30 Bài văn nghị luận xã hội

doc74 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu 30 Bài văn nghị luận xã hội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
30 Bài văn nghị luận xã hội

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Nguồn: Biên tập từ tài liệu trên thaytro.vn (14/09/2009) (thikha); Chúng ta làm cuộc sống tốt đẹp hơn như thế nào? (kimmaivts@gmail.com), THPT Võ Thị Sáu, Tp. Hồ Chí Minh.
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Đề 1
Hãy thể hiện quan điểm của mình trước cuộc vận động: “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
Bài làm.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, một số người đã quên đi những chuẩn mực đạo đức để chạy theo những tiêu cực trong xã hội mà bệnh thành tích trong học tập là một ví dụ. Trước tình hình đó, Bộ Giáo Dục nước ta đã vận động nhân dân “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
“Tiêu cực” là những biểu hiện không lành mạnh, có tác dụng không tốt đối với xã hội, làm cho xã hội ta ngày càng đi xuống. “Thành tích” là kết quả của sự nỗ lực mà con người đã bỏ ra. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước. Thế nhưng “bệnh thành tích” lại là kết quả của sự “nỗ lực” giả dối, nguỵ tạo. Sự khác nhau căn bản giữa “thành tích” và “bệnh thành tích” chỉ là sự khác nhau giữa cái thật và cái giả. Và yếu tố then chốt làm nên sụ khác biệt đó chính là tính trung thực. Chính vì thế mà nỗ lực để đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thề là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương. Còn những tiêu cực và bệnh thành tích cần phải lên án và xoá bỏ. 
Căn bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam, nhà trường vì muốn đạt chỉ tiêu của bộ đề ra, giáo viên muốn hoàn thành tốt thi đua của nhà trường nên đã lờ đi đạo đức nghề nghiệp mà cho đỉêm ảo. Phụ huynh vì muốn con em mình là học sinh giỏi, học sinh thì muốn lên lớp, có danh hịêu mà không cần phải tốn sức học bài. Vì những lý do đó mà ngày nay mới có hiện tượng chạy theo thành tích mà không cần quan tâm đến chất lượng. Đối với các vị phụ huynh, chắc chắn rằng chẳng ai muốn con mình học kém hay học mà không có chất lượng. Họ là những người đã bỏ ra tiền của thật, công sức thật, thời gian thật và những hy vọng thật về một tương lai tốt đẹp thật của con em mình khi lo cho chúng được ăn học đến thành tài. Vì thế, chẳng có lý do gì họ lại mong muốn nhận sự giả dối từ kết quả học tập của con em mình. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm thực dụng, họ sẵn sàng làm mọi cách, kể cả những cách tệ hại nhất mà chúng ta đã được biết qua báo chí, để con em họ qua được một kỳ thi, có một tấm bằng đề tìm việc sau này. Có một tấm bằng đi đã, vì đó là tấm bằng được xã hội thừa nhận, rồi sau này khi có điều kiện sẽ cố mà học tiếp một cách chân thực. Như vậy, suy cho cùng, phu huynh và học sinh chính là những người đã tiếp tay, để cho bệnh thành tích ngày càng lan rộng và nặng hơn.
Đầu năm hai ngàn không trăm lẻ sáu, tại trường trung học cơ sở Trần Phú, huyện miền núi Sông Hinh tỉnh Phú Yên đã phát hiện hai mươi sáu học sinh lớp sáu đọc chưa thông, viết chưa thạo nhưng vẫn cứ đựoc lên lớp. Trong những kì thi tốt nghiệp phổ thông và đại học, hiện tượng mang tài liệu vào phòng thi, tài liệu vất trắng cả sân trường sau buổi thi đã từng được báo chí đề cập tới. Khi biết những thông tin này,bản thân chúng ta có suy nghĩ gì? Cả một thế hệ,cả một tương lai đất nước nay phải để những con người như thế gánh vác thì chẳng có gì kinh khủng hơn. Nếu những con người giữ những chức vụ cao trong xã hội là những người “hữu danh vô thực” thì đó là những hạt sạn của xã hội, là nguyên nhân kéo nước ta chậm lại trên con đường phát triển.
