20 Bài toán số học cho học sinh giỏi Lớp 5 (Có đáp án)
Bạn đang xem nội dung tài liệu 20 Bài toán số học cho học sinh giỏi Lớp 5 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 Bài toán số học cho HSG lớp 4 -5 Bài 1 a) Phải nhân 19 với số nào để được kết quả là 1919; 19191919? b) Phải nhân 123 với số nào để được kết quả là 123123; 123123123? Giải: a) Bài toán có thể hiểu như sau: giả sử có số A Để 19 x A = 1919 thì phải có A = 1919 : 19 = 101 è phải nhân 19 với 101 để được kết quả bằng 1919. b) Tương tự , để có19 x B = 19191919 thì B = 19191919 : 19 = 1010101 è phải nhân 19 với 1010101 để được kết qả bằng 19191919. Bài 2 Phải nhân 2014 với số nào để được kết quả là 20142014 Giải: Tương tự bài 1, ta có: Phải nhân 123 với 1001 và 1001001 để được kết quả bằng 123123 và 123123123. Bài 3 : Tìm 4 số tự nhiên liên tiếp có tích bằng 24 024 Giải : *Trước tiên ta biết: - Để có tích = 24 024 thì 4 số tự nhiên liên tiếp phải là các số có 2 chữ số. - Số 24 024 tận cùng là 4 nên không có thừa số nào có chữ số tận cùng là 0; 5 vì như thế tích sẽ tận cùng là chữ số 0. è 4 số phải tìm chỉ có thể là các số có 2 chữ số và có chữ số tận cùng liên tiếp là : 1, 2, 3, 4 hoặc 6, 7, 8, 9 * Ta chỉ có thể chọn số 1 cho só hàng chục của các số phải tìm, vi : 24 024 > 11 x 11 x 11 x 11 và 24 024 < 21 x 21 x 21 x 21 èChọn tích của 4 số đó là : 11 x 12 x 13 x 14 hoặc 16 x 17 x 18 x 19 * Ta có : 11 x 12 x 13 x 14 = 24 024 16 x 17 x 18 x 19 = 93 024. è 4 số phải tìm là : 11, 12, 13, 14. (ĐS) Bài 4 : Có thể tìm được 2 số tự nhiên sao cho hiệu của chúng nhân với 18 được 1989 không? Giải : Biết rằng: - Số nào nhân với số chẵn thì tích cũng là 1 số chẵn. à 18 là số chẵn mà 1989 là số lẻ. è Không thể tìm được 2 số tự nhiên mà hiệu của chúng nhân với 18 được 1989. Bài 5 : Có thể tìm được 1 số tự nhiên nào đó nhân với chính nó rồi trừ đi 2 hay 3 hay 7, 8 lại được 1 số tròn chục hay không. Giải : Số trừ đi 2,3 hay 7,8 là số tròn chục thì phải có chữ số tận cùng là 2,3 hay 7 hoặc 8.; Mà các số tự nhiên nhân với chính nó có các chữ số tận cùng là 0 ,1, 4, 5, 6, 9. è không thể tìm được số tự nhiên như thế . Bài 6: Có số tự nhiên nào nhân với chính nó được kết quả là một số viết bởi 6 chữ số 1 không? Giải : Gọi số phải tìm là A (A > 0 ) à Ta có : A x A = 111 111 Vì tổng các chữ số của A= 1+1+1 +1+1+1 = 6 chia hết cho 3 à 111 111 chia hết cho 3. Vì A chia hết cho 3 nên A x A chia hết cho 9. nhưng 111 111 không chia hết cho 9. è Vậy không có số nào như thế . Bài 7: Trong hai số 1990 và 1995 số nào có thể là tích của 3 số tự nhiên liên tiếp? Giải : a/ Tích của 3 số tự nhiên liên tiếp thì chia hết cho 3 (vì trong 3 số đó luôn có 1 số chia hết cho 3) nên 1990 không là tích của 3 số tự nhiên liên tiếp vì: 1 + 9 + 9 + 0 = 19 không chia hết cho 3. b/ 3 số tự nhiên liên tiếp thì bao giờ cũng có 1 số chẵn vì vậy mà tích của chúng là 1 số chẵn mà 1995 là 1 số lẻ è vậy 1995 không phải là tích của 3 số tự nhiên liên tiếp. Bài 8 : Tính 1 x 2 x 3 x 4 x 5 x ............ x 48 x 49 tận cùng là bao nhiêu chữ số 0? Giải : Trong tích đó có các thừa số chia hết cho 5 là : 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45. Hay 5 = 1 x 5 ; 10 = 2 x 5 ; 15 = 3 x 5; ........; 45 = 9 x 5. Mỗi thừa số 5 nhân với 1 số chẵn cho ta 1 số tròn chục. mà tích trên có 10 thừa số 5 è tích đó tận cùng bằng 10 chữ số 0. Bài 9 : Không thực hiện tính tổng em cho biết Phép tính: tổng các chẵn trong phạm vi từ 20 đến 98 được 2025 là đúng hay sai? Giải : Tổng các số chẵn là 1 số chẵn, kết quả phép tính được 2025 là số lẻ do vậy là sai. Bài 10 : Tổng của các số lẻ từ 21 đến 99 = 2025. Không tính tổng đó em cho biết phép tính đúng hay sai? Giải : Từ 1 đến 99 có 50 số lẻ ; Từ 1 đến 19 có 10 số lẻ. à tổng của số lượng các số lẻ là : 50 – 10 = 40 (số) Ta đã biết tổng của số lượng chẵn các số lẻ là 1 số chẵn mà 2025 là số lẻ à tính sai. Bài 11 Tích sau tận cùng bằng bao nhiêu chữ số 0 : 13 x 14 x 15 x . . . x 22 Giải : Trong tích trên có thừa số 20 là số tròn chục nên tích tận cùng bằng 1 chữ số 0. Thừa số 15 khi nhân với 1 số chẵn cho 1 chữ số 0 nữa ở tích.==> tích trên có 2 chữ số 0. Bài 12 : Tích sau tận cùng bằng mấy chữ số 0? 20 x 21 x 22 x 23 x . . . x 28 x 29 Giải : Tích trên có 1 số tròn chục là 20 nên tích tận cùng bằng 1 chữ số 0 Ta lại có 25 = 5 x 5 nên 2 thữa số 5 này khi nhân với 2 só chẵn cho tích tận cùng bằng 2 chữ số 0 èVậy tích trên tận cùng bằng 3 chữ số 0. Bài 13 : Phép chia 1935 : 9 được thương là 216 và kghông còn dư. Không thực hiện tính tán, em hãy cho biết kết đó đúng hay sai. Giải : Vì 1935 và 9 đều là số lẻ, thương giữa 2 số lẻ là 1 số lẻ. Mà thương tìm được là 216 là 1 số chẵn nên sai Bài 14 : Phép tính : 2 x 3 x 5 x 7 x 11 x 13 x 17 x 19 x 23 x 29 x 31 x 37 = 3 999 Không tính tích em cho biết phép tính đúng hay sai? Giải : Trong tích trên có 1 thữa số là 5 và 1 thừa số chẵn nên tích phải tận cùng bằng chữ số 0. è Vì vậy phép tính sai. Bài 15 Tính nhanh tổng sau : Giải ; Bài 16: Hãy thay các chữ T,O,A,N bằng các chữ số thích hợp để phép tính sau là đúng T + TO TOA TOAN 7 6 5 4 Từ phép cộng trên ta thấy T lần lượt xuất hiện ở hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm,hàng nghìn; O lần lượt xuất hiện ở hàng đơn vị, chục, đơn trăm; A lần lượt xuất hiện ở hàng chục, đơn vị; N chỉ xuất hiện ở hàng đơn vị. Vì vậy ta có: T T T T + O O O A A N 7 6 5 4 Ta hấy tổng chưa đến 7700 nên T < 7, T cũng không thể nhỏ hơn 6 vì nếu nhỏ hơn 6 thì hàng nghìn trong kết quả sẽ nhỏ hơn 7(sai với đầu bài) Vậy T = 6 Khi T = 6, ta có: 7654 – 6666 = 