Bài dự thi Biết chữ cho cuộc sông tốt đẹp hơn - Nguyễn Thị Lan
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi Biết chữ cho cuộc sông tốt đẹp hơn - Nguyễn Thị Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI VIẾT “Biết chữ cho cuộc sống tốt đẹp hơn” Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Giáo viên trường tiểu học Đồng Hưu – Yên Thế - Bắc Giang Điện thoại NR:0240 3531 046 , DĐ 0986 441720 ======&===== ĐỔI ĐỜI NHỜ BIẾT CHỮ Cũng vì bệnh thoái hoá đốt sống mà tôi gặp lại cậu học viên học Xoá mù chữ- Bổ túc Tiểu học từ năm học 1999 – 2000 trong căn nhà mới xây, bên những tủ thuốc nam của em. Ngôi nhà mới tuy chưa được hoành tráng lắm, nhưng bên trong có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt của một đại gia: Ti vi, tủ lạnh, ghế bành , bếp ga, nồi cơm điện, giường lò so, chăn ga gối đệm., ngoài hiên chiếc xe Wave màu đỏ còn thơm mùi sơn. Trong khi chờ đến lượt mình được bắt mạch khám bệnh, tôi xem tên những loại dược liệu được ghi bằng chữ viết tay dán trên tủ thuốc của em, hàng chữ mới ngay ngắn rõ ràng làm sao. Góc trên cùng bên phải tủ thuốc là một ô có cánh bằng kính trắng, bên trong để tấm bằng Sơ cấp Đông y do trường Bồi dưỡng kiến thứcY học cổ trưyền tỉnh Bắc Giang cấp và một chồng sách vở bìa đã cũ . Tôi tò mò nên hỏi mượn một cuốn vở ngồi đọc cho đỡ sốt ruột, đó là cuốn vở ghi các bài học mà em theo học ở trường đó. Nhìn những dòng chữ như vậy khó có ai biết được cách đây mười năm, cậu là một thanh niên không biết chữ. Nhớ lại năm 1999 khi tôi được giao nhiệm vụ mở một lớp xoá mù chữ tại bản Đèo Sặt - Đồng Hưu - Yên Thế - Bắc Giang, một bản có 90% là người dân tộc thiểu số với 70 hộ gia đình nhưng có tới 9 em từ độ tuổi 15 - 18 không biết chữ hoặc bỏ học tiểu học. Trong đó có cậu học viên này. Em là người con trai thứ ba trong một gia đình người dân tộc Nùng có 6 người con đều là con trai. Vì em sinh ra lại là trai nên theo quan niệm của các cụ thì “tam nam bất phú”, thế là năm năm sau mẹ sinh tiếp - vẫn là em trai, ba năm sau nữa mẹ lại sinh em, lần này sinh đôi hai em trai liền. Nhà tám miệng ăn, hai anh học hết Tiểu học theo bố vào nương rẫy, còn cậu đang học lớp 3 phải nghỉ học ở nhà trông em . Dân trí thấp nên suy nghĩ đơn giản : “ Không học năm nay, thì sang năm, sang năm nữa học . Chưa biết chữ thì chưa chết, nhưng không có người trông em, mẹ không làm được thì không có cái cho vào mồm mới chết”. Vận động thế nào gia đình cũng không cho em đi học. Khi các em đã lớn không phải trông nữa thì cậu đã quá tuổi học ở Tiểu học, chữ cũng quên gần hết, lớn rồi đi học với trẻ con lại ngượng. Lớp học Xoá mù chữ - Bổ túc tiểu học(dạy ghép)đã được mở ra ở ngay sân kho giữa bản, học viên đi học được cấp sách vở, giấy bút, địa phương quan tâm miễn không phải đi dân công , mỗi học viên được cấp 5 kg gạo/ 1 tháng. Nhờ có chính sách Nhà nước, cùng với sự cố gắng của bản thân, em đã học hết chương trình xoá mù chữ, học tiếp bổ túc Tiểu học, bổ túc Trung học cơ sở, vừa học chữ em vừa giúp bố lấy thuốc nam, bó chân tay cho người bị gãy xương, bị chẹo khớp theo phương thuốc cổ truyền từ đời ông nội. Thấy bố không có trình độ văn hoá, tuy có bài thuốc chữa xương khớp nhưng nhà vẫn nghèo chỉ mong được bữa cơm no, trời mưa được ngủ yên giấc, cậu quyết tâm học hết trung học Cơ Sở, rồi theo học trường Bồi dưỡng kiến thứcY học cổ trưyền tỉnh Bắc Giang. Do có phương thuốc gia truyền cùng với kiến thức Đông y hiện đại, sự tận tâm của người thầy thuốc nên cậu đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người. Tiếng lành đồn xa, nhiều