52 câu trắc nghiệm Tiếng Việt + Tập làm văn Lớp 11

doc9 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 52 câu trắc nghiệm Tiếng Việt + Tập làm văn Lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Trong bốn kĩ năng ngôn ngữ nói, nghe, đọc, viết thì :
Mỗi kĩ năng đều có tầm quan trọng riêng, thiếu đi một kĩ năng thì giao tiếp sẽ không đạt hiệu quả. 
Nghe là kĩ năng quan trọng nhất, nếu nghe không tốt thì sẽ không hiểu gì cả và do vậy giao tiếp sẽ hạn chế nhiều.
Nói là kĩ năng quan trọng nhất, nếu nói khônng tốt thì diễn đạt sẽ không mạch lạc, trôi chảy và vì thế hiệu quả giao tiếp cũng bị hạn chế. 
Tầm quan trọng của mỗi kĩ năng phụ thuộc vào độ tuổi và nghề nghiệp.
2. Nói đến Tiếng Việt như là tài sản chung cho mọi người Việt Nam là nói :
Mọi người đều có một hệ thống ngữ pháp chung.
Mọi người đều có một vốn từ chung, rất lớn. 
Tuy cách phát âm của mỗi người có thể khác nhau, nhưng vẫn có một hệ thống các âm chung. 
Cả A,B và C.
3. Nói đến lời nói cá nhân là nói đến :
Sản phẩm của mỗi người khi sử dụng ngôn ngữ chung làm công cụ giao tiếp trong những tình huống cụ thể. 
Những sáng tạo ngôn ngữ độc đáo của từng người nhằm đóng góp cho vốn ngôn ngữ chung của xã hội. 
Cách phát âm riêng biệt của từng người, khó lòng có hai người phát âm hoàn toàn giống nhau. 
Cách dùng từ riêng biệt của từng người trong giao tiếp hằng ngày với gia đình và xã hội. 
4. Câu ca dao “Người khôn ăn nói nửa chừng – Để cho người dại nửa mừng nửa lo” là nhằm 
Ca ngợi cách nói nửa chừng, không “nói toạc móng heo” mà nói một cách ý nhị.
Chứng minh rằng lối nói lấp lửng có thể mang đến những hiệu quả trái ngược .
Phê phán sự nhẹ dạ, cả tin, không chịu nghĩ của một số người trong giao tiếp. 
Chỉ những người có lối nói năng chừng mực, kín đáo, tế nhị, không dễ gì hiểu được. 
5. Trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945, có nhiều tác giả nổi tiếng, mỗi tác giả có một phong cách ngôn ngữ riêng (như Nam Cao khác với Vũ Trọng Phụng, Vũ Trọng Phụng khác với Nguyễn Công Hoan,…). Điều đó chứng tỏ :
Văn học hiện thực có giá trị là do tiếng Việt của chúng ta rất giàu đẹp.
Mỗi tác giả có dấu ấn cá nhân trong khi sử dụng ngôn ngữ chung là Tiếng Việt.
Dòng văn học hiện thực phê phán là dòng văn học rất có giá trị. 
Lời ăn tiếng nói của nhân dân là nguồn cung cấp nguyên liệu vô tận cho nhà văn.
6. C¸c nhµ v¨n th­êng ph¶i lao ®éng rÊt vÊt v¶ trong viÖc chän lùa tõ ng÷, ®Æt c©u. §ã lµ do 
Nãi chung, hä muèn ®Ó l¹i dÊu Ên c¸ nh©n trong viÖc vËn dông ng«n ng÷ chung. 
C¸c nhµ v¨n muèn tiÕng ViÖt mçi ngµy cã thªm nhiÒu tõ ng÷ kh¸c l¹.
NÕu kh«ng lùa chän tõ ng÷ chÝnh x¸c th× cã thÓ dÉn ®Õn sù hiÓu nhÇm.
Nhµ v¨n bao giê còng cã c¸ch viÕt kh¸c h¼n nh÷ng ng­êi b×nh th­êng.
7. Trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, có những câu sau : Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu ; hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó.
Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình ; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ
Hiện tượng tách từ được thấy ở dòng nào dưới đây ?.
Nhật nguyệt chối lòa.	C. Chém rắn đuổi hươu. 
