4 Đề ôn thi giữa học kì I Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2010-2011

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 4 Đề ôn thi giữa học kì I Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên:  Tháng 10 năm 2010
Lớp 4
ÔN THI GIỮA HỌC KÌ I 
Môn : Tiếng Việt
ĐỀ 1:
A – KIỂM TRA ĐỌC
 Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm )
Ba đi công tác. Ở nhà, má Cường bị cảm trong lúc gánh nước rồi ốm nặng, không đi lại được. Bà con mách bệnh của má uống mật gấu sẽ qua khỏi. Thương má, Cường quyết định lên buôn Măng Lin để gặp bố của bạn Y Ngung xin mật gấu cho má, tiện thể cậu cũng định xin chữa bệnh nhát gan cho mình.
Từ nhà Cường đến buôn Măng Lin rất xa, nếu quen đi đường tắt cũng phải mất nửa ngày. Cường mang theo đèn pin, hai bình nước và mặc nhiều quần áo như người đi săn. Cậu đi như chạy qua sườn đồi cạnh nhà và bị bọn chó hoang đuổi. Trong lúc chạy, quần áo cậu vướng vào gai tre rách toạc. Bị lăn xuống chân đồi nhưng nhờ biết ôm đầu nên cậu không bị thương. Sau khi lội qua con suối sâu, cậu phải băng qua cánh rừng thưa. Trời tối như mực. Những chú nai hiền lành đã dắt cậu tránh được chỗ có thú dữ. Nửa đêm hôm đó cậu mới tìm tới buôn. Cha con Y Ngung vừa ngạc nhiên, vừa cảm động. Hôm sau, hai cha con Y Ngung cùng Cường đem mật gấu về cho má. Khi má đỡ bệnh, cậu mới sực nhớ ra mình quên chưa xin bố Y Ngung chữa cho bệnh nhát gan. Thấy vậy cả nhà cùng cười vui.
 NGUYỄN THỊ MINH NGỌC
Khoanh tròn vào chữ trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau hoặc làm theo yêu cầu:
1.Từ nào dưới đây có nghĩa giống nghĩa của từ nhát gan?
A. nhỏ bé 
B. nhạy cảm 
C. sợ sệt 
D. dũng cảm
2. Cường quyết định lên buôn Măng Lin để làm gì?
A. Để gặp bố bạn Y Ngung
B. Để xin bố Y Ngung chữa bệnh cho má
C. Để xin bố Y Ngung chữa bệnh cho má và chữa bệnh nhát gan cho mình
D. Để gặp bố của bạn Y Ngung xin mật gấu cho má, tiện thể cậu cũng định xin chữa bệnh nhát gan cho mình.
3. Dòng nào dưới đây ghi đủ những khó khăn Cường gặp phải trên đường tới buôn Măng Lin?
A. Bị chó hoang đuổi; Bị lăn xuống chân đồi; Lội qua suối sâu, qua khu rừng có thú dữ
B. Bị chó hoang đuổi	
C. Bị lăn xuống chân đồi
D. Lội qua suối sâu, qua khu rừng có thú dữ	
4.Vì sao cha con bạn Y Ngung lại ngạc nhiên và cảm động khi đón tiếp Cường ?
A. Vì thấy Cường là người rất thương má
B. Vì thấy Cường không còn nhát gan và Cường là người rất thương má
C. Vì Cường lo má bị bệnh nặng 	
D. Vì biết trước đây Cường rất nhát gan
5. Vì sao cả nhà lại cười vui khi thấy Cường quên chữa bệnh nhát gan cho mình?
A. Vì thấy Cường hay quên	
B. Vì thấy Cường không còn bệnh nhát gan nữa
C. Vì Cường quên xin bố Y Ngung chữa cho bệnh nhát gan.
D. Vì thấy Cường vẫn còn bệnh nhát gan
6. Câu nào dưới đây dùng biện pháp so sánh?
A. Trời tối như mực.
B. Ba đi công tác.
C. Trong lúc chạy, quần áo cậu vướng vào gai tre rách toạc.
D. Thấy vậy cả nhà cùng cười vui..
7. Câu nào sau đây dùng biện pháp nhân hóa?
A. Cậu đi như chạy qua sườn đồi cạnh nhà và bị bọn chó hoang đuổi.
B. Trong lúc chạy, quần áo cậu vướng vào gai tre rách toạc .
C. Bà con mách bệnh của má uống mật gấu sẽ qua khỏi.
D. Những chú nai hiền lành đã dắt cậu tránh được chỗ có thú dữ.
8. Phân tích cấu tạo của các tiếng sau: 
 Ba đi công tác.
