35 Đề văn Cảm thụ văn học Lớp 4 - Phòng GD&ĐT Lập Thạch

doc8 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 35 Đề văn Cảm thụ văn học Lớp 4 - Phòng GD&ĐT Lập Thạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gợi ý
Đề 1. đoạn thơ nói về tình cảm của bạn hoạc sinh đối với cái trống trường thân yêu. Bạn nghĩ về trống trường trong những ngày hè, suốt 3 tháng liền, trống phải nằm yên như đang “ngẫm nghĩ” về điều gì đó. Lời trò chuyệncủa bạn với cái trống trường ở khổ thơ thứ hai thể hiện thái độ âncần, muốn chia sẻ nỗi buồn mà trống phải trải qua. Đó là nỗi buồn ngày hè vắng các bạn học sinh, trống phải nằm im cùng với tiếng ve kêu buồn bã. Qua đoạn thơ, em thấy bạn học sinh gắn bó với ngôi trường của mình như gắn bó với ngôi nhà thân yêu của mình.
Đề 2. Những từ ngữ tả cảm xúc của bạn học sinh khi ngồi trong lớp học của ngôi trường mới thể hiện sự khác lạ: sao tiếng trống rung động kéo dài; tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp; tiếng đọc bài cũng vang vang đến lạ; nhìn ai cũng thấy thân thương; cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng dáng yêu đến thế.
Bạn học sinh có những cảm xúc ấy vì bạn rất trân trọng, yêu quý ngôi trường mới, yêu thương cô giáo cùng bạn bè đồng thời cũng rất yêu mém những đồ vật luôn gắn bó với mình trong học tập.
Đề 3. Bạn học sing là người có tấm lòng nhân hậu. Tan học về, giữa trưa nắng, nhìn thấy một bà cụ mù lòa đi trên đường phố, bạn đã bộc lộ sự cảm thông và chia sẻ nỗi đau khổ cùng bà:
	Nắng rât nhiều mà bà chẳng thấy
	Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy
	Cái gậy trê run run
Tấm lòng nhân hậu của bạn học sinh được thể hiện qua hành động cụ thể: dắt tay à đi qua đường. Tấm lòng ấy càng đẹp hơn khi hình ảnh bà cụ khơi dậy trong tim một tình thương sâu nặng đối với con người hoạn nạn:
	Bà qua rồi lại đi cùng gậy
	Cháu trở về, cháu vẫn còn thương.
Đề 4. Những câu thơ nói về ý nghĩa lời chào:
	Lời chào dẫn bước
	Chẳng sợ lạc nhà
-ý nói: Lời chào giúp ta dễ làm quên và gần gũi với mọi người. Dù đi đến nơi nào xa lạ, nếu ta cất lời chào hỏi lịch sự, lễ phép, mọi người sẽ sẵn sàng chỉ dẫn cho ta đến đúng nơi cần đến. Lời chào có ý nghĩa đẹp đẽ như vậy nên đã được nhà thơ nhân hóa thành người bạn “dẫn bước” ta đi đến đích, “chẳng sợ lạc nhà”.
	Lời chào kết bạn
	Con đường bớt xa.
-ý nói: Lời chào còn giúp ta “kết bạn” (sử dụng biện pháp nhân hóa) để cùng có thêm niềm vui trên đường đi, làm cho ta thấy con đường như bớt xa.
Có thể nói: Lời chào có ý nghĩa thật đẹp đẽ trong cuộc sống chúng ta; lời chào xứng đáng là người bạn thân thiết, gắn bó bên ta mãi mãi.
Đề 5. –Hình ảnh:
	Nòi tre đâu chịu mọc cong
	Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Gợi cho ta nghĩ đến những phẩm chất của con người Việt Nam: ngay thẳng, trung trực ( “đâu chịu mọc cong”), kiên cường, hiên ngang, bất khuất trong chiến đấu( “nhọn như chông”).
-Hình ảnh:
	Lưng trần phơi nắng phơi sương
	Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
Gợi cho ta nghĩ đến những phẩm chất: sẵn sàng chịu đựng mọi thử thách ( “phơi nắng phơi sương”), biết yêu thương, chia sẻ và nhường nhịn tất cả cho con cái, chođồng loại( “có manh áo cộc, tre nhường cho con”).
Đề 6.
