23 Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2011-2012

doc36 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu 23 Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
23 ĐỀ THI HỌC KỲ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC : 2011 -2012
Môn : Tiếng Việt
A. Kiểm tra đọc:
I- Đọc thành tiếng (6điểm)
- Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong các bài Tập đọc từ tuần 10 đến tuần 17 SGK Tiếng Việt 3 – Tập 1. Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đó do giáo viên nêu.
II - Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)(Thời gian làm bài 30 phỳt)
Đọc thầm bài “Cửa Tùng’’ SGK TV3 - Tập 1 (trang 109), chọn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây :
Cõu 1 :Mục đích chính của bài văn là tả gì ?
a.Tả cửa biển ở Cửa Tùng.
b.Tả bãi cát ở Cửa Tùng.
c.Tả sông Bến Hải.
Cõu 2 :Em hiểu câu : "Bà chúa của các bãi tắm.” là :
a.Bãi cát ở đây có từ lâu đời.
b.Nước biển ở đây có ba màu sắc trong một ngày.
c.Bãi tắm đẹp.
Cõu 3 :Câu “Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre và rặng phi lao rì rào gió thổi” thuộc câu kiểu :
aAi làm gì ?
.b.Ai là gì ?
c.Ai thế nào ?
Cõu 4 :Trong cõu “ Mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển”.Cú mấy hỡnh ảnh so sỏnh?
a. Một hình ảnh. 
b. Hai hình ảnh
c. Ba hình ảnh
B. kiểm tra viết
I / Chính tả (nghe viết )(5điểm)(Thời gian viết bài 15 phỳt)
 (Từ đầu .....hòn đá thần.) Bài : “Nhà rông ở Tây Nguyên” SGK TV3 – Tập 1 (trang 127) 
II / Tập làm văn (5điểm) (Thời gian làm bài 40 phút)
 Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ em dựa vào các gợi ý sau:
Tổ em gồm những bạn nào?
Mỗi bạn có đặc điểm gì hay?
c. Tháng vừa qua, các bạn làm được những việc gì tốt?
Bài kiểm tra học kì I
Môn thi: Tiếng việt - khối 3
Thời gian: 60 phút( không kể thời gian giao đề)
I/ Chính tả: (5 đ) 
1. Nghe – viết: (3 đ) Bài: Vầng trăng quê em
Sách Tiếng Việt 3 tập I trang 142. 
2.Bài tập: ( 2 đ)
1. Điền vào chỗ trống tr hay ch để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
 	Sau ....ận bão, ...ân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt ...ời nhú lên dần dần rồi lên ....o kì hết ....òn ...ĩnh phúc hậu như một lòng đỏ của một quả ....ứng thiên nhiên đầy đặn.
II/ Luyện từ và câu: ( 3 đ)
khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
1. 	Tên các công việc em thường thấy ở nông thôn:
A. làm ruộng	B. Chăn nuôi gia súc	D. lắp ráp xe máy
2. 	Thân hình bác thợ cày chắc nịch.là kiểu câu:
a. Ai ( con gì, cái gì) - là gì?
b. Ai ( con gì, cái gì) - làm gì?
c. Ai ( con gì, cái gì) - như thế nào?
3. 	Điền dấu phẩy vào các câu sau:
Con chim gáy hiền lành£ béo nục. Đôi mắt trầm ngâm£ ngơ ngác nhìn xa.
III/ Tập làm văn: ( 5 đ)
Em hãy viết một bức thư ngắn khoảng 10 câu cho bạn kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
IV. Đọc- hiểu: ( 7 đ)
Đọc: ( 5 đ) Đọc các bài tập đọc từ tuần 15 – 17
 2. Hiểu: ( 2đ) Bài: Về bà ngoại
Đánh dấu x vào trước những câu trả lời đúng:
1. Quê ngoại của bạn nhỏ ở đâu?
5 ở nông thôn vùng đồng bằng.
5 ở thành phố.
5 ở miền núi.
2. Những điều bạn nhỏ thấy lạ ở quê ngoại?
5 Đầm sen nở ngát hương.
. 	5 Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.
5 Cánh đồng lúa chín.
3. Câu thơ nói lên chỗ ở chính của bạn nhỏ?
5 Gặp đầm sen nở mà mê hương trời.
5 ở trong phố chẳng bao giờ thấy đâu.
