30 Đề ôn tập kiểm tra môn Tiếng việt Lớp 4,5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu 30 Đề ôn tập kiểm tra môn Tiếng việt Lớp 4,5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Từ ĐƠN - Từ GHéP - Từ LáY Bài1: Cho đoạn văn sau: Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Giós từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi Tìm các từ láy trong đoạn văn trên. Trong số các từ láy đó, từ nào là từ tượng thanh, từ nào là từ tượng hình? Bài2: Hãy sắp xếp các từ sau đây thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: Ngoằn ngoèo, khúc khích, đủng đỉnh, lêu nhêu, vi vu, thướt tha, líu lo, sừng sững, cheo leo. Bài3: Hãy tìm 2 từ láy và 2 từ ghép nói về những đức tính của người học sinh giỏi. Bài4: a) Hãy tìm 5 từ ghép, 5 từ láy nói về tình cảm, phẩm chất của con người. Đặt câu với một trong số các từ tìm được. b) Tìm 3 cặp từ trái nghĩa nói về việc học hành. Hãy đặt câu với một trong 3 cặp từ trái nghĩa ấy. Bài5: Ghép thêm một tiếng vào tiếng trắng, tiếng đỏ để tạo thành: - Các từ ghép có nghĩa tổng hợp. - Các từ ghép có nghĩa phân loại. Bài6: - Cho các từ sau đây: thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn. Hãy xếp các từ trên vào ba nhóm: a) Từ ghép tổng hợp. b) Từ ghép phân loại. c) Từ láy. Bài7: Tìm những tiếng có thể kết hợp với hòa để tạo thành từ ghép. Tìm từ gần nghĩa với từ hòa bình. Bài8: Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống để có các từ ghép và các từ láy: mềm, xanh, khoẻ, lạnh, vui. Bài9: Các từ: bánh dẻo, bánh nướng, bánh cốm, bánh nếp, bánh rán, bánh ngọt, bánh gai, bánh mặn, bánh cuốn là từ ghép loại gì? Tìm căn cứ để chia các từ ghép đó thành 3 nhóm. Bài10: Cho các kết hợp hai tiếng sau: xe đạp, xe máy, xe cộ, máy bay, đạp xe, xe kéo, kéo xe, khoai nướng, khoai luộc, luộc khoai, múa hát, tập hát, tập múa, bánh rán, rán bánh, bánh kẹo. Hãy: a) Xác định những kết hợp nào trong các kết hợp trên là từ ghép. b) Phân loại các từ ghép đó? Bài11: Điền từ láy vào chỗ chấm cho thích hợp: Mặt trăng tròn , nhô lên sau lũy tre. Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao như những con đom đóm nhỏ. Không gian mới yên tĩnh làm sao! Chỉ còn tiếng sương đêm rơi lên lá cây và tiếng côn trùng trong cát ẩm. Chị Gió chuyên cần bay làm mấy ngọn xà cừ trồng ven đường, đâu đây mùi hoa thiên lí lan tỏa. ( Từ láy cần điền: ra rả, nhẹ nhàng, vành vạch, lấp lánh, từ từ, lốp bốp, rung rung, thoang thoảng, dịu dàng.) Từ đồng nghĩa - từ trái nghĩa - Từ đồng âm - từ nhiều nghĩa Bài1: Cho các từ: đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng, đánh cá, đánh đàn, đánh răng, đánh điện, đánh phèn, đánh bẫy. Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm các từ đánh cùng nghĩa với nhau. Hãy nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên. Bài2: Phân biệt nghĩa của từ dành và từ giành trong hai câu sau: Em dành quà cho bé. Em gắng giành nhiều điểm tốt. Bài3: Thay thế từ in nghiêng được dùng theo nghĩa chuyển ở mỗi dòng dưới đây bằng từ ngữ cùng nghĩa được dùng theo nghĩa gốc. a) Tấm lòng vàng b) ý chí sắt đá. c) Lời nói ngọt ngào. Bài4: Hãy chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của tiếng thắng trong các từ ngữ dưới đây: a) Thắng cảnh tuyệt vời. b) Chiến thắng vĩ đại. c) Thắng nghèo nàn lạc hậu. d) Thắng bộ quần áo mới để đi chơi. Bài5: Tìm từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ chấm trong các từ dưới đây: Bảng, vải , gạo , đũa , mắt , ngựa , chó . Bài6: Thay các từ in nghiêng trong các dòng dưới đây bằng những từ đồng nghĩa: - Cánh đồng rộng. – Bầu trời