-Trong ca dao ngày xưa, hình ảnh con cò (loài chim cao cẳng, cổ và mỏ dài, hay bắt tép) lặn lội kiếm ăn ở vùng sông nước thường tượng trưng cho người nghèo phải sống vất vả nhưng có tấm lòng trong sạch.
-“Tôi có lòng nào” ý nói: tôi có lòng dạ (bụng dạ) nào khác. “Xáo măng” là nấu thịt (cò) với măng và một vài gia vị khác, cho nhiều nước.
=>Đọc bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm”, hình ảnh chú cò con cứ in sâu trong tâm trí em. Cò phải đi ăn trong đêm khuya khoắt nên đã gặp chuỵen rủi ro: “Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao” Dù được người vớt lên đem về xáo măng, cò chỉ mong muốn một điều thật nhỏ bé:	Có xáo thì xáo nước trong
	Đữngáo nước đục đau lòng cò con.
Điều mong muốn của cò con tuy nhỏ nhưng lại chứa đựng ý nghĩa sâu xa và cảm động: cò muốn chết trong sự trong sạch (“xáo nước trong”), không muốn đau lòng vì chết trong sự vẩn đục (“Chớ xáo nước đục đau lòng cò con”).
Đề 7. Câu thơ của Bác Hồ cho thấy: Trẻ em thật trong sáng, ngây thơ và đáng yêu, giống như “búp trên cành” đang độ lớn lên đầy sức sống và hứa hẹn tương lai tươi sáng, đẹp đẽ. Vì vậy, trẻ em biết ăn, ngủ điều độ, biết học hành chăm chỉ đã được coi là ngoan ngoãn. Câu thơ cho em biết được tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi là tình cảm tràn đầy yêu thương và quý mến.
Đề 8. Ước mơ của bạn nhỏ trong bài thơ thật giản dị và đáng yêu:
	Ước gì em hóa đám mây
	Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
Đó là ước mơ không phải cho bạn mà dành cho mẹ. Bởi vì người mẹ của bạn phải làm lụng vất vả dưới trời nắng như nung: “Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày”. Bạn ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: “hóa” thành “đám mây” để che cho mẹ “suốt ngày bóng râm”, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Ước mơ của bạn nhỏ chứa đựng tình yêu thương mẹ vừa sâu sắc vừa cụ thể và thiết thực nên nó thật đẹp đẽ vàđáng trân trọng.
Đề 9. Đoạn thơ nói vềững ước mơ đẹp đẽ của người bạn nhỏ. Bạn mơ được làm mây trắng bay khắp nẻo trời cao để ngắm nhìn non sông tươi đẹp. Bạn mơ được làm ánh nắng ấm áp giúp cho bao mầm xanh vươn lên từ đấ mới, mang lại áo cơm no ấm cho mọi người, Ước mơ của bạn giúp em thêm yêu quý vẻ đẹp của quê hương đất nước và mong muốn được loàm những công việc có ích cho quê hương.
Đề 10.
-Anh Đom Đóm chuyên cần lên đền đi gác vào lúc “Mặt trời xuống núi/ Bóng tối lan dần” đây là lúcmọi người đã kết thúc một ngày lao động và chuẩn bị nghỉ ngơi trong đêm.
-Anh Đom Đóm đã làm việc rất chuyên cần, cẩn thận: “Đi rất êm” theo làn gió mát; “đi suốt một đêm” để canh giấc ngủ cho mọi người, giúp mọi người yên tâm ngủ ngon.
Từ những điều trên, ta thấy công việc của anh Đom Đóm mang ý nghĩa rất đẹp: luôn vì cuộc sống và hạnh phúc của mọi người.
Đề 11. Bằng cách sử dụng hình ảnh so sánh (khổ thơ 2), người ông muốn nói với cháu những điều sâu sắc:
- Cháu khỏe hơn ông nhiều! (Ông muốn nói tới tương lai của cháu thật rạng rỡ: cháu là người sẽ lớn lên và khỏe hơn ông rất nhiều, đó cũng là điều ông mong mỏi và hi vọng).
- Ông là buổi trời chiều ( Vì ông đã nhiều tuổi, cuộc sống không còn dài nữa, giống như “buổi trời chiều” đang báo hiệu một ngày sắp hết.)