Chúng ta đều hiểu rằng, một xã hội muốn phát triển phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có năng lực thực sự, là nguyên khí của quốc gia. Giáo dục chính là điểm xuất phát, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường thinh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục thực sự tốt sẽ tạo nên những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành tích ấy sẽ tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển. Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và tranh đua với thế giới đề giành lấy một vi trí xứng đáng trên hành tinh này. Cuộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt và mang tính chất thắng bại sinh tử không khác gì trên chiến trường hay trên võ đài. Ở đó, một võ sĩ chỉ có thể chiến thắng đối chủ bằng tài năng thực sự của chính mình, không phải vì có một văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn. Đất nước chúng ta sau này có cường thịnh hay không tùy thuộc vào nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những nhân tài thực học hay không.
Chúng ta cần phải học tập thật tốt, ra sức học tập và tu dưỡng đạo đức để sau này có thể giúp ích cho xã hội và cho bản thân. Cần phải đẩy lùi tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích. Đó không phải là vịêc qúa khó nếu chúng ta cùng có quyết tâm “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.


Đề 2
Viết một đoạn văn, trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng “nghiện” internet trong nhiều bạn trẻ hiện nay.
Đáp án.
a) Yêu cầu.
- Chỉ viết một đoạn văn. 
- Phải viết đúng kiểu văn bản nghị luận.
- Phải nghị luận đúng vấn đề nghiện internet trong nhiều bạn trẻ hiện nay. Sau đây là một số ý tham khảo; thí sinh ít nhất phải nêu được một luận điểm và tìm các luận cứ, kết hợp với các thao tác lập luận để nghị luận.
+ Nêu hiện tượng: hiện nay có nhiều bạn trẻ nghiện internet.
+ Nguyên nhân.
+ Phê phán những tác hại của hiện tượng; nêu những tấm gương học tốt và biết sử dụng internet vào việc có ích, phù hợp. 
b) Cách cho điểm.
Giám khảo căn cứ vào từng bài thi cụ thể để chấm điểm (trừ điểm những bài: viết hơn một đoạn văn, viết không đúng kiểu văn bản nghị luận…); chấm điểm cao cho những bài viết độc đáo, sáng tạo…

Đề 3
Sống đẹp là gì hỡi bạn? 
Trong cuộc sống hằng ngày mỗi người chọn cho mình những cách thể hiện khác nhau hình thành lên những cách sống khác nhau: sống đẹp, sống có ích và lối sống ích kỷ, buông thả thậm chí chìm trong vòng tội lỗi. Như vậy “sống đẹp" là một lối sống tích cực mà mỗi người cần phải hướng tới. Nhưng sổng thế nào mới là lối "sống đẹp”, còn là điều băn khoăn của rất nhiều người.
“Đẹp” không phải chỉ là cái đẹp hình thức. Cái "đẹp" thể hiện từ những hành động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người. "Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha... Xuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người. Một sáng đến trường, bạn không sợ muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường. Mỗi ngày dành dụm tiền để ủng hộ quỹ "Vì người nghèo". Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp.
Lại nhớ đến hơn 30 năm trước đây, người con gái Hà Nội Đặng Thuỳ Trâm xung phong vào chiến trường Quảng Trị gian khổ bản thân chịu những thiệt thòi nhưng chị vẫn dành một tình thương bao la cho những người quanh chị. Bất lực trước một ca mổ, chị đau đớn, lo lắng cho người em nuôi giờ này đang đè nặng tang tóc, đêm chị mất ngủ.Tất cả những điều ấy đều xuất phát từ lòng yêu thương trong trái tim chị! Để chính từ những lo lắng, đớn đau ấy dân tộc Việt Nam có một người con anh dũng, kiên cường tận tụy làm người. Đó là chuyện của 30 năm trước, còn giờ đây có biết bao người ngày đêm nhen lên ngọn lửa tình yêu thương trên cõi đời này. Một nhà giáo già ngày ngày đạp xe khắp chốn bán những bức hình cụ Rùa Hồ Gươm mà thầy vô tình chụp được để lấy tiền góp vào quỹ "Vì người nghèo". Bao nhà hảo tâm, bao con người có mỗi năm lại lắng lòng mình nhớ đến những người còn trong đói khổ bần cùng.Cuộc sống muôn màu muôn vẻ tạo nên muôn nghìn gương mặt con người khác nhau: có người tốt, kẻ xấu, có những người từng gây ra tội ác. Nhưng không có ai chưa từng sai lầm. Dẫu có lầm lạc bước vào ngõ cụt vẫn có thể quay đầu lại. Chúng ta vẫn luôn dang tay chờ đón một con người mới ở những người từng mắc tội. Mỗi dịp lễ lớn, không chỉ những người ngoài khung sắt nhà lao mới náo nức chờ đợi mà những người ở trong cũng vui mừng vì mỗi dịp ấy họ lại có cơ hội được ân xá, được trở về với người thân, bè bạn. Chào đón họ bằng lòng bao dung tha thứ, tin vào một sự thay đổi ở họ đó cũng là "sống đẹp". Chính nhờ có lòng yêu thương mà không ít người tìm lại được chính mình. 
