Bài biểu cảm về hoa sen
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài biểu cảm về hoa sen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIEU CAM HOA SEN Đất nước tôi thân thương với những làng quê trù phú. Về những vùng quê Bắc Bộ, ai có thể quên đc người nông dân chất phác, làng xóm thân tình?Một cách tự nhiên, lòng yêu quê hương đất nước đã đc khẽ gài trong mỗi người: bờ tre xanh mát, gốc đa đầu làng, đồng lúa chín thơm dập dờn như hòa nhịp theo cánh cò lả,... Làng quê VN còn đặc trưng với 1 loài cây, loài hoa: đó là hoa sen - loài hoa mộc mạc, thuần khiết.Một sự thật mà tôi dường như đã nhận thấy từ khi mới biết đến khái niệm quê - hương: tôi yêu hoa sen. Hoa sen có vẻ đẹp giản dị, càng ngắm càng thấy dân dã: tấm áo đào phớt ôm áp nhị hoa vàng tươi, tỏa hương ngan ngát. Hoa tươi thắm rực rỡ trên nền lá xanh mướt như những chiếc mũ tai bèo phơi phới trong từng làn gió đãm những giọt nắng vàng hoe.Từ Bắc vào Nam, sen có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa. Phải chăng tôi yêu hoa sen chính vì sự thân thuộc của nó: những xe hoa trên các tuyến phố, hồ sen ở chùa Một Cột, hoa sen trên các mái đình, mái chùa cong vút, cổ kính. Ngoài ra, hãng hàng không Việt Nam đã chính thức chọn biểu tượng bông sen vàng sáu cánh để kết nối Việt Nam với các nước khắp 5 châu 4 bể.Thỉnh thoảng, về quê, tôi thường trốn ra hồ sen trước đình làng. Tôi muốn hít thật đẫy cái hương thơm ngây ngất ấy, hồ như cố lưu giữ để đem một ít về nhà. Đôi câu ca dao ngọt ngào vang lên trong tôi:"Trong đầm gì đẹp bằng senLá xanh bông trắng lại chen nhị vàngNhị vàng, bông trắng, lá xanhGần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn."Có thể nói, hoa sen là 1minh chứng, 1 tấm gương cho những ai biết tu dưỡng, thì dù ở nơi ao tù bùn đọng, cũng sẽ trở nên 1 giá trị, 1 sức mạnh vô song. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ...Dù cho người xưa có hàm ý thế nào, tôi vẫn yêu hoa sen vì sen là thứ hoa đồng nội, nó gắn với vẻ bình di của quê hương tôi. Lá sen sinh ra để bao bọc cốm xanh, một thứ quà đặc biệt mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người. Lá sen mát dịu, che chở tôn thêm hương thơm thanh khiết cho từng "lá cốm". Không những thế, nhờ bàn tay khéo léo và kinh nghiệm nhiều đời, con người đã chế ra món nước chè sen thơm ngan ngát.Qua 1 đêm, lá chè đc những đóa sen ấp ủ, thấm đẫm sương mai, đậm đà những chất tinh túy của đât trời. Không chỉ vậy, hoa sen còn gắn bó và hiện diện trong đời sống hàng ngày của người dân Việt: Tâm sen dùng để ướp thuốc, ngó sen dùng để làm món ăn, lá sen cũng dùng để gói bánh, gói cốm và nó mang lại mùi thơm đặc biệt.Từng xe hoa vẫn lăn bánh đều đều trên phố, cốc chè sen vẫn thơm dìu dịu như mời gọi, cho tôi một cảm xúc, 1 tình yêu nhẹ nhàng: hoa sen duyên dáng mà mộc mạc, hoa sen quê hương.Viet Nam, bo tre xanh mat, goc da dau lang, dong lua chin thom Mùa hè đến rực rỡ hoa phượng và tiếng ve kêu râm ran. Em hãy tả lại cảnh này và nói lên cảm tưởng của mình khi mùa hè đếnKhi hàng phượng cuối sân trường bắt đầu thắp lên những bông lửa đỏ và khi tiếng ve bắt đầu náo nức âm ran thì đó cũng là lúc một năm học sắp hoàn thành. Mùa hè đến! Đó là mùa của những cuộc chia ly và cũng là