18 Đề kiểm tra học kì I môn Tiếng việt Lớp 4

doc39 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu 18 Đề kiểm tra học kì I môn Tiếng việt Lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tờn : Đề 1
Lớp 4E
I. Đọc hiểu – Luyện từ và câu (30 phút)
A. Đọc thầm:
Ba anh em 
(Giét – xtép, theo TV4 tập 1, NXB Giáo dục, 2006)
B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
* Đọc hiểu:
1. Câu chuyện kể về lời nói, suy nghĩ, hành động của những nhân vật nào? Khoanh tròn trước ý đúng:.
a. Ni – ki – ta, Gô - sa và bà. 
b. Ni – ki – ta , Gô - sa, Chi - ôm – ca và chim bồ câu.
c. Ni – ki – ta, Gô - sa, Chi - ôm – ca và bà.
2. Vì sao ăn cơm xong, Ni – ki – ta lại chạy vội ra ngõ?
a. Vì Ni – ki – ta không thích làm việc dọn dẹp bát đĩa.
b. Vì Ni – ki – ta thích đi chơi cùng các bạn.
c. Vì Ni – ki – ta chỉ nghĩ đến mình và làm theo ý thích của mình.
3. Vì sao Gô - sa liếc nhìn bà rồi mới nhanh tay phủi những mẩu bánh vụn xuống đất?
a. Vì Gô - sa biết rằng không nên làm như vậy.
b. Vì Gô - sa sợ bà thấy sẽ mắng.
c. Vì cả hai lí do nêu trên.
4. Vì sao Chi - ôm - ca ca ở lại giúp bà dọn dẹp?
a. Vì Chi - ôm - ca là bé nhất.
b. Vì Chi - ôm - ca thích làm việc.
c. Vì Chi - ôm - ca biết quan tâm, giúp đỡ bà.
5. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện? 
a. Cần quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh ta và quan tâm chăm sóc những con vật.
b. Cần quan tâm giúp đỡ người thân và mọi người.
c. Cần quan tâm chăm sóc chim bồ câu và các con vật minh yêu thích.
* Luyện từ và câu:
1. Từ ngữ nào cho thấy Gô - sa chạy rất vội?
a. Nhanh tay.
b. Liếc nhìn.
c. Hối hả.
2. Trong bài đọc có mấy từ láy? Đó là những từ nào?
a. Một từ. Đó là từ 
b. Hai từ. Đó là từ .
c. Ba từ. Đó là từ ..
3. Bài đọc trên có mấy danh từ riêng? Đó là những từ nào? 
a. Có ba danh từ riêng. Đó là các từ 
b. Có bốn danh từ riêng. Đó là các từ.
c. Có năm danh từ riêng. Đó là các từ 
Đề 1
I. Đọc hiểu – Luyện từ và câu (30 phút)
A. Đọc thầm:
Hoa tặng mẹ
Một người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng hơn trăm km. Vừa bước ra khỏi ô tô, anh thấy một cô bé đầm đìa nước mắt đang lặng lẽ khóc bên vỉa hè. Anh đến gần hỏi cô bé vì sao cô khóc. Cô bé nức nở:
- Cháu muốn mua hoa tặng mẹ cháu một bông hồng. Nhưng cháu chỉ có 75 xu mà giá một bông hồng những 2 đô la.
Người đàn ông mỉm cười:
- Đừng khóc nữa! Chú sẽ mua cho cháu một bông.
Người đàn ông cẩn thận chọn mua một bông hồng cho cô bé và đặt một bó hồng gửi tặng mẹ qua dịch vụ. Xong, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Cô bé cảm ơn, rồi chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một ngôi mộ mới đắp. Cô bé chỉ vào ngôi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, cô bé nhẹ nhàng đặt bông hồng lên mộ mẹ.
Ngay sau đó, người đàn ông vội vã quay lại cửa hàng hoa. Anh huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hồng thật đẹp. Anh lái xe một mạch về nhà mẹ để trao tận tay bà bó hoa.
 (Theo Truyện đọc 4, NXB Giáo dục, 2006)
B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
* Đọc hiểu:
1. Câu chuyện kể về lời nói, suy nghĩ, hành động của những nhân vật nào? Khoanh tròn trước ý đúng:.
a. Người đàn ông, mẹ của ông ta, cô bé.
b. Người đàn ông, cô bé.
c. Người đàn ông, cô bé và mẹ của cô.