Có một nhà thơ với bút danh "Hoàn Lương" từng nửa đời làm tướng cướp trên những chuyến tàu Đà Nẵng - Nha Trang, làm đại gia buôn lậu xảo quyệt, thi nhân ấy tên là "Nguyễn Đức Tân" (Đông Mỹ - Thanh Trì - Hà Nội). Nửa đời làm việc thất đức nhưng trong trại giam được nghe lời khuyên nhủ tâm tình của giám thi, như người tỉnh cơn mê anh tâm sự:“Đêm đêm nghe tiếng vọng vangTiếng ngoài xã hội rộn ràng trong đêmĐã buồn lại thấy buồn thêmKhát thèm cuộc sống ấm êm ngoài đời”Và cuộc đời của tên tướng cướp ấy rẽ sang một ngả khác khi mãn hạn tù, anh trở thành một nhà thơ, một thành viên của đội Công an xã. Khi được hỏi làm thế nào mà cá sự thay đổi lớn trong anh như vậy, tướng cướp, thi nhân ấy trả lời nhờ có sự bao dung, tình yêu của người vợ hiền và của tất cả mọi người.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết "Sống trên đời cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…". Gió sẽ cuốn những tấm lòng thảo thơm gieo tình yêu khắp muôn nơi, mang lại ánh sáng cho miền đất tăm tối, mang lại hạnh phúc cho những người cùng khổ. Mỗi chúng ta, hãy gửi theo gió tấm lòng mình để cứu giúp bao người và để chính chứng ta là những con người có lối "sống đẹp”.
“Cuộc sống không có con đường cùng chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải làm sao để vượt qua được những ranh giới ấy” (Nguyễn Khải). Cuộc sống luôn chứa đựng những thử thách, và không ai là không vấp ngã một lần. Vậy nhưng sau cú ngã đau đớn ấy, bạn làm gì mới là điều đáng nói. Trong đầu tôi cứ thể hiện lên hình ảnh con lật đật nhỏ bé miệng luân nở nụ cười và lần nào vấp ngã cũng bật dậy, trên môi vẫn là nụ cười lạc quan. Đã bao giờ bạn được như con búp bê ấy, kiên cường và nghị lực?... Đọc Đặng Thuỳ Trâm, những dòng tâm sự của chị, từng câu từng chữ bao giờ cũng tràn ngập một lòng ham sống phi thường. "Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố ". Câu nói tâm đắc ấy của chị, giờ đây, mỗi chúng ta cũng phải lấy đó làm châm ngôn sống cho cuộc sống của mình.
