Bài dạy tuần 2 tháng 1 – 2009
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dạy tuần 2 tháng 1 – 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dạy tuần 2 tháng 1 – 2009 Phần I: Trắc nghiệm Đọc kĩ và lựa chọn phương án trả lời đúng: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước…” ( Ngữ văn 7 tập II) 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản: A. Cổng trường mở ra. B. Cuộc chia tay của những con búp bê. C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. D. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt. 2. Tác giả của văn bản đó là: A. Lý Lan B. Đặng Thai Mai C. Hồ Chí Minh D. Khánh Hoài 3. Câu chủ đề của đoạn văn trên là: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước. 4. Từ không phải từ Hán Việt là: A. Truyền thống B. Làn sóng C. Tinh thần D. Nguy hiểm 5. Các từ “ Truyền thống”, “Tinh thần”, “ Tổ quốc” là : A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Số từ 6. Tính từ được sử dụng trong đoạn văn là: A. Truyền thống, tinh thần B. Tổ quốc, làn sóng C. Nguy hiểm, khó khăn D. Cả A,B,C đều sai 7. Số từ láy được sử dụng trong đoạn văn là: A. Ba từ B. Bốn từ C. Năm từ D. Sáu từ 8. Tổ hợp từ không phải là cụm danh từ là: A. Một lòng nồng nàn yêu nước B. Tinh thần ấy lại sối nổi C. Một truyền thống quí báu D. Lũ cướp nước 9. Câu “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” thuộc kiểu câu: A. Câu ghép. B. Câu đơn. C. Câu rút gọn. D. Câu đặc biệt. 10. Phép tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên là: A. Liệt kê. B. Chơi chữ. C. Điệp ngữ. D. ẩn dụ 11. Câu : “ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” đã rút gọn thành phần: A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Chủ ngữ và vị ngữ D. Cả A, B ,C đều đúng 12. Mục đích rút gọn thành phần trong câu trên là: Làm cho câu gọn hơn. B. Đưa thông tin nhanh hơn. Tránh lặp từ ngữ đã dùng. D. Ngụ ý hành động trong câu là của chung mọi người. Phần II: Tự luận Bài 1: Xác định câu rút gọn trong đoạn văn sau: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (“ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”- Hồ Chí Minh) Bài 2: Viết đoạn văn tả cảnh sân trường vào buổi sáng mùa thu trong đó có sử dụng một số loại trạng ngữ. ( xác định và nêu tác dụng của các trạng ngữ đó) Bài 3 : Giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” Gợi ý : - Giới thiệu tục ngữ - Nghĩa đen Câu tục ngữ nói đến một việc gần gũi và cụ thể của đời sống hằng ngày Khi ưông một ngụm nướic ngọt ngào, mát lành ta cần nhơ tới nơi ngọn nguồn của nó, nơi nó bắt đầu. Câu tục ngữ với nghệ thuật ẩn dụ đã mở ra lớp nghĩa khác ẩn dưới lớp nghĩa thứ nhất, là một bài học sâu sắc về nhân sinh. - Nghĩa bóng Uống nước chỉ sự hưởng thụ thành qua lao động của cọn người cần phải biết ơn nhứng người đã làm ra điều ấy., Nói rộng ra là lòng biết ơn với thế hệ đi trước đã tạo dựng cho chúng ta có được những thành quả như ngày nay. Đây là một truyền thống đạo đức gìn giữ qua hàng ngàn đời của dân tộc ta Bài 4 : Tình cảm gia đình là một đề tài quen thuộc trong ca dao Việt Nam , em hãy tìm ý cho đề bài trên Ca dao nhắc đến những tình cảm nào trong gia đình , mỗi tình cảm ấy có thể xem là một luận điểm được không Chọn bài ca dao tiêu biểu cho tình cảm đó và chỉ ra nội dung cơ bản hay thông điệp mà bài ca ấy gửi gắm Có cần phải nêu khái niệm ca dao và đặc trưng của thể lôại này không Một bạn cho rằng cần có liên hệ bản thân trong bài viết, ý kiến của em như thế nào Sắp xếp các ý trên theo trình tự hợp lí tạo thành một dàn bài hoàn chỉnh Viết mở và kết bài cho bài văn Bài 2 : Đọc và chọn phương án trả lời đúng: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. ( Ngữ văn 7, tập II) 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Sự giàu đẹp của Tiếng Việt Đức tính giản dị của Bác Hồ ý nghĩa văn chương 2. Tác giả của văn bản đó là: Hoài Thanh C. Hồ Chí Minh Đặng Thai Mai D. Phạm Văn Đồng 3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt: Tự sự C. Miêu tả Biểu cảm D. Nghị luận 4. Câu chủ đề của đoạn văn trên là: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Không có câu chủ đề 5. Trình tự đưa dẫn chứng trong đoạn văn trên là: Trình tự không gian C. Trình tự thời gian Các mặt của một vấn đề D. Cả ba trình tự trên 6. Yêu cầu khi đưa dẫn chứng trong bài văn chứng minh là: Dẫn chứng phải chính xác, độ tin cậy cao. Dẫn chứng phải tiêu biểu. Dẫn chứng phải toàn diện đầy đủ. Cả A,B và C đều đúng. 7. Nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn là: Tăng tiến C. So sánh Tương phản D. Liệt kê. 8. Văn bản trên ra đời trong thời kì: Trước cách mạng Tháng Tám ( 1945). Trong cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1945-1954). Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ( 1954- 1975). Cả A, B ,C đều sai. 9. Điều tác giả muốn gửi gắm đến người đọc từ văn bản trên là: Thấy được truyền thống yêu nước quí báu của dân tộc trong lịch sử để từ đó sống và cống hiến cho Tổ quốc. Giáo dục lòng tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Trân trọng và biết ơn sự hi sinh cao cả của thế hệ cha ông. Cả A,B,C đều đúng 10. Câu : “ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” đã rút gọn thành phần: Chủ ngữ C. Vị ngữ Cả chủ ngữ và vị ngữ D. Cả A,B,C đều sai. 11. Câu : “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy” thuộc kiểu câu: Câu đơn C. Câu ghép Câu rút gọn D. Câu đặc biệt 12. Mục đích dùng kiểu câu đó là: Làm cho câu gọn hơn B. Đưa thông tin nhanh hơn C.Tránh lặp từ ngữ đã dùng D. Ngụ ý hành động trong câu là của chung mọi người Tự luận Đề bài: Đoàn kết là sức mạnh. Bài 1 : : Cho đoạn văn sau: Nắng của mùa thu là sắc lá vàng ngập lối ta đi, là những bông cúc nở xoè trên hiên nhà lặng lẽ. Nắng mùa thu là mênh mang sắc vàng của trái thị, của những cây rạ mẹ phơi...Còn nắng của mùa đông hiếm hoi, ngậm ngùi gợi một chút nao nao nuối tiếc… Mùa đông thật tội nghiệp và đáng thương, phải dành dụm cho mình từng giọt nắng hiếm hoi, không đủ sức xua đi gió mùa lạnh lẽo. Câu hỏi : Hoàn thành bảng sau: Láy tiếng, láy âm, láy vần Từ láy trong đoạn Từ cùng loại Bài 2 : Viết đoạn văn nêu cái hay của từ láy trong đoạn thơ Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai ( Ca dao ) Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà ( Qua Đèo Ngang )
File đính kèm:
- ngu van 7 trac nghiem (1).doc