cao. – Dãy núi dài. – Nước sông trong. Bài7: Hãy phân các từ sau đây thành 6 nhóm từ đồng nghĩa: Máy bay, tàu hỏa, vui vẻ, đẹp, nhỏ, rộng, xe hỏa, phi cơ, xinh, bé, rộng rãi, xe lửa, tàu bay, kháu khỉnh, loắt choắt, bao la, mênh mông, phấn khởi. Bài8: Căn cứ vào nghĩa của từ hãy phân các từ sau thành 4 nhóm từ đồng nghĩa: Tổ quốc, thương yêu, kính yêu, non sông, đất nước, thanh bạch, anh hùng, gan dạ, yêu thương, giang sơn, anh dũng, thanh đạm, sứ sở, yêu mến, dũng cảm, non nước, quý mến, thanh cao, can đảm, quê hương. Bài9: Xác định nghĩa của từ nhà trong các tập hợp từ dưới đây: nhà rộng, nhà nghèo, nhà sạch, nhà sáu miệng ăn, nhà Lê, nhà Nguyễn, nhà tôi đi vắng rồi bác ạ. Bài10: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết. Đặt hai câu với hai từ vừa tìm được. Bài11: Nghĩa của quả trong quả ổi, quả cam, quả bưởi, có gì khác so với quả trong quả tim, quả đồi, quả đất? Bài12: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau: a) đậu tương - đất lành chim đậu – thi đậu. b) bò kéo xe – hai bò gạo – cua bò lổm ngổm. c) cái kim sợi chỉ – chiếu chỉ – chỉ đường – một chỉ vàng. Bài13: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: chiếu, kén, mọc. Bài14: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với mỗi từ sau và đặt câu với mỗi từ đó: lạnh, um tùm, ngắn, vui, thông minh, vắng vẻ Bài15: Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa? a) Vàng: - Gía vàng tăng cao. – Tấm lòng vàng. - Ông tôi mua bộ vàng lưới để chuẩn bị cho vụ đánh bắt hải sản. b) Bay: - Bác thợ nề cầm bay xây trát tường. - Đàn chim bay ngang trời. - Đạn bay rào rào. – Chiếc áo đã bay màu. Bài16: Đối với mỗi từ sau đây, em hãy đặt 2 câu ( một câu theo nghĩa bóng, một câu theo nghĩa đen): a) Danh từ: mặt. b) Động từ: chạy. c) Tính từ: cứng. Từ loại. Bài1: a) Xác định các danh từ, động từ, tính từ , quan hệ từ trong các câu sau: + Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Vượn hót, chim kêu suốt cả ngày. + Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm. + Xuân đi học qua cánh đồng làng. Trời mây xám xịt, mưa ngâu rả rích. Đó đay có bóng người đi thăm ruộng hoặc be bờ. Xuân rón rén bước trên con đường lầy lội. b) Đặt một câu có một tính từ làm chủ ngữ. Bài2: “ Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, màu sắc. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng. Con vàng sẫm nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa lượn lờ đờ như trôi trong nắng. Loại bướm nhỏ đsn kiyj, là là theo chiều gió.Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những vườn rau cải thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông”. - Tìm tính từ có trong đoạn văn trên. - Phân loại các tính từ tìm được thành hai loại: + Tính từ chỉ tính chất chung không có mức độ. + Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ. Bài3: ‘ Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng”. a) Tìm từ đơn, từ ghép, từ láy trong các câu văn trên. b) Tìm danh từ động từ, tính từ trong các câu trên. Bài4: a) Xác định từ loại của các từ: niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ, vui chơi, vui tươi, tình yêu, yêu thương, đáng yêu.. b) Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ sau: - Đi ngược về xuôi. – Nhìn xa trông rộng. – Nước chảy bèo trôi. – Dân giàu nước mạnh. Bài5: Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của mật ong già hạn. a) Tìm tính từ trong đoạn văn trên. b) Nhận xét về từ loại của các từ cái béo, mùi thơm. đề i Bài1: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in đậm) trong các tập hợp từ sau: a) “ những