Tôi được nghe thầy dậy Hoá kể câu chuyện về người học trò cũ của thầy. Anh là một học sinh chăm ngoan, học giỏi, luôn nằm trong nhóm đầu. Vậy nhưng trong kỳ thi Đại học quan trọng anh lại trượt điều tưởng như không thể đã xảy ra. Đau buồn, thất vọng về chỉnh mình, cuộc sống của một thanh niên 18 tuổi lúc ấy chỉ toàn một màu đen khi bao hứa hẹn tương lai, kỳ vọng của gia đình, thầy cô đều sụp đổ. Không chịu giam mình trong màn đêm, anh tự mình thắp lên ngọn nến niềm tin và tiếp tục học tập hết mình. Anh đã đỗ vào năm sau với một số điểm cao. Dù so với bạn bè, anh là người đến sau nhưng anh lại là người đạt được chiến thắng lớn nhất: Chiến thắng chính mình, cuộc sống với những ranh giới của nó luôn bao quanh bạn. Nếu không có nghị lực làm sao bạn có thể đi hết được con đường của riêng mình? Từ số 1 đến số 0 chỉ trong gang tấc nhưng khoảng cách từ số 0 đến số 1 trên trục đời là cả một quá trình mà nếu không có niềm tin, nghị lực, bạn sẽ mãi chỉ là con số 0 mà thôi. Hãy là một người bộ hành với đôi chân dẻo dai sẵn sàng đạp lèn mọi chông gai để bước đi: "Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vô vàn những mũi gai” Lời bài hát của ban nhạc tôi yêu thích cứ văng vẳng bên tai. Bàn chân có thể sẽ chảy máu vì gai nhọn nhưng đừng ngồi xuống rên xiết, hãy để máu ấy thấm lên những cánh hồng đỏ thắm trên bước đường vinh quang của bạn! Làm được như vậy tức là bạn đang "sống đẹp",sống và luôn giữ cho mình một niềm tin vào ngày mai, luôn có một nghị lực vươn lên hướng đến ánh mặt trời.Tôi từng đọc một bài thơ nghe qua tưởng chỉ là thơ vui nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc: "Khi anh sinh ra/ Mọi người đều cười/ Riêng anh thì khóc tu tu/ Hãy sống sao để khi chết đi/ Mọi người đều khóc/ Còn môi anh thì nở nụ cười”. Bạn và tôi, hãy tự chiêm nghiệm cho mình lối sống đẹp để khi ở cuối con đường, chúng ta đều mỉm cười mãn nguyện! 

Đề 4
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhà văn Lưu Quang Vũ có viết: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) nói lên suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sống nêu trên.
ĐÁP ÁN.
Yêu cầu về nội dung:
a. Học sinh hiểu được thực chất câu nói của Lưu Quang Vũ: Con người phải sống thật với chính mình.
b. Lí giải được tại sao con người phải sống thật với chính mình (con người là một thực thể thống nhất giữa hai mặt tinh thần và thể xác. Nếu không sống thực với mình thì con người sẽ đau khổ và sẽ gây ra đau khổ, tai hoạ cho những người xung quanh...)
c. Biết liên hệ với thực tế cuộc sống hiện nay để chỉ ra tác hại của cách sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Từ đó rút ra bài học cho bản thân: Hãy trung thực với bản thân, đừng tự lừa dối mình và lừa dối những người xung quanh.
Yêu cầu về dựng đoạn:
a. Viết đúng dung lượng yêu cầu: khoảng trên 200 từ.
b. Đoạn văn mạch lạc, thể hiện được tính liên kết và hướng kết cấu.
* Biểu điểm: 
Giáo viên chú ý kết hợp cả 2 yêu cầu trên để chấm:
- Điểm 3: Học sinh xác định đúng trọng tâm, biết cách làm một bài nghị luận xã hội; đảm bảo được các ý nêu trên; văn viết chặt chẽ, mạch lạc.
- Điểm 1-2: Học sinh nêu được 2/3 số ý. Văn viết tương đối mạch lạc; không sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. 
- Điểm dưới 1: Chỉ nêu được ½ số ý nêu trên; sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.

Đề 5
Bàn về tình trạng bạo lực học đường hiện nay.
a/Yêu cầu:
Về nội dung:
- Học sinh có thể giới thiệu vấn đề từ nhiều góc độ, nhưng phải nêu được vấn đề tình trạng bạo lực học đường đang trở nên phổ biến khiến dư luận xã hội quan tâm, báo động. 
- Giải thích khái niệm bạo lực học đường: cách úng xử, giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh trong học tập, sinh hoạt trong nhà trường giữa học sinh bằng bạo lực…Học sinh có thể nêu ví dụ làm rõ.
