Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn môn: ngữ văn lớp 8

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 8659 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn môn: ngữ văn lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN 
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
BÀI: VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH

1. Tình huống cần giải quyết là: 
Trong ngày 22 – 12 vừa qua, trường em tổ chức đi viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Khi biết được chúng em là con em của Quảng Bình, một số đoàn khách cũng đi viếng Đại tướng từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh muốn tìm hiểu thêm về quê hương của Đại tướng. Em được cử làm người giới thiệu cho các đoàn du khách ấy. Và nhiệm vụ em sẽ là ứng ụng tất cả các kiến thức về Lịch sử, Địa lý để viết thành một bài văn giới thiệu về quê hương mình.
Mục tiêu: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về:
+ Nguồn gốc
+ Vị trí địa lí
+ Đặc điểm địa hình 
+ Lịch sử đấu tranh
+ Hoạt động kinh tế
+ Các danh lam thắng cảnh
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
 Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương:
- Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Quảng Bình.
- Đặc điểm địa lý, địa hình của tỉnh Quảng Bình.
- Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.
 4. Giải pháp giải quyết tình huống: 
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Lịch sử - nguồn gốc, lịch sử đấu tranh; 
- Ngữ văn – sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn; 
- Địa lí – vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế; 
- Giáo dục công dân – bài học về lòng yêu nước.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: 
Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi -> Viết thành bài văn.
* Tư liệu sử dụng: sách Lịch sử Địa lý địa phương Quảng Bình.
* Ứng dụng công nghệ thông tin: sử dụng công cụ tìm kiếm google, wikipedia Tiếng Việt. 
 	
Quảng Bình

 Quảng Bình được biết đến là dải đất hẹp nhất miền Trung, mảnh đất của cát trắng và gió lào, là “khúc ruột của miền Trung”, là mảnh đất của những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử nổi tiếng. Nói đến Quảng Bình, người ta còn nhắc tới những điệu hò, câu hát có từ bao đời đã ăn sâu vào từng hơi thở của người dân lao động, những món ăn đặc trưng cho mảnh đất xứ quảng. Quảng Bình là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra biết bao thế hệ anh hùng, những người con ưu tú, kiệt xuất của đất nước. Bởi thế mới có câu ca dao:
Chữ rằng nhân kiệt địa linh,
Đất chung khí tiết mới sinh anh hiền.
      Người Quảng Bình hồn hậu, chất phác, cần cù trong lao động và anh dũng, kiên cường trong đấu tranh bảo vệ và dựng xây quê hương qua từng thế hệ.
      Tỉnh Quảng Bình là tỉnh duyên hải thuộc khu vực Bắc Trung Bộ của nước ta, phía Bắc giáp với tỉnh Hà Tĩnh được ngăn cách bởi dãy Hoành Sơn chắn ngang ra biển, phía Nam giáp với tỉnh Quảng Trị, phía tây giáp với nước bạn Lào với dãy Trường Sơn làm biên giới tự nhiên, phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là  8.065 km². Địa hình tương đối đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, với các dãy núi cao chạy dọc theo phía Tây, tiếp đến là vùng đồi núi thấp và dải đồng bằng hẹp chạy dọc theo bờ biển. Vùng đồi núi chiếm khoảng 80% và đồng bằng chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Đất đai tương đối nghèo nàn, vùng núi thường là các dãy núi đá vôi, các đồi thấp đất bạc màu, vùng đồng bằng chủ yếu là đất cát pha, ít màu mỡ. Khí hậu tương đối khắc nghiệt, nhiều thiên tai như bão, lũ. Dân số toàn tỉnh là 849,271 người ( năm 2010). Dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở vùng đồng bằng và thưa thớt ở vùng núi. Tỉnh Quảng Bình có 26 dân tộc, trong đó đông nhất là người Kinh chiếm 91%, còn lại là các dân tộc thiểu số như Chứt, Rục, Thổ, Thái….

