Bài giảng Bài 1: Giới thiệu giáo dục nghề điện dân dụng (tiếp)
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 1: Giới thiệu giáo dục nghề điện dân dụng (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1,2. Ngày soạn: 8/8/2008. Bài 1. Giới thiệu giáo dục nghề điện dân dụng. I. Mục tiêu: 1.kiến thức: - Biết được vị trí, vai trò của điện năng và nghề điện dụng trong sản xuất và đời sống. - Biết được triển vọng phát triển của nghề điện dân dụng. - Biết được mục tiêu, nội dung chính và phương pháp học tập nghề điện dân dụng. 2.kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích tài liệu 3.Thái độ: - có thái độ học tập nghiêm túc - Tác phong công nghiệp , giữa gìn vệ sinh môi trường và thực hiện an toàn lao động II.Phương tiện và phương pháp: Một số tranh ảnh minh hoạ. Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề kết hợp diển giãng nêu vấn. III. Tổ chức hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Vị trí, vai trò của điện năng và nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống. - HS đọc SGK phần I. - Trả lời các câu hỏi sau: + Tại sao nói điện năng là nguồn động lực chủ yếu đối với sản xuất và đời sống? + Nghề điện dân dụng gồm những nhóm nghề gì? - GV chốt lại: nghề điện dân dụng giữ một vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, sự phát triển của ngành điện, và nâng cao chất lượng cuộc sống. HS đọc SGK. Từng HS trả lời câu hỏi theo sự hướng dẫn của GV. HS ghi nhận. Hoạt động 2: Triển vọng phát triển của nghề điện dân dụng. HS đọc SGK phần II. Trả lời câu hỏi: - HS đọc SGK Hoạt động 3: Mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục nghề điện dân dụng. HS đọc SGK phần III Trả lời câu hỏi: - HS đọc SGK Hoạt động 4: Phương pháp học tập nghề điện dân dụng. - HS đọc phần IV. - Trả lời câu hỏi của GV: + Mục đích của việc hiểu rõ mục tiêu bài học trước khi học bài mới có tác dụng gì? + Trong khi học bài mới cần chú ý đến cách học như thế nào? + Tại sao cần chú trọng đến phương pháp học thực hành? - HS đọc SGK. - Từng HS trả lời câu hỏi của GV. Hoạt động 5. Củng cố bài và nhiệm vụ về nhà. - GV nhắc lại những kiến thức cơ bản. - HS đọc trước bài 2. Tiết 3, 4. Ngày soạn: 8/8/2008. Bài 2. An toàn lao động trong giáo dục nghề điện dân dụng. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được những nguyên nhân thường gây tai nạn lao động trong nghề điện dân dụng. - Hiểu được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc thực hiện nguyên tắc an toàn lao động trong nghề điện dân dụng. - Biết được các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong nghề điện dân dụng. 2. Kỉ năng: - Thực hiện đúng những biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong nghề điện dân dụng. - Thực hiện nghiêm túc những biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong khi học tập và thực hành. 3. Thái độ : - Có thái độ học tập nghiêm túc - Tác phong công nghiệp, giữ vệ sinh môi trường và thực hành an toàn lao động II Phương tiện và phương pháp: GV: Một số tranh ảnh minh hoạ. Một số khí cụ cơ bản. III. Tổ chức hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề cho bài mới. - Trình bày vị trí, vai trò và triển vọng phát triển của nghề điện dân dụng? - Trình bày những đặc điểm của phương pháp học tập nghề điện dân dụng? - Tai nạn điện thường xảy ra đột ngột và rất nguy hiểm. Do vậy mà an