Treo dê bán chó 	D. Trốn ngược trốn xuôi.
8. Cho từ thương nhớ , những kết hợp nào sau đây không phải là kết hợp có hiện tượng tách từ ?
Càng thương càng nhớ. 
Thương với chả nhớ. 
Những thương những nhớ. 
Thương với nhớ.
9. Cho các câu ca dao : 
 Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ, 
Thò tay vào lờ, mắc kẹt cái hom.
 Người ta đi đôi về đôi. 
Thân anh đi lẻ về loi một mình. 
Dòng nào nêu đúng và đủ hiện tượng tách từ trong hai câu ca dao trên ?
Đi đôi về đôi, đi lẻ về loi.
Lời phỉnh tiếng phờ, đi đôi về đôi. 
Đi lẻ về loi, thò tay vào lờ .
Lời phỉnh tiếng phờ, đi lẻ về loi.
10. Thành ngữ nào sau đây có hiện tượng tách từ ? 
Ăn to nói lớn
Ăn cháo đá bát
Ăn cơm nhà, thổi tù và hàng tổng. 
Ăn cơm chúa, múa tối ngày. 
11. Đọc đoạn văn , chú ý đến lối nói có hiện tượng tách từ (được in đậm) của chị Tí trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
- Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?
Chị Tí để chõng xuống đất, bày biện các bát uống nước mãi rồi mới chép miệng trả lời Liên :
- Ối chào, sớm với muộn mà ăn thua gì. 
Tác giả để nhân vật có lối nói tách từ như vậy là nhằm mục đích gì ? 
Nhấn mạnh rằng nhân vật là người không quan tâm đến thời gian.
Nhấn mạnh rằng nhân vật là người làm việc rất vất vả.
Nhấn mạnh một cách nói rất riêng của nhân vật. 
Nhấn mạnh vào sự chán chường của nhân vật về số phận. 
12. Nhóm từ nào dưới đây cùng trường từ vựng ? 
Hội họa, điêu khắc, điện ảnh, năng suất. 
Môi trường, tài nguyên, sinh thái, nghệ thuật. 
Nhà trường, thầy cô, học sinh, diễn viên. 
Bàn, ghế, đi văng, tủ lạnh
13. Nhóm từ nào dưới đây không cùng trường từ vựng ? 
Nông dân, nông nghiệp, vụ mùa, năng suất. 
Sư tử, hổ, ngựa vằn, linh dương. 
Tác phẩm, tác giả, công chúng, lâm nghiệp. 
Công dân, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi.
14. Những từ cùng trường từ vựng là những từ như thế nào ? 
Những từ biểu thị những sự vật, đối tượng có mối liên hệ gần gũi với nhau. 
Những từ có thể thay thế cho nhau trong những tình huống giao tiếp cụ thể.
Những từ được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hằng ngày.
Những từ thuộc vào vốn từ vựng chung của ngôn ngữ.
15. Trong câu : “Đau đớn bấy !Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều ; não nùng thay ! Vợ yêu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”. Nhóm từ cùng trường từvựng là nhóm từ nào ?
Đèn, lều, ngõ, vợ. C. Đau đớn, dợt dờ, leo lét.
Khóc, chạy, não nùng. D. Mẹ, vợ, chồng, trẻ.
16. Trong bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến, nhóm từ nào sau đây cùng trường từ vựng ?
Cờ, biển, cân, đai.
Xiêm, áo, ghế, thân.
Giấy, bảng, lọng, đồ chơi.
Giáp bảng, ông nghè, bảnh chọe, đồ chơi.
17. Trong bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến, nhóm từ ngữ nào sau đây không cùng trường từ vựng ?
Suối, đèo, dặm khách, nước mây.
Cầm xoang, quỳnh tương, rượu ngon, con hát. 
Đàn, rượu, câu thơ, câu văn. 
Tiền, bạn hiền, sương, trời. 


18. Việc sử dụng những từ cùng trường từ vựng trong tác phẩm văn học là nhằm mục đích gì ? 
Chứng minh tác giả có vốn từ phong phú.
Đạt đến một hiệu quả diễn đạt nào đó.
Đảm bảo những yêu cầu của thể loại.
Chứng minh sự giàu đẹp phong phú của tiếng Việt.
