2 Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 7 Năm học 2012-2013
Bạn đang xem nội dung tài liệu 2 Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 7 Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2012 ÷ 2013 Họ và tên: Môn: Ngữ Văn lớp 7 Lớp: Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. TRẮC NGHIỆM (4đ) Hãy chọn các đáp an đúng: A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 1. Những câu tục ngữ học trong chương trình văn 7 được biểu đạt theo phương thức nào? Câu 2. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” dùng cách diễn đạt nào? A. Bằng biện pháp so sánh B. Bằng biện pháp ẩn dụ C. Bằng biện pháp chơi chữ D. Bằng biện pháp nhân hoá Câu 3. Câu tục ngữ nào không cùng nghĩa với câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”? A. Cái nết đánh chết cái đẹp B. Chết vinh còn hơn sống nhục C. Chết trong còn hơn sống đục D. Tốt danh hơn lành áo Câu 4. Tính chất nào phù hợp nhất với đề bài văn nghị luận: “Đói cho sạch, rách cho thơm”? A. Phân tích B. Ca ngợi C. Khuyên nhủ D. Tranh luận Câu 5. Câu: “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy”. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh thuộc kiểu câu gì? A. Câu rút gọn B. Câu đặc biệt C. Câu đơn bình thường D. Câu chủ động Câu 6. Thể loại văn học nào em không học trong chương trình văn 7? A. Truyện ngắn B. Tiểu thuyết C. Nghị luận D. Thơ Câu 7. Yếu tố nào chủ yếu của bài văn nghị luận? A. Tính chất của đề B. Luận cứ C. Luận điểm D. Luận chứng Câu 8. Do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, một học sinh phải viết một văn bản để mong nhà trường miễn hoặc giảm học phí. Theo em, bạn học sinh đó phải viết văn bản gì? A. Báo cáo B. Kiến nghị C. Thống báo D. Đơn từ Câu 9. Dòng nào sau đây không nói về đặc trưng của nghệ thuật chèo? Chèo là loại sân khấu hiện đại của Việt Nam Chèo là loại sân khấu kể chuyện để khuyến giáo đạo đức. Chèo là loại sân khấu có tính ước lệ và cách điệu cao. Chèo là loại sân khấu tổng hợp các yếu tố nghệ thuật. Câu 10. Nhận xét nào đúng với chuyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn? Là tác phẩm viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiêu của văn học Việt Nam. Là tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Là truyện ngắn hiện đại đầu tiên của văn học Việt Nam. Là tác phẩm xuất sắc nhất của Phạm Duy Tốn. Câu 11. Tác phẩm “Những trò lố hay là Va – ren và Phan Bội Châu” được viết theo thể loại nào? A. Truyện ký B.Truyện vừa C. Bút ký D. Văn nghị luận Câu 12. “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là của tác giả nào? A. Hoài Thanh B. Phạm Văn Đồng C. Đặng Thai Mai D. Hồ Chí Minh Câu 13. Trong văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, tác giả đã không chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên những phương diện nào? A. Ngữ âm B.Từ vựng C. Các phương tiện liên kết liên câu của tiếng Việt D. Ngữ pháp Câu 14. Các văn bản báo cáo giống nhau ở chỗ nào? A. Thứ tự các mục B. Nội dung C. Tên văn bản D. Số liệu báo cáo Câu 15. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu dùng cụm chủ vị làm thành phần câu? Mẹ về là một tin vui. Tôi rất thích quyển truyện Bố tặng tôi nhân dịp sinh nhật. Chúng tôi đã làm xong bài tập mà thầy giáo cho về nhà. Ông tôi đang ngồi đọc báo ở tràng kỷ, ở phòng khách. Câu 16. Câu văn sau dùng phép liệt kê gì? Thể điệu ca Huế có sổi nổi tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán. A. Liệt kê không tăng tiến B. Liệt kê không theo từng cặp C. Liệt kê tăng tiến D. Liệt kê theo từng cặp Phần II. TỰ LUẬN (6đ) Đề 1 Câu 1. (1đ) Nêu luận điểm chính và hệ thống luận điểm phụ của văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Câu 2. (5đ) Nhận xét về nhân vật quan phụ mẫu trong “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, có ý kiến cho rằng: “Đó là một viên quan vừa vô trách nhiệm, vừa hống hách, chỉ ham mê bài bạc, bỏ mặc đê vỡ, làm cho dân chúng nghìn sầu muôn thảm”. Em hãy chứng minh ý kiến đó. Đề 2. Câu 1. (1đ) Nêu luận điểm chính và hệ thống luận điểm phụ của văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”. Câu 2. (5đ) Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Hãy giải thích và chứng minh câu tục ngữ trên. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM PHẦN TỰ LUẬN Đề 1. Câu 1 (1đ) Cần nêu được: Luận điểm chính: Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta. Hệ thống luận điểm phụ: + Lòng yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ. + Lòng yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại. (Kháng chiến chống Pháp) + Nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên là phải phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân. Câu 2. (5đ) Yêu cầu: Kỹ năng: Viết đúng kiểu bài lập luận chứng minh. Bố cục rõ 3 phần, diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, câu. Nội dung: Mở bài: + Giới thiệu tác giả Phạm Duy Tốn – tác phẩm “Sống chết mặc bay” + Giới thiệu vấn đề cần chứng minh. Thân bài: Cần chứng minh 3 ý: Quan vô trách nhiệm. Không đốc thúc hộ đê. Ngồi trong đình chơi bài. Quan hống hách. Bắt bọn người nhà, lính hầu quan, đứa thì gãi, đứa thì quạt. Bắt bọn tay chân hầu bài “Không ai dám to tiếng”. Quát mắng, doạ cắt cổ, bỏ tù. Quan mải mê bài bạc, bỏ mặc đê vỡ khiến dân chúng khổ. Ngài mà còn dở ván bài, dù đê vỡ dân trôi, ngài cũng thây kệ. Mọi người đều giật nảy mình, chỉ quan là vẫn điềm nhiên. Có người bẩm có khi đê vỡ, ngài cau mặt gắt “mặc kệ”. Khi ngài ù ván bài to thì đê vỡ, dân trôi, tình cảnh thảm sầu không kể xiết. Kết bài Khẳng định tên quan phụ mẫu là kẻ lòng lang dạ thú, đáng bị lên án. Hình thức: Chữ đẹp, trình bày rõ ràng: 0.5đ Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Tiêu chuẩn cho điểm: Mở bài: 0.5 đ Thân bài: 3.5 đ Kết bài: 0.5 đ Đề 2. Câu 1 (1đ) Cần có những ý sau: Luận điểm chính: Giản dị của Bác Hồ Hệ thống luận điểm phụ: + Bác Hồ giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người. + Bác Hồ giản dị trong lời nói và bài viết. Câu 2 (5đ) Kỹ năng Yêu cầu: Viết đúng kiểu bài lập luận chứng minh kết hợp giải thích. Bố cục rõ 3 phần, văn viết lưu loát, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Nội dung: Mở bài: Dẫn dắt trong cuộc sống ai chẳng muốn thành đạt nhưng con đường dấn đến thành công không phải lúc nào cũng là một con đường bằng phẳng mà có thể là một con đường đầy chông gai. Nêu vấn đề và trích câu tục ngữ. Thân bài: Giải thích câu tục ngữ: Sắt là kim loại cứng. Cây kim nhỏ bé nhưng hoàn hảo hữu dụng. Câu tục ngữ có hai vế đối xứng + Vế đầu là điều kiện: Có công mài sắt. + Vế sau là kết quả: Có ngày nên kim. Nghĩa của câu tục ngữ: Từ sắt lên kim là cả một quá trình tôi luyện mài giũa công phu, không có phép màu nào ngoài công sức lao động cần cù của con người. Từ đó câu tục ngữ khuyên con người phải hết sức kiên trì nhẫn nại theo đuổi một mục đích thì nhất định sẽ thành công. Chứng minh qua thực tế: Lấy dẫn chứng và phân tích ở các lĩnh vực. Trong học tập. Trong khoa học kỹ thuật. Trong lao động sản xuất. Trong kháng chiến chống ngoại xâm. Liên hệ với những câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự. Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ. Liên hệ. Tiêu chuẩn cho điểm: Mở bài: 0.5đ Thân bài: 3.5đ Kết bài: 0.5đ Hình thức: 0.5đ
File đính kèm:
- 2 DEDAP AN KIEM TRA KI 2 VAN 7.doc