TIẾNG
ÂM ĐẦU
VẦN
THANH
ba
đi
công
tác
9. Trong bài có bao nhiêu từ láy.
 A. không có từ láy.
 B. 1 từ
 C. 2 từ
 D. 3 từ
10. Trong câu: Thấy vậy cả nhà cùng cười vui. Từ “cười” thuộc từ loại nào dưới đây.
 A. Danh từ
 B. Động từ
 C. Tính từ
 D. Từ láy.
B – KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm )
I – Chính tả nghe – viết ( 5 điểm ) – 15 phút
II – Tập làm văn ( 5 điểm ) – 35 phút
 Viết một bức thư ngắn ( khoảng 10 dòng ) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.
ĐỀ 2:
 I. Phần trắc nghiệm khách quan:
 Mỗi câu dưới đây có các câu trả lời A,B,C,D.Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Đọc những câu thơ sau:
Lá trầu khô giữa cơi trầu
 Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
 Cánh màn khép lỏng cả ngày
 Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sơm trưa.
Những câu thơ trên nói lên điều gì?
Người mẹ thôi không ăn trầu và xem truyện.
Người mẹ ngủ suốt ngày.
Người mẹ nghỉ việc đồng áng.
Người mẹ bị ốm nên bỏ cả việc làm và những hoạt động khác.
Câu2: Từ nào viết sai chính tả?
A. mặt trăng B. chăng gối C. phải chăng D. ngoằn ngoèo
Câu 3: Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành?
Do âm đầu và vần tạo thành.
Do âm đầu ,âm cuối và thanh tạo thành.
Do âm đầu ,vần và thanh tạo thành.
Do âm đầu ,âm chính và thanh tạo thành.
Câu 4: Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ sau:
 Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
A. ngoài-hoài B. ngoài- nhau C.đối-đáp D. người- ngoài
Câu 5: Trong các từ: nhân dân,nhân hậu,nhân ái,công nhân,nhân loại ,nhân đức,nhân từ,nhân tài,trong những từ nào,tiếng nhân có nghĩa là “lòng thương người”
A.nhân loại,nhân tài,nhân hậu,nhân ái.
B. nhân đức,nhân từ ,nhân hậu,nhân ái.
C.nhân đức, nhân từ,nhân ái,nhân dân.
D. nhân hậu,nhântừ,nhân ái ,nhân loại.
Câu 6: Cho câu văn: Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.
Câu văn trên có mấy từ?
A. 12 từ B. 10 từ C. 8 từ D. 7 từ
Câu7: Dòng nào sau đây là những từ láy?
Ba ba,chôm chôm,oe oe,xanh xanh,nằng nặng.
Cu cu,cuốc cuốc ,xa xa,đi đứng, máy móc.
Chúm chím,mũm mĩm ,xộc xệch,khanh khách,làm lành.
Ăn ảnh,đi đứng,khe khẽ,êm đềm,sầm sập.
Câu 8:Từ nào không phải là từ ghép?
A. chân thành B. thật tình C. chân thật D. thật thà
Câu 9:Dòng nào dưới đây có các từ là danh từ chung.
bàn,ghế,sách,vở,dầu,mắm,muối.
Quần áo,văn học,sông Hồng,cô Lan
Huệ,Trường Sơn ,tre, trúc,thông,tùng
Tám Chẩn,Hải Anh,chim chóc,đất đai,chợ búa
Câu 10: Cách viết nào đúng?
A. Xanh pê téc bua B. Xanh Pê- téc- bua 
C. xanh Pê- téc- bua D. Xanh- Pê téc bua
Câu11: Mơ ước nào giúp ích cho con người?
Mơ ước cao đẹp
Mơ ước hão huyền
Mơ ước viển vông
Mơ ước quái đản
Câu 12: Em hiểu nghĩa của câu tục ngữ sau như thế nào?
“Máu chảy ruột mềm ”
Những người ruột thịt,gần gũi phải che chở,đùm bọc nhau.
Người thân gặp nạn,mọi người khác đều đau đớn.
Giúp đỡ,san sẻ cho nhau lúc gặp khó khăn,hoạn nạn.
 Người khỏe cưu mang,giúp đỡ người yếu,người giàu giúp đỡ người nghèo.