- Nguyên nhân của tình trạng trên: việc giáo dục đạo đức học sinh, thanh thiếu niên ở nhiều gia đình, trong nhà trường bị buông lỏng; nhiều giá trị đạo đức bị xói mòn trong cơ chế kinh tế thị trường; tình trạng bế tắc, mất phương hướng trong một bộ phận giới trẻ… Nêu một vài dẫn chứng làm rõ lập luận.
- Cách giải quyết tình trạng bạo lực học đường.
- Suy nghĩ của bản thân trong việc giải quyết các mâu thuẫn trong đời sống…
Về kĩ năng:
- Học sinh nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận về các vấn đề xã hội, biết nêu vấn đề, giải thích, chứng minh, đánh giá vấn đề; từ đó rút ra bài học cho bản thân.
- Bài làm có bố cục rõ ràng; diễn đạt mạch lạc; ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
b/Cho điểm: 
- Điểm 3: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Văn viết trôi chảy. Chấp nhận một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 2: Đáp ứng yêu cầu ở mức khá; biết tìm dẫn chứng làm rõ lập luận.Văn viết trôi chảy; có thể mắc 3- lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 1: Không rõ lập luận, không biết giải thích khái niệm, giải thích không chính xác; không có dẫn chứng; bài làm sơ sài, có trên 4 lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 0: Để giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng không rõ ý.
Đề 6
Học, học nữa, học mãi... (Lê-nin) 
1/MB: nêu vấn đề nghị luận: “học, học nữa, học mãi”. Học hỏi là 1 việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay. Nó giúp con ng` mở mang kiến thức,nó giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. nhận thức được tầm wan trọng của vấn đề này, tuy fải bận trăm công nghìn việc, nhưng Lê-nin vẫn thường khuyên cán bộ và tự đặt cho mình nhiệm vụ: “học, học nữa, học mãi”.
2/TB:
A-BÌNH:
a) Giải thích câu nói (hoặc nêu các biểu hiện của vấn đề) học là việc học sinh tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo…khi học chúng ta fải tìm tòi, suy nghĩ them để hiểu rõ và mở rộng các kiến thức đã thu thập được. như thế lời dạy của lê-nin có ý nghia là khuyên chúng ta fải luôn học hỏi ko ngừng, học hỏi suốt đời chẳng những trong nhà trường và cả ngoài XH…
b) Phân tích các mặt đúng,lợi:đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên, rõ rang từ trước đến nay. bởi vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi ng` trong chúng ta chỉ như giọt nước. hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi wa thì hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, vì thế ko bao h chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì thế mà chúng ta fải luôn luôn học tập ko ngừng.làm sao chúng ta có thể quên được tấm gương của nhà bác học Lê Quý Đôn của đất nước VN hoặc các bác học Newtơn, Ampere… trên thế giới đã suốt đời học hỏi và cống hiến nhiều kiến thức quý báo cho nhân laọi. ngoài ra, lời nhận định này cũng đúng vì nó có giá trị về mặt giáo dục con ng` mới, giáo dục lý tưởng sống cao quý. Cho nên chúng ta ko lạ gì khi thấy các danh nhân trên thế giới cũng từng có những suy nghĩ tương tự như câu nói nổi tiếng của Darwin:“nhà bác học ko có nghĩa là ngừng học” hay:“đường đời là chiếc thang ko nấc chót, việc học là quyển sách ko trang cuối cùng.” (Kalinin) hay câu của Bác Hồ: “học hỏi là một việc fải tiếp tục suốt đời”.Chính câu nói của các nhà bác học càng làm tăng them giá trị chân lí của lời nhận định của Lê-nin.
B-LUẬN: (mở rộng vấn đề)
a) Phân tích các mặt bổ sung. Nhưng thật đáng tiếc là có những người làm ngược lại với lời dạy bảo quý giá này. thật đáng tiếc là trong nhà trường có những học sinh lười biếng, ko cố gắng chăm lo học tập, kiền thức nôgn cạn, dở dang. Cũng như thế trong XH còn có những kẻ tự kiêu, tự mãn khi đã đạt được = cấp mà ko chịu típ tục học hỏi. và đương nhiên những kẻ đó đáng bị chê trách vì đã ko nghe theo lời khuyên bảo tốt đẹp này.