khuôn mặt trắng bệnh, những bước chân nặng như đeo đá.” b) Bông hoa huệ trắng muốt. c) Hạt gạo trắng ngần. d) Đàn cò trắng phau. e) Hoa ban nở trắng xóa núi rừng. Bài2: Tìm nhừng từ đồng nghĩa với từ in đậm trong từng câu dưới đây: a) Bóng tre trùm lên âu yếm làng tôi. b) Đứa bé rất chóng lớn, người tiều phu chăm nom như con đẻ của mình. c) Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên. Bài3: Trong bài Mùa thu mới, nhà thơ Tố Hữu đã viết: Yêu biết mấy, những dòng sông bát ngát Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non Yêu biết mấy, những con đường ca hát Qua công trường mới dựng mái nhà son! Theo em khổ thơ trên đã bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những vẻ đẹp gì của đất nước chúng ta? Bài4: Hãy tả lại một cảnh vật thiên nhiên mà em yêu thích ( ngọn núi, cánh rừng, dòng sông, bãi biển, hồ nước, dòng thác,). Đề 2 Bài1: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: cho, biếu, tặng, truy tặng, cấp, phát, ban, dâng, hiến. a) Bác gửi các cháu nhiều cái hôn thân ái. b) chị Võ Thị Sáu danh hiệu anh hùng. c) Ăn thì no, thì tiếc. d) Lúc bà về, mẹ lại . một gói trà mạn ướp nhị sen thơm phức. e) Đức cha ngậm ngùi đưa tay .. phước. g) Nhà trường .. học bổng cho sinh viên xuất sắc. h) Ngày mai, trường .. bằng tốt nghiệp cho học sinh. i) Thi đua lập công Đảng. k) Sau hòa bình, ông Đỗ Đình Thiện đã toàn bộ đồn điền này cho Nhà nước. Bài2: Tìm thêm các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm: a) chọn, lựa, .. b) diễn đạt, biểu đạt, .. c) đông đúc, tấp nập, ... Bài3: Trong bài Việt Nam thân yêu, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết: Việt Nam đất nước ta ơi! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. Cánh cò bay lả dập dờn, Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều Nêu những cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên. Bài4: Đất nước ta có nhiều cảnh đẹp do con người tạo nên. Hãy tả một cảnh đẹp đó trên quê hương em hoặc nơi em đã từng đến. Đề 3 Bài1: Thay những từ ngữ in đậm trong đoạn văn sau đây bằng một từ ngữ đòng nghĩa khác để các câu văn có hình ảnh hơn: Hồ Tơ-nưng Hồ Tơ-nưng ở phía bắc thị xã Plây-cu. Hồ rộng lắm, nước trong như lọc. Hồ sáng đẹp dưới ánh nắng chói của những buổi trưa hè. Hàng trăm thứ cá sinh sôi nảy nở ở đây. Cá đi từng đàn, khi thì tự do bơi lội, khi thì lao nhanh như những con thoi. Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con bói cá mỏ dài, lông nhiều màu sắc. Những con cuốc đen trũi, chen lách vào giữa các bụi bờ Bài2: Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ đồng nghĩa cho sẵn ở dưới ) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả dưới đây: Đêm trăng trên Hồ Tây Hồ về thu, nước (1), (2). Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng (3). Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn (4) mấy dóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió (5). Thuyền theo gió cứ từ từ mà ra đi giữa khoảng (6(. Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề (7). (1): trong veo, trong lành, trong trẻo, trong vắt, trong sáng. (2): bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông, rộng rãi. (3): nhấp nhô, lan tỏa, lan rộng, lăn tăn, li ti. (4): thưa thớt, lưa thưa, lác đác, lơ thơ, loáng thoáng. (5): thoang thoảng, ngào ngạt, thơm phức, thơm ngát, ngan ngát. (6): trống trải, bao la, mênh mang, mênh mông. (7): yên tĩnh, yên lặng, im lìm, vắng lặng, lặng ngắt như tờ. Bài3: Trong cuốn Hồi kí của Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả phong cảnh quê hương Bác như