988 Và: O O O + A A N 9 8 8 Giả sử AA + N cho kết qủa lớn nhất (99 + 8 = 100) (N không thể là chữ số lớn nhất (9); N không thể giống A(theo đầu bài) ; Suy ra OOO sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 999 và lớn hơn 881(vì 988- 107 = 881) Vạy O là 8 Suy ra AA + N = 988 – 888 = 100; (AA phải lớn hơn 90. nếu N = 9 thì AA lớn nhất chỉ có thể là 77 , sai với kết qủa trên , Vậy A bằng 9 suy ra N = 100 – 99 = 1 ; Phép tính đó là: 6 68 + 689 6891 7654 Bài 17: Tìm một số có 3 chữ số, biết rằng số đó chia hết cho 11 và chia cho 11 thì được thương bằng đúng tổng các chữ số của số phải tìm. Giải: Gọi số phải tìm là: (a > 0; abc < 10) theo bài ra ta có: = (a + b + c) × 11 = a × 11 + b × 11 + c ×11 ( nhân một số với một tổng) = a × 11 + + a × 100 + = a × 11 + + a × 100 = a × 11 + a × 89 = suy ra a = 1 ; = 89 Vậy số phải tìm là: 198 Bài 18. Dãy số tự nhiên liên tiếp từ 1 ; 2 ; 3.. 2007 ; 2008 có bao nhiêu số lẻ có bao nhiêu số chẵn ? Giải : - Trong dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu là số lẻ kết thúc là số lẻ thì tổng các số lẻ > tổng các số chẵn : 1 số ; nếu bắt đầu là số chẵn kết thúc là số chẵn : số các số chẵn > số các số lẻ 1 số ; Bắt đầu là số lẻ kết thúc là số chẵn thì : số các số chẵn = số các số lẻ - Từ 1....2008 có : 2008 : 2 = 1004 và 1004 + 1 = 1005 số lẻ Bài 19. Tìm 4 số tự nhiên có tổng bằng 2003 biết rằng nếu xóa bỏ chữ số hàng đơn vị của số thứ nhất ta được số thứ hai, nếu xóa bỏ chữ số hàng đơn vị ở só thứ hai ta được số thứ ba. Giải. Nhận xét : - Số thứ nhất không thể nhiều hơn 4 chữ số(vì tổng của 4 số là 2003) - Nếu số thứ nhất có ít hơn 4 chữ số sẽ không tồn tại số thứ tư. Vậy số thứ nhất phải là số có 4 chữ số Gọi số phải tìm là : (a> 0 ; a, b, c, d <10) theo đầu bài thì chữ số thứ hai, ba, tư lần lượt sẽ là : ; ; a. Theo bài ta có phép tính : + + + a = 2003 Theo phân tích cấu tậo số ta có : (*) Từ phép tính trên(*) ta có : a < 2 nên a = 1 Thay a = 1 vào(*) ta được : = 892. Ta thấy Tổng chưa đến 900; b9 thì tổng sẽ >892 cho dù c và b = 0) Mặt khác b cũng không nhỏ hơn hoặc bằng 7 vì nếu là 7 cho dù c,d là chữ số lớn nhất(9) thì tổng vẫn nhỏ hơn 892 vậy bằng 8 Ta có: 888+cc+d = 892 cc + d = 892 – 888 cc + d = 4 suy ra c = 0 và d = 4 Thử lại: 1804 + 180 18 1 2003 Bài 20 Khi thực hiện phép tính cộng một học sinh vì sơ ý nên đã viết sai : hàng đơn vị đã viết 2 thành 9 ; ở hàng chục viết 4 thành 7 vì thế tổng tìm được là 750. Hãy tìm tổng đúng ban đầu. Giải Ở hàng đơn vị viết 2 thành 9 như vậy đã tăng lên : 9 - 2=7 đơn vị Ở hàng chục viết 4 thành 7 như vậy đã tăng lên : 7- 4=3 chục Như vậy tổng đã tăng lên : 37 đơn vịèTổng ban đầu là : 750-37=713 PHH sưu tầm& chỉnh lí 3-2014 --- Nguồn:giasutaiducviet
File đính kèm:
- giải 20 Bài số học cho HSG lớp 4-5.doc