8 Đề bồi dưỡng học sinh năng khiếu Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Quỳnh Thạch
Bạn đang xem nội dung tài liệu 8 Đề bồi dưỡng học sinh năng khiếu Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Quỳnh Thạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH Quỳnh Thạch Bồi dưỡng HS Năng khiếu môn tiếng việt Lớp 5 Đề số 1 Bài 1. Giải nghĩa và đặt câu với các từ ( có gạch chân ) trong các dòng sau : Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao . Tháng tám trời thu xanh thắm . Một vùng cỏ mọc xanh rì . Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc . Bài 2. Phân biệt nghĩa của từ “ ngọt ” trong các câu sau : Khế chua , cam ngọt . Ai ơi chua ngọt đã từng Gừng cay , muối mặn xin đừng quên nhau . Trong các từ “ ngọt ” , nghĩa nào nghĩa đen , nghĩa nào là nghĩa bóng ? Đặt thêm một câu với nghĩa tương tự . Bài 3. Gạch chân và chỉ các bộ phận trạng ngữ , chủ ngữ , vị ngữ trong các câu sau : Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà Bài 4. Với mỗi từ sau , em hãy đặt hai câu sao cho chúng giữ chức vụ ngữ pháp khác nhau : “ học sinh ” , “ chăm chỉ ”. Bài 5. “ Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài hè ” Trong đoạn thơ trên hình ảnh nào tượng trưng cho quê hương yêu dấu ? Theo em , đoạn thơ trên bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ gì của tác giả về quê hương ? Bài 6. Em hãy kể lại câu chuyện xưa ( hoặc nay ) có nội dung “ Thương người rồi mới thương ta ”. Đềsố 2 Bài 1. Chim hót líu lo . Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất . Gió đưa mùi hương ngọt lan xa , phảng phất khắp rừng . Từ đoạn văn trên em hãy : Tìm các từ láy , từ ghép . Tìm các từ thuộc danh từ , động từ . Tìm các bộ phận chính của câu . Bài 2. Dùng các loại từ sau đây để đặt một câu theo nghĩa đen , một câu theo nghĩa bóng cho mỗi từ sau : ăn ( ĐT ) , ngọt ( tính từ ) Bài 3. Trong bài “ Bè xuôi sông La ” của Vũ Duy Thông có đoạn viết : Sông la ơi sông la Trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh im mát Mươn mướt đôi hàng mi Bè đi chiều thầm thì Gỗ lượn đàn thong thả Như bầy trâu lim dim Đắm mình trong êm ả Sóng long lanh vẩy cá Chim hót trên bờ đê Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn thơ trên. Bằng nghệ thuật tiêu biểu đó tác giả đã giúp em hiểu gì về nội dung đoạn thơ ? Bài 4. Tả quang cảnh buổi lễ sơ kết học kỳ I năm học 2008 – 2009 của trường em . Đề số 3. Bài 1. Tìm các từ láy cho mỗi kiểu láy ( mỗi kiểu láy 2 ví dụ ) Bài 2. Đặt 2 câu trong đó một câu sử dụng từ láy tưọng hình tả hình dáng người hoặc vật , một câu gợi tả màu sắc hopặc mùi vị . Bài 3. Đặt hai câu trong đó có một câu rút gọn và một câu đặc biệt Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa hai câu đó . Bài 4. Cho đoạn văn : Cảnh vườn là vắng lặng của thiên nhiên tràn ngập hạnh phúc . Vắng lặng thần tiên , vắng lặng mà dung hoà với nghìn thứ âm nhạc , có chim gù , có ong vo ve , có gió hồi hộp dưới lá ... Em có nhận xét gì về cách miêu tả thiên nhiên của tác giả . Qua đoạn văn gợi cho em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả ? Bài 5. Sau dịp nghỉ tết , em có dịp trở lại ngôi trường thân yêu của mình để tiếp tục học tập . Em có cảm nhận gì trước sự thay đổi về quang cảnh của trường em ? Hãy tả lại . Đề số 4. Bài 1. Tìm 5 từ ghép phân loại , 5 từ ghép tổng hợp nói về việc học tập và lao động . Bài 2. “... Ngôi nhà của Bác thiếu thời Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa Chiếc võng tre quá đơn sơ Võng gai ru mát những trưa nắng hè Làng Sen như mọi làng quê Ngôi nhà lẫn với hàng tre bóng tròn” Đoạn thơ trên có những hình ảnh gần gũi thân thuộc nào ? Những hình ảnh đó giúp em cảm nhận được điều gì ? Bài 3.Trong các câu sau , câu nào là câu rút gọn , bộ phận nào được lược bỏ ? Cô giáo nào chủ nhiệm lớp con ? Cô Lan a ! Cô già hay cô trẻ ? Thưa ba , cô trẻ ạ ! Hôm nào anh đi Hà Nội ? Ngày mai . Bằng xe gì ? Tàu hoả . Bài 4. Em có một người bạn được nhiều người quí mến . Hãy tả lại người bạn đó . Đề Số 5. Bài 1. Điền các tiếng thích hợp vào chỗ trống để có : a. Các từ ghép b. Các từ láy buồn ........... buồn .......... lạnh ............. lạnh ............. đi .................. đi .................. trắng .............. trắng ............... Bài 2. “...