5	Những người chân đất thật thà.
PHÒNG GD-ĐT THÀNH PHỐ BẢO LỘC KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
TRƯỜNG TH LỘC CHÂU II Cuối kì I – Năm học : 2011-2012
 Thời gian : 40 phút
A/ Đọc thầm :
Hũ bạc của người cha
1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng.
Một hôm, ông bảo con: 
- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây! 
2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng:
- Đây không phải tiền con làm ra .
3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vô một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành dụm được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.
4. Hôm đó, ông lo đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lo cười chảy nước mắt :
- Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.
5. Ông đào hũ bạc lên, đưa cho con và bảo :
- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
 (Theo truyện cổ tích Chăm) 
B/ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1 : (0,5điểm) Ông lão trước khi nhắm mắt muốn con trai mình trở thành người như thế nào?
a. Muốn con trai trở thành người có nhiều hũ bạc.
b. Muốn con trai trở thành người tự mình kiếm nổi bát cơm.
c. Muốn con trai trở thành người ăn nhiều bát cơm.
Câu 2 :(0,5 điểm) Người con đã vất vả làm lụng và tiết kiệm như thế nào để đem tiền về cho cha?
a. Anh này cầm tiền của mẹ đưa đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha..
b. Đi buôn bán, được bao nhiêu tiền thì để dành không dám ăn uống gì.
c. Xay thóc thuê, xay một thúng thóc trả công 2 bát gạo. Anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng dành dụm chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.
Câu 3 : (1 điểm) Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con đã làm gì ? Vì sao?
a. Người con vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra vì tiền đó do anh vất vả kiếm được.
b. Người con vẫn thản nhiên như không vì tiền đó không phải do anh làm ra.
c. Người con vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra vì đó là tiền mẹ anh cho.
Câu 4 : (1 điểm) Ý nào dưới đây nói lên ý nghĩa của truyện?
a. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.
b. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con người.
c. Cả hai ý trên đều đúng .
Câu 5: (1 điểm) Trong câu ‘Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền’’,từ chỉ hoạt động là :
 a.Vất vả.
 b.Đồng tiền .
 c.Làm lụng
 Đề : Viết một đoạn văn ngắn( 8 – 10 câu) giới thiệu về tổ em dựa vào các gợi ý sau:
Tổ em gồm những bạn nào?
Mỗi bạn có đặc điểm gì hay?
Tháng vừa qua, các bạn làm được những việc gì tốt?
Trường TH Thụ Lộc
Khối 3
Đề kiểm tra cuối học kỳ I- Năm học: 2010-2011
Môn: Tiếng Việt , lớp 3 ( thời gian làm bài 40 phút)
Câu 1: Chính tả ( Nhớ - viết): Về quê ngoại ( 10 dòng thơ đầu)
 ( sách Tiếng Việt 3, tập 1, Trang 137) thời gian viết 15 phút.
 Câu 2: Gạch dưới các từ chỉ hoạt động có trong khổ thơ sau:
 Con mẹ đẹp sao
 Những hòn tơ nhỏ
 Chạy như lăn tròn
 Trên sân, trên cỏ.
 Câu 3: Đặt 1 câu theo mẫu Ai thế nào? để tả : Cô giáo ( hoặc thầy giáo) dạy lớp em.
 Câu 4: Ghi lại các hình ảnh so sánh có trong câu thơ sau:
 Bà như quả ngọt chín rồi
 Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
 Võ Thanh An
 Câu 5: Viết Đoạn văn ngắn nói về quê hương em. 
TRƯỜNG T.H NGUYỄN BÁ NGỌC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
LỚP :.3.................. MÔN : TIẾNG VIỆT 
HỌ VÀ TÊN :............................................ BÀI KIỂM TRA ĐỌC (Thời gian 20 phút)
Dựa vào nội dung bài đọc: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA (SGK tập 1) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Ông lão muốn con trai mình trở thành người như thế nào?
a. Muốn con trai mình trở thành người có nhiều hũ bạc.
b. Muốn con trai trở thành người siêng năng , chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm
c. Muốn con trai trở thành người tài giỏi. 
Khi ông lão vứt tiền vào đống lửa người con làm gì?
a. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra,không hề sợ bỏng.
b. Người con ngồi thản nhiên.
c. Người con ôm mặt khóc.
Trong bài này tác giả nhắc đến dân tộc thiểu số nào?Họ sống chủ yếu ở đâu?
a. Dân tộc Chăm. Sống chủ yếu ở Nam Trung Bộ.
b. Dân tộc Ba Na . Sống ở Tây Nguyên.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống sau?