mùa của những kỳ thi quan trọng đối với những cô cậu học trò.Sáng nay, sân trường đã rụng đầy những cánh phượng màu đỏ thắm. Hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng lan toả trong một không gian rộng lớn.Trường tôi trồng nhiều hoa phượng. Hàng phượng chạyvòng quanh khắp cả sân trường. Thú thực mới đầu chúng tôi không thích lắm. Ai lại trồng nhiều phượng như thế bao giờ. Nhưng giờ đây mới thấy người đi trước có một cái nhìn đầy nghệ thuật. Phượng nở đỏ như một dải lụa thắm chạy vòng quanh. Nếu nhìn từ xa vào nhà hoa nở, ai cũng ngỡ rằng ngôi trường đang tưng bừng trong ngày hội với hàng chục băng rôn hồng kỳ đỏ thắm.Nhưng không chỉ có phượng. Gọi hè về còn có những tiếng ve. Từ cuối tháng tư ve đã bắt đầu dạo khúc nhạc mùa hè. Sang tháng năm ve kêu ồn ã liên hồi hầu như không bao giờ ngớt. Nghĩ cũng cứ lạ, loài ve chẳng biết tụi học trò buồn hay vui nhưng cứ suốt ngày dạo nên những bản đàn rộn rã của tuổi thơ khiến tụi tôi xôn xao lắm. Loài ve lạ lắm! Có con dốc hết sức mình ca hát đến chết mới thôi. Lúc chết cân vẫn còn bám chặt lấy thân cây tỏ vẻ lưu luyến lắm.Nhưng cũng phải nói thật lòng, mỗi lần phượng nở mỗi lần ve kêu tôi lại thấy buồn buồn. Dù biết nó đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn tôi lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp lại còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào những kỳ thi quan trọng.Đổi lại nỗi buồn hoa phưượng, tôi bước vào những ngày hè bổ ích bên họ hàng và người thân. Thời gian cứ thế trôi đi, mùa hè sẽ lại qua, rồi lại đến năm học mới. Và sau đó dù biết sẽ rất buồn nhưng tôi lại mong gặp màu hoa phượng, lại mong đón những tiếng ve và để lại bước vào những ngày hè. Chúc bạn thành công và học giỏi nhé! VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 - VĂN BIỂU CẢM (Làm tại lớp) I. ĐỀ BÀI THAM KHẢO Loài cây em yêu (Chọn bất cứ cây gì ở làng quê Việt Nam: tre, dừa, chuối, gạo đa,…). II. GỢI Ý DÀN BÀI A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu. B. Thân bài: 1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây: - Em thích màu của lá cây,… - Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như… - Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say xưa hứng thú ra sao? - Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó. - Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào? - Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó? 2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…). C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây. Tham khảo các bài văn sau: Hoa sen (.......) Hồ sen nho nhỏ, tròn như con mắt, rải rác đó đây trên mặt đồng thênh thang, đầm sen to rộng, ào ạt gió trăng trải đến chân trời một màu xanh bênh biếc. Nếu một lúc nào đó, những cơn gió nổi tình cao hứng, nồng lên thì những tàu sen hình cái ô dựng ngược cũng theo gió mà nghiêng hồn mình, khô ánh bạc của mặt lá phía dưới và mặt trên thì nghiêng như cúi rạp, đổ hết những hạt nước đã ngọc - hoá xuống lòng hồ, hẳn con cá cái tôm dưới hồ kia được uống cả loài hương cho thơm đầy da thịt. Tháng Ba, sen nở tiên tròn, dập dềnh mặt nước lăn tăn gió sớm. Hình như những tràng ngó sen còn lơ mơ ngái ngủ dưới tầng sâu bùn ngấu nên cái cuống