51 câu hỏi bài tập ngữ văn 9

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 8350 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 51 câu hỏi bài tập ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: ( 2 điểm )
Xác định phép liên kết và chỉ những từ ngữ tương ứng trong đoạn văn sau:
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
	 ( Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ )
Câu 2: ( 3 điểm )
	Chép lại 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ( trích Truyện Kiều- Nguyễn Du ). Viết đoạn văn khoảng 10 câu, sử dụng các phép liên kết thế và nối, nếu tác dụng của biện pháp điệp ngữ 8 câu thơ em vừa chép.
Câu 3: ( 5 điểm )
	Phân tích bài thơ Sang thu ( Hữu Thỉnh )
Câu 4: ( 2 điểm )
	Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
	Em đã sống lại rồi, em đã sống !
	Điện giật, dùi dâm, dao cắt, lửa nung
	Không giết được em, người con gái anh hùng !
	 ( Tố Hữu, Người con gái Việt Nam )
	Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 5: ( 3 điểm )
	Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa, [...]. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
	( Quà tặng của cuộc sống, dẫn theo Ngữ văn 7, tập hai )
	Viết đoạn văn từ 10-15 dòng nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên, trong đó có sử dụng phép nối và biện pháp tu từ so sánh. Chỉ ra từ ngữ dùng làm phép nối và biện pháp so sánh đã sử dụng. 
Câu 6: ( 5 điểm )
	Ngày ngày mặt trời đi qua bên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
	Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
	Kết trang hoa đang bảy mươi chín mùa xuân...

	Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
	Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
	Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
	Mà sao nghe nhói ở trong tim !
	 ( Viễn Phương, Viếng lăng Bác )
Câu 7 : ( 2 điểm )
	Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
	Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má.
	 ( Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi )
Xác định phép liên kết và chỉ ra những từ ngữ tương ứng trong đoạn văn trên.
Chỉ ra các câu đặc biệt có trong đoạn văn và nêu tác dụng của việc sử dụng các câu đặc biệt đó.
Câu 8: ( 3 điểm )
	Người phương Đông xưa có câu: Thư trung hữu ngọc ( trong sách có ngọc ). Viết đoạn văn khoảng 20 dòng nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 9: ( 5 điểm )
	Phân tích bài thơ Đông chí của Chính Hữu.
Câu 10: ( 2 điểm )
Một mặt người bằng mười mặt của.
Từ mặt dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Câu trên là thành ngữ hay tục ngữ ? Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đây ?
Trong các câu sau, câu nào không dùng cách nói so sánh ?
_ Không thầy đó mày làm nên.
_ Học thầy không tày học bạn.
_ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
_ Người ta là hoa đất.
_ Người sống, đống vàng.
Câu 11 : ( 3 điểm )
	Ngày xưa, Mạc Đĩnh Chi là một học trò nghèo phải bắt đom đóm làm đèn đọc sách, miệt mài sôi kinh nấu sử rồi trở thành vị quan tài ba...
	Viết đoạn văn 15 dòng nêu suy nghĩ của em về tấm gương hiếu học của Mạc Đĩnh Chi ngày xưa.
Câu 12 : ( 5 điểm )
Phân tích hình tượng nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Câu 13 : ( 2 điểm )
Tìm và chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn văn sau.
Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận. Tạo hóa đã biết dùng đúng chất liệu hay nhất cho cuộc sáng tạo của mình : Nước. Chính Nước làm cho Đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có tri giác, có tâm hồn.
	 ( Hạ Long- Đá và Nước, dẫn theo Ngữ văn 9, tập một )
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :
Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta chọn làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa !
	 ( Tố Hữu, Chào xuân 67 )
Trong đoạn trích này, điểm tựa có được dùng như một thuật ngữ vật lí hay không ? Ở đây, nó có ý nghĩa gì ?
Từ tim và cụm từ ngọn lửa dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Giải thích ý nghĩa của những từ ngữ đó.
Câu 14 : ( 4 điểm )
	Viết một đoạn văn ngắn ( Khoảng 10-15 dòng ) nêu ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh hàng tre trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, trong đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú ( gạch chân thành phần phụ chú đó ).
Câu 15 : ( 3 điểm )
	Trong bài thơ Con cò, Chế Lan Viên viết :
	Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
	Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
	Lời thơ trên gợi cho em suy nghĩ gi về tình mẫu tử ? Viết đoạn văn 30 dòng trình bày suy nghĩ đó.
Câu 16: ( 3 điểm )
	Viết đoạn văn diễn dịch nêu nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Kim Lân trong đoạn văn sau :
	Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được ? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói ? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi ! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian ! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao ? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái sự này chưa ?...
	 ( Kim Lân, Làng )
Câu 17: ( 4 điểm )
	Nêu cảm nhận của em về một trong hai đoạn thơ sau :
	Đoạn 1:
	Dù ở gần con,
	Dù ở xa con,
	Lên rừng xuống bể,
	Cò sẽ tìm con,
	Cò mãi yêu con,
	Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
	Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
	 ( Chế Lan Viên, Con cò )
	Đoạn 2:
	Mẹ ta không có yếm đào 
 nón mê thay nón quai thao đội đầu 
 rối ren tay bí tay bầu 
 váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa
	 	 ( Nguyễn Duy, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa...)
Câu 18 : ( 2 điểm )
Hãy sắp xếp các câu văn dưới đây để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh và hợp lí nói về đức tính giản dị của Bác Hồ:
Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thi đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “ Không có gì quý hơn độc lập,tư do”, “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”...
Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
 ( Theo Phạm Văn Đồng, Đức tính giản dị của Bác Hồ )
Câu 19: ( 2 điểm )
	Nêu ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Câu 20: ( 6 điểm )
	Không thể được ! Làng thì yêu thật, những làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
 ( Kim Lân, Làng )
	Lí giải tâm trạng của nhân vật ông Hai thể hiện trong câu văn trên.
Câu 21: ( 4 điểm )
	Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
	Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
	Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
	Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
	Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
	 ( Quang Huy, Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà )
Trong bài thơ Sang Thu, Hữu Thỉnh cũng có những lời khắc họa hình ảnh dòng sông khá thú vị. Em hãy chép nguyên văn dòng thơ đó.
Hãy phát hiện và phân tích giá trị của biện pháp tu từ mà Quang Huy và Hữu Thỉnh đã sử dụng để miêu tả dòng sông trong những vần thơ của mình.
Câu 22: ( 2 điểm )
	Viết đoạn văn sử dụng phép tu từ so sánh nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và ý nghĩa triết lí của hai câu thơ:
	Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
	Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
 	 ( Ta-go, Mây và sóng )
Câu 23: ( 3 điểm )
	Viết một đoạn văn khoảng 10-15 dòng bàn về tác hại của lối học chay, học vẹt ở nhà trường hiện nay. Trong đó có sử dụng phép đồng nghĩa. Chỉ rõ phép liên kết câu đó.
Câu 24: ( 2 điểm )
	Đọc, phát hiện và phân tích hình ảnh sương được miêu tả trong hai đoạn thơ dưới đây:
	Cuối thu, trời biếc, lúa vàng bông,
	Cỏ nhạt màu xanh, lá úa hồng.
	Hôm tối chân trời sương tím phủ,
	Gió đưa hương lúa bốc thơm lừng.
	 ( Đoàn Văn Cừ, Cuối Thu )
	Sương chùng chình qua ngõ
	Hình như thu đã về
	 ( Hữu Thỉnh, Sang Thu )
Câu 25: ( 4 điểm )
	Trong tác phẩm lặng lẽ Sa Pa, hai lần tác giả Nguyễn Thành Long nhắc đến nỗi “thèm người” của nhân vật anh thanh niên. Đó là lần bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ và cô gái về anh thanh niên :
	- Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi ! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Cách đây bốn năm, có hôm tôi cũng đang đi thế này chợt thấy một khúc thân cây chắn ngang đường, phải hãm lại. Một anh thanh niên ở đâu chạy đến, hè với tôi và khách đi xe đẩy khúc cây ra một bên cho xe đi. Hỏi ở đây mà ai đẩy cây ra giữa đường thế này, anh chỉ đỏ mặt. Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kế dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát...
	Và một lần anh thanh niên tâm sự với ông họa sĩ :
	- Còn người thì ai mà chả sợ “thèm” hở bác ? […] Cháu hỏi: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì ?”.
	Việc nhắc lại hai lần chi tiết “thèm người” đó có ý nghĩa gì ?
Câu 26: ( 4 điểm )
	Kể tên 3 bài thơ của Hồ Chí Minh có hình ảnh ánh trăng mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. Chép nguyên văn những câu thơ có hình ảnh ánh trăng đó. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về một trong những hình ảnh ánh trăng, khi viết có sử dụng phép tu từ so sánh.
Câu 27 : ( 2 điểm )
	Hình ảnh “lòng son” trong bài thơ sau được sáng tạo bằng biện pháp nghệ thuật tu từ gì ? Nêu ý nghĩa của hình ảnh đó.
	Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
	Bảy nổi ba chìm với nước non.
	Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
	Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
	( Hồ Xuân Hương, Bánh Trôi Nước )
Câu 28: ( 2 điểm )
	Đọc đoạn văn sau, nêu chủ đề đoạn văn và chỉ ra cách lập luận của tác giả.
	Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Chiến tranh khiến cho mỗi người công dân Xô viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương. Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng “cô nàng” gọi đùa người yêu. Người xứ U-crai-na nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh [...] Người ở thành Lê-nin-grát bị sương mù quê hương ảm ảnh, nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, nhớ những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, và lá hoa rực rỡ của công viên mùa hè, nhớ phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử. Người Mát-xcơ-va nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm, để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới […] Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
	 ( I-li-a Ê-ren-bua, Lòng yêu nước )
Câu 29: ( 6 điểm )
	Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ: Đồng chí ( Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật ).
Câu 30: ( 2 điểm )
	Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ( Nguyễn Thành Long ) được miêu tả từ điểm nhìn nào ? Nêu tác dụng của cách miêu tả đó.
Câu 31: ( 2 điểm )
	Chép lại bài thơ Đồng chí. Em suy nghĩ gì về nhan đề bài thơ và sự lặp lại nhan đề ở một dòng thơ trong bài ?
Câu 32: ( 6 điểm )
	Có ý kiến cho rằng: Hình ảnh bà trong bài thơ Bếp lửa là hình ảnh người nhóm lửa, người giữ lửa. Em nghĩ gì về nhận xét ấy ?
Câu 33: ( 2 điểm )
	Vì sao Nguyễn Thành Long không đặt tên riêng cho các nhân vật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ?
Câu 34: ( 2 điểm )
	Từ đi trong các đoạn thơ sau được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. Phân tích ý nghĩa của các từ đi đó.
ta đi trọn kiếp con người 
 cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
 ( Nguyễn Duy, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa…)
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
	 ( Chế Lan Viên, Con cò )
Câu 35: ( 6 điểm )
	Phân tích nét riêng của tình cảm quê hương trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả.
Câu 36 : ( 2 điểm )
	Chép lại đoạn trích Cảnh ngày xuân ( Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) và cho biết những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ.
Câu 37: ( 3 điểm )
	Viết đoạn văn ( khoảng 15 đến 20 dòng ) nêu suy nghĩ của em về một vai trò của sách đối với đời sông nhân loại.
Câu 38: ( 5 điểm )
	Phân tích diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần đầu gặp cha cuối cùng- khi ông Sáu được về phép- qua đoạn trích từ truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Câu 39: ( 2 điểm )
	Chép lại bài thơ Ánh trăng ( Nguyễn Duy ). Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Câu 40: ( 2 điểm )
	Viết đoạn văn ( khoảng 15 đến 20 dòng ) giải thích câu nói sau:
	Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
	 ( I-li-a Ê-ren-bua, Lòng yêu nước )
Câu 41: ( 5 điểm )
	Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
	
