Bài giảng bài 1: Cổng trường mở ra - Lí Lan

doc76 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2019 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng bài 1: Cổng trường mở ra - Lí Lan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1- Tiết 1 – Bài 1 Văn bản
Ngày soạn : 26/8/2008 
Ngày giảng : 27/8/2008: 
Cổng trường mở ra
 - Lí Lan-
I - Mục tiêu cần đạt : 
1- Kiến thức :
- Giúp học sinh hiểu được tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái .
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với mỗi con người .
2- Kĩ năng :
 - Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản , Cảm thụ tác phẩm văn học .
3 - Tư tưởng :
 - Thông qua văn bản giáo dục cho học sinh tình yêu thương cha mẹ và trách nhiệm
 của việc học tập đối với nhà trường .
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
- Chuẩn bị bài soạn, nghiên cứu các phương pháp phù hợp với bài giảng .
- HS : Soạn bài chuẩn bị tâm thế tốt vào bài học .
III -Tiến trình bài dạy : 
1- ổn định lớp : 
- Tổng số lớp 7A: Vắng : 
- Tổng số lớp 7B : Vắng :
2- Kiểm tra bài : Sự chuẩn bị bài của học sinh 
3- Bài mới : Em có biết những bài hát, Bài thơ nào về mẹ và mái trường ?
“ Có cả cuộc đời rồi bỗng nhớ
Những đoạn dường xa lắc tuổi thơ đi....”
Từ tuổi ấu thơ cho đến khi trưởng thành ai cũng có một thời cắp sách ... 
Hoạt độngcủa Gv- hs
GV: Em biết gì về nhà văn Lí Lan ?
HS: Trả lời 
GV : Bổ sung 
GV: Tác giả viết về vấn đề gì? ra đời trong thời gian nào ?
HS : Về người mẹ, nhà trường ....
GV: Bổ sung.
GV: Hướng dẫn cách đọc : giọng tình cảm thiết tha sâu lắng .
GV : Đọc mẫu 1 đoạn, 2 HS đọc nối tiếp .
GV – HS nhận xét cách đọc 
GV : yêu cầu học sinh chú ý các chú thích trong sách giáo khoa .
GV : Văn bản thuộc kiểu văn bản nào ?
HS: Văn bản biểu cảm .
GV : Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn ?
HS : Chia làm 2 đoạn :
+ Từ đầu ... ngày đầu năm học ( Tâm trạng của hai mẹ con trước ngày khai trường )
+ Tiếp ... đến hết .( Những ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của người mẹ )
GV : Yêu cầu học sinh quan sát phần I 
GV : Mở đầu văn bản nổi bật nên trước măt người đọc điều gì? 
HS : Tâm trạng của người mẹ và con trước ngày khai trường .
GV : Người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào ?
HS : Đêm trước ngày khai trường khi con vào lớp 1 .
GV : Trong đêm trước ngày khai trường người mẹ đã có tâm trạng và những suy nghĩ ntn ?
HS: Tâm trạng : Không ngủ được, thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con 
GV : Người con thì được miêu tả như thế nào ?
HS: Vô tư háo hức một chút sau đó thì ngủ ngon lành
GV: Em có biết vì sao người mẹ không ngủ được ?
HS : Bâng khuâng xao xuyến hồi hộp xen lẫn niềm vui và hi vọng về tương lai của con .
GVbình :Điều khiến người mẹ không ngủ được không phải vì quá lo lắng cho con mọi thứ quần áo giày căp sách vở đã được chuẩn bị kĩ lưỡng kể cả về tâm lí ... chỉ người mẹ hiểu được điều gì đã khiến mình phải thao thức đến vậy .
GV : Từ đó e hãy chỉ ra sự khác nhau của tâm trạng người mẹ và người con ?
HS : 
GV : Trong đêm không ngủ người mẹ đã làm gì cho con?
HS : Đắp mền, buông mùng, lượm đồ chơi nhìn con ngủ, xem lại những thứ mình đã chuẩn bị cho con 
GV : Em cảm nhận được gì về những tình cảm của người mẹ dành cho người con? 