2. Người đàn ông dừng xe định làm gì?
a. Mua hoa đem tặng mẹ mình.
b. Mua hoa gửi tặng mẹ mình qua dịch vụ bưu điện.
c. Hỏi han cô bé đang khóc.
3. Người đàn ông đã làm gì giúp cô bé?
a. Mua cho cô một bông hồng để cô tặng mẹ.
b. Chở cô bé đến chỗ cô sẽ tặng hoa cho mẹ. 
c. Vì cả hai lí do nêu trên.
4. Vì sao cô bé lại mang hoa ra ngôi mộ ở nghĩa trang để tặng mẹ?
a. Vì mẹ cô đã mất, ngôi mộ như là nhà của bà.
b. Vì cô rất yêu mẹ.
c. Vì cả hai lí do nêu trên.
5. Vì sao người đàn ông quyết định không gửi hoa tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện nữa?
a. vì ông không muốn gửi hoa tươi qua dịch vụ bưu điện.
b. Vì ông muốn thăm mẹ.
c. Vì qua việc làm của cô bé, ông cảm động và thấy cần phải tự tay trao bó hoa tặng mẹ.
* Luyện từ và câu:
1. Tiếng anh gồm những bộ phận cấu tạo nào?
a. Chỉ có vần.
b. Chỉ có vần và thanh.
c. Chỉ có âm đầu và vần.
2. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy?
a. Mặt mũi, lặng lẽ, nức nở, nhẹ nhàng, đầm đìa.
b. Lặng lẽ, cẩn thận, mặt mũi, vội vã, nhẹ nhàng.
c. Lặng lẽ, nức nở, nhẹ nhàng, vội vã, đầm đìa.
3. Dòng nào sau đây giải thích đúng nghĩa của từ dịch vụ trong câu “Một người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện” ?
a. Công việc phải làm vì mục đích chung của một nhóm, một tổ chức nào đó.
b. Công việc phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của mọi người, có tổ chức và được trả công.
c. Việc bưu điện nhận làm.
Họ và tờn : Đề 2
Lớp 4E
I. Đọc hiểu – Luyện từ và câu (30 phút)
A. Đọc thầm:
Gà trống và cáo
(La – phông – ten , theo TV4, tập 1, NXB Giáo Dục, 2006)
B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
* Đọc hiểu:
1. Câu chuyện kể về lời nói, suy nghĩ, hành động của những nhân vật nào? 
a. Cáo, Gà Trống. 
b. Cáo và muôn loài vật trong rừng. 
c. Gà Trống, Cáo và các con vật trong rừng.
2. Cáo dụ dỗ Gà Trống xuống đất để làm gì?
a. Để tỏ tình thân mật, quan tâm. 
b. Để báo tin vui mọi vật trong rừng từ nay là bạn.
c. Để ăn thịt Gà Trống. 
3. Vì sao nghe Cáo đon đả dụ dỗ, Gà Trống lại không xuống?
a. Vì Gà Trống vốn tính dè dặt.
b. Vì Gà Trống không tin, sợ Cáo ăn thịt.
c. Vì Gà Trống thích ở trên cây cao hơn.
4. Vì sao Gà Trống lại nói có hai chú chó săn đang đến?
a. Vì Gà Trống thấy có chó săn đang tới.
b. Vì Gà muốn thử xem lời Cáo nói có đúng không.
c. Vì Gà nghĩ đó là cách tốt nhất để mình thoát nguy hiểm.
5. Câu chuyện cho em biết gì về tính cách của Gà Trống và Cáo?
a. Gà Trống dè dặt, e ngaik , Cáo đon đả. 
b. Gà Trống khôn ngoan, Cáo gian dối.
c. Gà Trống tinh nhanh, Cáo sợ chó săn. 
* Luyện từ và câu:
1. Từ đon đả trong câu Cáo kia đon đả ngỏ lời có nghĩâ là:
a. Cáo nói ngọt để tỏ ra thân tình.
b. Cáo nói năng, chào hỏi Gà Trống một cách nhanh nhẹn, vồn vã, để tỏ ra thân tình.
c. Cáo nói năng, chào hỏi rất vội vàng.