- Cháu là ngày rạng sáng ( Vì cháu còn ít tuổi, đang lớn lên, cuộc sống còn đang ở phía trước, giống như “trười rạng sáng” báo hiệu một ngày mới bắt đầu).
Đề 12. 
- 2 dòng đầu: Người nông dân đang cày đồng vào buổi ban trưa. Hình ảnh so sánh “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” (mồ hôi đổ ra, rơi nhiều như mưa trên ruộng cày) ý nói: Công việc của người cày ruộng, làm đồng áng vô cùng vất vả, khó khăn; 
- 2 dòng cuối: “Ai ơi” Người nông dân muốn nhắn gửi: Hỡi người bưng bát cơm đầy trước khi ăn hãy nhớ: mỗi hạt gạo dẻo hơm đã chứa đựng muôn phần đắng cay, vất vả của người lao động làm ra nó.
Cách diễn tả hình ảnh có sự đối lập ở câu cuối của bài ca dao “Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” đã nhấn mạnh dược sự vất vả, khó nhọc, nhiều khi còn cả đắng cay, buồn tủi của người lao động chân tay cày đồng, làm ruộng, sản xuất ra lúa gạo để nuôi sống con người, góp phần làm cho con người trở nên sung sướng và hạnh phúc.
Đề 13. Những câu thơ của Bác Hồ muốn nói về lòng kiên trì và ý chí quyết tâm của con người. Dẫu công việc có khó khăn, to lớn đến đâu (VD như “Đào núi và lấp biển”), nếu có ý chí quyết tâm cao và lòng kiên trì thì con người nhất định sẽ làm được.
VD: Tấm gương anh Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay nhưng vẫn quyết tâm và kiên trì tập luyện để viết được bằng chân, vươn lên đạt thành tích cao trong học tập (qua câu chuyện “Bàn chân kì diệu”); hoặc tấm gương “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ có ý chí cao đã làm nên sự nghiệp lớn, trở thành một “ bậc anh hùng kinh tế” trong lịch sử Việt Nam,
Đề 14. Tác giả tả trò chơi thả diều qua những từ ngữ và hình ảnh: hò hét nhau thả diều, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời, thấy cánh diều mềm mại như cánh bướm, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Tác giả nghĩ rằng “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều” vì cánh diều đã khơi gợi những ước mơ đẹp đẽ và bay bổng cho tuổi thơ của tác giả, làm cho tuổi thơ của tác giả có nhiều niềm vui và kỉ niệm đáng nhớ.
Đề 15. Đoạn thơ gợi những điều đẹp, sâu sắc: 
- Mỗi người chỉ có một quê hương như là chỉ một mẹ đã sinh ra mình.
- Nếu ai không nhớ quê hương, không yêu quê hương cũng như không nhớ, không yêu mẹ thì người đó dù to lớn về thân xác cũng không thể nói đã trưởng thành và “lớn lên” với ý nghĩa là người có tâm hồn đẹp đẽ.
Đề 16. Thời gian trôi qua đi là thời gian đã mất. Nhưng người bố vẫn nói với con:
	-Ngày hôm qua ở lại
	Trong vở hồng của con
Bởi vì: “Con học hành chăm chỉ” thì trong cuốn vở hồng của con sẽ được cô giáo ghi những điểm tốt, cuốn vở sẽ ghi lại kết quả học hành chăm chỉ của con. Như vậy, mỗi khi mở vở ra, nhìn thấy kết quả “học hành chăm chỉ”, con có thể cảm thấy “ngày hôm qua” như vẫn còn in dấu trên trang vở hồng đẹp đẽ. Đó là ý nghĩa sâu sắc mà người bố muốn nói với con trong đoạn thơ trên.
Đề 17. Câu trả lời của tác giả đối với mẹ trong đoạn thơ cho thấy: người con chưa thể yên lòng nhận lời khen của mẹ, bởi vì sự cố gắng chăm ngoan của con dù to lớn đến đâu cũng không thể sánh bằng công sức khó nhọc của mẹ dành cho con. Một khi mẹ vẫn còn ngày đêm vất vả, khó nhọc:
	áo mẹ mưa bạc màu
	Đầu mẹ nắng cháy tóc
Tác giả luôn cảm thấy mình “chưa ngoan” vì chưa đền đáp được công ơn trời biển của mẹ. Qua câu trả lời, những suy nghĩ của tác giả đã cho thấy tình cảm yêu thương và lòng hiếu thảo của con đối với người mẹ kính yêu.