b) Xây dựng thái độ đúng cần phải có.Do đó, học hỏi suốt đời là một việc fải làm và cần làm. Ý nghĩa trọn vẹn, sâu xa của câu nói cũng là muốn chúng ta thực hiện được điều đó. Nhưng làm như thế vẫn chưa đủ. để việc học hỏi đạt kết quỷ thật tốt, chúng ta fải xác định rõ động cơ học tập là vì tổ quốc, vì nhân dân, học để trở thành ng` lao động mới có khả năng trình độ để phục vụ đất nước,sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. bên cạnh mục đích học tập,chúng ta còn fải có tinh thần thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học ở nhà trường, học ngoài XH...
c) Phân tích nguyên nhân, hậu quả (or tác dụng) nếu đạt được những điều kiện trên thì việc học hỏi sẽ mang lại 1 tác dụng, 1 kết quả thật to lớn là kiến thức của mỗi ng` trong chúng ta sẽ được lien tục nâng cao, từ đó sẽ giúp cho đất nước ngày càng văn minh tiến bộ. đặc biệt là đối với đất nước chúng ta ngày nay,nhiệm vụ học tập càng trở nên vô cùng cấp thiết,trở thành nghĩa vụ của mỗi ng` công dân vì đất nước ta, sau gần một trăm năm đô hộ của thực dân pháp,sau hơn hai mươi năm chiến đấu chống đế quốc mỹ, đa số nhân dân ta ko có thời giờ và phương tiện để học tập.nên muốn nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến trrang, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục và phát triển kinh tế, tiến tới xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và phồn vinh, ta cần fải cố gắng học tập gấp năm mười lần trước đây thì mới mong có một đội ngủ cán bộ quản lí, khoa học kĩ thuật đông đảo, công nhân lành nghề,nông dân có trình độ cao để tiếp thu kỹ thuật mới tăng nâng suất lao động.
3/KB: thái độ,kết luận chung của bài nghị luận.Rõ rang nhận định của lê-nin đúng là một sự thật hiển nhiên trong cuộc sống, là một chân lí của thời đại. Đồng thời,câu nói trên cũng bộc lộ tấm long, ước muốn thiết tha của Lê-nin. 
Đề 7
Nhạc sĩ thiên tài người Đức Beethoven nói:
“Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem lại hạnh phúc cho người khác”.
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên trong một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi).
Đáp án:
1/ Yêu cầu nội dung: học sinh có thể trình bày khác nhau song cần giới thiệu được câu nói của Beethoven, hiểu quan niệm sống cao quí mà nhạc sĩ nêu lên, khẳng định ca ngợi quan niệm sống hướng về cống hiến, vị tha; phê phán quan niệm sống ích kỉ, hưởng thụ cá nhân…Sau đây là các yêu cầu cụ thể:
Giải thích: (0.5)
- Hạnh phúc: cuộc sống tốt đẹp; niềm vui, sự thỏa mãn về mặt tinh thần, tình cảm của con người…
- Câu nói thể hiện quan niệm sống đẹp, vị tha…
Bình luận: (2.0)
- Trong cuộc sống, ai cũng tìm kiếm hạnh phúc nhưng quan niệm về hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Có người coi sự thỏa mãn vật chất, tình cảm của riêng mình là hạnh phúc. Nhưng cũng có không ít người quan niệm hạnh phúc là cống hiến, là trao tặng. Đối với họ, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết hi sinh cho hạnh phúc nhân loại. Beethoven quan niệm như thế.
- Những người biết sống vì người khác, đem lại hạnh phúc cho người khác, là những người có tấm lòng nhân hậu; có cuộc sống đầy ý nghĩa cao cả, đáng trân trọng… Nêu các dẫn chứng làm rõ luận điểm.
- Phê phán lối sống vị kì, đối với nhân quần, xã hội. (Như Victor Hugo đã nói: “kẻ nào vì mình mà sống thì kẻ ấy vô tình đã chết với người khác”.
- Liên hệ bản thân. (0.5)
2/ Cho điểm:
- Cho điểm tối đa đối với bài làm diễn đạt ý rõ ràng, mạch lạc, không sai chính tả, ngữ pháp.