HS: Hết lòng vì con yêu thương con hết mực .
GV : Trong đêm không ngủ đó người mẹ còn nghĩ tới điều gì ?
HS : Nghĩ đến ngày bà ngoại dắt mẹ vào lớp 1, nhớ lại tâm trạng hồi hộp trước cổng trường .
GV : Từ đó em đọc được những cảm xúc gì đang diễn ra trong lòng người mẹ?
HS : Nhớ thương bà ngoại nhớ mái trường xưa.
 GV bình : Ta hình dung cảm nhận người mẹ là người vô cùng thương yêu người thân , yêu quý biết ơn trường học, hi sinh vì sự tiến bộ của người con tin tưởng ở tươnglai ngày mai ...
GV: Chuyển : Nếu như ở phần 1 ta bắt gặp hình ảnh 1 người mẹ ...vậy người mẹ còn co Suy nghĩ gì về giáo dục trong nhà trường .
GV : Yêu cầu học sinh quan sát phần 2
GV : Trong đêm không ngủ đó người mẹ lại tiếp tục suy nghĩ về điều gì? 
- Ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội ở Nhật .
GV : Vì sao người mẹ lại suy nghĩ miên man về ngày khai trường ở Nhật?
HS: Vì người mẹ có ước mơ muốn đứa con yêu của mình hưởng một nền giáo dụctiến bộ nhất các trẻ em được chăm sóc với tất cả tình thương của xã hội của đất nước .
GV : Trong suy nghĩ của người mẹ em thấy câu văn nào quan trọng nhất ?
HS: “ Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm 1 li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này” 
GV : Em hiểu điều đó như thế nào ?
HS :...
GV : Trong câu văn cuối bài “ Đi ...là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” em hiểu thế giới kỳ diệu đó là gì ? ( Thảo luận nhóm)- 4 nhóm.
HS : - Đó là nhà trường là tất cả tuổi thơ chúng ta.
- Là thế giới của diều hay lẽ phải của tình thương và đạo lí làm người 
- Thế giới của tri thức 
- Thế giới của tình bạn tình thầy trò thuỷ chung .
- Thế giới của những ước mơ khát vọng bay bổng .
- Thế giới của niềm vui, hi vọng nhưng cũng không ít nỗi buồn những vấp ngã khiến ta phải nhớ suốt đời ....
GV : Trong bài văn có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? theo em người mẹ đang tâm sự với ai ? Cách viết này có tác dụng gì? 
HS : - Xét bề ngoài thì đang nói với con trong thực tế người mẹ đang nói với chính mình cách viết có tác dụng thể hiện tình cảm mãnh liệt vừa nổi bật được tâm trạng khắc hoạ được tâm tư tình cảm diễn đạt những điều khó nói ra bằng lời trực tiếp .
GV : Tích hợp một số bài hát .
GV : Qua Văn bản này em có nhận xét gì về nghệ thuật viết văn của nhà văn lí lan 
HS : Nhẹ nhàng sâu lắng 
Phương thức biểu cảm 
Yếu tố miêu tả, tự sự 
Hình ảnh gợi cảm từ ngữ chau chuốt.
ngôn ngữ độc thoại, thủ pháp so sáh đối chiếu 
GV : Từ đó nổi bật nội dung gì của văn bản ?
HS: Trả lời theo (ghi nhớ SGK)
Bài 1: ngày khai trường vào lớp 1 là ngày có dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn con người em có tán thành ý kiến không ? Tại sao?
GV : Chốt 
Nội dung
I -Đọc – tìm hiểu chung về văn bản :
1- Tác giả:
- Là Cây bút trẻ hoạt đông sôi nổi nhiệt tình 
- Là thành viên của báo thành phố Hồ Chí Minh
2- Văn bản : In trên báo “ Yêu trẻ” số 166 
PHCM tháng 1/2000.
3 - Đọc: 
- Văn bản biểu cảm .