tàu sen chưa ngoi lên không trung vì "ngó ấy tờ mây"còn ẻo lả mỏng manh, chưa vương vấn nỗi trần thế oi nồng đầy đoạ. Mùa hè chín mọng trái mận trái đào, trùm vải, chín mọng cả mồ hôi đường trường... như tình ái chờ trao gửi, búp sen mới nhô lên chiếc búp, như ngọn bút nông vừa xuất xưởng để chấm vào nghiêng mực để viết thành bất hủ câu thơ có hương hoa thầm kín, màu sắc khiêm nhường ai có tiền duyên mới được hưởng. Chưa hè mênh mông cao vợ trời quên, ta mỏi chân dặm dài được ngả lưng trên thảo cỏ gốc che ven đường, tháo đôi dép cho tan bàn chân buồn buồn đê mê sắc cỏ, hương sen hào phóng ùa đầy cái lồng lan ngực thị thành... thì con chim bị giam cầm lâu ngày trong đó cũng thêm thắm đỏ, phải hát lên một lời gì như nhịp sơn ca vút tầng không, như một sợi tơ sen bay lên, níu vào trời, ta mới chợt nhận ra thứ hoa đồng nội trắng sen hồng quý giá ấy, từ đầm hoang mà nên, từ bùn quê mà tịnh khiết... cho ta niềm thanh sạch với quê hương đất nước trường tồn là thế nào (...) (Băng Sơn, trời đang mưa, NXB Văn hoá - thông tin, 1999) Cây gạo (...) Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Lũ chim lo mồi chạm vào đầu cũng chiếm được những con sâu sám béo nhũn hoặc những anh chị bọ gạo mình cũng đỏ như hoa. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến, là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp . Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm rứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư; cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Ngày tháng đi thật chậm chạp mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon múp như con thoi. Sợ bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho những múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng loá. Cây gạo như treo dung dinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới. Đã sẵn sàng cả rồi. Cơn rông như được báo trước ào ào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo reo lên, múa lên. Chúng trào anh em của chúng lên đường: Từng loạt, từng loạt một, những bông gạo bay tung vào trong gió, trắng xoá như tuyết nhị, tới tấp bay đi khắp hướng. Cây gạo rất thạo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, đóng góp với 4 phương kết quả dòng nhựa quý của mình. Cơn giông tan. Gió lặng. Cây gạo sơ xác hẳn đi, non thương nắm. Nhưng chẳng có điều gì đáng no cả; cây gạo bền bỉ và làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Mùa đông, cây chỉ còn những cành trơ chụi, nom nhưng cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang dạo rực khắp thân cây. Xuân đến lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành đầy tiếng hót và mầu đỏ thắm rồi đến ngày, đến tháng, cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà ... (Vũ Tú Nam, Văn miêu tả và kể chuyện, NXB Giáo dục, 1996) Sầu riêng Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm của miền nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng trục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt sông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm, mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kỳ lạ. Hoa Sầu Riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng trùm, màu tím ngát. Cánh hoa như vẩy cá, hao