II. Phần tự luận:
Câu 13: Trong giấc mơ,em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện được cả ba điều ước đó. Em hãy kể lại câu chuyện ấy theo trật tự thời gian. 
ĐỀ 3:
ĐỌC THẦM BÀI “Thưa chuyện với mẹ” ( TV4- tập 1- Tr 85) RỒI 
I - TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI:
 Câu 1/ Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (1đ)
Vì sao mẹ Cương không muốn Cương học nghề thợ rèn?(0,5 đ)
Vì mẹ sợ Cương vất vả.
Vì mẹ sợ cha Cương không đồng ý.
Vì mẹ cho rằng đó là nghề không được coi trọng, không xứng đáng với danh dự của gia đình.
B) Câu nào nêu lý lẽ có sức thuyết phục nhất của Cương đối với mẹ?(0,5đ)
 a) Người ta ai cũng cần có một nghề.
 b) Nghề nào cũng đáng được coi trọng như nhau.
 c) Chỉ có cách sống bằng trộm cắp hoăc ăn bám mới bị coi thường.
Câu 2 /Viết vào chỗ chấm 2 chi tiết trong bài nêu cử chỉ thể hiện tình cảm của mẹ và của Cương khi trò chuyện. (0,5đ).
a)Mẹ:.
b)Cương:
Câu 3 /a)Điền dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất (0,5 đ).
	Bài văn trên có: 6 từ láy 7 từ láy 8 từ láy 
 b)Viết lại những từ láy có ở trong bài (1đ)
.............................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 4/ Kẻ chân các động từ trong đoạn văn sau: (1đ)
 Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhãi mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào”, tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập” cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn tóe lên như khi đốt cây bông.
Câu 5/ a) Tìm một từ gần nghĩa với từ Trung thực(0,5 đ).
......................................................................................................
 b) Đặt một câu với từ vừa tìm được. (0,5 đ).
......................................................................................................
II - Chính tả :(15phút)
Bài viết : “Chú chuồn chuồn nước”(Tiếng Việt 4/ tập1, trang 99 )
III- Tập làm văn: (40 phút)
Đề bài: Nhân dịp 20- 11, em hãy viết thư cho cô giáo(thầy giáo) cũ để thăm hỏi và chúc mừng thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt nam.
ĐỀ 4:
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (5 điểm)
 	 Bài đọc: Những hạt thóc giống (SGK Tiếng Việt 4 tập I trang 46)
II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
 	 Đọc thầm bài: Những hạt thóc giống (SGK Tiếng Việt 4 tập I trang 46) 
 Khoanh vào chữ cái đáp án đúng nhất
Câu 1. Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ?
A. Nhà vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi.
B. Nhà vua muốn chọn một người giỏi võ để truyền ngôi.
C. Nhà vua muốn chọn một người khẻo mạnh để truyền ngôi.
Câu 2. Nhà vua làm cách nào để tìm được người như thế ?
A. Nhà vua phát cho mỗi người dân một thúng thóc đã luộc kỹ về gieo trồng.
B. Nhà vua giao hẹn ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
C. Cả A, B đều đúng
Câu 3. Hành động của của chú bé Chôm có gì khác mọi người ?
A. Chú bé Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn nảy mầm.
B. Chú bé Chôm rất lo lắng quỳ trước mặt vua nói rõ sự thật.
C. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý ?
A. Vì người trung thực không vì lợi ích của mình mà nói sai sự thật, không lừa dối ai.
B. Vì người trung thực dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt, dũng cảm, rất đáng tin cậy.
C. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ trung thực ?
 A. Chân thật	B.Thành thật	C. Lừa dối	
Câu 6. Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng ?
A. Tin vào bản thân mình.
B. Quyết định lấy công việc của mình.
C. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
Câu 7. Đặt câu với một từ cùng nghĩa với từ trung thực? 
Câu 8. Tìm các danh từ có trong đoạn văn sau:
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh Hoàng Liên Sơn. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên một cảm giác bồng bềnh huyền ảo. 
(Theo Nguyễn Phan Hách)
 Danh từ tìm được trong đoạn văn:
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả nghe- viết (5 điểm)
 Bài viết: Những hạt thóc giống (từ lúc ấy đến ông vua hiền minh.)	
II. Tập làm văn (5 điểm)	
 Đề bài: Viết một bức thư cho bạn hoặc người thân để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em hiện nay.

File đính kèm:

  • docBai tap HSG toan 4.doc