* Bố cục : 2 đoạn 
+ Tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường 
+ Những ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của người mẹ
II – Phân tích văn bản :
1-Tâm trạng của ngưòi mẹ trước ngày khai trường :
- Người mẹ : Bâng khuâng xao xuyến hồi hộp xen lẫn niềm vui và hi vọng.
2 – Những suy nghĩ của người mẹ về giáo dục trong nhà trường: 
- Giáo dục có vai trò vô cùng to lớn vì nó quyết định tương lai của một đất nước 
III-Tổng kết :
1- Nghệ thuật : 
- Cách viết văn nhẹ nhàng sâu lắng
- Phương thức biểu cảm 
- Yếu tố miêu tả, tự sự 
- Hình ảnh gợi cảm từ ngữ chau chuốt, ngôn ngữ độc thoại , thủ pháp so sánh đối chiếu .
2- Nội dung :
 - Ca ngợi tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với convà vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người .
IV- luyện tâp :
4- Củng cố : - Văn bản “ cổng trường mở ra” có nội dung chủ yếu gì ?
A- miêu tả quang cảnh ngày khai trường đầu tiên .
B- Kể về tâm trạng của người con trong đêm trước ngày khai trường .
C- Kể về tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường .
D- Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ .
5- Dặn dò : 
- Học thuộc ghi nhớ 
- Soạn bài : Mẹ tôi (ét môn đô đơ - An mi xi)
- Viết một đoạn văn 7 đến 10 câu nói lên tâm trạng của mình lân đầu tiên đi học 
III- Rút kinh nghiệm :
+ Về nội dung :
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
+ Về phương pháp :
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 1- Tiết 2 Văn bản
Ngày soạn : 29/8/2008 Mẹ tôi 
Ngày giảng : 30/8/2008 ét-môn-đô đơ A-mi-xi
I- Mục tiêu cần đạt :
1- Kiến thức : Giúp học sinh cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng cao đẹp của cha mẹ đối với con cái 
 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với mỗi con người .
2- Kĩ năng :
 - Rèn kĩ năng đọc, phân tích , nhận xét 
 - Viết văn biểu cảm .
 3 - Tư tưởng :
 - Giáo dục lòng biết ơn yêu thương kính trọng cha mẹ .
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
- Giáo viên chuẩn bị bài soạn nghiên cưú các phương pháp phù hợp với kiểu bài .
 - Bảng phụ trắc nghiệm cuối bài 
 III - Tiến trình bài dạy :
ổn định lớp :
- Tổng số lớp 7A: Vắng : 
- Tổng số lớp 7B : Vắng :
Kiểm tra bài : 
+ Phân tích tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường ?
 + Em hiểu thế giới kì diệu đó là một thế giới như thế nào ?
3 – Bài mới : 
Em có biết những bài thơ, câu ca dao nào viết về mẹ ?
Có một nhà thơ Nga từng viết : “ Chỉ mẹ là nguồn vui ánh sáng diệu kì ..."
Hoạt động của GV và HS
GV: Em hãy nêu những hiểu biết của em về A- mi- xi ?
HS: trả lời 
GV : Bổ sung 
Là nhà hoạt động xã hội nhà văn hoá lỗi lạc của nước ý ô sinh ngày 31. 10. 1846 ở ôlêglia, xứ liguria trên bờ biển Tây bắc nước ý và mất ngày 12.3.1908.
Từng là sĩ quan quân đội chiến đấu cho nền độc lập thống nhất đất nước .
Ông đã để lại một sự nghiệp văn chương đáng tự hào trên nhiều thể loại truyện, phê bình văn học .
+ Truyện : - Cuộc đời của các chiến binh , trên đại dương..;
+ Du ký : Tây Ban Nha, Hà Lan ...
+ Phê bình văn học : Chân dung văn hào 
+ Luận văn chính trị xã hội 
GV: Văn bản được trích trong tác phẩm nào?