2. Tiếng yêu gồm những bộ phận cấu tạo nào?
a. Chỉ có vần và thanh.
b. Chỉ có vầnừ .
c. Chỉ có âm đầu và vần.
3. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? 
a. Vắt vẻo, đon đả, sung sướng.
b. Đon đả, vắt vẻo, gian dối.
c. Vắt vẻo, đon đả.
4. Bài đọc trên có mấy danh từ riêng? Đó là những từ nào?
a. Một từ. Đó là từ .
b. Hai từ. Đó là từ ..
c. Ba từ. Đó là từ ..
5. Viết lại các từ trái nghĩa với từ gian dối mà em biết.
..
Họ và tờn : Đề 3
Lớp 4E
I. Đọc hiểu – Luyện từ và câu (30 phút)
A. Đọc thầm:
Bài văn bị điểm không
(Nguyễn Quang Sáng, theo TV4, tập 1, NXB Giáo Dục, 2006)
B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
* Đọc hiểu:
1. Đề bài văn cô giáo tả ai? Viết câu trả lời vào chỗ trống:
.
2. Vì sao bài văn của cậu học trò trong câu chuyện lại bị điểm không?
a. Vì cậu học trò không chịu làm bài, nộp giấy trắng.
b. Vì đề bài quá khó, cậu học trò không làm được.
c. Vì cậu học trò không còn ba, cậu không muốn bịa ra, không muốn nói sai sự thật.
3. Vì sao cả lớp ai cũng thấy buồn? 
a. Vì bạn mình có bài văn bị điểm không, ảnh hưởng đến thi đua của lớp.
b. Vì thương cảm với hoàn cảnh của ban.
c. Vì thấy bạn không chịu tả ba của đứa khác để lấy điểm.
4. Từ sững trong câu Nghe nó nói, cô con sững người có nghĩa là:
a. Dừng lại một cách đột ngột vì bất ngờ.
b. Ngạc nhiên và xúc động. 
c. Cả hia ý nêu trên. 
5. ý nghĩa của câu chuyện là gì?
a. Câu chuyện là bài học về lòng trung thực. 
b. Câu chuyện là bài học về lòng trung thực và tình cảm cha con.
c. Câu chuyện là bài học vể tình cảm giưac các bạn học trong lớp.
* Luyện từ và câu:
1. Trong bài đọc, có bồn lần sử dụng dấu ngoặc kép, các dấu ngoặc kép ở mỗi trường hợp được dùng để làm gì?
a. Lần (1) dùng để đánh dấu đề bài văn được dẫn lại, ba lần sau đánh dấu câua nói trọn vẹn của nhân vật được dẫn lại.
b. Cả bốn lần đều đánh dâu câu nói trọn vẹn của nhân vật được dẫn lại.
c. Lần (4) đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt, ba lần trước đánh dau câu nói của nhân vật được dẫn lại.
2. Tiếng ai gồm những bộ phận cấu tạo nào?
a. Chỉ có vần. 
b. Chỉ có vần và thanh.
c. Chỉ có âm đầu và vần.
3. Chọn cách xác định đúng: 
a. Trong bài đọc không có danh từ riêng.
b. Trong bài đọc có 3 danh từ riêng: Ba, Cô, Nó.
c. Trong bài có một danh từ riêng.
Đề 5
I. Đọc hiểu – Luyện từ và câu (30 phút)
A. Đọc thầm:
Kỉ Xương học bắn
Cam Thằng là nhà thiện xạ thời cổ. Phi Vệ học nghề bắn cung của Cam Thằng, sau giỏi hơn cả thầy.
Kỉ Xương đến xin học Phi Vệ. Phi Vệ nói:
Kỉ Xương về nằm ngửa dưới khung cửi của vợ, mắt cứ nhìn thẳng vào bàn đạp. Hai năm sau, dùi đâm trước mắt cũng không chớp, bấy giờ mới dám đến nói với Phi Vệ. Phi Vệ lại bảo:
- Chưa được! Phải học nhìn đã. Khi nào luyện tới mức nhìn cái nhỏ thành cái to, tinh vi đến đâu cũng thấy rõ mồn một thì cho tôi biết.