Đề 18. Tác giả dùng biện pháp nhân hóa để miêu tả tiếng chim buổi sáng. Các động từ “lay”, “đánh thức” gợi cho ta nghĩ đến những hoạt động của con người. Biện pháp nhân hóa giúp ta cảm nhận được tiếng chim buổi sáng có ý nghĩa thật sâu săc: Tiếng chim không chỉ làm cho những vật xung quanh trở nên tràn đầy sức sống (lay động lá cành, đánh thức chồi xanh) mà còn thôi thúc chúng đemlại những lợi ích thiết thực cho con người (vỗ cánh bầy ong đi tìm mật cho đời, tha nắng rải dồng vàng thơm – làm nên những hạt lúa nuôi sống con người).
Đề 19. Những hình ảnh so sánh: 
	Những ngôi sao thức ngoài kia
	Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Cho thấy: Người mẹ rất thương con, mẹ có thể thức thâu đêm suốt sáng để canh cho con ngủ ngon giấc; hơn cả những ngôi sao “thức” (soi sáng) trong đem, bởi vì khi trời sáng thì sao cũng không thể “thức” được nữa.
Hình ảnh so sánh:
	Đêm nay con ngủ giấc tròn
	Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Cho thấy: Mẹ còn đem đến ngọn gió mát trong đêm hè, giúp cho con ngủ say(giấc tròn); có thể nói: mẹ là người luôn đêm đến cho con những điều tốt đẹp trong suốt cả cuộc đời – ngọn gió của con suốt đời.
Đề 20. 	
-Dòng thơ “Trong đầm gì đẹp bằng sen” có ý giới thiệu nhưng cũng đồng thờ khẳng định sen là loài hoa đẹp nhất (gì đẹp bằng sen”) trong đầm (đầm-khoảng trũng to và sâu ở giữa đồng để giữ nước thường có nhiều bùn ở dưới đáy).
-Hai dòng thơ “Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng / Nhị vàng, bông trắng, lá xanh” từ ngữ ở hai dòng hầu như giống nhau (lá xanh, bông trắng, nhị vàng) nhưng thứ tự diễn đạt trái ngược nhau, gợi cho người đọc liên tưởng đến vẻ đẹp trọn vẹn từ ngoài vào trong (Lá xanh, bông trắng, lại chen nhịvàng), từ trong ra ngoài (Nhị vàng, bông trắng, lá xanh) của loài sen.
-Dòng thơ “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” là câu kết gợi cho ta nghĩ đến một diều sâu sắc: Hoa sen đẹp vươn lên từ bùn đất mà chẳng hề “hôi tanh mùi bùn”. Đó chính là vẻ đẹp của phẩm chất cao quý, thanh tao, không hề bị “vẩn đục” hay bị ảnh hưởng bở những điều xấu xa ngay tại môi trường sống.
Đề 21. Đoạn thơ miêu tả những nét đẹp của dòng sông La:
-Nước sông La “Trong veo như ánh mắt”: ý nói nước sông rất trong như ánh mắt trong trẻo và chứa chan tình cảm của con người.
- Bờ tre xanh mát bên sông “Mươn mướt đôi hàng mi”: ý nói bờ tre rất đẹp, đẹp như hàng mi “mươn mướt” (bóng láng và mỡ màng, nhìn thấy thích mắt) trên đôi mắt của con người.
Qua đoạn thơ ta thấy được tình cảm yêu thương tha thiết và gắn bó sâu nặng của tác giả đối với dòng sông quê hương.
Đề 22. Nhữgn từ ngữ, hình ảnh nổi bật trong đoạn văn:
- Từ láy gợi tả sự vật, âm thanh một cách sinh động: (nắng) chang chang, (tiếng tu hú) ran ran. (hoa ngô) xơ xác.
- Hình ảnh gợi tả sự vật một cách hấp dẫn: hoa ngô xơ xác như cỏ may; lá ngô quắt lại rủ xuống; bắp ngô đã mập và chắc.