Công cha như........................................................................
Nghĩa mẹ như.........................................................................
A- Chính tả(Nghe viết) (5 điểm) 
 1,Bài viết: Nhà rông ở Tây Nguyên ( đoạn Gian đầu...... cúng tế)
 2, Bài tập: Điền vào chỗ trống l hay n
- Tay ......àm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
- Nhai kĩ ...o .....âu, cày sâu tốt .....úa.
B-Tập làm văn: (5 điểm) 
 Đề: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về quê hương em hoặc nơi em đang sống theo gợi ý sau:
Quê em ở đâu?
Em yêu nhất cảnh vật gì?
Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?
Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào?
 Bài làm
Kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I 
Môn: Tiếng Việt ( đề 1 )
Thời gian : 60 phút
A. Bài kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Giáo viên kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng của học sinh vào các tiết ôn tập cuối học kỳ I (Tuần 18).
II. Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm (20 phút)
Bồ nông có hiếu 
 Thế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát rang này. Bồ Nông hết dắt mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội.
 	Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xăm xắp, xơ xác rong bèo. Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ.Ngày này tiếp ngày nọ,đêm nay rồi đêm nữa, chú Bồ Nông cứ dùng miệng làm các túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè sang mùa thu.
	Lòng hiếu thảo của chú Bồ Nông đã làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo.
Đọc thầm bài : Bồ Nông có hiếu sau đó làm các bài tập sau: 
1-Trên vùng đất nắng bỏng cát rang có những ai đang sinh sống?( 1đ )
c Hai mẹ con Bồ Nông . 
c Hai mẹ con Bồ Nông và cua cá. 
Một mình chú Bồ Nông bé nhỏ.
2-Bồ Nông đã chăm sóc mẹ như thế nào ? ( 1đ ) 
c Dắt mẹ tìm nơi mát mẻ.Đêm đêm một mình ra đồng xúc tép, xúc cá.
c Bắt được con mồi ngậm vào miệng để phần mẹ.
Cả hai ý trên
3-Vì sao mọi người lại cảm phục Bồ Nông? ( 1đ ) 
c Vì Bồ Nông chăm chỉ lao động.
c Vì Bồ Nông bắt được nhiều cua cá.
c Vì Bồ Nông có hiếu với mẹ.
4-Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ chỉ hoạt động? ( 1đ ) 
c dắt, tìm, xúc, bắt, ngậm.
c dắt, tìm, xúc, cảm phục, ngậm. 
dắt, lặn lội, mò mẫm, còn, ngậm.
5- Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu Ai làm gì? ( 1đ ) 
c Bồ Nông hết dẫn mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. 
c Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết.
Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội
B. Bài kiểm tra viết (10 điểm)
I-Chính tả: (5 đ) Nghe viết bài : Về quê ngoại – Sách Tiếng Việt 3 tập 1 (tr.
II. Tập làm văn: 5 điểm (35 phút) Chọn 1 trong 2 đề sau :
Đề số 1 : Em hãy viết một bức thư cho bạn ở miền Trung (hoặc miền Nam ) để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua
..
..
	Đề số 2 : Em hãy viết một bức thư có nội dung thăm hỏi, báo tin với một người mà em quý mến (ông, bà, chú, bác, cô giáo cũ, bạn cũ....).
..
..
..
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 – KHỐI LỚP 3
MÔN TIẾNG VIỆT
NĂM HỌC 2010-2011
A- KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng (6 điểm)
- Học sinh đọc 1 đoạn văn khoảng 60 chữ thuộc chủ đề đã học ở HK1 (Giáo viên chọn các đoạn văn trong SGK-TV3 – tập 1; Ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do giáo viên đã đánh dấu).
- Trả lời 1 câu hỏi do giáo viên chọn trong bài đọc.
II. Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)
1. Đọc thầm bài: 
BIỂN ĐẸP
	Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
	Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ nhỏ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếu đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui.
	Lại đến buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.
	Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu sắc ấy phần lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên.