hao như cánh sen con, lác đác vài nhị li ti như giữa cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống như tổ kiến mùa trái rộ vào khoảng tháng 4 tháng 5 ta. Đứng ngắm cây Sầu Riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của giống cây kỳ lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều lượn của cây soài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại, Tưởng như lá héo . Vậy mà khi trán chín, hương toả ngào ngạt, vị ngọt đến đam mê. (Mai văn Tạo, Góp phần phát triển năng lực cảm thụ văn, NXB Giáo dục BIEU CAM HOA SUA Tôi yêu Hà Nội, yêu cái sắc hoa đào ngày Tết, yêu cái bùi ngùi, nhớ nhung của hoa phượng, yêu cái lạnh đầu đông và tôi yêu cái mùi hương nồng nàn, ngai ngái của hoa sữa. Hoa sữa không lộng lẫy, kiêu sa như hoa hồng, hoa lan mà chỉ đơn giản là một màu trắng đùng đục, mộc mạc, giản dị. Chẳng biết hoa sữa có ở Hà Nội từ bao giờ, chỉ biết rằng từ lâu hình ảnh hoa sữa đã ăn sâu vào tiềm thức của những người con xa xứ. Tôi yêu hoa sữa. Yêu cái mùi hương của nó, mùi nồng nàn, đối với những người không quen sẽ thật là hắc và ngái. Chính nhờ cái hắc và ngái ấy đã tạo nên một bản sắc riêng biệt cho hoa sữa. Hoa sữa đẹp vào cái độ cuối thu đầu đông. Khi đó những chùm hoa nhỏ xíu, chen chúc nhau thành từng đám lại nở rộ. Không gian xung quanh như được ướp bởi hương hoa. Nó lan tỏa khắp các khu phố, mơn man trên từng chiếc lá của con ngõ nhỏ. Mùi hương ấy làm xốn xang bao tâm hồn khi bắt gặp nghe câu hát "Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm". Và cứ mỗi khi thu sang, tôi chờ đợi một hình bóng quen thuộc - cây hoa sữa. Tôi thích cái cảm giác được tản bộ trên những con phố ngập tràn hoa sữa, được hít cái hương thơm quyến rũ, dù rất cũ nhưng cũng rất mới rồi để tâm hồn bay cao, bay xa cùng hoa sữa. Đến độ hoa tàn, nhìn những chùm hoa bé tí xíu rơi trải đầy gốc cây, tôi cảm thấy rất buồn. Tôi tự hỏi vì sao thời gian lại trôi nhanh như vậy? Mới hôm nào thôi, tôi vẫn hít cái hương hoa sữa nồng nàn, quen thuộc ấy. Và đến bây giờ thì sắp phải chia tay. Chia tay cái cảm giác được tản bộ trên phố Nguyễn Du, chia tay cái hương hoa ngọt ngào, quyến rũ. Thôi, tạm biệt nhé! Hoa sữa thật giản dị, mộc mạc, khiêm tốn nhưng cũng rất thanh tao, nhã nhặn. Hoa sữa là một món quà quý giá mà tạo hóa đã ban tặng cho Hà Nội - thủ đô thân yêu của ta. BIEU CAM HOA DAO “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh. ” Đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống của Tết Việt, mang lại sự ấm cúng, thân thiết cho những người trong gia đình xum vầy bên nhau. Góp phần không nhỏ vào đó là màu sắc tươi thắm, tràn đầy sức sống của các loại thảo mộc, muôn hoa mùa xuân, đặc biệt là hoa đào. Hoa đào trở nên không thể thiếu đối với mỗi cái Tết của gia đình em. Vì vậy, ngày 27 Tết, bố con em đã lên chợ hoa Đông Anh để mua đào. Bố bảo, năm nay cả nhà sẽ mua đào thế đẻ bày cho đẹp. Vào đến chợ, 1 rừng hoa Tết muôn màu hiện ra trước mắt với đủ các loại hồng, cúc, huệ, … nhiều nhất là đào. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch… được đưa từ Nhật Tân, Sơn La… về. Những cây đào Nhật Tân với đủ các loại thế khác nhau trông thật đẹp, khác hẳn với những cành đào Sơn La chịu nắng gió ở rừng núi nên rất cao, có thể tới 3m. Chao ôi! Thật là đẹp! Bố con em dạo 1 vòng quanh chợ, không biết chọn cây nào bây giờ. Đang băn khoăn, bố chợt dừng lại, có vẻ rất ưng ý với 1 cây đào bích của Nhật Tân. Cây chỉ cao hơn em 1 chút thôi. Thế uốn của cây rất đẹp, trông như 1 con rồng đang múa. Chả trách, người bán hàng bảo đó là thế Long Vân. Chỉ cần có dáng cây chưa đủ, 1 cây đào đẹp phải có hoa đẹp. nhưng trên những cành khẳng khiu, trơ trụi, khô khốc như que củi ấy không có lấy 1 bông hoa nào. Lòng dại khờ, em nghĩ: “ Bố thật là dại! ” Bồ mang đào về, cho vào chậu đặt gần cầu thang giữa nhà, nơi mọi người có thể ngắm đào rõ nhất. Có thời gian ngắm nghía kỹ, em mới thấy trên các cành có vô số các nụ hoa, chồi lá nhỏ xinh. Những nụ hoa màu xanh non, nhìn kỹ mới thấy những đốm hồng li ti ở đầu. Những nụ hoa này mang 1 trọng trách lớn lao: che chở, ôm ấp những cánh hoa mỏng manh còn đang e ấp chờ đợi đến lúc có thể bừng nở rực rỡ. Em rất mong mỏi tới ngày được nhìn thấy những bông hoa đào nở đỏ thắm, màu đỏ của sự may mắn. Sáng 30, thật kỳ diệu: những bông hoa đỏ thắm đua nở rộ như vừa tỉnh sau 1 giấc ngủ dài. Những bông hoa đào chỉ nhỉnh hơn chiếc cúc áo 1 chút. Cánh hoa dạng tròn, xinh xắn như nụ cười của em bé, từng cánh hoa mỏng manh ôm lấy nhau, nương tựa vào nhau mà sống như không thể tách rời. Nhị hoa như những sợi tơ vàng óng, màu vàng của tài lộc, phú quý, làm đậm thêm sắc hoa đỏ thắm. Hoa mọc sát vào nhau tưỏng như thành từng chùm, dệt nên tấm thảm mùa xuân phủ trên từng cành cây. Tô điểm cho tấm thảm đó là những chiếc lá. Lá tuy rất ít, dài và xanh non tơ nhưng có thể làm cho tấm thảm bắt mắt hơn. Muốn có hoa đẹp lá xanh phải thầm cảm ơn thân và cành. Mới ban đầu chưa ra hoa, chúng chỉ mang bộ đồ giản dị, thô kệch màu nâu khó chiếm được cảm tình. Ai mà biết được bên trong đó ẩn chứa 1 tình mẫu tử bao la. Suốt mùa đông, thân là người mẹ nhẫn nại, chắt chiu từng ít 1 để nuôi hoa, lá hãy còn bé thơ để rồi khi xuân về bừng nở rực rỡ cùng với 1 sức sống tràn trề. Những ngày Tết, ngắm cây đào, em thầm cảm phục sự tinh tường của bố. Nhưng thời gian không đợi những bông hoa, thời gian đã mang chị xuân đi mất rồi. Mùa hoa đã qua đi, cành cây chỉ còn lại lá và vài bông nở muộn. Tửng chừng hoa đào rụng đã mang đi sức sống của mùa xuân đọng lại trên dải lụa hồng toàn hoa rụng kín gốc cây. Hoa rụng đi nhưng vẫn muốn cất mình bay trở lại bên mẹ yêu, tiếc nuối những ngày tháng được mẹ chăm chút, còn muốn níu kéo chị xuân lại. Dường như chúng đã biết là không thể, quy luật luôn luôn vậy thôi. Ra đi, chúng chỉ muốn nhắn lại rằng bên trong thân mẹ gầy guộc ấy vẫn rạo rực 1 sức sống. Nhất định mẹ sẽ cho 1 mùa hoa mới, lũ đàn em mới xinh đẹp, khỏe khoắn mang niềm vui đến cho mọi người. Còn bây giờ, tâm hồn, những cáh hoa đã bay theo gió đi khắp nơi, ngao du sơn thủy và rồi sẽ ở lại nơi đâu không biết. Không như hoa mai mang đến sắc vàng cho người phương Nam, hoa đào từ lâu đã là biểu tượng của Tết Bắc Việt. Màu sắc đỏ thắm của hoa đào đã tô điểm cho mùa xuân, từng dãy phố con đường, từng ngõ nhỏ làng quê, xua tan cái rét của Bắc Việt và mang đén niềm vui, may mắn trong 1 năm mới an khang, thịnh vượng.
File đính kèm:
- bai bieu cam ve loai hoa cuc hay.doc