HS : Trả lời 
GV : bổ sung 
+ Là trang nhật kí được En – ri-cô ghi vào ngày thứ năm có sử dụng phương thức biểu cảm và các yếu tố kể, tả, bình luận .kể về cậu bé 11tuổi cuốn nhật kí được khởi đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 10 năm sau.
+ Tác phẩm có 6 bức thơ của bố và 3 bức thư của mẹ gửi cho En- ri - cô .những bức thư này đều được En- ri- cô chép vào cuốn nhật kí kèm theo cảm xúc, ý nghĩ của mình .
GV: Hướng dẫn cách đọc : giọng tình cảm thiết tha sâu lắng .
GV : Đọc mẫu 1 đoạn, 2 HS đọc nối tiếp .
GV – HS nhận xét các đọc 
GV : yêu cầu học sinh chú ý các chú thích trong sách giáo khoa .
GV : Đoạn truyện gồm có mấy nhân vật ?
HS: Có 3 nhân vật : Bố, mẹ, con.
GV : Tại sao bức thư lại có nhan đề là “Mẹ tôi” ?
HS :Bức thư nói về tấm lòng nhân hậu của người mẹ .
GV : Quan sát đoạn văn đầu tiên hãy cho biết đoạn văn này nói về điều gì ?
HS: Lí do bố viết thư nhằm mục đích để cảnh cáo cậu con trai .
GV: Em hiểu cảnh cáo, lễ độ có nghĩa là gì? 
HS :- Phê phán 1 cách nghiêm khắc với những việc lám sai trái .
Thái độ đúng mực biết coi trọng người khác giao tiếp.
GV : Vì sao En- ri-cô lại bị cảnh cáo và sau đó lại xúc động vô cùng ?
HS: Lỡ thốt ra lời thiếu lễ độ, thiếu kính trọng mẹ .và sau đó chú đã hối hận vì hành vi vô lễ của mình và làm phương hại đến thanh danh của mẹ 
GV : Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung bức thư .
GV : Tìm những chi tiết hình ảnh bức thư nói lên thái độ của En- ri-cô?
HS: - Sự hỗn láo như một nhát dao đâm vào tim
Xúc phạm đến mẹ 
GV: Qua những bức thư đó em thấy thái độ của bố ntn? 
HS: Thái độ rất tức giận
GV: Người bố đã nói những gì ?
HS : Trong một thời gian con đừng hôn bố ...được 
GV: Em có nhận xét gì về thái độ của bố ?
HS: Nghiêm khắc kiên quyết .
GV : Người bố còn nhăc nhở En- ri-cô những gì ?
HS : Từ nay o bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ con phải ...
GV : Em có nhận xét gì về cách gọi của bố với En- ri-cô?
HS: ạ, à vừa nghiêm khắc giáo dục con vừa thủ thỉ tâm sự 
GV: Tình cảm của bố đối với En-ri-cô là một tình cảm như thế nào ?
HS: Yêu thương con hết mực 
GVbình : Ta cảm nhận một người bố rất nghiêm khắc trong việc giáo dục đạo đức cho con bức thư viết cách chúng ta trên một thế kỷ trong một gia đình nước ý thuộc nền văn hoá phương Tây nhưng chúng ta vẫn cảm thấy gần gũi và xúc động đây là một bài học về lòng biết ơn và kính trọng bố mẹ được đặt ra một cách nghiêm túc. Bất hiếu bất trung là tội lớn xưa nay đều quan niệm là thế.
GV: Hình ảnh người mẹ được thể hiện trong bức thư như thế nào ? hãy tìm những chi tiết nói về hình ảnh người mẹ?
HS: - Thức suốt đêm khi con ốm .
Cúi mình trong chiếc nôi chờ đợi hơi thở hổn hển của con.
Quằn quại vì nỗi sợ khóc nức nở nghĩ rằng có thể mất con.
GV: Qua hình ảnh của mẹ em thấy En-ri-cô sẽ thể hiện tâm trạng của mình như thế nào ?