 	Theo Vũ Tú Nam
2. Dựa và nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1/ Bài văn trên tả cảnh biển vào lúc nào?
a. Buổi sớm
b. Buổi chiều
c. Cả sớm, trưa và chiều
2/ Sự vật nào trên biển được miêu tả nhiều nhất?
a. Con thuyền
b. Cánh buồm
c. Mây trời
3/ Vẻ đẹp muôn màu sắc của biển do những gì tạo nên?
a. Mây trời
b. Mây trời và ánh sáng
c. Những cánh buồm
4/ Bài văn có mấy hình ảnh so sánh?
a. Một hình ảnh
b. Hai hình ảnh
c. Ba hình ảnh
B- KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả nghe viết (5 điểm) – 20 phút
VẦNG TRĂNG QUÊ EM 
(SGK.TV3-tập 1 trang 142)
(Viết cả bài)
2. Tập làm văn (5 điểm)
Đề bài: Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về việc học tập của em trong học kì 1
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
 NĂM HỌC: 2010 – 2011
Phần I : KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
A. Đọc thành tiếng (6 điểm):
Bài đọc: Hũ bạc của người cha (TV3 - Tập 1 / Tr.121)
Mỗi HS đọc khoảng 60 tiếng / 1 phút.
B. Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm) – 30 phút.
Đọc thầm bài: Người liên lạc nhỏ (TV3 -Tập 1/ Tr.112)
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
1. Kim Đồng đến điểm hẹn để làm gì?
a. Để trò chuyện với bác cán bộ đóng vai ông ké.
b. Để dẫn đường cho bác cán bộ đóng vai ông ké.
c. Để săn sóc bác cán bộ đóng vai ông ké.
2. Khi gặp bọn lính đi tuần, Kim Đồng đã làm gì?
a. Ngồi sau tảng đá để tránh mặt chúng.
b. Thản nhiên đi tiếp như không có ai.
c. Bình tĩnh huýt sáo báo hiệu cho ông ké.
3. Kim Đồng trả lời bọn giặc: "Đón thày mo này về cúng cho mẹ ốm" và giục ôngké đi mau vì đường còn xa. Các chi tiết trên chứng tỏ điều gì?
a. Sự nhanh trí của Kim Đồng.
b. Sự ngây thơ của Kim Đồng.
c. Sự sợ hãi của Kim Đồng.
4. Bài học trên có mấy hình ảnh so sánh?
a. 1 hình ảnh.
b. 2 hình ảnh.
c. 3 hình ảnh.
PHẦN II : KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
A. Chính tả nghe - viết (5 điểm) – 15 phút : Bài "Vàm Cỏ Đông" (TV3 - Tập 1 / Tr.106)
Viết 2 khổ thơ cuối của bài.
B. Tập làm văn (5 điểm) – 25 phút.
Viết một đoạn văn (từ 7-10 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị).
Trường TH Đinh Tiên Hoàng	 Thứ ngày tháng năm 2010
Lớp : 3a 
Tên : 
 BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ I - Năm học: 2010-2011
MÔN:TIẾNG VIỆT ( Đọc)
Đề bài:
I. Đọc thành tiếng:
II.Đọc thầm và làm bài tập:
 Bài: CỬA TÙNG ( SGK- TV3 Tập 1 trang 109 )
 Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “Bà Chúa của các bãi tắm ”. Diệu kỳ thay, trong một ngày, có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
 (Theo Thuỵ Chương)
*Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu x (vào ô trống) trước ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
1. Vì sao bãi cát ở Cửa Tùng lại được coi là “Bà Chúa của các bãi tắm” ?
a. Vì đây là bãi tắm đẹp và kì vĩ nhất trong tất cả các bãi tắm.
b. Vì cạnh bãi biển là một làng chài có tên là Bà Chúa.
c. Vì bãi tắm ở đây vốn là nơi tắm của các vua chúa thời xưa.
2. Vào buổi trưa, nước biển Cửa Tùng có sắc màu như thế nào ?
a. Nước biển nhuộm màu hồng nhạt. 
b. . Nước biển màu xanh lơ.
 c. . Nước biển màu xanh lục.
3 Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh làm tăng vẻ đẹp duyên dáng, hấp dẫn của Cửa Tùng?
a. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt.
b. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
c. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
4. Câu “ Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải .” được cấu tạo theo mẫu câu nào ?
a. Cái gì – là gì ?
b. Cái gì – làm gì ?
 c. Cái gì – Thế nào ?