Bản đồ tỉnh Quảng Bình

 Quảng Bình là vùng đất giàu truyền thống văn hóa – lịch sử. Lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Quảng Bình trải qua nhiều thăng trầm và biến cố của lịch sử của đất nước. 
 Ban đầu vùng đất Quảng Bình có thuộc quận Tượng Lâm, có khi là quận Nhật Nam dưới thời thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc. Năm 192, Quảng Bình thuộc nước Lâm Âp. Đến năm 758 Lâm Ấp đổi tên là Chiêm Thành, Quảng Bình nằm trong 2 châu: Châu Bố Chínhvà Châu Địa Lý. Khu vực này đã thuộc về Đại Việt sau cuộc chiến tranh Việt Chiêm 1069. Lý Thường Kiệt là người đã xác định và đặt nền móng đầu tiên của vùng đất Quảng Bình trọn vẹn trong lãnh thổ Đại Việt.
 Năm 1604, chúa Nguyễn Hoàng đổi tên là Quảng Bình và cái tên Quảng Bình có tên từ đó. 
 Năm 1976 ba tỉnh Quảng Bình hợp nhất với Quảng Trị và Thừa Thiên  thành tỉnh Bình Trị Thiên, đến năm 1989 lại tách ra như cũ. Hiện tại, địa giới Quảng Bình được chia làm 6 huyện, 1 thành phố. .
 Với những nét đặc biệt về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đặc thù, Quảng Bình có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng được du khách trong và ngoài nước biết tới. Đường bờ biển dài với những bãi cát trắng nối dài tạo thành những bãi biển đẹp và nổi tiếng như Nhật Lệ, Đá Nhảy, Quảng Thọ...Địa hình với những dãy núi đá vôi đã ban tặng cho Quảng Bình hệ thống những hang động nổi tiếngNhững Động Phong Nha, Động Thiên Đường; những Hang Sơn Đoong,... đã trở thành những điểm đến lý tưởng cho du khách. Đặc biệt, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới với động Phong Nha được mệnh danh là “ Thiên Nam đệ nhất động”. Hệ động thực vật đa dạng, phong phú cũng tạo cho Quảng Bình nhiều điều kiện thuận lợi trong việc khai thác và bảo vệ những giá trị mà thiên nhiên ban tặng.
 

Động Phong Nha với 7 cái nhất: sông ngầm đẹp nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát - đá ngầm đẹp nhất, hồ nước ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất, hang nước dài nhất. 


 Trải qua một quá trình dài từ khi hình thành và phát triển của quê hương, nơi đây đã để lại những công trình kiến trúc, những di tích lịch sử nổi tiếng được ngàn đời ghi nhớ. Có thể kể đến Quảng Bình Quan, Tượng đài Mẹ Suốt, Địa đạo Văn La, Võ Thắng Quan, Đền thờ Công chúa Liễu Hạnh, Lũy Đào Duy Từ, Khu lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh...và nhiều công trình khác. 

 

 Đền Công chúa Liễu Hạnh – 1 trong Tứ bất tử của Việt Nam

 Những điệu hát, câu hò đặc trưng cho từng vùng khác nhau trong tỉnh đã có từ bao đời, thấm vào trong máu thịt của từng con người lao động và được truyền mãi cho những thế hệ sau. Những điệu hò khoan Lệ Thủy, điệu hò biển Nhân Trạch, ca trù làng Đông Dương, làn điếu sáo khui của người Bru- Vân Kiều...Những câu ca dao đặc trưng cho cuộc sống lao động, đặc trưng cho từng vùng, các địa phương khác nhau là vô cùng phong phú và đa dạng :
Lệ Thủy gạo trắng nước trong,
Ai về Lệ Thủy thong dong con người.
Hay như :
Bà vô mười bảy tháng tư,
Vạn lo lập lễ cầu ngư lưới nghề.
 Những lễ hội truyền thống, những trò chơi dân gian vẫn được gìn giữ những nét đẹp truyền thống.Có thể kể đến Lễ hội đua thuyền ở Quảng Ninh , Lệ Thủy, Quảng Trạch, Lễ hội cầu ngư đầu năm của ngư dân vùng biển, Lễ hội rằm tháng ba, chợ tình ở Minh Hóa...Ngoài ra những trò chơi dân gian nhân dịp đầu năm hay được lồng ghép trong các lễ hội như kéo co, vật, chơi đu...được người dân hăng hái tham gia và giữ gìn.
 Quảng Bình cũng được biết đến với những món ăn nổi tiếng mang đậm bản săc của mảnh đất xứ quảng cũng như đặc trưng cho từng địa phương trong tỉnh như cháo canh, bánh xèo Quảng Hòa, cháo hàu Quán Hàu, cháo cá Bàu Sen, đặc sản chắt chắt sông Gianh, bún ruốc xứ Lệ, khoai deo...làm say đắm thực khách bốn phương.
 

