Bài giảng Bắc Sơn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bắc Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33: Bài 32; 33 Tiết 161; 162 - VH Bắc Sơn Ngày soạn: (Trích hồi bốn - Nguyễn Huy Tưởng) A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được nội dung và ý nghĩa của đoạn trích hồi bốn vở kịch Bắc Sơn. - Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng, tạo tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật. Hình thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói. B- Chuẩn bị: 1)Giáo viên: Ảnh, tư liệu về Nguyễn Huy Tưởng. 2) Học sinh: Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi; đọc - hiểu văn bản C- Tiến trình lên lớp: I- Ổn định lớp: Nắm sĩ số và chấn chỉnh tác phong đầu giờ. II- Kiểm tra bài cũ: Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào tâm hồn của con Bấc. III- Dạy bài mới. III.1) Giới thiệu bài: Trong chương trình ngữ văn THCS, em đã học những vở kịch nào? Học sinh trả lời - Giáo viên chốt giới thiệu: Nếu như “Quan âm Thị Kính” là một tác phẩm kịch sân khấu dân gian Việt Nam và vở hài kịch “Trưởng giả học làm sang” nổi tiếng của nhà văn hào Pháp thì “Bắc Sơn” tác phẩm kịch mà chúng ta học hôm nay là một vở kịch hiện đại có mặt trên sân khấu Việt Nam ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. III.2) Tổ chức các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung - Hs đọc chú thích * ? Dựa vào chú thích tóm tắt nét chính về tác giả Giáo viên chốt: Là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng. Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật Nhắc lại kiến thức ? Em hiểu biết gì về thể loại kịch (Kịch là một trong ba loại hình văn hoá thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu) - 1 hs đọc - Hs trả lời tóm tắt Suy nghĩ trả lời I- Tìm hiểu chung 1- Tác giả: SGK/164 2- Tác phẩm Giáo viên : - Phương thức thể hiện: + Bằng ngôn ngữ trực tiếp (Đối thoại, độc thoại) + Bằng cử chỉ, hành động - Thể loại: + Kịch hát + Kịch thơ + Kịch nói - Cấu trúc: lớp, hồi ? Vị trí đoạn trích ? Qua chú thích em hãy nêu giá trị vở kịch Giáo viên chốt: Là vở kịch nói đầu tiên trong nền văn học mới sau cách mạng tháng tám... * Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, thuật ngắn gọn bốn lớp kịch - Giáo viên phân vai đọc, hướng dẫn cách đọc. - Giáo viên tóm tắt lớp còn lại ? Tìm xung đột trong hồi trích Giáo viên : + Xung đột cơ bản.: Lực lượng cách mạng >< kẻ thù + Xung đột cụ thể: Ngọc cùng đồng bọn >< Thái, Cữu. + Xung đột trong nhân vật Thơm. * Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích ? Các lớp kịch gồm những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính (Thơm, Thái, Cữu, Nọc, Thơm là nhân vật chính) Giáo viên nêu nét chính về nhân vật Thơm ở các hồi trước: Thơm là vợ của Ngọc, một nho lại trong bộ máy cai trị của Thực dân Pháp... ? Nhân vật Thơm có hoàn cảnh sống như thế nào? Giáo viên chốt: Cha, em bị hi sinh, mẹ bỏ đi còn một người thân duy nhất là Ngọc (chồng) được chồng chiều chuộng. ? Trình bày tâm trạng của nhân vật Thơm trong hồi trích. Hs đọc lời tự trách và đối đáp của nhân vật ? Đánh giá gì về hành động của Thơm (+ che dấu chiến sĩ cách mạng ngay trong buồng của mình. + Khôn ngoan che mắt Ngọc để bảo vệ cho hai chiến sĩ cách mạng Thái, Cữu) Giáo viên bình: Sức sống diệu kì của cuộc đời cách mạng. Giá trị tác phẩm, tài năng của nhà văn. ? Qua nhân vật Thơm, tác giả muốn khẳng định điều gì? (Cuộc đấu tranh cách mạng ngay cả khi bị đàn áp khốc liệt, cách mạng cũng không thể bị tiêu diệt, mà đã thức tỉnh quần chúng cả với người ở vị trí trung gian như Thơm...) ? Nêu cảm nhận của em về nhân vật Thơm. Hướng dẫn tìm hiểu các nhân vật khác * Nhân vật Ngọc: ? Trong hồi trích nhân vật Ngọc đã được khắc hoạ tính cách, bản chất qua ngôn ngữ, thái độ, hành động nào. (Ham muốn địa vị, quyền lực, tiền tài làm tay sai cho giặc). ? Nhận xét gì về nhân vật + Nhân vật chiến sĩ cách mạng ? Những nét nổi bật trong mỗi người là gì (Thái: bình tỉnh, sáng suốt Cữu: Hăng hái, nóng nãy) Giáo viên: cá tính hai nhân vật có vẻ trái ngược nhau, nhưng họ có điểm giống nhau đó là gì? * Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết ? Nêu nét chính về nghệ thuật, nội dung của vở kịch. - Hs đọc ghi nhớ * Hoạt động 5: Luyện tập - Hs chú ý lắng nghe - Trả lời - Hs lắng nghe - 3 hs đọc lớp II - Hs thảo luận, đại diện trả lời - Trả lời - Hs lắng nghe - Suy nghĩ trả lời - Suy nghĩ trả lời - 1 hs đọc - Suy nghĩ đánh giá về nhân vật - Suy nghĩ trả lời - Trả lời - Suy nghĩ trả lời - Trả lời - Suy nghĩ trả lời - Nêu nhận xét tổng kết - 2 hs đọc Hai lớp của ... hồi bốn II- Đọc - Kể tóm tắt trích đoạn 1- Đọc 2- Kể Xung đột và hành động trong vở kịch III- Phân tích 1- Nhân vật Thơm - Hoàn cảnh - Tâm trạng: Day dứt, đau xót và ân hận - Hành động: Dứt khoát, đứng hẳn về phía cách mạng → Thơm là người có bản chất trung thực, đã biến chuyển về nhận thức, hành động 2- Nhân vật Ngọc: -Tên Việt gian bán nước đê tiện, đáng khinh, đáng ghét 3- Nhân vật Thái, Cữu - Những chiến sĩ cách mạng kiên cường, trung thành với tổ quốc với cách mạng III- Tổng kết: 1- Nghệ thuật: - Xung đột cơ bản bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lí nhân vật - Tạo tình huống, tổ chức đối thoại và hành động thể hiện qua nội tâm tính cách tốt 2- Nội dung: - Ghi nhớ SGK IV- Luyện tập Đọc phân vai lớp II hồi 4 III. 3) Củng cố - dặn dò: - Làm bài tập 2 luyện tập - Chuẩn bị bài: Tổng kết Tập làm văn
File đính kèm:
- Tiet161-162.doc