TRƯỜNG TH ĐINH TIÊN HOÀNG
 TỔ 3 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I
 NĂM HỌC: 2010- 2011
 MÔN: TIẾNG VIỆT ( Đọc )
 Thời gian: 40 phút
I. Đọc thành tiếng:
 GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh 1 đoạn ngắn khoảng 60 chữ ( 1 trong 6 ) bài tập đọc sau và kết hợp trả lời một câu hỏi theo nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu:
- Giọng quê hương	 (SGK/ 76) 
- Người liên lạc nhỏ ( SGK/ 112)
- Thư gửi bà 	 ( SGK/80) 
- Nhà rông ở Tây Nguyên ( SGK /127 )
- Nắng phương Nam ( SGK/94) 
 - Mồ Côi xử kiện ( SGK / 139)
* Hình thức: GV ghi tên bài, số trang vào phiếu cho từng HS lên bốc thăm rồi đọc thành tiếng 1 đoạn văn.
II. Đọc thầm và làm bài tập: 
Đọc thầm bài: “ Cửa Tùng ” ( SGK- TV3 Tập 1/ trang 109 )
 * Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu x (vào ô trống) trước ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
1. Vì sao bãi cát ở Cửa Tùng lại được coi là “Bà Chúa của các bãi tắm” ?
a. Vì đây là bãi tắm đẹp và kì vĩ nhất trong tất cả các bãi tắm.
b. Vì cạnh bãi biển là một làng chài có tên là Bà Chúa.
c. Vì bãi tắm ở đây vốn là nơi tắm của các vua chúa thời xưa.
2. Vào buổi trưa, nước biển Cửa Tùng có sắc màu như thế nào ?
a. Nước biển nhuộm màu hồng nhạt. 
b. . Nước biển màu xanh lơ.
 c. . Nước biển màu xanh lục.
3 Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh làm tăng vẻ đẹp duyên dáng, hấp dẫn của Cửa Tùng?
a. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt.
b. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
c. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
4. Câu “ Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải .” được cấu tạo theo mẫu câu nào ?
a. Cái gì – là gì ?
b. Cái gì – làm gì ?
 c. Cái gì – Thế nào ?
TRƯỜNG TH ĐINH TIÊN HOÀNG
 TỔ 3 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I
 NĂM HỌC: 2010- 2011
 MÔN: TIẾNG VIỆT ( Viết )
 Thời gian: 40 phút
1. Chính tả: (15 phút)
Nghe -viết: Chõ bánh khúc của dì tôi
Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc.
Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê. Hai dì cháu tôi hái đầy rổ mới về.
 Theo Ngô Văn Phú
2. Tập làm văn: ( 25 phút)
* Chọn một trong hai đề sau :
Đề 1:
Hãy viết một bức thư thăm hỏi,báo tin với một người mà em quý mến 
( như: ông, bà, chú, bác, cô giáo cũ, bạn cũ) dựa theo gợi ý dưới đây:
Nơi gửi , ngày tháng năm
Lời xưng hô với người nhận thư.
Nội dung: Thăm hỏi ( sức khỏe, cuộc sống hằng ngày của người nhận thư), báo tin ( về tình hình học tập, sức khỏe của em) Lời chúc và hứa hẹn
Cuối thư: Lời chào; kí tên.
Đề 2:
Hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu ) giới thiệu về tổ em; dựa theo gợi ý sau:
Tổ em gồm những bạn nào?
Mỗi bạn có đặc điểm gì hay?
- Trong học kỳ I vừa qua, tinh thần và thái độ học tập, rèn luyện của các bạn như thế nào?
HỌ VÀ TÊN:.LỚP 3..
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 - 2011 
Môn: TIẾNG VIỆT – Lớp 3
A.PHẦN I : ĐỌC HIỂU – ĐỌC THÀNH TIẾNG
I.Đọc hiểu: Đọc thầm bài sau trong thời gian 10 phút
CÂY SỒI
Trước mặt tôi, một cây sồi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ. Bên cạnh đó, như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm nguội. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng lửa đỏ bập bùng cháy.Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sồi. Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục.
Khoanh tròn vào chữ a, b hoặc c trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây?
1.Đoạn văn trên nói đến loại cây gì?
a. Cây sồi b. Cây cơm nguội c. Cả a, b đều đúng
2.Đoạn văn nói đến những màu sắc nào?
a. Xanh, vàng b. Đỏ, trắng c. Đỏ, vàng, trắng
3.Hìnhh ảnh cây sồi được tả như thế nào?
a.Gầy guộc b. Sum suê 	c. Cao lớn toàn than phủ đầy lá đỏ
4.Những chiếc lá rập rình lay động được so sánh với sự vật nào?
a. Những cánh bướm xinh 	b. Những chiếc lá vàng rực rỡ
c. Những đốm lửa đỏ bập bùng
5.Hình ảnh dòng nước chảy được miêu tả như thế nào?
a. Quanh co 	b. Uốn lượn 
c. Lúc trườn lên tảng đá, lúc luồn xuống gốc cây.