Kỉ Xương về, lấy một sợi lông đuôi trâu, buộc một con rận, treo ở cửa sổ phía nam rồi cứ nhìn mãi vào đó. Khoảng mười ngày, thấy con rận to dần. Sau ba năm, thấy con rận to bằng cái bánh xe. Nhìn các vật khác đều thấy to như núi cả. Kỉ Xương bèn lấy sừng ở nước Yên làm cánh cung, lấy tre ở nước Sở làm tên, bắn xuyên tim con rận mà con rận vẫn không rơi.
Kỉ Xương đến nói với Phi Vệ. Phi Vệ vui mừng, nhẩy lên, vỗ ngực nói:
- Thành tài rồi đó
 (Theo Truyện đọc 4, NXB Giáo dục, 2006)
B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
* Đọc hiểu:
Chọn ý đúng:
1. Truyện có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào? 
a. Có ba nhân vật, đó là Kỉ Xương, Cam Thằng và Phi Vệ.
b. Có hai nhân vật, đó là Kỉ Xương, Phi Vệ.
c. Có bốn nhân vật, đó là Kỉ Xương, vở Kỉ Xương, Cam Thằng và Phi Vệ.
2. Ai là người dạy Kỉ Xương học nghề bắn cung?
a. Cam Thằng, nhà thiện xạ thời cổ.
b. Phi Vệ, học trò của Cam Thằng nhưng sau giỏi hơn thầy.
c. Cả Cam Thằng và Phi Vệ.
3. Thầy dạy yêu cầu Kỉ Xương tập luyện những gì?
a. Luyện cho mắt không chớp khi nhìn.
b. Luyện nhìn cái nhỏ thành cái to, nhìn rõ mọi vật dù tinh vi đến đâu.
c. Cả hia yêu cầu trên.
4. Viết tiếp vào chỗ trống cách Kỉ Xương tập luyện và thời gian, kết quả tập luyện:
_ Kỉ Xương luyện mắt không chớp bằng cách: nằm ngửa dưới khung cửi của vợ, mắt ..
+ Thời gian luyện tập: .
+ Kết quả: 
_ Kỉ Xương luyện nhìn, luyện ngắm bằng cách: lấy một sợi lông đuôi trâu, ...
+ Thời gian luyên tập: .
+ Kết quả: 
5. ý nghĩa của câu chuyện là gì? Chọn ý đúng: 
a. Muốn bắn cung giỏi trước hết phải luyện cho mắt không chớp, sau đó luyện nhìn, luyện ngắm thật chính xác, tinh tường.
b. Muốn bắn cung giỏi phải lấy sừng ở nước Yên làm cánh cung, lấy tre ở nước Sở làm tên.
c. Muốn bắn cung giỏi, muốn thành tài, phải khổ công. 
* Luyện từ và câu:
1. Nghĩa của chữ thiện trong từ thiện xạ khác với nghĩa của chữ thiện trong từ nào dưới đây?
a. Thiện nghệ.
b. Thiện cảm.
c. Thiện chiến. 
2. Trong bài đọc có mấy danh từ riêng? Đó là những từ nào?
a. Ba từ. Đó là các từ...
b. Hai từ. Đó là các từ ..
c. Năm từ. Đó là các từ 
3. Tiếng yêu gồm những bộ phận cấu tạo nào? 
a. Chỉ có âm đầu và vần. 
b. Chỉ có vần và thanh. 
c. Chỉ có vần. 
Đề 6
I. Đọc hiểu – Luyện từ và câu (30 phút)
A. Đọc thầm:
Hai mẹ con và bà tiên
Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé nọ sống trong một túp lều nhỏ bé. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn.
Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách:
- ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này đấy cháu ạ!
Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường.
Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên.
Đến gần, cô hỏi:
- Bà ơi, có phải chiếc tay nải này là của bà để quên không?
Bà lão cười hiền hậu: 
- Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử long con đấy. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con.
Thế là người mẹ được chữa khỏi bệnh. Mẹ con họ lại sống hạnh phúc bên nhau.
 	(Theo Đức Anh) 
B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
* Đọc hiểu:
1. Hai mẹ con cô bé sống trong hoàn cảnh như thế nào?
a. Giàu có, sung sướng.
b. Nghèo khó, vất vả.
c. Bình thường, không giàu có cũng không thiếu thốn.