19. Trong kho tàng ca dao, có câu :
	Cha chài, mẹ lưới, con câu 
	 Chàng rễ đi tát, con dâu đi mò. 
Nét độc đáo của câu ca dao trên đây là gì ?
Sử dụng nhiều từ đồng nghiã 
Có nhiều từ được bắt đầu bằng chữ cái c.
C. Sử dụng nhiều từ cùng trường từ vựng. 
D. Sử dụng nhiều cặp từ trái nghiã. 
20. Việc sử dụng những cặp từ trái nghiã trong tác phẩm là nhằm mục đích gì ?
Chứng minh sự giàu có, phong phú của tiếng việt.
Đạt được một hiệu quả diễn đạt nào đó.
Cho thấy một thói quen trong cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả.
Cho thấy năng lực diễn đạt của tác giả
21. Ca dao Việt Nam có câu : 
 Bà già mặc áo bông chanh
 Ngồi trong đám hẹ, nói hành nàng dâu.
Cái hay của câu ca dâu trên là gì ? 
Chơi chữ dựa trên các từ trái nghiã.
Chơi chữ dựa trên các từ đồng nghiã.
Chơi chữ dựa trên các từ cùng trường từ vựng. 
Cả A,B và C.
22. Dòng nào trả lời đúng nhất câu hỏi : Ngữ cảnh là gì ?
Hoàn cảnh giao tiếp. 
Những câu đi trước và đi sau một câu nào đó. 
Quan hệ thân sơ giữa các bean giao tiếp.
Tất cả những gì có liên quan đến việc tạo lập và lĩnh hội câu nói (hoặc câu văn).
23. Trong SGK, văn cảnh được xem là :
Một loại ngữ cảnh.
Hoàn cảnh sáng tác của nhà văn, nhà thơ.
Cảnh vật được thể hiện trong tác phẩm.
Hoàn cảnh giao tiếp, hiểu theo nghiã hẹp hoặc theo nghiã rộng. 
24. Trong truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan, vì sao ông lí xưng hô với anh Mịch (cùng đinh), bác Phô gái (có cành cau làm quà) và bà cụ phó Bính (có lễ gửi ông lí) rất khác nhau ?
Ông lí là người thất thường trong cách xưng hô. 
Ông lí là người có quyền xưng hô khác nhau.
Hoàn cảnh giao tiếp lần lượt thay đổi. 
Ông lí có vốn từ xưng hô rất phong phú.
25. Vì sao bài ca dao sau đây lại gây cười ? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
Bà già đi chợ Cầu Đông,
Bói xem một quẻ, lấy chồng lợi chăng.
Thầy bói gieo quẻ nói rằng :
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
Vì bà già trong bài ca dao đã già rồi mà lại muốn lấy chồng. 
Vì thầy bói gieo quẻ không đúng mong muốn của bà.
Vì văn cảnh cho biết lợi ở câu thou tư hoá ra không phải là lợi ở câu thou hai. 
Vì tình trạng “Ông nói gà bà nói vịt” giữa thầy bói và bà già. 
26. Cho câu ca dao sau :
 Còn trời còn nước còn non
 Còn cô bán rượu, anh còn say sưa.
Nét thú vị của bài ca dao trên đây là gì ?
Dùng nhiều từ chỉ thiên nhiên : trời, nước, non
Dùng đến năm từ còn chỉ trong hai câu. 
Tạo văn cảnh mập mờ để có thể hiểu từ say sưa theo hai nghiã.
27. Trong giao tiếp, ta thường gặp những câu nói tỉnh lược, kiểu như :
- Rồi.
- Cà phê. v..v.
Những câu nói như vậy có thể hiểu được là nhờ điều gì ?
Người nói đã phát âm với một ngữ điệu đặc biệt. 
Chúng được nguời nói diễn đạt kèm theo một số cử chỉ, điệu bộ. 
Những câu nói đó vẫn tuân thủ những quy tắc ngữ pháp của tiếng Việt. 
Liên hệ với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. 
28. Phong cách ngôn ngữ báo chí được dùng trong những loại văn bản nào ?
Trong các văn bản tin tức, bình luận chính trị, quảng cáo, tiều phẩm hài…
Trong các văn bản hành chính như đơn từ, công văn, báo cáo,…
Trong các văn bản tin tức, phóng sự, quảng cáo,… 
Trong các giáo trình giảng dạy về báo chí. 