6. Câu : “Chú ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ.” thuộc mẫu câu nào sau đây:
a. Ai làm gì? b. Ai thế nào? c. Ai là gì?
7. Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
a. 1 hình ảnh b. 2 hình ảnh c. 3 hình ảnh
Đó là: 
8. Gạch chân dưới từ chỉ sự vật trong câu sau:
“ Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục.”
II.Đọc thành tiếng:
HS chọn 1 trong 3 bài sau và đọc thành tiếng trong 2 phút (5 điểm).
-Bài : Thư gửi bà (TV3 – tập 1 trang 81)
-Bài : Nắng phương Nam (Đoạn 2 : TV3 – tập 1 trang 94)
-Bài : Nhớ Việt Bắc (TV3 – tập 1 trang 115)
PHẦN II: BÀI VIẾT
I.Chính tả: (10đ)
1.Bài viết(8đ): 
2. Bài tập : Điền vào chỗ trống (2 điểm)
- oc hay ooc ? 
Con s ; mặc quần s.. ; cần cẩu m.. hàng ; kéo xe rơ-m. .
- ưi hay ươi ? 
Khung c; mát r..; s.. ấm ; g.. thư.
II.Tập làm văn:(10 điểm).
 Viết một bức thư thăm một người thân hoặc một người mà em quý mến( ông, bà, cô, bác, cô giáo cũ, bạn cũ)
TRƯỜNG TH NGÔ QUYỀN 
 Họ và tên ................................................
Lớp: 3 ...
 Thứ ngày tháng năm 2011 
 KIỂM TRA ĐỊNH KỲCUỐI HỌC KỲ I
 Năm học : 2011 – 2012
MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 3 (TG : 60 phút)
Điểm – Lời phê
I. ĐỌC HIỂU: (4 điểm)
 Câu 1 (0,5đ) : Đọc thầm bài “ Cửa Tùng” TV3 tập I trang 109 đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng.
Em hiểu thế nào là “Bà chúa của các bãi tắm ? ”
 Là bãi tắm rộng. 
 Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm. 
 Nơi bãi tắm đó có Bà Chúa cai quản.
Câu 2 (0,5đ) : Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm
 Trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.
.............................................................................................................................................
 Câu 3 (1đ) : Viết hai hình ảnh so sánh có trong bài Tập đọc “Cửa Tùng”
1/..........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2/..........................................................................................................................................
............................................................................................................................................. 
 Câu 4 (0,5đ) : Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào ? để miêu tả Một bác nông dân.
 Câu 5 (0,5đ) : Em hãy kể tên 4 thành phố ở nước ta mà em biết.
Câu 6 (0,5đ) : Đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong những câu sau :
Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh.
Nắng cuối thu vàng óng dù giữa trưa cũng thấy dìu dịu.
II. CHÍNH TẢ + TLV 
	1. CHÍNH TẢ:(5 điểm) ( Nghe - viết ) : 
Đêm trăng trên Hồ Tây (Sách Tiếng Việt 3 tậpI/ trang 105)
2 Tập làm văn (5đ)
 Hãy viết một bức thư ngắn cho người thân đang ở xa để hỏi thăm rồi kể cho người ấy nghe về em và gia đình em.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Năm học: 2011 - 2012
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
I- Bài tập: (đọc hiểu) 4đ - Thời gian 30 phút
- Đọc thầm bài : "Hũ bạc của người cha" (Sách TV3/1 trang 121)
- Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu chéo vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất.
1- Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì?
 a - Vì con trai ông lười biếng
 b - Vì về già ông không có người chăm sóc
 c - Vì con trai ông không chăm học
2- Ông muốn con trai trở thành người như thế nào?
 a - Sống nhờ vào bố mẹ
 b - Có hũ bạc thật lớn để chi tiêu không bao giờ hết
 c - Siêng năng chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm
3- Trong 2 câu sau, câu nào không có hình ảnh so sánh?
 a - Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp.
 b - Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng

File đính kèm:

  • doc25 de thi cuoi hoc ki I tieng viet.doc