HS : Tâm trạng xúc động 
GV: Theo em điều gì đã khiến En-ri- cô xúc động khi đọc thư của bố ?
Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.
Vì En-ri-cô sợ bố 
Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố 
Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố 
Vì En-ri-cô thấy xấu hổ 
Ngoài những lí do trên còn có những lí do nào khác không ?
HS: suy nghĩ trả lời .
GV: Tại sao người bố không trực tiếp nói với En- ri- cô mà lại viết thư ?
HS : Bộc lộ tình cảm gián tiếp có thể viết thư.
GV: Qua bức thư này chúng ta sông trong một mái ấm gia đình chúng ta phải là người con như thế nào ? 
GV: Tích hợp môn âm nhạc
HS: Tự liên hệ bản thân 
GV: Em thấy bài văn có những nét nào đặc sắc về nghệ thuật ?
HS: Trả lời 
 ( GV: Tích hơpTLV)
GV: Từ đó nổi bật nội dung của văn bản là gì ? 
HS : Trả lời 
GV : Cho học sinh đọc bài đọc thêm :
 - Thư gửi mẹ 
 - Vì sao hoa cúc có nhiều cánh nhỏ 
Nội dung
I - Đọc – Tìm hiểu chung về văn bản:
1- Tác giả :
 - Là nhà văn lỗi lạc của nước ý 
2 - Văn bản :
- Trích trong tác phẩm “ Những tấm lòng cao cả” xuất bản năm 1886. 
- Thể loại : Truyện
3-Đọc :
II- Phân tích vănbản :
- Thái độ của bố : Nghiêm khăc kiên quyết , tức giận khi En-ri-cô hỗn láo với mẹ.
- Yêu thương con hết mực .
- En-ri-cô xúc động nhận ra những sai lầm của mình .
III-Tổng kết :
1- Nghệ thuật : 
- VB biểu cảm kết hợp yếu tố tự sự , miêu tả .
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh gợi cảm
2- Nội dung : 
- Ca ngợi hình ảnh cao đẹp của cha mẹ 
- Giáo dục về đạo làm con trong cuộc sống 
IV – Luyện tập : 
4- Củng cố : 
- Giải thích vì saovăn bản là một bức thư của người bố gửi cho conlại lấy nhan đề là “ Mẹ tôi”?
5- Dặn dò : 
- Học thuộc ghi nhớ 
- Soạn bài : Từ ghép
- Viết một đoạn văn 7 đến 10 câu nói về tấm lòng của em đối với cha mẹ.
III- Rút kinh nghiệm :
+ Về nội dung :
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
+ Về phương pháp :
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 1- Tiết 3 Từ ghép
Ngày soạn : 29/8/2008 
Ngày giảng : 30/8/2008 
I - Mục tiêu cần đạt :
1-Kiến thức : 
Giúp học sinh nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép .
Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép .
2- Kĩ năng : 
- Giải thích được cấu tạo và ý nghĩa của từ ghép .
- Vận dụng được từ ghép trong nói viết .
3- Tư tưởng : 
- Bồi dưỡng lòng say mê trân trọng tiếng mẹ đẻ .
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
GV: Chuẩn bị bảng phụ chuẩn bị cho nêu ví dụ và bài tập trắc nghiệm .
HS: Soạn chuẩn bị bài ở nhà .
III -Tiến trình bài dạy :
ổn dịnh lớp :
- Tổng số lớp 7A: Vắng : 
 - Tổng số lớp 7B : Vắng :
Kiểm tra bài : 
 Bài soạn của học sinh
3 – Bài mới : 
 Em nào có thể nhắc lại định nghĩa cho cô về từ đơn,ghép, láy mà các em đã học ở lớp 6 ?
Hoạt động của GV và HS
GV: Giới thiệu ví dụ sgk tr. 13
GV : Yêu cầu học sinh đọc ví dụ
HS : Đọc ví dụ 
GV:Yêu cầu hs quan sát từ in đậm 
GV:Xác định tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính ?
HS :
- Bà, thơm : Tiếng chính.