29. Một phóng viên mới vào nghề, được giao nhiệm vụ viết bài tường thuật một vụ tai nạn trong xây dựng. Anh ta gửi về toà soạn bài viết của mình với đoạn mở đầu như sau :
“Chết.
Đó là tình trạng bất khả kháng của Lê Văn A, công nhân đội xây dựng số 3, Tổng công ty xây dựng XYZ, sáng nay khi anh ấy ngã từ tầng 5 xuống …”.
Nhận xét nào nói đúng về cách viết trên ?
Hấp dẫn, phù hợp với phong cách ngôn ngữ báo chí.
Có thể chấp nhận được đối với phong cách ngôn ngữ báo chí.
Dài dòng, không phù hợp với phong cách ngôn ngữ báo chí.
Có nhiều tìm tòi, sáng tạo, hơi kì quặc nhưng vẫn phù hợp với báo chí.
30. Làng báo có giai thoại sau đây : Một phóng viên mới vào nghề, được căn dặn là nên viết càng ngắn gọn càng tốt. Anh ta gửi về toà soạn bản tin về một vụ tai nạn “Ông T.T.D. bật diêm để xem xăng trong xe còn hay không. Xăng còn. Nạn nhân thọ 48 tuổi.”
Nhận xét nào nói đúng về cách viết trên ?
Ngắn gọn, phù hợp với phong cách ngôn ngữ báo chí. 
Độc đáo, hấp dẫn người đọc, phù hợp với phong cách ngôn ngữ báo chí. 
Bảo đảm tính thông tin, tính thời sự của phong cách ngôn ngữ báo chí.
Quá ngắn gọn, không phù hợp với phong cách ngôn ngữ báo chí.
31. Phong cách ngôn ngữ báo chí là kiểu diễn đạt dùng cho hình thức nào ?
Báo viết (báo in hằng ngày) và báo điện tử (trên in-tơ-net)
Báo nói (trên đài phát thanh). 
Báo hình (trên ti vi ).
Cả A,B và C. 
32. Để khơi gợi hứng thú của người đọc, bài báo cần đảm bảo điều gì ?
Có những cách chơi chữ độc đáo. 
Nhiều thông tin, hấp dẫn, ngắn gọn.
Có một số khuôn mẫu cú pháp để diễn đạt. 
Cả A, B và C. 
33. Mô hình câu theo thời gian – địa điểm – sự kiện thường mở đầu các bản tin của báo chí là nhằm mục đích gì ?
Nhấn mạnh vào tính thời sự của sự kiện, thu hút sự chú ý.
Đạt được những hiệu quả tu từ thích hợp nào đó. 
Dẫn dắt người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Không nhằm mục đích gì cả, đây chỉ là một cách diễn đạt của báo chí .
34. Muốn bác bỏ ý kiến sai, trước hết cần phải làm gì?
A- Chứng minh ý kiến của mình là đúng.
B- Trích dẫn ý kiến đó một cách đầy đủ, khách quan, trung thực.
C- Phản bác lại ý kiến sai bằng những lý lẽ sắc bén, lập luận chặc chẽ.
D- Dùng dẫn chứng và lí lẽ để chứng minh ý kiến của mình là đúng.
35. Bác bỏ luận cứ là:
A- Bác bỏ về lí lẽ và dẫn chứng.
B- Bác bỏ nhận định và két luận.
C- Bác bỏ sai lầm trong lí lẽ.
D- Bác bỏ sai lầm trong lập luận.
36. Bác bỏ là cách lập luận dùng đẻ làm gì?
A- Dùng để thể hiện nhận thức, tư duy của mình là đúng, là chính xác.
B- Dùng đẻ làm sáng rõ sự thật và chân lý.
C- Dùng để phân phán những quan điển trái với quan điểm của mình.
D- Dùng thể hiện chân lý của mình là đúng.
37. Nghĩa tình thái của câu là gì?
A- Là thông tin đi kèm sự việc ( sự tình), là cách áp đặt nhận thức của người nói lên các nhân tố của sự việc.
B- Là nghĩa phản ánh cái sự tình của thế giới được nới đến trong câu.
