-1,3- đien. B. propen, but-2-en C. penta-1,4-dien, but-1-en D. propen, but-1-en Câu 32. Chất nào không làm quỳ tím đổi màu đỏ: A. axit glutamic B. CH3NH3NO3 C. H2NCH2COONa D. C6H5NH3Cl Câu 33. Trong các công thức sau đây, công thức nào của chất béo : A. C3H5(OCOC17H33)3 B. C3H5(OCOC4H9)3 C. (C3H5 OOC)3C15H31 D. C3H5(COOC17H35)3 Câu 34. Trong số các chất: phenylamoni clorua, natri phenolat, vinyl clorua, anlyl clorua, benzyl clorua, phenyl clorua, phenyl benzoat, tơ nilon-6, propyl clorua, ancol benzylic, alanin, tripeptit Gly-Gly-Val, m- crezol, số chất phản ứng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là: A. 8 B. 9 C. 10 D. 7 Câu 35. Buta-1,3-đien chứa bao nhiêu liên kết xichma? A. 9 B. 1 C. 7 D. 6 Câu 36. Dãy gồm các polime trùng ngưng : A. polienantoamit, tơ tằm, tơ axetat B. nhựa novolac, policaproamit , tơ lapsan C. tơ nilon-6,6 ; tơ nitron, tơ nilon-7 D. Caosubuna-S, tơ nitron, tơ nilon-6 Câu 37. Cho đimetylamin lần lượt tác dụng với các dung dịch: HCl, NH3, C6H5NH3Cl, NH4Cl, NaOH,CH3COOH, H2O,Br2 , FeCl3. Số chất xảy ra phản ứng là: A. 6 B. 8 C. 4 D. 5 Câu 38. Chất nào không hòa tan Cu(OH)2 ngay ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh: A. Saccarozo B. axit axetic C. xenlulozo D. glucozo Câu 39. Cho các hợp chất hữu cơ: (1) ankan; (2) ancol no, đơn chức, mạch hở (3) xicloankan đơn vòng; (4) ete no, đơn chức, mạch hở; (5) anken; (6) ancol không no (có một liên kết C=C),mạch hở; (7) ankin; (8) anđehit và este no, đơn chức, mạch hở; (9) axit no, đơn chức, mạch hở; (10) axit không no (có một liên kết C=C), đơn chức. Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O là: A. (3), (4), (6), (7), (10) B. (3), (5), (6), (8), (9) C. (2), (3), (5), (7), (9) D. (1), (3), (5), (6), (8) Câu 40. Sự mô tả nào sau đây không đúng hiện tượng hóa học: A. Cho anilin từ từ vào dung dịch HCl dư thấy anilin tan dần tạo dung dịch đồng nhất B. Sục khí etilen vào dung dịch brom thấy dung dịch brom bị mất màu và thu được một dung dịch đồng nhất C. Cho dung dịch axit axetic vào dung dịch natriphenolat thấy dung dịch bị vẫn đục D. Nhúng giấy quì tím vào dung dịch propylamin thấy giấy quì tím hóa xanh Câu 41: Có bao nhiêu nguyên tố mà trong cấu hình electron nguyên tử có phân lớp ngoài cùng là 4s2? A. 1. B. 3. C. 8. D. 9. Câu 42: Trong các chất cho sau đây: xenlulozơ, cát, canxi cacbua, ancol etylic, cao su, tinh bột, natri clorua, sắt kim loại, oxi, dầu mỏ; chất nào là nguyên liệu tự nhiên? A. xenlulozơ, cát, canxi cacbua, tinh bột, sắt kim loại, oxi, dầu mỏ. B.xenlulozơ, cát, cao su, tinh bột, natri clorua, oxi, dầu mỏ. C. xenlulozơ, ancol etylic, tinh bột, natri clorua, oxi, dầu mỏ. D. xenlulozơ, cao su, ancol etylic, tinh bột, sắt kim loại, oxi, dầu mỏ. Câu 43: Cho các chất sau đây phản ứng với nhau: (1) CH3COONa + CO2 + H2O; (2) (CH3COO)2Ca + Na2CO3; (3) CH3COOH + NaHSO4; (4) CH3COOH + CaCO3; (5) C17H35COONa + Ca(HCO3)2; (6) C6H5ONa + CO2 + H2O; (7) CH3COONH4 + Ca(OH)2; Các phản ứng không xảy ra là A. 1, 3, 4. B. 1, 3. 