2. Khi mẹ bị bệnh nặng, cô bé đã làm gì?
a. Ngày đêm chăm sóc mẹ.
b. Đi tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh cho mẹ.
c. Tất cả những việc làm trên.
3. Ai đã chữa bệh cho mẹ cô bé?
a. Thầy thuốc giỏi.
b. Bà tiên.
c. Bà lão tốt bụng.
4. Vì sao bà tiên lại nói: Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà?
a. Vì cô bé trả lại tay nải cho bà. 
b. Vì cô hết lòng chăm sóc mẹ ốm, tìm người chữa chạy cho mẹ và lại không tham của rơi.
c. Vì cô bé ngoan ngoãn, không tham của rơi.
5. ý nghĩa của câu chuyện này là gì?
a. Khuyên người ta nên thật thà.
b. Khuyên người ta nên quan tâm chăm sóc cha mẹ.
c. Ca ngợi cô bé hiếu thảo và thật thà.
* Luyện từ và câu:
1. Trong bài đọc có mấy từ láy? Đó là những từ nào?
 a. Hai từ. Đó là các từ...
b. Ba từ. Đó là các từ ...
c. Bốn từ. Đó là các từ .
2. Trong câu sau có mấy động từ? Đó là những từ nào? 
Cô nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường.
a. Có hai động từ. Đó là các từ 
b. Có ba động từ. Đó là các từ .
c. Có một động từ. Đó là các từ ..
Đề 7
I. Đọc hiểu – Luyện từ và câu (30 phút)
A. Đọc thầm:
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
Đời Hùng Vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.
Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn và sang trọng đang tiến đến dần. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng, đang du ngoạn. Chàng hoảng hốt, chạy đến khóm lau thưa trên bãi, nằm xuống, bới cát lên mình để ẩn trốn. Nào ngờ, công chúa thấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, lên bãi dạo rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm. Nước dội làm trôi cát đi, để lộ một chàng trai khoẻ mạnh. Công chúa rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh nhà chàng, nàng rất cảm động và cho là do duyên trời sắp đặt, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên với chàng.
Sau đó, vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh mà tìm thầy học đạo và đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Cuối cùng cả hai đều hoá lên trời. Sau khi đã về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
(Hoàng Lê, theo TV3, tập 2)
B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
* Đọc hiểu:
1. Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
 a. Vì nàng thương Chử Đồng Tử nghèo.
 b. Vì nàng cảm động về lòng hiếu thảo của chàng trai nghèo.
 c. Vì nàng cho rằng cuộc gặp gỡ kì lạ là do duyên trời sắp đặt và vì cảm động trước tình cảnh của Chử Đồng Tử.
2. Theo truyền thuyết, Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp nhân dân làm những việc gì?
a. Dạy dân cách trồng lúa, chăn nuôi.
b. Dạy dân cách trồng lúa, đánh giặc.
c. Dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải và sau khi đã về trời còn hiển linh giúp dân đánh giặc.
3. Nhân dân đã làm gì để ghi nhớ công ơn của Chử Đồng Tử?
a. Lập đền thờ Chử Đồng Tử. 
b. Hàng năm đều làm lễ, thực hiện các nghi thức cổ truyền và mở hội.
c. Tất cả các việc nêu ở câu trả lời a và b.
4. Lễ hội Chử Đồng Tử diễn ra ở đâu? Vào mùa nào trong năm?
a. ở vùng đồng bằng, ven các dòng sông lớn, vào mùa xuân.
b. ở làng Chử Xá (Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội) và vùng ven sông Hồng, thuộc đồng bằng Bắc Bộ, vào mùa xuân.
c. ở vùng ven sông Hồng, vào mùa đông.
5. ý nghĩa của câu chuyện là gì?
a. Ca ngợi truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam.
b. Ca ngợi công ơn của Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã truyền nghề trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải cho nhân dân vùng ven sông Hồng.
c. Giải thích nguồn gốc đền thờ và lễ hội Chử Đồng Tử ở Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội, giải thích nguồn gốc nghề trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải ở ven sông Hồng.
* Luyện từ và câu:
1. Từ bàng hoàng trong câu Công chua rất đỗi bàng hoàng có nghĩa là: 
a. ở trạng thái choáng váng, lặng người đi vì không ngờ tới. 
b. Dừng lại một cách đột ngột do bị bất ngờ. 
c. Rất ngạc nhiên. 