Đứng lên cứu tự do độc lập Đứng lên giành ruộng đất , áo cơm ! Đứng lên, thân cỏ , thân rơm Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn !” Những từ nào trong đoạn thơ trên tác giả dùng với nghĩa bóng ? Giải thích nghĩa của các từ đó . Bài 3. Đặt 3 câu ghép , mỗi câu có 2 vế câu với nội dung miêu tả cảnh mùa xuân và tạo thành một đoạn văn trong đó : Câu thứ nhất hai vế câu gắn với nhau bằng dấu phẩy . Câu thứ hai hai vế câu gắn với nhau bằng một từ chỉ quan hệ . Câu thứ ba hai vế câu gắn với nhau bằng một cặp từ chỉ quan hệ . Bài 4. “... Mảnh sân trăng lúa chất đầy Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình Rơm vò từng búi rối tinh Thân rơm rách để hạt lành lúa ơi ! ...” Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả ? Câu thơ nào hay nhất trong đoạn thơ trên ? Bài 5 . Nhà văn Mác – xin Gor – ky nói “ Tấm lòng yêu mến vô tư của bà tôi đối với mọi người đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú , đã truyền sức mạnh cho tôi để đương đầu với sóng gió cuộc đời ” Dựa vào nhận xét trên và người bà kính yêu của em . Em hãy ghi lại hình ảnh người bà đáng kính của em . Đề số 6 Bài 1. Xác định từ loại trong các câu sau : Sầu riêng , thơm mùi thơm của mít chín , béo cái béo của trứng gà . Nhân dân ta đang vui niềm vui xây dựng . Bài 2. Phân tích cấu tạo của câu sau : Vào lúc này , trên các luống , những loài hoa lan với màu sắc khác nhau đã nở rộ . Bài 3 . Đặt 3 câu ghép chính phụ nói về viêch học tập , vui chơi theo mẫu sau : Vì CN – VN nên CN - VN Nên CN – VN thì CN - VN Tuy CN – VN nhưng CN – VN Bài 4. Nói về cái hay của việc dùng từ đặt câu trong đoạn thơ sau : “...Dừng chân nghỉ lại Nha Trang Hiu hiu gió thổi , trời quang tuyệt vời Xanh xanh mặt biển da trời Cảnh sao quyến rủ lòng người khó quên .” Bài 5. Viết cảm nghĩ của em về mái trường tiểu học nơi em đã học năm năm qua . Đề số 7 Bài 1: Tìm 2 từ ghép có 2 tiếng có nghĩa trái ngược nhau . Đặt câu với mỗi từ đó. Bài 2: Nêu sự khác nhau của từ "cân"trong các câu sau : Bác bán cho tôi 5 cân gạo. Cân của bác cân đúng đấy chứ ạ? Bài 3: trong cá từ gạch chân sau từ nào là từ nhiều nghĩa? từ nào là từ đồng âm? Mực nước đã lên cao. Trình độ văn chương của tôi cũng có chừng có mực. Mẹ tôi mua cá mực về ăn. Bài 4: Cho đoạn thơ : “ Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng. ” Em có suy nghĩ gì khi đọc xong khổ thơ ? Hình ảnh nào gây cho em nhiều ấn tượng nhất ? vì sao ? Bài 5: Việt Nam tổ quốc ta ơi! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều Dựa vào ý của đoạn thơ trên và tình cảm của em đối với con người , cảnh vật ở quê hương , hãy tả quê hương em vào một buổi chiều . Đề số 8 Bài 1: Tìm từ “:lạc” trong các nhóm từ sau và giải thích vì sao? Anh trai, chị gái, thầy giáo, em gái. Quần dài, áo dài, quần áo, áo ấm. Yêu thương, kính trọng, cô giáo, chăm sóc. Cao lớn, gầy guộc, lùn tịt, béo phì. Bài 2: Hãy xác định từ loại của cá từ được gạch chân trong các câu sau: Con mèo con đuổi bắt con con chuột con con. Chị ơi ! Chị của chị Lan đã về chưa? Cuộc đời học sinh đầy những kỉ niệm đẹp. Bạn Hà đã kỉ niệm tôi chiếc bút này khi chia tay. Bài 3: Tìm quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau: a.Đây là em.tôi và bạn.. nó. b. Em về nhà ..không ai ra đón. c. Mẹ đi .. con đi. Nó nói..không làm. Bài 4: Trong bài “ rừng phương Nam”, tác giả Đoàn Giỏi viết: “ nắmg bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất” Từ “ ngây ngất” được tác giả sử dụng trong câu văn trên có gì đặc biệt? Bài 5: Cho đoạn thơ: “ Mẹ bảo em : dạo nàyngoan thế! Không, mẹ ơi! Con đã ngoan đâu! áo mẹ mưa bạc màu Đầu mẹ nắng cháy tóc Mẹ ngày đêm khó nhọc Con chưa ngoan, chưa ngoan!” Khi mẹ vắng nhà- trần Đăng Khoa) Đọc đoạn thơ, em có suy nghĩ gì về câu trả lời của tác giả với mẹ? Bài 6: Tuổi thơ em lớn dần lên trong lời ru của mẹ, của bà, trong lời dạy của thầy cô giáo với biết bao kỉ niệm đẹp. Em hãy ghi lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất và những điều mình cảm nhân được.
File đính kèm:
- TViet loi.doc