Cháo canh và khoai deo- 2 đặc sản nổi tiếng của Quảng Bình
 
 Quảng Bình là mảnh đất anh hùng, nơi chứng kiến những thăng trầm của lịch sử dân tộc, nơi được coi là “Khúc ruột miền Trung”, nơi đã chứng kiến biết bao thế hệ đã cùng đất nước dựng xây và bảo vệ quê hương đất nước. Trên mảnh đất “địa linh nhân kiệt” này đã sinh ra biết bao người con anh hùng cho quê hương, đất nước qua từng thế hệ. Ngoài Đại tướng Võ Nguyên Giáp với những chiến công lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, Có thể kể đến Lê Trực, Nguyễn Hữu Cảnh, Mẹ Suốt... Những văn nhân, thi sĩ lừng danh như Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Hàm Ninh...mà những câu văn, lời thơ đi vào trong trái tim biết bao người, bao nhiêu thế hệ.


 

 Lăng mộ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh ở Lệ Thủy


Mẹ Suốt chèo đò đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ với hình ảnh
 Ngẩng đầu, mái tóc mẹ rung
Gió lay như sóng biển tung, trắng bờ...


 Người Quảng Bình thật thà chất phác, chịu thương, chịu khó. Con người nơi đây quanh năm lao động cần cù để dựng xây cho cuộc sống không ngừng sung túc, ấm no. Mặc dù chịu nhiều sự tàn phá của thiên nhiên như lụt, bão, hạn hán... nhưng sự lạc quan, bản chất con người nơi đây là sức mạnh cho họ xây dựng gia đình, quê hương ngày càng giàu đẹp.
 Kể từ khi được chúa Nguyễn Hoàng đổi tên thành Quảng Bình vào năm 1604 đến nay, Quảng Bình đã mang trong mình tròn 410 năm đấu tranh, dựng xây và phát triển. Cùng với bao sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, của quê hương, người dân Quảng Bình đã đồng sức, đồng lòng, chung tay xây dựng quê hương ngày càng ấm no giàu mạnh. Sự thay da đổi thịt đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên mảnh đất anh hùng, một mảnh đất đi lên từ gian khó, như lời bài hát “ Quảng Bình quê ta ơi” của Nhạc sĩ Hoàng Vân: 
“ Nếu ai hỏi vì sao quê hương nhiều ngói mới
Rằng: Có đắng cay nên chừ mới có ngọt bùi
Nếu ai hỏi vì sao quê hương chúng ta đồng lúa tốt
Có nhớ những ngày cơ cực tối tăm ngày xưa...”


6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý vào môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn. Từ đó bài làm có sức thuyết phục hơn nhất là đối với bài văn Thuyết minh. Ngoài các kiến thức về Lịch sử, Địa lý, còn có thể kết hơp kiến thức của các môn Sinh học, Vật lý, hóa học,.. ở các dạng đề thuyết minh về đồ vật, hiện tượng,…
 	 Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương; giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống.



File đính kèm:

  • docBai du thi kien thuc lien mon Ngu van 8.doc
Đề thi liên quan