Ngoài ra, cách dùng nhiều từ láy còn tạo nên nhịp điệu câu văn nhịp nhàng, hấp dẫn. VD: trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran,
Đề 23. Qua hai khổ thơ, tác giả muốn nói với chúng ta về những niềm vui, hạnh phúc của người trồng cây. Trước hết, người trồng cây sẽ được nghe tiếng chim reo vui trên cành lá như những lời hát say mê lòng người (Trên vòm cây-Chim hót lời mê say). Sau nữa, người trồng cây còn được tận hưởng những làn gió mát và được rung động trước cảnh gió về đùa vui cùng hoa lá ( Rung cành cây-Hoa lá đùa lay lay). Qua đó, tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp của việc trồng cây, làm cho ta thêm mến yêu và quý trọng người trồng cây.
Đề 24. Qua đoạn thơ, tác giả muốn nhắc nhở chúng ta nhớ đến “tiếng chổi tre” vì nó gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh chị lao công đang làm việc trong “những đêm hè” hay “đêm đông giá rét”. Chị làm việc thầm lặng trong đêm, khi mọi người đã ngủ ngon hoặc đang được sống những giây phút ấm cúng bên gia đình. Công việc của chị tuy nhỏ nhưng làm môi trường thêm sạch đẹp và góp phần đem hạnh phúc đến cho mọi người. Đó cũng là một vẻ đẹp đáng trân trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Đề 25. Hình ảnh “mặt trời” được diễn tả trong hai câu cuối của đoạn thơ với hai ý nghĩa khác nhau.
-Trong câu “Mặt trời của bắp thì nằm trênđồi”, hình ảnh “mặt trời” gợi cho ta nghĩ đến nguồn ánh sáng và những tia nắng ấm áp giúp cho cây bắp lớn lên. hạt bắp thêm chắc mẩy. Vì vậy, có thể nói là “mặt trời của bắp”
-Trong câu “Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”, hình ảnh “mặt trời” gợi cho ta liên tưởng đến em bé (người con) đang nằm trên lưng mẹ. Em bé được mẹ che chở bằng tình yêu thương. Em bé là niềm hi vọng lớn lao và đẹp đẽ của người mẹ. Vì vậy, có thể nói: em là “mặt trời của mẹ”
Trong câu thơ cuối, “mặt trời” đượcdùng với phép ẩn dụ (so sánh ngầm).
Đề 26. Đoạn thơ đã sử dụng những từ láy và hình ảnh so sánh để miêu tả chú bé Lượm:
- Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
- Hình ảnh so sánh: (như) con chim chích nhảy trên đường vàng.
Các từ láy giúp ta thấy được những điểm đáng yêu của chú bé liên lạc: Lượm là một chú bé có thân hình rất nhỏ bé(loắt choắt), mang cái sắc cũng rất nhỏ (xinh xinh) nhưng đôi chân lại nhanh nhẹn (thoăn thoắt) và dáng đi thì lọ rõ vẻ hồn nhiên, tự tin (đầu nghênh nghênh). Hình ảnh so sánh (con chim chích nhảy trên đường vàng) càng làm cho ta thấy rõ sự nhanh nhẹn, vẻ ngây thơ và đáng yêu của chú bé liên lạc.
Đề 27. Nhà thơ muốn ca ngợi thái độ lạc quan yêu đời, tinh thần hiên ngang bất khuất trước kẻ thù và cái chết của người nữ anh hùng trẻ tuổi Võ Thị Sáu.
Những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ cho biết điều đó là: Trên đường ra pháp trường, chị Sáu đi giữa hai hàng lính nhưng vẫn “ung dung mỉm cười”, vẫn “ ngắt một đóa hoa tươi” để “cài lên mái tóc”. Trước cái chết, chị vẫn ngẩng cao đầu với thái độ hiên ngang bất khuất (“Đầu ngẩng cao bất khuất”), xứng đáng là người nữ anh hùng trẻ tuổi được mọi người kính phục.
Đề 28. Cảm nhận về hoa quanh lăng Bác như sau:
- Hoa quanh lăng Bác nở rất đẹp suốt cả bốn mùa trong năm( xuân, hạ, thu, đông):
	Mùa đông đẹp hoa mai
	Cúc mùa thu thơm mát
	Xuân tươi sắc hoa đào
	Hè về sưn tỏa ngát
- Hoa nở, hương bay bên lăng Bác suốt cả bốn mùa giống như các chiến sĩ đứng canh bên lăng Bác để Bác “ngủ ngon”:
	Như các chú đứng gác
	Thay phiên nhau đêm ngày
	Hoa nở quanh lăng Bác
	Suốt bốn mùa hương bay.