6 C. 1, 3, 6. D. 1, 3, 5. Câu 44: Cao su Buna-N được điều chế nhờ loại phản ứng nào sau đây? A. trùng hợp. B. cộng hợp. C. trùng ngưng. D. đồng trùng hợp. Câu 45: Ứng với công thức phân tử C3H6O2 có bao nhiêu đồng phân mạch hở có thể tác dụng được với Na và bao nhiêu đồng phân mạch hở không thể tác dụng được với Na? A. 2 và 5. B. 3 và 4. C. 4 và 3. D. 5 và 4. Câu 46: Cho các dung dịch không màu: HCOOH, CH3COOH, glucozơ, glixerol, C2H5OH, CH3CHO. Nếu dùng thuốc thử là Cu(OH)2/OH- thì nhận biết được tối đa bao nhiêu chất trong số các chất trên? A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 47: Hòa tan Fe3O4 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: Cu, NaOH, Br2, AgNO3, KMnO4, MgSO4, Mg(NO3)2, Al? A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 48:Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H9O2N. Biết X tác dụng với NaOH và HCl. Số công thức cấu tạo thỏa mãn là A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 49: Cho sơ đồ sau : C4H7ClO2 + NaOH muối X + Y + NaCl. Biết rằng cả X, Y đều tác dụng với Cu(OH)2 . Vậy công thức cấu tạo của chất có công thức phân tử C4H7ClO2 là : A. Cl-CH2-COOCH=CH2 B. CH3COO-CHCl-CH3 C. HCOOCH2-CH2-CH2Cl D. HCOO-CH2-CHCl-CH3 Câu 50: Có 6 gói bột màu đen CuO, MnO2, Ag2O, CuS, FeS, PbS. Nếu chỉ có dung dịch HCl đặc thì nhận biết được bao nhiêu gói bột? A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 51: Hãy chọn các phát biểu đúng về phenol (C6H5OH) trong các phát biểu sau: (1) phenol có tính axit nhưng yếu hơn axit cacbonic; (2) dung dịch phenol làm đổi màu quỳ tím sang đỏ; (3) phenol có tính axit mạnh hơn etanol; (4) phenol tan tốt trong nước lạnh do tạo được liên kết hiđro với nước; (5) axit picric (2, 4, 6 – trinitrophenol) có tính axít mạnh hơn phenol; (6) phenol tan tốt trong dung dịch NaOH; A. 1, 2, 3, 6. B. 1, 2, 4, 6. C. 1, 3, 5, 6. D. 1, 2, 5, 6. Câu 52: X có công thức phân tử là C9H12O. X tác dụng với NaOH. X tác dụng với dd brom cho kết tủa Y có công thức phân tử là C9H9OBr3. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn ? A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 53: Xenlulozơ điaxetat được dùng để sản xuất phim ảnh hoặc tơ axetat. Công thức đơn giản nhất của xenlulozơ điaxetat là A. C10H13O5 B. C12H14O7. C. C10H14O7 D. C12H14O5. Câu 54: Phản ứng giữa glucozơ và CH3OH/HCl đun nóng thu được sản phẩm là: A. O OH OCH3 OH OH CH2OH B. O OCH3 OH OH OH HOH2C C. O OH OH OH OCH3 CH2OH D. O OH OH OH OH CH2OCH3 Câu 55: Cho este X có công thức phân tử C4H6O2 phản ứng với NaOH theo sơ đồ sau: X + NaOH muối Y + anđehit Z Cho biết phân tử khối của Y nhỏ hơn 70. Công thức cấu tạo đúng của X là A. CH3COOCH=CH2. B. HCOOCH=CHCH3. C. HCOOCH2CH =CH2. D. CH2=CHCOOCH3. 7 Câu 56: Cho các polime sau : cao su buna; polistiren; amilozơ; amilopectin; xenlulozơ; tơ capron; nhựa bakelít . Có bao nhiêu polime có cấu trúc mạch thẳng ? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 57: Chất nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất? A. CH3CH2CH(NH2)-COOH B. CH3CH(NH2)-COOCH3 C. H2N-CH2-COOC2H5 D.CH3COOCH2CH2CH2NH2 Câu 58: Cho các chất sau : alanin ; anilin ; glixerol ; ancol etylic ; axit axetic ; trimetyl amin ; etyl amin ; benzyl amin; glyxin ; p-Toluiđin( p- CH3C6H4NH2). Số chất tác dụng với NaNO2/HCl ở nhiệt độ thường có khí thoát ra là: A. 3 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 59: Một α- aminoaxit có công thức phân tử là C2H5NO2, khi đốt cháy 0,1 mol oligopeptit X tạo nên từ α- aminoaxit đó thì thu được 12,6 gam nước.Vậy X là: A. đipeptit B. tetrapeptit C. tripeptit D. Pentapeptit Câu 60: Thực hiện các thí nghiệm sau đây: (1) Sục khí C2H4 vào dung dịch KMnO4 (2) Cho NaHCO3 vào dung dịch CH3COOH (3) Chiếu sáng hỗn hợp khí metan và clo (4) Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường (5) Đun etanol với H2SO4 đặc ở 1400C (6) Đun nóng hỗn hợp triolein và hiđro (với xúc tác Ni) (7) Cho phenol tác