sau: Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàngcuar ruộng mía, xanh rất mượt của lúa chiêm đương thì con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và nhiều màu xanh khác nữa. Đọc đoạn văn trên em có nhận xét gì cách dùng những từ ngữ chỉ màu xanh? Cách dùng từ ngữ như vậy đã góp phần gợi tả điều gì về cảnh vật trên quê Bác? Bài4: Tả cảnh nơi em ở ( hoặc nơi em đã từng đến ) vào một buổi sáng đẹp trời. Đề 4 Bài1: Chọn những từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây: a) Chúng ta bảo vệ những ( thành công, thành tích, thành tựu, thành quả ) của sự nghiệp đổi mới đất nước. b) Các quốc gia đang phải gánh chịu những ( kết quả, hiệu quả, hệ quả, hậu quả ) của sự ô nhiễm môi trường. c) Học sinh phải chấp hành ( quy chế, nội qui, thể lệ, qui định) của lớp học. Bài2: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm ( chọn trong các từ đồng nghĩa): a) Loại xe ấy .. nhiều xăng quá, không hợp với ý muốn của người .. nên rất khó.. ( tiêu dùng, tiêu thụ, tiêu hao) b) Các .. là những người có tâm hồn ( thi sĩ, nhà thơ) Bài3: Đọc bài thơ sau: Quê em Bên này là núi uy nghiêm Bên kia là cánh đồng liền chân mây Xóm làng xanh mát bóng cây Sông xa trắng cánh buồm bay ngang trời ( Trần Đăng Khoa ) Em hình dung được cảnh quê hương của nhà thơ Trần Đăng Khoa như thế nào? Bài4: Tả một cảnh đẹp mà em từng quan sát kĩ và cảm thấy yêu thích vào buổi chiều trong ngày. Đề 5 Bài1: Tìm các cặp từ trái nghĩa trong những câu thơ sau: a) Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa. b) Sao đang vui vẻ ra buồn bã Vừa mới quen nhau đã lạ lùng. c) Đắng cay mới biết ngọt bùi Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau. Bài2: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các câu tục ngữ sau: a) Chết đứng còn hơn sống .. b) Chết .. còn hơn sống đục. c) Chết vinh còn hơn sống .. d) Chết một đống còn hơn sống Bài3: Trong bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà, nhà thơ Quang Huy đã miêu tả một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà như sau: Lúc ấy Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ Chỉ còn tiếng đàn ngân nga Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà. Khổ thơ trên có hình ảnh nào đẹp nhất? Hình ảnh đó cho ta thấy ý nghĩa gì sâu sắc? Bài4: Tả cảnh một đêm trăng đẹp trên quê hương em ( hoặc nơi khác) từng để lại cho em những ấn tượng khó phai. Đề 6 Bài1: Với mỗi từ in đậm dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa: a) cứng: - thép cứng b) non: - con chim non c) nhạt: - muối nhạt - học lực loại cứng - cân này hơi non - đường nhạt - động tác còn cứng - tay nghề non - màu áo nhạt, tình cảm nhạt Bài2: a) Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: thật thà, hiền lành, siêng năng. b) ở mỗi từ trong từng cặp từ trái nghĩa nói trên, hãy tìm các từ đồng nghĩa.(Ví dụ: thật thà, chân thật / dối trá, giả dối) Bài3: Trong bài Bài ca về trái đất, nhà thơ Định Hải viết: Trái đất này là của chúng mình Qủa bóng xanh bay giữa trời xanh Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển Cùng bay nào, cho trái đất quay! Cùng bay nào, cho trái đất quay! Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được những điều gì về trái đất thân yêu? Bài4: Tả ngôi nhà em đang ở cùng với những người thân. đề 7 Bài1: a) Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: nhỏ bé, sáng sủa, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, đoàn kết b)Chọn một từ trái nghỉa nêu trên để đặt câu. (Hai từ trái nghĩa xuát hiên trên trong môt câu ) Bài2: Tìm các từ trái nghĩa in đâm trong từng cum từ sau: -hoa tươi -rau tươi -cá tươi - trứng tươi -cau tươi -củi tươi -nét mặt tươi -màu sắc tươi Bài3: Trong bài Hạt gạo làng ta ,nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết: Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi xa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào? Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ gì? Bài4: Tả con đường (hoặc đoạn đường)quen thuộc nơi em ở (hoặc con đường ở nơi khác ma em thích). Đề 8 Bài1: Tìm cặp từ trái nghĩa tron các thành ngữ, tục ngữ sau: a) én bay thấp mưa ngập bờ ao, én bay cao mưa rào chóng tạnh. b) Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng. c) Khôn nhà dại chợ. d) Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ. e) Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Bài2: Tìm cặp từ trái nghĩa trong các câu thơ dưới đây. Thử phân tích tác dụng của một cặp từ trái nghĩa tìm được: a) Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ Em ngủ ngoan em dừng làm mẹ mỏi Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. b) Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi Khi tôi biết thương bà thì đã muộn Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi. c) Chị buồn nhớ những ngày qua Em vui nghĩ những ngày xa đang gần. d) Giã từ năm cũ bâng khuâng Đã nghe xuân mới lâng lâng lạ thường. Bài3: Tả vẻ đẹp của rừng mơ Hương Sơn, trong bài Rừng mơ của nhà thơ Trần Lê Văn có đoạn viết: Rừng mơ ôm lấy núi Mây trắng đọng thành hoa Gió chiều đông gờn gợn Hương bay gần bay xa Hãy ghi lại và dòng cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên. Bài4: Tả lại một vườn rau (hoặc vườn hoa ) gần nơi em ở (hoặc nơi em có dịp đến thăm). Đề 9 Bài1: Tìm các từ đồng âm và phân biệt nghỉa của chúng. a) - Cái nhẫn bằng bạc b)- Cây đàn ghi ta - Đồng bạc trắng hao xòe - Vừa đàn vừa hát - Cờ bạc là bác thằng bần - Lập đàn để tế lễ - Ông Ba tóc đã bạc - Bước lên diễn đàn - Đừng xanh như lá bạc như vôi - Đàn chim tránh rét trở về - Cái quạt máy này phải thay bạc - Đàn thóc ra phơi. Bài2: Đọc các cụm từ sau chú ý từ in đậm: a) Sao trên trời khi mờ khi tỏ b) Sao lá đơn này thành ba bản c) Sao tẩm chè. d) Sao ngồi lâu thế? e) Đồng lúa mượt mà làm sao! Nghĩa của từ sao được nói dưới đây phù hợp với từ sao trong cụm từ nào, câu nào ở trên? Chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng bản chính. Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô. Nêu thắc mắc, không rõ nguyên nhân. Nhấn mạnh mức độ làm ngạc nhiên, thán phục. Các thiên thể trong vũ trụ. Bài3: Trong bài Hoàng hôn trên sông Hương ( TV5 tập I) có đoạn tả cảnh như sau: Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn Em hãy cho biết: Đoạn văn trên có những hình ảnh và âm thanh nào có sức gợi tả sinh động ? Gợi tả được điều gì? Bài4: Tả ngôi trường có những cảnh vật đã từng gắn bó với em trong những ngày thơ ấu. Đề 10 Bài1: Tìm lời giải nghĩa ( ở cột B) tương ứng với từ in đậm ở cột A: A B (1) Tiêm phòng dịch (a) Chất lỏng trong cơ thể (2) Gài ống nhựa vào vết mổ cho dịch thoát ra ngoài (b) Bệnh lây lan rộng (3) Dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt (c) Chuyển rời vị trí. (4) Dịch cái tủ lạnh sang bên trái. (d) Chuyển nội dung được diễn đạt từ ngôn ngữ này ra ngôn ngữ khác. Bài2: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm: kính, nghé, sáo. Bài3: Trong bài thơ Trên hồ Ba Bể, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết: Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể Trên cả mây trời, trên núi xanh Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ Mái chèo khua bóng núi rung rinh. Theo