C- Là nghĩa biểu hiện, nghĩa miêu tả trong câu.
D- Là nghĩa thể hiện thái độ của người nới, là hình ảnh mà người nới dùng để truyền đạt sự tình chô người nghe.
38. Chức năng bày tỏ chính kiến trong phong cách ngôn ngữ chính luận là gì?
A- Văn bản chính luận bao giờ cũng bày tỏ công khai quan điểm của người viết, người nới về các vấn đề xã hội, chính trị; chr trích phê phán các quan điểm sai trái, có hại; cổ vũ động viên mọi người làm theo lẽ phải.
B- Văn bản chính luận hướng tới sự thuyết phục bằng cách giải thích, chứng minh vấn đề dựa trên những lụân cứ xác đáng, được trình bày một cách chặc chẽ, khoa học.
C- Văn bản chính luận còn có tác động mạnh mẽ đến tình cảm của người đọc, người nghe thông qua cách diễn đạt hùng hồn, biểu cảm.
D- cả ba phương án trên đều sai.
39. Chức năng thuyết phục bằng lý trí trong phong cách ngôn ngữ chính luận là:
A- Văn bản chính luận boa giờ cũng bày tỏ công khai quan điểm của người viết, người nới về các vấn đề xã hội, chính trị; chỉ trích phê phán các quan điểm sai trái, có hại; cổ vũ động viên mọi người làm theo lẽ phải.
B- Văn bản chính luận hướng tới sự thuyết phục bằng cách giải thích, chứng minh vấn đề dựa trên những lụân cứ xác đáng, được trình bày một cách chặc chẽ, khoa học.
C- Văn bản chính luận còn có tác động mạnh mẽ đến tình cảm của người đọc, người nghe thông qua cách diễn đạt hùng hồn, biểu cảm.
D- cả ba phương án trên đều sai.
40.Lập luận bình luận là kiểu bài như thế nào?
A- Lập luận bình luận là kiểu bài bàn bạc và đánh giá đúng sai, chủ trương, tư tưởng của con người.
B- Lập luận bình luận là kiểu bài bàn bạc chủ trương, tư tưởng của con người.
C- Lập luận bình luận là kiểu bài bàn bạc và đánh giá đúng sai, thuật giả, hay dở, lợi hại của các hiện tượng, sự vật, chủ trương, tư tưởng của con người.
D- Lập luận bình luận là kiểu bài bàn bạc và đánh giá lợi hại của các hiện tượng, sự vật, chủ trương, tư tưởng của con người.

41.Trong đời sống, lập luận bình luận thường xuất hiện ở những thể lọai nào?
A- Báo chí như xã luận, bình luận thời sự.
B- Báo chí như xã luận, bình luận thời sự, bình luận văn học, trả lời phỏng vấn, trao đổi ý kiến….
C- Báo chí như xã luận, bình luận thời sự, bình luận văn học.
D- Báo chí như xã luận, bình luận thời sự, bình luận văn học, trao đổi ý kiến.
42.Thao tác lập luận bình luận là?
A- Xác định rõ đối tượng bình luận, trả lời câu hỏi bình luận về cái gì?
B- Trình bày đối tượng bình luận bằng cách giời thiệu, mô tả, trích dẫn ý kiến?
C- Đề xuất ý kiến, đánh giá; vận dụng các thao tác lập luận như phân tích, giải thích, chứng minh, so sánh… để trình bày ý kiến của mình.
D- Cả ba phương án trên?
43. Muốn lập luận bình luận có tác dụng cần phải làm gì?
A- Phải tôn trọng sự thật, có lí tưởng tiến bộ có tư tưởng dân chủ và nhân văn ?
B- Phải sử dụng các yếu tố lập luận như phân tích, so sánh, chứng minh?
C- Phải có lý lẽ vững chắc?
D- Phải biết vận dụng dẫn chứng trong thực tế để chứng minh quan điểm của mình là đúng, và chính xác.
44. Để có ý kiến bàn bạc, đánh giá đối tượng, người bình luận phải làm gì?
A- Phân tích đối tượng một cách cụ thẻ, chỉ ra cái đúng, cái tốt, cái lợi hoặc cái hại, cái xấu một cách khách quan, trung thực.
