3 Đề thi cuối học kì I Đọc hiểu Lớp 5 (Kèm đáp án)
Bạn đang xem nội dung tài liệu 3 Đề thi cuối học kì I Đọc hiểu Lớp 5 (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CUỐI KÌ I: LỚP 5 MÔN TIẾNG VIỆT (ĐỌC HIỂU) ĐỀ 5: Em đọc thầm bài “Người thợ rèn” NGƯỜI THỢ RÈN Ngồi xem anh Thận làm việc thật thích: có cái gì rất khỏe rất say trong công việc của anh, sinh động và hấp dẫn lạ thường. Này đây, anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Những chiếc vảy của nó bắn ra tung tóe thành những tia lửa sáng rực. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục. Anh quặp lấy nó trong đôi kìm sắt dài, lại dúi đầu nó vào giữa đống than hồng. Thôi nào ! – Anh bảo cậu thợ phụ. Cậu thanh niên rướn người lên. Đôi ống bễ thở phì phò. Những chiếc lưỡi lữa liếm lên rực rỡ. Thôi ! – Anh nói. Cậu thợ phụ trở tay lau mồ hôi đầm đìa trên khuôn mặt ửng hồng vì hơi nóng, trong khi anh Thận lại lôi con cá lửa ra, quật nó lên hòn đe và vừa hằm hằm quai búa choang choang vừa nói rõ to: “Này Này Này ” Cuối cùng con cá lửa đành chịu thua. Nó nằm ưỡn dài ngửa bụng ra trên đe mà chịu những nhát búa như trời giáng. Và tới lúc anh trở tay ném nó đánh xèo một tiếng vào cái chậu nước đục ngầu làm cho chậu nước bùng sôi lên sùng sục thì nó đã biến thành một chiếc lưỡi rựa vạm vỡ và duyên dáng. Anh Thận chỉ liếc nhìn nó một cái, như một kẻ chiến thắng. Và anh lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới. Theo NGUYÊN NGỌC Đánh dấu x vào ô ¨ trước ý trả lời đúng trong các câu hỏi sau: Công việc của người thợ phụ là gì? ¨ a) Thổi ống bễ lò rèn. ¨ b) Lau mồ hôi đầm đìa trên khuôn mặt ửng hồng vì hơi nóng. ¨ c) Anh lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới, sau khi hoàn thành sản phẩm. ¨ d) Tất cả các chi tiết trên. 2. Bài đọc tả hình dáng hay hoạt động của anh thợ rèn? ¨ a) Chỉ tả hình dáng. ¨ b) Chỉ tả hoạt động. ¨ c) Kết hợp tả hình dáng và hoạt động. ¨ d) Chủ yếu tả hoạt động là chính và chỉ tả một số đặc điểm về hình dáng. 3. Kết quả lao động của người thợ rèn làm một sản phẩm nào? ¨ a) Thỏi thép hồng ¨ b) Con cá lửa hung dữ. ¨ c) Một lưỡi rựa ¨ d) Một lưỡi rìu. 4. Vì sao quá trình người thợ rèn làm một sản phẩm được ví như một cuộc chinh phục mới? ¨ a) Vì người thợ rèn phải bỏ ra nhiều thời gian. ¨ b) Vì người thợ rèn phải dùng nhiều công sức và kĩ thuật. ¨ c) Vì cần phải có nhiều người cùng tham gia. 5. Thay từ bảo vệ trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa với nó: Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp. Từ thay thế cho từ bảo vệ là: .. 6. Điền từ trái nghĩa thích hợp (với các từ in đậm) vào chỗ chấm trong các thành ngữ sau: a) Hẹp nhà, bụng. b) thác, xuống ghềnh. 7. Tìm đại từ xưng hô trong câu sau: Tôi đã cố gắng học thật tốt để cha mẹ vui lòng. Đại từ là: . 8. Tìm cặp quan hệ từ trong câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì? - Nhờ bạn Lan giúp đỡ mà kết quả học tập của Tuấn tiến bộ rất nhiều. Cặp quan hệ từ: .. Biểu thị quan hệ: . 9.Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “trật tự”? (Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng.) a) Trạng thái bình yên, không có chiến tranh. b) Yên lặng, không ồn ào. c) Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật. d) Tình trạng sống yên lành và làm ăn vui vẻ. 10. Dòng nào dưới đây tả đợt sóng mạnh? a) oăm oạp, ầm ầm, điên cuồng b) dữ tợn, dữ dội ào ào. c) ầm ào, ì ầm, trào dâng. d) cuồn cuộn, cuộn trào, ào ạt. Đáp án : a b c b Giữ gìn 6.a/ rộng b/ lên 7.Tôi 8.Nhờ mà Biểu thị quan hệ: nguyên nhân-kết quả 9.c 10.d ĐỀ 6: Em đọc thầm bài “Chuỗi ngọc lam” CHUỖI NGỌC LAM Chiều hôm ấy có một em gái nhỏ đứng áp trán vào tủ kính của Pi-e, nhìn từng đồ vật như muốn kiếm thứ gì. Bỗng em ngửng đầu lên: Cháu có thể xem chuỗi ngọc lam này không ạ? Pi-e lấy chuỗi ngọc, đưa cho cô bé. Cô bé thốt lên: Đẹp quá ! Xin chú gói lại cho cháu ! Pi-e ngạc nhiên: Ai sai cháu đi mua? Cháu mua tặng chị cháu nhân lễ Nô-en. Chị đã nuôi cháu từ khi mẹ chát mất. Cháu có bao nhiêu tiền? Cô bé mở khăn tay ra, đổ lên bàn một nắm xu: Cháu đã đập con lợn đất đấy ! Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé. Rồi vừa lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền, anh vừa hỏi: Cháu tên gì? Cháu là Gioan Anh đưa Gioan chuỗi ngọc gói trong bao lụa đỏ: Đừng đánh rơi nhé! Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi. Cô đâu biết chuỗi ngọc này Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp mất người anh yêu quý. Ngày lễ Nô-en tới. Khách hàng ai cũng vui làm cho Pi-e càng đau lòng. Khi người khách cuối cùng bước ra, anh thở phào. Thế là qua được năm nay ! Nhưng anh đã lầm. Cửa lại mở, một thiếu nữ bước vào. Cô lấy trong túi xách ra chuỗi ngọc lam: Chuỗi ngọc này có phải của tiệm ông không ạ? Phải. Thưa Có phải ngọc thật không? Không phải thứ ngọc quý nhất, nhưng là ngọc thật. Ông có nhớ đã bán cho ai không? Một cô bé tên là Gioan mua tặng chị của mình. Giá bao nhiêu ạ? Tôi không khi nào nói giá tiền của quà tặng. Gioan chỉ có ít tiền tiêu vặt. Làm sao em mua nổi chuỗi ngọc này? Pi-e gói lại chuỗi ngọc và đáp: Em đã trả giá rất cao. Bằng toàn bộ số tiền em có. Hai người đều im lặng. Tiếng chuông từ một giáo đường gần đó bắt đầu đổ. Nhưng sao ông lại làm như vậy? Pi-e vừa đưa chuỗi ngọc cho cô gái vừa nói: Hôm nay là ngày Nô-en. Tôi không có ai để tặng quà. Cho phép tôi đưa cô về nhà và chúc cô một lễ Nô-en vui vẻ nhé ! Trong tiếng chuông đổ hồi, Pi-e và thiếu nữ cùng nhau bước qua một nam mới hi vọng tràn trề. PHUN-TƠN O-XLƠ (Nguyễn Hiến Lê dịch) Đánh dấu x vào ô ¨ trước ý trả lời đúng trong các câu hỏi sau: Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? ¨ a) Tặng bà ¨ b) Tặng cô giáo ¨ c) Tặng mẹ ¨ d) Tặng chị. 2. Chị của cô bé tìm gặp Pi-e để làm gì? ¨ a) Để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc lam ở tiệm Pi-e hay không? ¨ b) Chuỗi ngọc có phải là ngọc thật không? ¨ c) Pi-e bán chuỗi ngọc cho cô bé với giá tiền bao nhiêu? ¨ d) Cả ba ý trên. 3. Vì sao Pi-e nói rằng em bé trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc? ¨ a) Vì cô bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền dành dụm được. ¨ b) Vì em bé rất yêu chị của mình và muốn tặng chị chuỗi ngọc lam. ¨ c) Vì em bé rất thích chuỗi ngọc lam. ¨ d) Vì chuỗi ngọc lam rất đẹp. 4. Câu văn nào dưới đây có dùng đại từ xưng hô? ¨ a) Cô bé mỉm cười rạng rỡ, vụt chạy đi. ¨ b) Cửa lại mở, một thiếu nữ bước vào. ¨ c) Cho phép tôi đưa cô bé về nhà và chúc cô một lễ Nô-en vui vẻ nhé! 5. Câu văn: “Cháu mua tặng chị cháu nhân lễ Nô-en” có: ¨ a) 1 động từ. Đó là : ¨ b) 2 động từ. Đó là : ¨ c) 3 động từ. Đó là : 6. Chọn ý thích hợp nhất để giải nghĩa từ “hạnh phúc”. ¨ a) Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon, ngủ yên. ¨ b) Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. ¨ c) Hồ hởi, háo hức sẵn sàng làm mọi việc. 7. Yếu tố nào quan trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc? ¨ a) Có nhiều tiền. ¨ b) Mọi người sống hòa thuận. ¨ c) Bố mẹ có chức vụ cao. 8. Tìm và gạch dưới các cặp quan hệ từ trong các câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu: a) Nếu việc học tập bì ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. (biểu thị quan hệ ..) b) Cậu không chỉ cho mình những hạt kê ngon lành này mà cậu còn cho mình một bài học quý về tình bạn. (biểu thị quan hệ .) c) Mặc dù khuôn mặt của bà tôi đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt ấy hình như vẫn còn tươi trẻ. (biểu thị quan hệ ...) d) Tuy làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa. (biểu thị quan hệ .) e) Vì Nam không chăm chỉ học nên Nam thi không đạt kết quả cao.