2. Trong bài đọc có mấy danh từ riêng? Đó là những từ nào?
 a. Bốn từ. Đó là các từ...
b. Năm từ. Đó là các từ ...
c. Sáu từ. Đó là các từ .
3. Trong bài đọc có mấy từ láy? Đó là những từ nào?
a. Ba từ. Đó là các từ...
b. Bốn từ. Đó là các từ ...
c. Năm từ. Đó là các từ .
4. Câu văn Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn và sang trọng tiến dần đến, gồm mấy động từ? Đó là những động từ nào?
a. Ba động từ. Đó là ............
b. Bốn động từ. Đó là .....
c. Năm động từ. Đó là .
Đề 8
I. Đọc hiểu – Luyện từ và câu (30 phút)
A. Đọc thầm:
Có một lần, vua Mi - đát được một vị thần cho một điều ước.
Vua Mi - đát nghĩ: vàng quý nhất, ta sẽ xin chạm vào vật nào, vật đó cũng biến thành vang.
Khi Mi - đát nói, vị thần nọ mỉm cười ưng thuận ngay.
Về nhà, vua Mi - đát say sưa với mon quà tặng vì: Nhà vua bẻ một cành cây sồi, cành đó liền biến thành vàng; nhà vua ngắt những bông lúa ở cánh đồng, những bông lúa đó cũng biến thành vàng, nhà vua ngắt một quả táo, quả táo cũng biến thành vàng.
Đến bữa ăn, các thức ăn, thức uống như: bánh mì, thịt bò, xa lát  khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi - đát biết rằng mình đã chọn một điều ước khủng khiếp. Bụng đói cồn cào, Mi - đát chắp tay cầu khẩn:
- “Xin thần làm phúc tha tội cho tôi. Xin Người lấy lại quà tặng để cho tôi được sống”. Vị thần hiện ra và nói:
- Nhà ngươi hãy đến sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà nưôi sẽ rửa sạch được lòng tham.
Mi - đát làm theo, quả nhiên nhà vua thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây ông mong ước, Mi - đát sung sướng hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng lòng tham.
(Trích Thần thoại Hi Lạp – Nhữ Thành dịch)
B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
* Đọc hiểu:
1. Khi được vị thần nọ cho điều ước, vua Mi-đát mơ ước điều gì?
 a. Ước có nhiều vàng.
 b. Ước chạm vào vật nào, vật đó cũng biến thành vang.
 c. Ước các vị thần lấy lại quà tặng.
2. Điều ước đó cho thấy Mi-đát là người như thế nào?
a. Mi-đát rất thích vàng.
b. Mi-đát cho rằng vàng là quý nhất.
c. Mi-đát quá tham làm.
3. Vì sao vua Mi-đát biết rằng mình đã chọn một điều ước khủng khiếp?
a. Vì vua thấy mình có quá nhiều vàng. 
b. Vì tất cả mọi đò ăn thức uống khi chạm vào đều biến thành vàng, vua bị đói.
c. Vì vua nhạn ra điều ước nguyện sẽ có thể làm cho mình chết đói trên đống vàng.
4. ý nghĩa câu chuyện là gì?	
a. Cuốc sống hạnh phúc là đáng quý hơn cả.
b. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng lòng tham.
c. Cả hai ý nêu trên.
* Luyện từ và câu:
1. Tiếng ước gồm những bộ phận cấu tạo nào?
a. Chỉ có vần.
b. Chỉ có vần và thanh.
c. Chỉ có âm đầu và vần. 
2. Bài đọc trên có 3 từ láy. Theo em, dòng nào dưới đây có đủ 3 từ láy đó?
 a. Say sưa, khủng khiếp, mặt mũi.
b. Say sưa, khủng khiếp, cồn cào.
c. Tươi tỉnh, mặt mũi, sung sướng.
3. Từ say sưa trong cụm từ Về nhà, vua Mi-đát say sưa với món quà tặng có nghĩa là:
a. ở trạng thái bị cuốn hút hoàn toàn vào món quá yêu thích, không còn nhớ gì, biết gì đến xung quanh.
b. ở trạng thái bị ngây ngất, choáng vàng, nôn nao.
c. ở trạng thái không biết gì, không tỉnh táo.