em đoạn thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc của tác giả khi đi thuyền trên Ba Bể như thế nào? Bài4: Tả cảnh vật nơi em ở ( hoặc nơi em đến ) trong hoặc sau cơn mưa xuân ( hoặc mưa rào mùa hạ ). Đề 11 Bài1: ở chỗ trống dưới đây, có thể điền chữ ( tiếng ) gì bắt đầu bằng: a) ch / tr: + Mẹ ... tiền mua cân cá. + Bà thường kể .. đời xưa, nhất là .. cổ tích + Gần..rồi mà anh vẫndậy. b) d / gi: + Nó.rất kĩ, không để lạivết gì. + Đồng đã được lên..mà kimvẫn không hoạt động. + Ông tớ mua một đôi giày .. và một ít đồ .. dụng. Bài2: a) Viết lại cho rõ nội dung từng câu dưới đây ( có thể thêm một vài từ): Vôi tôi tôi tôi. Trứng bác bác bác. b) Mỗi câu dưới đây có mấy cách hiểu? Hãy diễn đạt cho rõ nghĩa từng cách hiểu ấy (có thể cho thêm một vài từ). - Mời cách anh chị ngồi vào bàn. - Đem cá về kho! Bài3: Kết thúc bài thơ Tiếng vọng, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết: Đêm đêm tôi vừa chợp mắt Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ Tiếng lăn như đá lở trên ngàn. Đoạn thơ cho thấy những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả? Vì sao như vậy? Bài4: Tả cảnh nơi em ở ( hoặc nơi em đã đến) gắn bó trong một mùa trong năm ( xuân, hạ, thu, đông, hoặc mùa khô, mùa mưa). Đề 12 1- Trong những câu nào dưới đây, các từ sườn, tai mang nghĩa gốc và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển? a) Sườn: b) Tai: - Đây là những điều mắt thấy tai nghe. - Nó hích vào sườn tôi. - Con đèo chạy ngang qua sườn núi. - Chiếc cối xay lúa cũng có hai tai rất điệu. - Tôi đi qua phía sườn nhà. - Đến cả cái ấm, cái chén cũng có tai - Dựa vào sườn của bản báo cáo. 2- Với mỗi nghĩa dưới đây của từ cahyj, hãy đặt một câu: a) Dời chỗ bằng chân với tốc độ cao. b) Tìm kiếm. c) Vận hành, hoạt động d) Trốn tránh. e) Vận chuyển. 3- Trong bài Mùa thảo quả, nhà văn Ma Văn Kháng tả hương thơm trong rừng thảo quả như sau: Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm, ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn. Hãy nêu nhận xét về cách dùng từ, đặt câu nhằm nhấn mạnh hương thơm của thảo quả chín trong đoạn văn trên. 4-Tả một cụ già mà em yêu quí, kính trọng. Đề 13 1- Xác định nghĩa của từ in đậm trong các cụm từ, câu dưới đây, rồi phân nghĩa ấy thành hai loại: nghĩa gốc và nghĩa chuyển. a) Lá: - Lá bàng đang đỏ trên ngọn cây. b) Qủa:- Qủa dừa - đàn lợn con nằm trên cao. - Lá khoai anh ngỡ lá sen. – Qủa cau nho nhỏ. Cái vỏ vân vân. - Lá cờ căng lên vì ngược gió. – Trăng tròn như quả bóng. - Cầm lá thư này lòng hướng vô Nam. – Qủa đất là ngôi nhà chung của chúng ta. - Qủa hồng như thể quả tim giữa đời. 2- Tìm từ có thể thay thế từ mũi trong các câu sau: - mũi thuyền - mũi súng - mũi đất - mũi quân bên trái đang thừa thắng xông lên. 3- Trong bài Mặt trời xanh của tôi, nhà thơ Nguyễn Viết Bình có viết: Rừng cọ ơi! rừng cọ! Lá đẹp, lá sáng ngời Tôi yêu thường vẫn gọi Mặt trời xanh của tôi. Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ tình cảm của tác giả đối với rừng cọ của quê hương như thế nào? 4- Tả cô giáo ( thầy giáo) đã dạy em trong những năm học trước. Đề 14 Xác định chức năng ngữ pháp ?( làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ) của các đại từ tôi trong từng các câu dưới đây: a) Đơn vị đi qua tôi ngoái đầu nhìn lại b) Đây là quyển sách của tôi. c) Cả nhà rất yêu quí tôi. e. Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi. d) Người về đich sớm nhất trong cuộc thi chạy việt dã hôm ấy là tôi. Tìm đại từ trong các câu sau: Việc gì tôi cũng làm, đi đâu tôi cũng đi, bao giờ tôi cũng sẵn sàng. 3 – Kết thúc bài thơ Hành trình của bầy ong, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết: Bầy ong giữ hộ cho người Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày. Qua hai dòng thơ trên, em hiểu được công việc của bầy ong có gì đẹp đẽ? 4 – Tả một người bạn mà em thấy gần gũi, thân thiết và quí mến. Đề 15 Tìm đại từ trong các câu sau và nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào? Khi gấu đã đi khuất, anh kia từ trên cây tụt xuống và cười: Thế nào, gấu rỉ tai cậu điều gì thế? à, nó bảo với tớ rằng những người xấu là những kẻ bỏ bạn trong lúc hiểm nghèo. Dùng đại từ xưng hô để thay thế cho danh từ bị lặp lại ( từ in đậm) trong các câu dưới đây: Chuột chui qua khe hở và tìm ra rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên chuột ăn nhiều đến mức bụng chuột phình lên. Sáng ra, chuột tìm đường về ổ, nhưng cái bụng phình to đến mức chuột không sao lách qua khe hở. Trong bài thơ Cô Tấm của mẹ, nhà thơ Lê Hồng Thiện viết: Bao nhiêu công việc lặng thầm Bàn tay của bé đỡ đần mẹ cha. Bé học giỏi, bé nết na Bé là cô Tấm, bé là con ngoan. Đoạn thơ trênn giúp em thấy được những điều gì tốt đẹp ở cô bé đáng yêu? Tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói (hoặc em bé ở lứa tuổi mầm non). Đề 16 Tìm đại từ xưng hô và nhận xét thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ trong đoạn thơ sau: Má hét lớn: “ Tụi bay đồ chó! Cướp nước tao, cắt cổ dân tao Tao già không sức cầm dao Giết bay đã có con tao trăm vùng!” Tìm đại từ trong đoạn trích sau, phân biệt ngôi ( ngôi thứ nhất, thứ hai hay thứ ba), số ( số ít hay số nhiều) của đại từ tìm được: Hai người đi đường nhìn thấy một túi tiền lăn lóc giữa đường. Người tre tuổi nhặt lên và bảo: Thượng đế gửi lộc cho tôi đây. Còn ông già bảo: Chúng ta cùng hưởng chứ? Người trẻ cãi: Không, chúng ta đâu có cùng thấy, một mình tôi nhặt lên thôi. Chợt họ nghe thấy có người cưỡi ngựa đuổi theo sau, quát bảo: Đứa nào ăn cắp túi tiền? Người trẻ tuổi sự hãi nói: Bác ơi, không khéo vì cái của bắt được này mà chúng ta khốn mất. Ông già liền bảo: Của bắt được là của anh, chứ đâu phải của chúng ta, thế thì anh khốn chứ chúng ta không khốn. Ca ngợi cuộc sống cao đẹp của Bác Hồ, trong bài thơ Bác ơi!, nhà thơ Tố Hữu viết: Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hao Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ, lụa tặng già. Đoạn thơ trên đã giúp em hiểu những nét gì trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu? Tả một người công nhân( hoặc nông dân, thợ thủ công, bác sĩ, y tá ) đang làm việc. Đề 17 Tìm quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong các câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng: Hằng ngày, bằng tinh thần và ý chí vươn lên, dưới trời nắng gắt hay trong tuyết rơi, hàng triệu trẻ em trên thế giới cùng đi học. Nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. Tìm quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống : với, hoặc, mà, của. a) Đây là emtôi và bạnnó. b) Chiều naysáng mai sẽ có. c) Nóikhông làm. d) Hai bạnhình với bóng. 3- Đọc hai câu ca dao: - Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang, Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. - Rủ nhau đi cấy đi cày Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu. Em hiểu được điều gì có ý nghĩa đẹp đẽ trong cuộc sống của con người? Tả một người trong gia đình ( bố, mẹ, anh, chị, ) vừa trở về nhà sau chuyến đi xa. Đề 18 Tìm quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống: a) trời mưa chúng em
File đính kèm:
- 30 De on tap Tieng Viet Lop 4 5.doc