- Ngoại, phức : Tiếng phụ .
- Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính .
GV: Em có nhận xét gì về trật tự từ của các tiếng trong các từ ấy ?
HS : Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
GV: Em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo của 2 từ trên ?
- Giống : Đều là từ ghép .
- Đều có tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
GV :Tiếng chính làm chỗ dựa bổ sung nghĩa cho tiếng chính , nghĩa của tiếng phụ hẹp hơn cụ thể hơn.
GV : Em hiểu thế nào là từ ghép chính phụ ?
HS: Trả lời theo (ghi nhớ 1 sgk)
GV: Yêu cầu hs đọc ví dụ 2 sgk.
HS: đọc .
GV: Theo e trong 2 từ ghép này có thể phân ra tiếng chính tiếng phụ không ? Vì sao?
HS : Không, vì vai trò của chúng ngang hàng nhau .
- Giữa các tiếng dùng để ghép có quan hệ với nhau về mặt ngữ pháp .
GV : Nghĩa của từ ghép đẳng lập chung hơn khách quan hơn nghĩa của các tiếng dùng để ghép.
GV : Em hiểu thế nào là từ ghép đẳng lập ?
HS : Trả lời theo ( ghi nhớ 2 sgk)
GV : So sánh sự giống nhau và khác nhau của từ ghép đẳng lập và ghép chính phụ? 
GV:Em hiểu thế nào về nghĩa của từ : bà, bà ngoại? nghĩa của từ : thơm- thơm phức ? Em thấy có gì khác nhau ?
HS :
 -Bà : Là người đàn bà sinh ra cha mẹ chúng ta .
-Bà ngoại : Người đàn bà sinh ra mẹ.
-Thơm : Có mùi hương của hoa, dễ chịu làm cho thích ngửi . 
- Thơm phức : Có mùi thơm mạnh bốc lên hấp dẫn .
* Nghiã của từ bà và thơm rộng hơn nghĩa của từ bà ngoại và thơm phức .
GV :So sánh nghĩa của từ quần áo với mỗi nghĩa của tiếng quần áo nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng trầm bổng em thấy có gì khác nhau ?
HS: 
- Trầm chỉ âm thanh thấp .
- Trầm bổng : Chỉ âm thanh lúc thấp lúc cao khi rõ khi văngvẳng . chỉ từng cao độ cụ thể .
Quần : chỉ quần mặc 
Quần áo :chỉ chung cả quần áo khăn mũ .
* Tóm lại nghĩa của 2 từ khái quát hơn của các tiếng tạo nên nó và mang tính hợp nghĩa . 
GV : Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ 
HS : Đọc ghi nhớ 
GV : Yêu cầu hs đọc bài tập 1 nêu yêu cầu của bài 1
GV: Yêu cầu hs xếp các từ ghép trong bài tập 1 vào bảng phân loại
HS: Làm bài .
GV : Yêu cầu hs đọc bài tập 2 nêu yêu cầu của bài 2
GV :Yêu cầu học sinh điền thêm các tiếng để tạo thành từ ghép chính phụ.
GV : Yêu cầu hs đọc bài tập 3 nêu yêu cầu của bài 3
GV :Yêu cầu học sinh điền thêm các tiếng để tạo thành từ ghép đẳnglập.( Giáo viên chia 6 nhóm ) 
HS : Các nhóm trình bày gv, hs nhận xét.
GV : Yêu cầu hs đọc bài tập 7 nêu yêu cầu của bài 7.
Thử phân tích cấu tạo cuả từ ghép có 3 tiếng : Máy hơi nước, than tổ ong, bánh đa nem.( Theo mẫu)
*Lưu ý : Than tổ ong có các tiếng có quan hệ trực tiếp với nhau than tổ phụ thuộc vào ong, trong than tổ thì tổ phụ thuộc vào ong
- Trong từ ghép cp có 3 tiếng yếu tố giữ vai trò là tiếng chính hay tiếng phụ có thể là một tổ hợp gồm 2 tiếng : các tổ hợp này cũng có cấu tạo như một từ ghép chính phụ
Vd: Bánh đa nem có tổ hợp tiếng bánh đa nem giữ vai trò giữ vai trò như tiếng chính, tiếng nem giữ vai trò tiếng phụ.