4. Trong bài đọc có mấy danh từ riêng. Đó là những từ nào?
a. Một từ. Đó là ...................
b. Hai từ. Đó là ...............
c. Ba từ. Đó là ..
Đề 10
I. Đọc hiểu – Luyện từ và câu (30 phút)
A. Đọc thầm:
Nhanh trí lừa giặc
	Bấy giờ, Lê Lợi (sau này là vua Lê Thái Tổ) nổi quân khởi nghĩa. Quân ít, lương thiếu, mấy lần bị giặc Minh đánh đuổi, quân và tướng mỗi người chạy một ngả. Nhưng ông không nản chí.
	Một lần, quân khởi nghĩa thua nặng. Một mình Lê Lợi thoát vòng vây, chạy về một xóm kia. Quân Minh đuổi theo rất gấp. Bỗng thấy hai vợ chồng ông già đang be bờ bắt cá dưới ruộng, ông liền nói: “Cụ cho tôi bắt cá với. Bọn giặc sắp đuổi kịp rồi”. Ông già cởi ngay chiếc áo đang mặc ném cho Lê Lợi, ra hiệu bảo lội xuống ruộng.
	Ông vừa suc say xuống bùn thì toán giặc đã xồng xộc tới. Một đứa nhìn quanh quất ròi dừng lại bên thửa ruộng, quát:
	- Này lão kia, có thấy ai chạy qua đây không?
	Ông già lắc đầu:
	- Chúng tôi bắt cá ở đây, chẳng thấy ai chạy qua cả.
	Giặc lục soát các bờ bụi, lùm cây. Lê Lợi lo lắng ngẩng đầu nhìn theo. Ông già mắng:
	- Thằng kia, không lo bắt cá đi để còn về ăn cơm. Nhìn ngó cái gì?
	Lê Lợi biết ý, lại cúi xuống bắt cá. Toán giặc tưởng là người nhà ông già, không hỏi nữa mà nháo nhào đuổi theo hướng khác.
	(Theo Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nguyễn Khang kể)
B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
* Đọc hiểu:
1. Câu chuyện kể về những nhân vật nào?
 a. Lê Lợi, một toán giặc Minh, ông lão băt cá.
 b. Một toán giặc Minh, ông lão bắt cá và người nhà của ông.
 c. Lê Lợi, ông lão bắt cá và người nhà của ông.
2. Ai bị giặc Minh đuổi gấp?
a. Ông lão bắt cá.
b. Lê Lợi.
c. Người nhà ông lão bắt cá. 
3. Đoạn 2 kể sự việc gì?
a. Lê Lợi gặp vợ chồng ông lão bắt cá.
b. Lê Lợi bị giặc Minh đuổi và gặp ông lão bắt cá.
c. Lê Lợi được cứu nguy.
4. Lê Lợi gặp ông lão bắt cá trong hoàn cảnh nào?
a. Trước khi dựng cờ khởi nghĩa.
b. Sau khi khởi nghĩa thắng lợi. 
c. Giặc Minh đuổi bắt gấp.
5. Vì sao ông lão bắt cá lại đánh lạc hướng quân giặc, bảo vệ Lê Lợi?
a. Vì ông nhanh trí.
b. Vì ông căm ghét quân Minh.
c. Vì ông yêu nước, ủng hộ cuộc khởi nghĩa, lại nhanh trí.
* Luyện từ và câu:
1. Bài học trên có 4 từ láy. Theo em, dòng nào dưới đây có đủ các từ láy đó? 
a. Đánh đuổi, xồng xộc, quanh quất, bờ bụi.
b. Xồng xộc, bờ bụi, quanh quất, nháo nhào.
c. Xồng xộc, quanh quất, nháo nhào, lo lắng.
2. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ ghép có nghĩa tổng hợp?
 a. Nản chí, đánh đuổi, lo lắng, lục soát.
b. Lục soát, nhìn ngó, quanh quất, bờ bụi.
c. Nhìn ngó, lục soát, đánh đuổi, bờ bụi.