người từ Thanh Hoá, Hà Nội, Quảng Ninh và nhiều nơi trong vùng đến lấy thuốc chữa bệnh. Có thu nhập, cậu đầu tư cho 3 em ăn học hết cấp III, rồi vào học các trường nghề. Năm 2007, cậu lập gia đình với một cô giáo trường Mầm non của xã. Căn nhà này cậu mới xây ra mặt đường tỉnh lộ 242 để thuận lợi hơn trong cuộc sống và nghề nghiệp. Lúc này bệnh nhân ra về đã vãn, chỉ còn hai cô trò, cậu vừa bắt mạch cho tôi vừa tâm sự: Nếu ngày ấy không có lớp xoá mù chữ thì bây giờ không biết em thế nào, không biết chữ chắc không lấy được vợ cô nhỉ! Mà có khi vẫn ở căn nhà lụp xụp như xưa. Khi biết chữ, đọc được sách báo em mới biết được nhiều điều hay, nhất là khi em học ở trường Y học cổ truyền của tỉnh em càng thấm thía hơn biết chữ quan trọng như thế nào, em được đổi đời từ cái chữ của cô. Thời gian tới em sẽ học thêm vi tính cô ạ ! Nhìn cậu học viên đang say sưa với những dự định trong tương lại, tôi thấy lòng mình ấm lại, nỗi vất vả lặn lội năm xưa vận động và duy trì lớp Xoá mù chữ - Bổ túc tiểu học đã góp phần xoá đói giảm nghèo mở ra một chân trời tươi sáng cho em. Cậu thanh niên nghèo khổ, mù chữ năm sưa nay là Hội viên hội Đông y huyện Yên Thế - Bắc Giang. Đó là Hà Văn Thuỷ , Sinh năm 1981, bản Đèo Cà - Đồng Hưu - Yên Thế - Bắc Giang. (Điện thoại 0985 166 825). BÀI DỰ THI “Biết chữ cho cuộc sống tốt đẹp hơn” Họ và tên: Trần Thị Ngươm Giáo viên trường tiểu học Đồng Hưu –Yên Thế -Bắc giang Điện thoại: NR 0240 3531 033 , CQ :0240 3877 817 =======&======= Không có học Vào một buổi tối mùa hè, trăng sáng vằng vặc, từ các ngõ xóm, tiếng trẻ con gọi nhau í ới đi về phía bãi bóng để nô đùa dưới trăng. Dưới hiên nhà ông Hùng, mọi người đang ngồi quây quần bên ấm chà nóng chuyện trò vui vẻ. Tôi đang bước đi thong thả hóng mát dưới đường làng. Đã lâu, tôi không xuống xóm chơi. Tôi liền rẽ vào nhà ông Hùng góp chuyện. Mọi người hết bàn chuyện nuôi gà lại đến chuyện đun vôi, đóng cay. Lúc sau, ông Hùng bảo: - Đúng là thời đại tân tiến thật, trẻ em ngày nay bé tí đã biết sử dụng máy vi tính, gõ một lúc xong một trang giấy. Chữ nghĩa lại rõ ràng, chẳng bù cho mình ngày xưa, một chữ bẻ đôi không biết, thiệt thòi thật. Ông Hùng chưa dứt lời thì ông Lâm đã nói tiếp: - Thì không biết chữ là khổ chứ còn gì nữa. Hôm nọ, em muốn ra ngân hàng vay ít tiền vốn để nuôi gà mà phải đi mấy nhà mới nhờ được người viết vào nội dung khế ước vay vốn. Ngày xưa, đi bộ đội người ta bảo đi học sĩ quan nhưng nào đâu có biết chữ. Giá mà ngày ấy biết chữ thì vào quân đội tới nay cũng được nghỉ hưu rồi. Ông bạn cùng đơn vị tôi đi học lần ấy. Bây giờ, được nghỉ hưu lương hơn bốn triệu đồng, ăn chẳng hết. Bây giờ được nghỉ ngơi hàng tháng lĩnh tiền chẳng phải lo lắng gà qué gì cả. Anh Hòa ngồi bên lại tiếp lời: - Nói gì đến thời các ông, chúng cháu bây giờ ít học ở nhà đun vôi, đóng cay bạc cả mặt mà vẫn không đủ ăn. Chúng nó có học đi công tác lo được cho gia đình mình, lại còn báo hiếu được cho bố mẹ. Xây nhà, xây cửa, lo lắng công việc cho các em. Thật bõ công nôi con thế mới mát mặt chứ. Tôi ngồi cạnh nhâm nhi chén chà, bây giờ tôi mới tiếp lời: - Các ông ạ! Thời nào cũng vậy, cần có học mới làm cho cuộc sống đỡ vất vả. Vì thế các ông cố gắng động viên con cháu học tập. Quan tâm đến chúng, để sau này chúng có ở nhà cũng biết áp dụng kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho kinh tế phát triển hơn. Đêm đã khuya, ấm chà cũng cạn dần. Chúng tôi ai về nhà nấy, trong đầu tôi vẫn nghĩ mãi về chuyện “không có học” của mấy ông già xóm tôi./.
File đính kèm:
- BAI DU THI biet chu cho CS tot dep hon.doc