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
	Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
	Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
	Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
 ( Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá )
Câu 42: ( 2 điểm )
	Trong truyện ngắn Làng, Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của ông. Đó là tình huống nào ?
Câu 43: ( 3 điểm )
	Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
	Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
	Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
 ( Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ )
Câu 44: ( 5 điểm )
	Vì sao có thể nói: “ Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn trong quá khứ. Cuộc sống của bạn ngày mai sẽ là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn ngày hôm nay.” ?
 ( Theo Quà tặng của cuộc sống, NXB Trẻ, 2004 )
Câu 45: ( 3 điểm )
	Lập dàn ý cho đề bài sau :
	Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời kì xã hội phong kiến qua hai tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương ( Nguyễn Dữ ) và Truyện Kiều ( Nguyễn Du).
Câu 46: ( 2 điểm )
	Viết đoạn văn ( khoảng 10 dòng ) chỉ ra nghĩa tường minh và hàm ý của câu tục ngữ sau :
	Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Câu 47: ( 5 điểm )
	Truyện Kiều thể hiện rõ nét nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du. Hãy phân tích 8 câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích để làm sáng tỏ ý kiến đó.
Câu 48: ( 2 điểm )
	Viết đoạn văn ( từ 7 đến 10 dòng ) phân tích cái hay của câu thơ “ Đầu súng trăng treo” ( Đồng chí- Chính Hữu ).
Câu 49: ( 3 điểm )
	Viết đoạn văn ( khoảng 15 dòng ) theo phép lập luận diễn dịch nêu lên một lợi ích của việc mặc đồng phục khi đến trường.
Câu 50 : ( 5 điểm )
	Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Câu 51: ( 5 điểm )
	Đọc mẩu chuyện sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.
	CÁI NHIỆT KẾ VÀ MÁY ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ
	Bạn có biết sự khác biệt giữa cái nhiệt kế và máy điều hòa nhiệt độ không ?
	Cái nhiệt kế đơn thuần chỉ cho chúng ta biết nhiệt độ của từng vùng riêng biệt. Ví dụ như cái nhiệt kế của bạn đang chỉ 350C và bạn đem nó vào trong phòng lạnh có nhiệt độ là 280C thì nó sẽ thay đổi chỉ số của mình để phù hợp với nhiệt độ của phòng là 280C. Cái nhiệt kế luôn điều chỉnh để hòa hợp với nhiệt độ của môi trường xung quanh.
	Còn máy điều hòa nhiệt độ thì ngược lại, nó điều chỉnh nhiệt độ trong phòng. Nếu trong phòng đang có nhiệt độ là 280C và máy điều hòa được cài đặt ở 200C thì chẳng bao lâu, nhiệt độ trong căn phòng sẽ là 200C phù hợp với chỉ số của máy điều hòa...
 ( Dẫn theo Bài học làm người, NXB Trẻ- NXB Giáo dục, 2006 )
Yêu cầu: Đời sống của bạn sẽ là cái nhiệt kế hay sẽ là máy điều hòa nhiệt độ ? Hãy viết bài văn ngắn làm sáng tỏ sự lựa chọn của mình.

File đính kèm:

  • doc51 cau hoi bai tap ngu van 9.doc