- Sai lỗi chính tả, ngữ pháp tuỳ mức độ trừ từ 0.25 điểm đến 1.5 điểm…)
Lưu ý: Độ dài văn bản chỉ có tính tương đối, không phải căn cứ để cho điểm.

Đề 8
Đề: Một triết học nói: Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lònng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra.
Bài làm.
Các bạn đã từng nghe câu “Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra” chưa? Có lẽ câu nói thật lạ kì phải không các bạn, đây là câu nói của một nhà triết học, tuy thật khó hiểu nhưng nó lại hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc, nhà triết học có ý nhắc nhở chúng ta điều gì đây? Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ ý nghĩa câu nói này nha các bạn. 
Không chỉ đơn giản bằng một câu ngắn gọn như vậy, nhà triết học còn nói:“Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả.Nó làm thế nào thì sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra’’.Đến đây một phần cánh cửa như được mở rộng.
Tại sao lại nói “mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có”?.Mỗi con vật khi sinh ra đều biết ăn, biết đi lại, biết bắt mồi… tất cả đều là do bản năng sinh tồn của nó, giống như con mèo con, khi mới sinh ra là đã biết bò lại gần mẹ để bú, để hưởng chút hơi ấm ngọt ngào mà mẹ nó dành cho những đứa con yêu thương, rồi dần tự mở đôi mắt nhỏ xinh mèo con bắt đầu tập được những bước đi chập chững, rồi chạy nhảy, đến nô đùa, đến bắt chuột, tất cả đều là do tự nhiên mà có, không ai dạy bảo, mèo con trưởg thành và cả vòng đời mèo con vẫn như vậy, không thay đổi. 
Thật hay, tạo hoá đã ban tặng cho loài vật một bản năng đặc biệt để có thể thích nghi với cuộc sống thế nhưng “Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả’’.Đúng vậy, con người không hề có một chút bản năng đặc biệt nào,tất cả mọi thứ hoàn toàn phụ thuộc vào người khác,phải trải qua sự rèn luyện, tập tành mới có được khả năng.Con người khi sinh ra vốn chẳng biết gì,chỉ nhắm nghiền đôi mắt bé xiu và oa oa oà lên những tiếng khóc đòi bú mẹ, thật sự chẳng thể nào chạm được tới mẹ. Tất cả là nhờ mẹ nâng niu,ôm ấp vào lòng hoà tan dòng sữa ngọt chạm vào môi hồng bé xinh thì mới tiếp tục sự sống được. Không chỉ vậy, làm sao con người có thể tự đi đứng, bò trườn được,tất cả phải qua quá trình rèn luyện ngay từ thuở ban đầu.Hai tháng biết lật, ba tháng biết bò, sáu tháng chập chững biết đi, mười tháng bắt đầu hoàn thiện bước đi của mình… Đâu phải tự nhiên! Đều do bàn tay nồng ấm của mẹ dìu dắt từng bước, từng bước một,tạo nên khả năng sinh tồn, hoà nhập với cuộc sống cho một sinh linh bé nhỏ dần bước vào đời.
Con người khác với con vật là có tri thức, có phẩm chất đạo đức nhưng đây cũng đâu phải là điều vốn sẵn có trong từng người mà nó được phát huy, phát triển qua những ngày học tập, những ngày được dạy dỗ. Cũng như chúng ta ngay từ nhỏ đã được dạy rằng phải biết hiếu thảo với cha mẹ, bên ngoài xã hội cần tôn trọng người khác, phải chân thành, công bằng... và nhiều điều khác nữa, những lời dạy đó ăn sâu vào tâm trí, nó lớn theo thời gian khi ta càng lớn, và được áp dụng ngay trong đời sống. Thử hỏi không có sự chui rèn, không có sự luyện tập thì làm sao ta có thể hoà nhập với cuộc sống hiện tại đựơc, bởi vậy “nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó”. Đó chính là lí do ta cần phải biết sống, biết hành động, biết nỗ lực.Cũng như khi muốn đánh được một bản nhạc hay thì ta phải tập đánh đàn, điều đó xuất phát từ lòng yêu

File đính kèm:

  • doc30-Bai-van-nghi-luan-xa-hoi.NLS.up.doc