(biểu thị quan hệ .) 9. Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn vào câu sau: a) , mấy khóm hoa râm bụt nở đỏ rực b) , chim đua nhau hót líu lo. 10. Gạch dưới trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: * Lúc này, bãi ngô của hợp tác xã quê em rất xanh tốt. Đáp án: D D A 4.c 5.b-mua, tặng 6.b 7.b 8.a/Nếu thì. Quan hệ giả thiết-kết quả b/không chỉ mà. Quan hệ tăng tiến c/ mặc dù nhưng. Quan hệ tương phản. 9. VD. a/ Trước sân b/ Ngoài vườn 10.Lúc này, bãi ngô của của hợp tác xã quê em // rất xanh tốt TN CN VNĐỀ 7: Em đọc thầm bài “Cô giáo em và hai em nhỏ”. CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ. Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển. Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô tươi cười như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ. Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na nhưng Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẻ của Na. Na vẽ một cô gái cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “Em vẽ cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba tối, cô dạy Nết học. Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng, bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn sẽ vào cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm. Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cảnh cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn. (Theo Tâm huyết nhà giáo) Đánh dấu x vào ô ¨ trước ý trả lời đúng trong các câu hỏi sau: Hoàn cảnh của Nết có gì đặc biệt? ¨ a) Đôi chân bị tật, không đi được. ¨ b) Bị tật bẩm sinh ở bàn chân phải. ¨ c) Gia đình khó khăn, không đi học được. ¨ d) Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi. Bé Na là một cô bé: ¨ a) Chăm chỉ học hành ¨ b) Thương chị. ¨ c) Yêu mến cô giáo. ¨ d) Tất cả 3 ý trên đều đúng. Cô giáo đã làm những gì để giúp Nết? ¨ a) Dạy học, tổ chức quyên góp tặng Nết một chiếc xe lăn ¨ b) Dạy học và xin ba mẹ Nết cho em đến trường. ¨ c) Dạy học và dẫn Nết đến trường giới thiệu với các bạn của Na. ¨ d) Dạy học, kể chuyện về Nết với học trò, xin cho Nết vào học lớp Hai. Bài văn thuộc chủ đề nào mà em đã học? ¨ a) Con người với thiên nhiên. ¨ b) Con người với xã hội. ¨ c) Vì hạnh phúc con người. ¨ d) Hãy giúp đỡ mọi người. Trong các dòng dưới đây, dòng nào có 3 động từ? ¨ a) bàn chân, tự hào, vẽ. ¨ b) đọc, viết, thăm. ¨ c) bò, di chuyển, hớn hở ¨ d) chữa, dạy, nhẹ nhàng. Dòng nào có những từ chỉ người gần gũi với em trong trường học? ¨ a) Cô giáo, thầy giáo, cha mẹ, công nhân. ¨ b) Cô giáo, bạn bè, thầy giáo, nông dân. ¨ c) Cô giáo, thầy giáo, bạn bè, bảo mẫu Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ ghép? ¨ a) hoa hồng, mưa phùn, mưa nắng, đồng ruộng. ¨ b) mầm cây, non nớt, lim dim, mây gió, núi sông. ¨ c) tuôn trào, hối hả, mặt đất, dòng sông, cây cối. Hãy xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa: anh hùng, dũng cảm, siêng năng, trung thực, kiên cường, chuyên cần, chăm chỉ, gan dạ, thẳng thắn, cần cù, thật thà, chất phác, chịu khó, chân thật, quả cảm. Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Dòng nào dưới đây chỉ danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai là gì? Một mùa xuân mới bắt đầu Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má. Chị sẽ là chị của em mãi mãi Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Gạch chân các quan hệ từ trong các câu sau: Nhà xa trường nhưng em không bao giờ đến lớp muộn. Em thích học văn và thích học âm nhạc. Đáp án: d d d c b c a 8. Nhóm 1: anh hùng, dũng cảm, kiên cường, gan dạ, quả cảm. Nhóm 2: siêng năng, chuyên cần, chăm chỉ, cần cù, chịu khó. Nhóm 3: trung thực, thẳng thắn, thật thà, chất phác, chân thật. 9.c 10, nhưng, và.
File đính kèm:
- CUOI KI I-DOC HIEU.doc