Nội dung
I- Các loại từ ghép :
1- Ví dụ 1:
Bà ngoại 
c p
Thơm phức 
 c p
Ghép chính phụ.
Ví dụ 2 :
Quần áo 
Trầm bổng 
	Ghép đẳng lập.
* Ghi nhớ ( sgk tr.14)
II- Nghĩa của từ ghép : 
1-Ví dụ :
- Bà - bà ngoại 
- Thơm - thơm phức .
Chung Cụ thể 
	Phân nghĩa 
Trầm bổng 
Quần áo
	Hợp nghĩa .
* Ghi nhớ ( sgk tr.14)
II - Luyện tập :
Bài 1:
Từ ghép 
chính phụ 
Lâu đời , xanh ngắt,nhà máy, nhà ăn, cười nụ
Từ ghép 
đẳng lập 
ẩm ướt đầu đuôi, suynghĩ, chài lưới cây cỏ .
2- Bài 2:
bút chì , thước kẻ, mưa rào,làm bánh .
ăn mía, trắng xoá, vuiđùa, nhát gan
3 - Bài 3:
Núi sông, núi non, ham muốn, ham thích, xinh đẹp, xinh tươi, mặt mũi, mặt mày. học hành, học hỏi, tươi xinh, tươi vui.
4- Bài 7 :
 Máy hơi nước,
 Than tổ ong
 Bánh đa nem
4 – Củng cố : 
 Nối cột A với cột B để tạo thành từ ghép chính phụ, phân nghĩa 
A
B
Bút
Xanh
Mưa
Vôi
Thích
Mùa
tôi
mắt
bi
gặt
ngắt
ngâu
GV : Em đã học những đơn vị kiến thức nào ?
5- Dặn dò : 
- Học thuộc ghi nhớ, làm các bài tập 4,5,6 ( sgk tr.15-16)
- Soạn bài : Liên kết trong văn bản 
- Viết một đoạn văn 5 đến 7 câu có sử dụng từ ghép đẳng lập chính phụ và gạch chân dưới mỗi từ đó .
III- Rút kinh nghiệm :
+ Về nội dung :
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
+ Về phương pháp :
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 1- Tiết 4 Liên kết trong văn bản 
Ngày soạn : 29/8/2008 
Ngày giảng : 1 /9/2008 
I - Mục tiêu cần đạt :
1-Kiến thức : 
Giúp học sinh thấy muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết sự liên kết ấy cần phải thể hiện được cả hai mặt : Hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa .
2- Kĩ năng : 
- Rèn kĩ năng dựng đoạn 
3- Tư tưởng : 
-Học sinh thấy được vẻ đẹp của từng văn bản thể hiện ở nội dung hình thức.
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
 - GV: Chuẩn bị bài soạn chọn các phương pháp phù hợp với bài giảng .
 - HS: Soạn chuẩn bị bài ở nhà .
III -Tiến trình bài dạy :
1- ổn định lớp:
- Tổng số lớp 7A: Vắng : 
 - Tổng số lớp 7B : Vắng :
2-Kiểm tra bài : 
 Bài soạn của học sinh
3 – Bài mới : Em hiểu văn bản là gì ?
- Văn bản là các tác phẩm văn học và văn kiện ghi bằng giấy tờ. Có văn bản hẳn hoi ( “ Từ điển Hán Viêt” – Phan Văn Các” ) .
? Em đã học những văn bản nào ? một bài tlv, một bài thi có thể coi là một văn bản được không ? 
GV : Đó chính là một văn bản . 1 văn bản cần phải có sự trọn vẹn về nd và ht và phải đảm bảo tính liên kết vậy liên kết trong văn bản là gì ? chúng ta vào bài học hôm nay.