dụng với dung dịch NaOH (8) Cho anilin tác dụng với dung dịch brom (9) Cho metyl amin tác dụng với dung dịch FeCl3 (10) Cho glixerol tác dụng với Na Những thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là : A. (1), (3), (6), (8), (10) B. (1), (3), (8), (9), (10) C. (1), (3), (4), (8), (10) D. (1), (2), (3), (5), (8), (10). Câu 61: Một chất hữu cơ mạch hở, không phân nhánh ( chỉ chứa C, H, O). Trong phân tử X chỉ chứa nhóm chức có nguyên tử H linh động, X có khả năng hòa tan Cu(OH)2. Khi cho X tác dụng với Na thì số mol khí sinh ra bằng số mol X phản ứng. Biết X có khối lượng phân tử là 90 đvC. Số công thức cấu tạo phù hợp X là: A. 7 B. 6 C. 5 D. 4 Câu 62: Cho sơ đồ sau :C 2 H 6 O X Y Z T CH 4 O.Với Y, Z, T đều có số nguyên tử cacbon 2. Hãy cho biết X có CTPT là : A. C 2 H 4 O 2 B. C 2 H 4 O C. C 2 H 4 D. A,B,C đều đúng. Câu 63: Có các phản ứng sau: (1) poli(vinylclorua) +Cl2 0t (2) Cao su thiên nhiên + HCl 0t (3). Cao su BuNa – S + Br2 0t (4) poli(vinylaxetat) + H2O 0tOH (5) Amilozơ + H2O 0tH Phản ứng giữ nguyên mạch polime là A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (3), (4) C. (1), (2),(5) D. (1),(2),(3),(4),(5) Câu 64: Cho các polime sau: tơ nilon-6,6 (a); poli(ure-fomanđehit) (b); tơ nitron (c); teflon (d); poli(metyl metacrylat) (e); poli(phenol-fomanđehit) (f); capron (g). Dãy gồm các polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là : A. (b), (c), (d). B. (c), (d), (e),(g). C. (a), (b), (f). D. (b), (d), (e). Câu 65: Cho các chất : Al, NaHCO3, NH4NO3, Cr(OH)3, BaCl2, Na2HPO3, H2N-CH2-COOH, CH3COONH4, C2H5NH3Cl, ClNH3CH2COOH, CH3COOC2H5, CH2=CHCOONa,NaHSO4, HOOC-COONa, H2NCH2COONa. Số chất lưỡng tính theo thuyết Bron-stêt là : A. 5. B. 4. C. 6. D. 7 Câu 66: Có bao nhiêu nhận xét sau đây là chung cho cả glucozơ và fructozơ (1) Có phản ứng thuỷ phân (2) Dung dịch mỗi chất hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam (3) Có nhóm –OH và nhóm –CHO trong phân tử (4) Có phản ứng tráng gương (5) Hiđro hóa (t0, xt Ni) không thu được sobitol (6) Có nhiều trong mật ong (7) Tác dụng với metanol khi có mặt axit HCl làm xúc tác 8 A. 3 B. 6 C. 5 D. 4 Câu 67: Đun nóng 2 chất hữu cơ X, Y có công thức phân tử là C5H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 muối natri của 2 axit C3H6O2 (X1) và C3H4O2(Y1) và 2 sản phẩm khác tương ứng là X2 và Y2. Tính chất hóa học nào giống nhau giữa X2 và Y2. A. Bị oxi hóa bởi KMnO4 trong môi trường axit mạnh. B. Bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. C. Bị khử bởi H2. D. Tác dụng với Na. Câu 68: Cho các dung dịch : glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ, phenol, axit fomic, axetandehit, ancol anlylic, anilin. Số dung dịch ở trên làm mất màu dung dịch brom trong dung môi nước là: A. 5 B. 7 C. 8 D. 6 Câu 69: Chất giặt rửa tổng hợp có tính chất A. oxi hóa các vết bẩn thành chất không màu B. khử các vết bẩn thành chất không màu C. hoạt động bề mặt cao D. tạo kết tủa với Ca2+, Mg2+ Câu 70: Cho các chất: etylenglicol, axit acrylic, axit adipic, hexametylendiamin, axit axetic. Bằng phản ứng trực tiếp có thể điều chế được tối đa bao nhiêu polime ? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 71: Hợp chất hữu cơ X đơn chức, mạch hở có phân tử khối bằng 60u, chỉ chứa các nguyên tố C, H, O. Số CTCT có thể có của X là A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 72: Brom phản ứng với axit butiric (X) sinh ra CH3CHBrCH2COOH (Y) hoặc CH3CH2CHBrCOOH (Z) hoặc BrCH2CH2CH2COOH (T) tùy theo điều kiện phản ứng. Chiều tăng dần tính axit (từ trái qua phải) là A. Y, Z, T, X. B. X, T, Y, Z. C. X, Y, Z, T. D. T, Z, Y, X. Câu 73: Dung dịch etanol trong nước tồn tại bao nhiêu kiểu liên kết hidro? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 74: Từ etylen và benzen, phải dùng ít nhất bao nhiêu phản ứng để có thể điều chế được cả 3 polime sau đây: polibutađien, polistyren, poli(butađien-styren) A.7 B.6 C.5 D.8 Câu 75: Có bao nhiêu đồng phân ứng với CTPT C8H10O, các đồng phân này đều có vòng benzen và đều phản ứng được với dung dịch NaOH A. 9 B. 7 C. 8 D. 10 Câu 76nc: Cho phản ứng sau: metylpropionat 4 LiAlH X + Y. X và Y lần lượt là A. ancol etylic, axit axetic. B. ancol propylic, ancol metylic. C. ancol propylic, axit fomic. D. ancol etylic, ancol metylic. Câu 77: Có sơ đồ: heptan EDCBA XTOXTOOHHOHAsBrPXTT ,,,,,, 222 F SOHHO 422/ /NO F có tên gọi là A. axit m-nitrobenzoic B. axit o-nitrobenzoic C. axit p-nitrobenzoic D. axit o-nitrobenzoic và axit p-nitrobenzoic Câu 78: Đun hỗn hợp ancol metylic và các đồng phân của ancol C3H7OH với xúc tác H2SO4 đặc, 180oC có thể tạo thành bao nhiêu sản phẩm hữu cơ? A. 7 B. 8 C. 1 D. 6 Câu 79: Cho các chất sau: CH3COOCH2CH2Cl, ClH3N-CH2COOH, C6H5Cl (thơm), HCOOC6H5 (thơm), C6H5COOCH3 (thơm), HO-C6H4-CH2OH (thơm), CH3-COOCH=CH2. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với dung dịch NaOH đặc, dư, ở nhiệt độ và áp suất cao cho sản phẩm có 2 muối? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 80: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Protein là những polipeptit cao phân tử có thành phần chính là các chuỗi polipeptit. B. Protein rất ít tan trong nước lạnh và tan nhiều trong nước nóng. C. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy có kết tủa màu vàng D. Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng xuất hiện màu tím đặc trưng. 9 Câu 81: Cho hai chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử C3H7O2N. X và Y thực hiện các chuyển hoá sau: X +[ H ] amin ; Y +HCl Z +NaOH C3H6O2NNa. Tổng số đồng phân của X và Y thỏa mãn là: A. 5 B. 6 C. 2 D. 4 Câu 82: Cho các câu sau: (1) Chất béo thuộc loại chất este. (2) Tơ nilon, tơ capron, tơ enang đều điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (3) Vinyl axetat không điều chế được trực tiếp từ axit và rượu tương ứng. (4) Nitro benzen phản ứng với HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc) tạo thành m-đinitrobenzen. (5) Anilin phản ứng với nước brom tạo thành p-bromanilin. Những câu đúng là: A. 1, 2, 4. B. 2, 3, 4. C. 1, 4, 5. D. 1, 3, 4. Câu 83: Điều nào sau đây không đúng? A. Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp. B. Nilon-6,6 và tơ capron là poliamit. C. Chất dẻo là những vật liệu bị biến dạng dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất mà vẫn giữ nguyên biến dạng đó khi thôi tác dụng. D. Tơ tằm, bông, len, xenlulozơ là polime thiên nhiên. Câu 84: Cho các chất sau C2H5OH, CH3COOH, C6H5OH, C2H5ONa, CH3COONa, C6H5ONa. Trong các chất đó số cặp chất phản ứng được với nhau (ở điều kiện thích hợp) là A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 85: Cho các chất sau: Al, ZnO, CH3COONH4, KHSO4, H2NCH2COOH, H2NCH2COONa, KHCO3, Pb(OH)2, ClH3NCH2COOH, HOOCCH2CH(NH2)COOH. Số chất có tính lưỡng tính là: A. 6 B. 8 C. 5 D. 7 Câu 86: Cho các chất sau: phenol, khí sunfurơ, toluen, ancol benz
File đính kèm:
- 1234_cau_hoi_trac_nghiem_ly_thuyet_hoa_hoc_huu_co_lop_12_nam.pdf