3. Bài đọc trên có mấy danh từ riêng? Đó là những từ nào?
a. Bốn từ. Đó là ...................
b. Ba từ. Đó là ................
c. Hai từ. Đó là 
Họ và tờn : Đề 4
Lớp 4E
I. Đọc hiểu – Luyện từ và câu (30 phút)
A. Đọc thầm:
Người ăn xin
(Tuốc-giê-nhép, theo TV4, tập 1)
B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
* Đọc hiểu:
1. Câu chuyện có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?
 a. Có bồn nhân vật: người ăn xin, ông lão, người kể chuyện, cậu bé.
 b. Có ba nhân vật: người ăn xin, người kể chuyện, cậu bé.
 c. Có hai nhân vật: người ăn xin già, người kể chuyện (cậu bé).
2. Những từ ngữ miêu tả ngoại hình người ăn xin: già lọm khọm, đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại, bàn tay sưng húp bẩn thỉu gợi cho em cảm nhân gì?
a. Hình ảnh ông lão ăn xin thật cụ thể, sinh động và đáng thương cảm.
b. Ông lão ăn xin thật xấu xí, đáng sợ.
c. Ông lão ăn xin rất nghèo đói, bẩn thỉu.
3. Vì sao ông lão lại cảm ơn cậu bé dù cậu không có gì để cho ông?
a. Vì cậu bé đã nắm chặt tay ông.
b. Vì cậu bé đã lục tìm trong túi thứ gì đó để cho ông.
c. Vì cậu đã cảm thông, chia sẻ và thương xót, tôn trọng ông lão.
4. Cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?
a. Cậu bé đã nhận được tình cảm, lòng biết ơn ở ông lão ăn xin.
b. Cậu bé nhận được bài học: Lòng nhân hậu, sự cảm thông, sẵn sàng chia sẻ là đáng trân trọng, đáng quý.
c. Cả hai ý nêu trên.
* Luyện từ và câu:
1. Các từ láy: lọm khọm, giàn giụa, tả tơi, xấu xí, rên rỉ, lẩy bẩy, run rẩy, chăm chăm có giá trị gợi tả hình ảnh hay âm thanh?
a. Gợi tả hình ảnh.
b. Gợi tả âm thanh.
c. Gợi tả hình ảnh và âm thanh.
2. Tiếng ông gồm những bộ phận nào?
 a. Chỉ có vần.
b. Chỉ có vần và thanh. 
c. Chỉ có âm đầu và vần.
3. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ ghép tổng hợp? 
a. áo quần, đau khổ, cứu giúp, nghèo đói.
b. Tái nhợt, cứu giúp, sưng húp, bẩn thỉu.
c. áo quần, đau khổ, cứu giúp, ướt đẫm.
4. Nghĩa của từ tài trong tài sản khác nghĩa của chữ tài nào dưới đây?
a. Tiền tài
b. Tài hoa.
c. Tài nguyên.
Đề 11
I. Đọc hiểu – Luyện từ và câu (30 phút)
A. Đọc thầm:
Bàn chân kì diệu
Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay nhưng em rất ham học.
Hàng ngày, khi chưa được nhân vào lớp, Kí thường cặp một mẩu gạch vào nhón chân và tập viết. Thấy Kí ham học, cô giáo đã nhận và dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho em ngồi tập viết. Kí cặp cây bút vào ngón chan và tập viết vào trang giấy. Ôi! Biết bao nhiêu là khó khăn. Cây bút như không chịu làm theo ý muốn của Kí. Bàn chân Kí giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là nhàu nát cả. Mực giây bê bết. Mây ngón chân mỏi nhừ. Cô giáo thay cây bút chì cho Kí. Kí lại kiên nhẫn tập viết. Mấy ngón chân của Kí quắp lại, giữ cho được cây bút chì đã khó rồi, còn điều khiển cho nó viết thành chữ lại càng khó hơn. Có lần Kí bị chuột rút, bàn chân co quắp lại, không duỗi ra được. Kí đau đến tái người, mặt mũi nhăn nhó, em quẳng bút chì vào xó nhà định thôi học. Nhưng được cô giáo Cương và các bạn an ủi, động viên, Kí lại quắp bút vào ngón chân và hì hục tập viết. Kí bền bỉ vượt mọi khó khăn. Dù trời nắng hay mưa, dù người mệt mỏi, ngón ch

File đính kèm:

  • doc18 de TV lop 4 cuoi ki I.doc