Hoạt động của GV Và HS
GV: Em hiểu liên kết là gì ? 
HS : Liên kết là gắn liền với nhau gắn chặt với nhau .
GV : Đoạn văn gồm mấy câu ?
HS : Gồm 5 câu .
GV : Đoạn văn này có câu nào sai ngữ pháp không ? 
HS : Không sai ngữ pháp không mơ hồ về ý nghĩa .
GV : Nếu tách từng câu ra khỏi đoạn có hiểu được không?
HS : Vẫn hiểu được 
GV : Theo em nếu En - ri- cô chỉ viết mấy câu sau, thì En - ri- cô có hiểu điều bố muốn nói chưa ? Vì sao ?
HS : Không, vì giữa các câu không có mối quan hệ gì với nhau .
GV : Nếu En – ri- cô chưa hiểu ý bố thì hãy cho biết vì lí do nào trong các lí do dưới đây :
+ Vì có câu văn chưa đúng ngữ pháp 
+ Vì có câu văn nội dung chưa thật rõ ràng .
+ Vì giữa các câu còn chưa có sự liên kết .
HS : Đoạn văn thiếu sự liên kết.
GV : Vì sao em cho là các câu chưa có sự liên kết ?
HS : Giữa các câu chưa có sự liên kết nên En- ri- cô chưa hiểu được điều bố muốn nói 
GV : Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì ?
HS : phải có tính liên kết .
GV : Liên kết là một trong những tính quan trọng nhất của văn bản vì nhờ nó mà những câu đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa đặt cạnh nhau mới tạo thành văn bản .
GV : Em hiểu tính liên kết của văn bản là gì ? 
HS : Tạo nên sự chặt chẽ, liền mạch thống nhất trọn vẹn hoàn chỉnh .
GV : Yêu cầu học sinh đọc kĩ đv 1
GV : Đoạn văn có mấy câu ?
HS : Có 3 câu.
GV :So với nguyên bản thì câu 2 thiếu cụm từ nào, câu 3 chép sai cụm từ nào ?
HS : Câu 2 thiếu cụm từ “ Còn bây giờ”
câu 3 chép sai từ “ con” thành đứa trẻ .
GV : Việc chép thiếu và sai ấy khiến cho đoạn văn ra sao ?
HS : Đv rời rạc khó hiểu .
GV : Em có nhận xét gì về câu 2 trong đoạn văn ? 
Các câu đều đúng ngữ pháp
Khi tách các câu ra khỏi đv vẫn có thể hiểu được.
GV : Cụm từ “ Còn bây gìơ ” đóng vai trò gì ? 
HS : Là các từ, ngữ làm phương tiện liên kết câu.
Cụm từ “ Còn bây giờ” nối với cụm từ một ngày kia ở câu 1 từ con lặp lại từ con ở câu 2 để nhắc lại đối tượng nhờ sự móc nối như vậy mà 3 câu gắn bó với nhau . sự gắn bó ấy gọi là tính liên kết hoặc mạch lạc văn .
GV : 1 văn bản liên kết được thể hiện ở mặt nào ?
HS :
Mặt nội dung .
Mặt hình thức.
GV : Em hiểu thế nào về phương tiện liên kết trong văn bản?
HS : Trả lời theo ghi nhớ sgk tr. 18.
GV : Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ sgk
GV : Yêu cầu hs đọc bài tập 1 nêu yêu cầu của bài 1( Thảo luận nhóm)
GV : Sắp xếp các câu văndưới đây theo một thứ tự hợp lí để tạo thành một đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ 
HS : Làm bài 
GV : Yêu cầu hs đọc bài tập 2 nêu yêu cầu của bài 2
GV : Các câu văn dưới đây đã có tính liên kết chưa vì sao?
* Trình tự trước sau khi viết còn gọi là quan hệ tuyến tính .
+ Theo thời gian : Sáng, trưa , chiều,tối, đêm , hoặc quá khứ hiện tại tương la

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 7.doc
Đề thi liên quan