Có thể nói: Hoa quanh lăng Bác cũng đ mãi như tấm lòng người Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
Đề 29. Qua đoạn thơ, ta thấy người con muốn nói với người mẹ: Tuổi con là “tuổi Ngựa” nên có thể chạy rất nhanh và đi rất xa. Nơi con đến có thể rất xa mẹ (“cách núi cách rừng”, “cách sông cách biển”). Nhưng mẹ đừng buồn, vì con vẫn luôn nhớ đường để tìm về với mẹ (“Con tìm về với mẹ-Ngựa con vẫn nhớ đường”). Điều đó cho thấy tình cảm yêu thương và gắn bó sâu nặng của người con đối với mẹ.
Đề 30. Hình ảnh chú bò có những nét ngây thơ và đáng yêu: Bò ra sông uống nước, thấy bóng mình lại ngỡ tưởng là một người bạn cùng loài. Bò chào hỏi rất thân thiện, làm cho nước cũng phải “cười toét miệng”, tan biến cả bóng bò. Đã vậy, bò lại còn tưởng “bạn” đi đâu mất nên cứ “ậm ò” tìm gọi mãi. Những điều đó cho thấy sự “ngây ngô” của chú bò nhưng lại càng chứng tỏ nét hồn nhiên của tuổi thơ và khát khao muốn có bạn của chú bò, do vậy thật đáng yêu.
Đề 31. Vẻ đẹp của dòng sông ở quê hương tác giả: Sông cũng như người, được mang trên mình chiếc áo rất đặc biệt. Đó là chiếc áo vừa có hương thơm (“thơm đến ngẩn ngơ”) vừa có màu hoa đẹp và hấp dẫn (“Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai”). Dòng sông được mặc chiếc áo đó dường như cũng trở nên đẹp hơn và làm cho tác giả thấy ngỡ ngàng, xúc động.
Đề 32. Cách nói có ý so sánh của câu thơ cuối (VN là Bác, Bác là VN) trong đoạn thơ cho thấy: BH là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc VN. Những truyền thống đẹp đẽ và cao quý của cha ông ta hàng nghìn năm đã chung đúc nên tâm hồn Bác. Đất nước VN thân yêu gắn liền với hình ảnh BH vĩ đại và hình ảnh BH chính là hình ảnh tiêu biểu cho đất nước VN. 
Đề 33. Những nét đẹp của đồng quê VN được tác giả miêu tả qua hai khổ thơ:
-Khổ thơ 1:Tả cánh chim chiền chiện tự do bay lượn và ca vang trên cánh đồng lúa đẹp (đang “tròn bụng sữa”). Hình ảnh cánh đồng “chan chứa những lời chim ca” gợi vẻ đẹp của niềm vui và sự ấm no của đồng quê VN.
-Khổ thơ 2: Tả cánh chim chiền chiện bay cao, cao mãi như biến vào bầu trời, chỉ để lại tiếng hót “làm xanh da trời”. Đó là hình ảnh gợi cho ta nghĩ đến một không gian cao rộng, tràn ngập vẻ đẹp thanh bình của đồng quê VN.
Đề 34. Nội dung những “lời ru” (Trích trong bài “Tiếng ru”)” Con ong muốn làm nên mật ngọt thì phải yêu hoa; con cá muốn bơi được phải yêu nước; con chim muốn hót ca vang thì phải yêu bầu trời; con người muốn sống thì phải yêu đồng chí(những người cùng chí hướng), yêu anh em bè bạn của mình. Qua “lời ru” đó, tác giả muốn nói lên ý nghĩa: Trong cuộc sống, con người phải biết yêu thương những gì gắn bó thân thiết với mình, giúp cho mình tồn tại và sống hữu ích.
Đề 35. Qua đoạn thơ, tác giả muốn nói với các em đội viên Đội TNTP HCM: Màu khăn quàng đỏ của Đội viên Đội TNTP HCM tượng trưng cho màu cờ của Tổ quốc sẽ “tươi thắm mãi” trong cuộc đời của các em, giống như “lời ru vời vợi” chứa chan tình yêu thương của người mẹ luôn gần gũi bên em, tiếp thêm sức mạnh cho các em vươn lên trong cuộc sống.

File đính kèm:

  • docCam thu 4 Huong DIB.doc