B- Nhìn nhạn đối tượng từ nhiều mối quan hệ, để thấy hết tính chất, ý nghĩa của vấn đầ, tránh cái nhìn thiên lệch, áp đặt.
C- vận dụng các thao tác lập như phân tích, giải thichs, chứng minh, so sánh, suy lí,… dể trình bày ý kiến của mình sao cho sáng tỏ, thuyết phục và hấp dẫn.
D- Hai phương án (A,B) đúng.
45. Ở dạng viết, văn bản chính luận gồm những loại nào?
A- Diễn thuyết, báo cáo chính trị, xã luận, bình luận, bình luận chính trtị.
B- Bản tuyên ngôn, báo cáo chính trị, xã luận, bình luận chính trị.
C- Bản tuyên ngôn, phát biểu trong mít tin, xã luận, bình luận chính trị.
D- Báo cáo chính trị, phát biểu trong nghi thức ngọai giao.
46. Chức năng cơ bản của văn bản chính luận là gì?
A- Tuyên truyền, cổ động người đọc, người nghe.
B- Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người nghe để họ có nhận thức và hành đông đúng.
C-Tuyên truyền, giáo dục người đọc, người nghe.
D- Giáo dục người đọc, người nghe để họ có nhận thức và hành động đúng.
47. Nhìn bên ngoài văn bản thơ có đặc điểm gì?
A- Vẽ đẹp của sự nhịp nhàng, trầm bổng, luyến láy.
B- Vẽ đẹp của hội họa, âm nhạc, với sự nhịp nhàng, trầm bổng, luyến láy ,…
C- Vẽ đẹp của âm nhạc, sự nhịp nhàng, luyến láy ,…
D- Vẽ đẹp của hội họa, âm nhạc, trầm bổng, luyến láy ,…
48 . Nhìn sâu hơn vào bên trong, lời thơ khác lời nói hằng ngày như thế nào?
A- Lời thơ là độc thọai. Nhà thơ viết ra để lời thơ trở thành lời nói bên trong của người khác.
B- Lời thơ là lời mình nói với mình. Nhà thơ viết ra để lời thơ trở thành lời nói bên trong của người khác.
C- Lời thơ là lời nóibên trong của người khác.
D- Lời thơ là độc thọai. Lời thơ là lời mình nói với mình Nhà thơ viết ra để lời thơ trở thành lời nói bên trong của người khác.



49. Bác bỏ luận điểm trong thao tác lập luận bác bỏ là gì?
A- Bác bỏ lí lẽ, dẫn chứng.
B- chỉ ra những sai lầm trong lập luận.
C- Bác bỏ nhận định, kết luận.
D- Cả ba cách trên đều đúng.
50. Giới thiệu đối tượng bình luận được tiến hành như thế nào trong thao tác lập luận bình luận?
A- Gọi tên đối tượng bình lụân, trình bày hiện tượng, trích dẫn ý kiến, giới thiệu vấn đề được bình lụân.
B- Gọi tên đối tượng bình lụân, giới thiệu vấn đề được bình lụân.
C- Trình bày hiện tượng, trích dẫn ý kiến, giới thiệu vấn đề được bình lụân.
51. Khi cần phê phán, bác bỏ, nhằm đề cao, khẳng định ý kiến đúng, gười ta sử dụng thao tác lập luận nào?
A- Thao tác lập luận phân tích.
B- Thao tác lập luận bác bỏ.
C- Thao tác lập luận so sánh.
D- Thao tác lập luận bình luận.
52. Câu nghi vấn tu từ là câu như thế nào?
Câu có hình thức nghi vấn nhưng nôi dung đã bao hàm ý trả lời (khẳng định hoặc phủ định) một cách tế nhị cảm xúc của người phát ngôn.
Câu có hình thức nghi vấn nhưng nôi dung đã bao hàm ý trả lời.
Câu có hình thức nghi vấn nhưng nôi dung đã bao hàm ý trả lời (khẳng định và phủ định) và biểu lộ một cách tế nhị cảm xúc của người phát ngôn.
Câu có hình thức nghi vấn nhưng biểu lộ một cách tế nhị cảm xúc của người phát ngôn.






File đính kèm:

  • doc52 CAU TRAC NGHIEM TV + LV 11doc.doc