toàn trong khi học thực hành và lao động sản xuất là vấn đề cần được quan tâm. - Từng HS trả lời câu hỏi của GV. - HS suy nghĩ vấn đề. Hoạt động 2: Nguyên nhân gây tai nạn lao động trong nghề điện dân dụng. - HS đọc SGK. - Trả lời các câu hỏi sau: + Tai nạn điện xảy ra trong nghề điện dân dụng do các nguyên nhân nào? - HS đọc SGK. - HS trả lời. HS khác bổ sung và nhận xét. Hoạt động 3: Một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng. - HS đọc SGK. - Trả lời các câu hỏi sau: + Để chủ động phòng tránh tai nạn điện cần các biện pháp gì? + Trong phân xưởng sản xuất hoặc trong phòng thực hành cần thực những biện pháp an toàn gì? + Nối đất bảo vệ áp dụng đối với những trường hợp nào? + Có mấy loại nối đất bảo vệ? Cách thực hiện cách nối đất bảo vệ? - HS đọc SGk. - Từng HS trả lời câu hỏi của GV. Hoạt động 4. Củng cố bài và nhiệm vụ về nhà. - GV nhắc lại những kiến thức cơ bản. - Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Đọc phần kiến thức bổ sung. - HS đọc trước bài 3. Tiết 5, 6, 7, 8. Ngày soạn: 23/8/2008 Chương I. đo lường điện Bài 3: khái niệm chung về đo lường điện I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được chức năng, cấu tạo của một số đồng hồ đo điện trong nghề điện dân dụng. - Biết cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thường dùng trong nghề Điện dân dụng. - Biết chức năng cấu tạo và cách sử dụng một số dụng cụ kiểm tra điện thường dùng trong nghề Điện dân dụng. 2. Kỉ năng: - Sử dụng thành thạo được một số dụng cụ kiểm tra điện thường dùng trong nghề Điện dân dụng. - Sử dụng được một số đồng hồ đo điện thường dùng trong nghề Điện dân dụng. 3. Thái độ : - Có thái độ học tập nghiêm túc - Tác phong công nghiệp, giữ vệ sinh môi trường và thực hành an toàn lao động II. Phương tiện và phương pháp: GV: Ampe kế, vôn kế, vạn năng kế, công tơ. HS: Bút thử điện. III. Tổ chức hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề cho bài mới. - Nêu một số nguyên nhân gây tai nạn điện? - Trình bày một số biện pháp an toàn điện trong khi sữa chữa điện? * Trong sản xuất và trong sinh hoạt cần biết điện áp, dòng điện, điện năng,.... Do vậy cần nhờ những dụng cụ để đo lường. Để sử dụng đứng và tránh những sai lầm cần nắm vững cấu tạo, nguyên lí làm việc, đặc tính sử dụng của từng loại dụng cụ đo. - Từng HS trả lời câu hỏi. - HS nhận thức vấn đề. Hoạt động 2: Vai trò quan trọng của đo lường điện đối với nghề điện. - HS đọc SGK phần I. - Trả lời các câu hỏi: + Tại sao nói đo lường điện rất quan trọng đối với nghề điện dân dụng? + Phân tích các trường hợp trên? - HS đọc SGK. - Trả lời câu hỏi của GV. Hoạt động 3: Phân loại dụng cụ đo lường điện. - HS đọc SGK. - Có mấy cách để phân loại các dụng cụ đo lường điện? - Gv giới thiệu cho HS những loại dụng cụ: ampe kế, vôn kế, vạn năng kế. - Những dụng cụ đó được kí hiệu như thế nào trên mạch điện? Những dụng cụ trên dùng để đo đại lượng nào? Khi đo phải mắc dụng cụ như thế nào với mạch điện? - HS đọc SGK. v - Trả lời: Có 2 cách phân loại dụng cụ đo. Theo đại lượng cần đo +Dụng cụ đo điện áp : vôn kế +Dụng cụ đo dòng điện: ampekế , theo nguyên lí làm việc. - HS theo dõi. Trả lời câu hỏi. Hoạt động 4: Cấp chính xác. - HS đọc SGK. - Tại sao trong đo lường điện cần có cấp độ chính xác? + GV giới thiệu: có 7 cấp chính xác. Trong nghề điện dùng loại: 1; 1,5. - HS trả lời. Hoạt động 5: Cấu tạo chung của dụng cụ đo lường. - HS đọc SGK. - Một dụng cụ đo lường có mấy bộ phận chính? Trình bày các bộ phận chính đó? - Từng HS trả lời câu hỏi. Hoạt động 6. Củng cố bài và nhiệm vụ về nhà. - GV nhắc lại những kiến thức cơ bản. - Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - HS đọc trước bài 4. - Chuẩn bị đồ thực hành: Mỗi tổ: 3 bóng đèn, 1 công tắc 5 A, dây dẫn, bút thử điện, dao, kéo. - HS ghi nhận. Tiết 9, 10. Ngày soạn: 30/8/2008 Bài 4.Thực hành: đo dòng điện và điện áp xoay chiều I. Mục tiêu: 1.kiến thức: - Đo dòng điện bằng ampe kế xoay chiều. - Đo điện áp bằng vôn kế xoay chiều. - Thực hiện đúng qui trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 2.kỹ năng: - Sử dụng các dụng cụ đo. 3. Tác phong - Xác định giới hạn đo của các dụng cụ đo trước khi sử dụng II. Phương tiện và phương pháp: - Nguồn điện xoay chiều U = 220 V - Ampe kế, vôn kế kiểu điện từ, ampe kế có thang đo 1 A, vôn kế có thang đo 300 V. - 3 bóng đèn 220 V - 60 W, 1 công tắc 5 A. - Kìm, tua vít, bút thử điện, dây dẫn. III. Tổ chức hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế. GV hướng dẫn HS quan sát sơ đồ mạch điện thực hành: - Mạch điện gồm những phần tử nào? Kể tên các phần tử đó? - Các phần tử được nối với nhau như thế nào? Gv hướng dẫn HS làm theo trình tự sau: - Mắc mạch điện theo hình 4.2 SGK. -Kiểm tra lại mạch điện theo sơ đồ. Đóng công tắc K, đọc giá trị của ampe kế. Kết quả thu được ghi vào bảng 4.1 SGK. - Cắt công tắc tháo 1 bóng đèn rồi đóng công tắc đọc giá trị của ampe kế và ghi kết quả vào bảng. - Cắt công tắc tháo tiếp 1 bóng đèn nữa rồi đóng công tắc đọc giá trị của ampe kế và ghi kết quả vào bảng. Hoạt động 2: Đo điện áp xoay chiều. - GV hướng dẫn HS làm tương tự như đo dòng điện. IV. Tổng kết, đánh giá kết quả: - HS tự đánh giá và đánh giá chéo theo các tiêu chí sau: + Công việc chuẩn bị. + Thực hiện thực hành theo đúng qui trình. + ý thức thực hiện an toàn lao động + ý thức thực hiện bảo vệ vệ sinh môi trường. + Kết quả sản phẩm thực hành. * GV tổng kết và nhận xét giờ học thực hành. Tiết 11, 12. Ngày soạn: 30/8/2008 Bài 5.Thực hành đo công suất và điện năng I. Mục tiêu: 1.kiến thức: - Đo được công suất gián tiếp qua đo dòng điện và điện áp. - Đo được công suất trực tiếp bằng oát kế. - Kiểm tra và hiệu chỉnh được công tơ điện. 2.kỹ năng: - Sử dụng các dụng cụ đo. 3. Tác phong - Xác định giới hạn đo của các dụng cụ đo trước khi sử dụng. II. Phương tiện và phương pháp: - Vôn kế điện từ 300 V, ampe kế điện từ 1 A, oát kế, công tơ một pha. - 3 bóng đèn 220 V - 60 W, 1 công tắc 5 A. - Phụ tải để đo điện năng tiêu thụ của mạch điện. - Kìm, tua vít, bút thử điện, dây dẫn. - Đồng hồ bấm giây. III. Tổ chức hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Đo công suất bằng ampe kế và vôn kế. - GV hướng dẫn HS quan sát sơ đồ mạch điện thực hành: - Mạch điện gồm những phần tử nào? Kể tên các phần tử đó? - Các phần tử được nối với nhau như thế nào? * Tính công suất của mạch điện? Gv hướng dẫn HS làm theo trình tự sau: - Mắc mạch điện theo hình 5.1 SGK. -Kiểm tra lại mạch điện theo sơ đồ. Đóng công tắc K, đọc giá trị của ampe kế và vôn kế rồi tính công suất P = UI. Kết quả thu được ghi vào bảng 5.1 SGK. - Cắt công tắc K tháo 1 bóng đèn rồi đóng công tắc đọc giá trị của ampe kế và vôn kế rồi tính công suất P = UI. Ghi kết quả vào bảng 5.1. - Cắt công tắc tháo tiếp 1 bóng đèn nữa rồi đóng công tắc đọc giá trị của ampe kế và vôn kế rồi tính công suất P = UI. Ghi kết quả vào bảng. Hoạt động 2: Tìm hiểu oát kế: - GV giảng giải để HS hiểu được đo công suất của mạch điện có thể sử dụng vôn kế và ampe kế nhưng thuận tiện hơn là dùng oát kế. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo của oát kế: + Đọc và giải thích các kí hiệu được ghi trên mặt đồng hồ. + Xác định các đầu nối của oát kế. Hoạt động3: Đo công suất mạch điện bằng oát kế. - Mắc mạch điện thực hành như sơ đồ hình 5.2 - GV hướng dẫn HS thực hành theo qui trình kết quả ghi vào bảng 5.2 - Đọc giá trị đo được trên oát kế và so sánh với giá trị tính được ở hoạt động 4. Hoạt động 4: Kiểm tra công tơ điện. - Kiểm tra công tơ điện. - Kiểm tra hằng số công tơ - Kiểm tra hiện tượng tự quay: + GV hướng dẫn HS cách kiểm tra hiện tượng tự quay của công tơ. + Các nhóm báo cáo kết quả + GV kiểm tra lại và giải thích nguyên nhân của hiện tượng trên * Hãy giải thích ý nghĩa của số liệu kĩ thuật ghi trên mặt công tơ: 60 vòng/kWh - Nối mạch điện thực hành theo sơ đồ hình 5.3. Đo dòng điện I và điện áp U. - Dùng đồng hồ bấm giây để đếm số vòng quay của đĩa trong khoảng thời gian t. Từ số vòng quay của đĩa sẽ tính được hằng số công tơ. Kết quả đo và tính được ghi và bảng 5.3 HS tính, so sánh và báo cáo kết quả với Gv. Hoạt động 5: Đo điện năng tiêu thụ - GV hướng dẫn HS trình tự tiến hành thực hành - Lưu ý HS về phụ tải của nội dung thực hành cần có công suất đủ lớn để cho công tơ quay trong thời gian cho phép. - GV hướng dẫn HS thực hành bước 1: Nối mạch điện thực hành như hình 5.4 * Hãy nêu tên các phần tử của sơ đồ mạch điện. - GV hướng dẫn HS thực hành bước 2: Đo điện năng tiêu thụ cảu mạch điện. Các nhiệm vụ thực hành gồm: + Đọc và ghi số chỉ công tơ trước khi đo. + Quan sát hiện trạng làm việc của công tơ + Ghi chỉ số công tơ sau khi đo 30’ vào bảng 5.4 + Tính điện năng tiêu thụ của phụ tải. IV. Tổng kết, đánh giá kết quả: - HS tự đánh giá và đánh giá chéo theo các tiêu chí sau: + Công việc chuẩn bị. + Thực hiện thực hành theo đúng qui trình. + ý thức thực hiện an toàn lao động + ý thức thực hiện bảo vệ vệ sinh môi trường. + Kết quả sản phẩm thực hành. * GV tổng kết và nhận xét giờ học thực hành. Tiết 13, 14, 15, 16. Ngày soạn: 6/9/2008. Bài 6. Thực hành: sử dụng vạn năng kế. I. Mục tiêu: 1.kiến thức: - Đo được điện trở bằng vạn năng kế. - Phát hiện được hư hỏng trong mạch điện bằng vạn năng kế. 2.kỹ năng: - Sử dụng các dụng cụ đo. 3. Tác phong - Xác định giới hạn đo của các dụng cụ đo trước khi sử dụng II. Phương tiện và phương pháp: - 6 vạn năng kế. - Một số điện trở nối thành bảng mạch. - Nguồn điện xoay chiều 220 V. III. Tổ chức hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Sử dụng vạn năng kế đo điện trở. * Bước 1: - GV chia lớp thành các nhóm thực hành. - Mỗi nhóm nhận thiết bị và dụng cụ thực hành. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Tìm hiểu cách sử dụng vạn năng kế và bảng đo điện trở và 2 que đo. + Quan sát và mô tả cấu tạo của vạn năng kế. * Bước 2: + Hiệu chỉnh 0 của vạn năng kế. * Bước 3: Đo điện trở. - Chọn thang đo Rx1. Đọc giá trị của vạn năng kế và ghi vào bảng 6-1. - Lần lượt đo các điện trở từ R1 đến R10. Hoạt động 2: Sử dụng vạn năng kế để xác định bộ phận hư hỏng trong mạch điện. - GV hướng dẫn cho HS: + Cắt nguồn điện và sử dụng vạn năng kế để đo điện trở. Khoá chuyển mạch về vị trí Rx10k. a) Phát hiện đứt dây: + Gv hướng dẫn thực hành: Nối mạch như hình 6.3 + Đo điện trở lần lượt điện trở giữa hai vị trí 1 và 2, 2 và 3, 3 và 4. + Nếu ở vị trí nào mà đồng hồ cho giá trị vô cùng thì dây bị đứt. b) Phát hiện mạch điện bị ngắn mạch. - Dùng vạn năng kế đo thấy giá trị R = 0 thì đoạn mạch bị ngắn mạch. IV. Tổng kết, đánh giá kết quả: - HS tự đánh giá và đánh giá chéo theo các tiêu chí sau: + Công việc chuẩn bị. + Thực hiện thực hành theo đúng qui trình. + ý thức thực hiện an toàn lao động và bảo vệ, vệ sinh môi trường. + Kết quả sản phẩm thực hành. GV tổng kết và nhận xét giờ học thực hành. Tiết 17, 18, 19. Ngày soạn: 13/9/2008. chương II. máy biến áp Bài 7. một số vấn đề chung về máy biến áp I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được khái niệm chung về máy biến áp. - Nêu được công dụng, cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy biến áp. 2. Kĩ năng: - Phân biệt được các loại máy biến áp khi gặp. - Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu tài liệu . 3. Thái độ : - Có thái độ học tập nghiêm túc. - Tác phong công nghiệp, giữ vệ sinh môi trường và thực hành an toàn lao động. II. Phương tiện và phương pháp: Gv: Một số tranh ảnh, hình ảnh minh hoạ về máy biến áp. III.tổ chức hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Khái niệm chung về máy biến áp. - Hs đọc SGK phần I. GV thông báo: Máy biến áp trong thực tế rất đa dạng và phong phú. GV giới thiệu hình 7.1 - HS trả lời các câu hỏi trong SGK và câu hỏi của GV: + Máy biến áp có vai trò như thế nào trong hệ thống điện và trong các trường hợp khác? * GV kết luận: Máy biến áp không thể thiếu trong việc truyền tải điện năng và phân phối điện năng, trong việc hàn điện, điện tử, thiết bị điện.... - Máy biến áp là gì? Kí hiệu như thế nào? - Đầu vào và đầu ra của máy biến áp gọi là gì? nối vào đâu? được kí hiệu như thế nào? - Khi nào thì gọi: máy tăng áp giảm áp? -Trên nhãn mác máy biến áp có ghi các trị số định mức như thế nào? * GV thông báo: Các giá trị định mức: dung lượng hay công suất định mức, điện áp sơ cấp và thứ cấp định mức, dòng điện sơ cấp và thứ cấp định mức, tần số định mức. - Trong thực tế chia máy biến áp thành mấy loại? dựa vào đâu? * GV giới thiệu: các loại máy biến áp: điện lực, tự ngẫu, công suất nhỏ, chuyên dùng, đo lường, thí nghiệm. - Máy biến áp công suất nhỏ dùng trong gia đình: quấn dây tự ngẫu. HS xem SGk các loại máy biến áp hình 7.3. - HS đọc SGK. - HS ghi nhận. - Trả lời câu hỏi. - HS ghi nhận và ghi bài vào vở. - HS theo dõi SGK trả lời các câu hỏi. HS ghi nhận. - HS trả lời câu hỏi. - HS ghi nhận. Hoạt động2: Cấu tạo của máy biến áp. - GV trình bày các bộ phận chính của máy biến áp: + Lõi thép ( Bộ phận dẫn điện) +Bộ phận dẫn từ ( dây quấn sơ cấp và thứ cấp) + Vỏ máy GV giới thiệu một số loại lõi thép máy biến áp như SGK. HS theo dõi và ghi nhận. Hoạt động 3: Nguyên lí làm việc của máy biến áp. - HS đọc SGk phần III.1 + Khi nào thì xuất hiện từ trường biến đổi? + Suất điện động cảm ứng xuất hiện như thế nào? + Hiện tượng cảm ứng là gì? GV thông báo: Nguyên lí làm việc của máy biến áp dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. - Gv vẽ hình 7.5 lên bảng. - HS theo dõi SGk và trả lời câu hỏi: + N1, N2, U1, U2 là gì? + Tính tỉ số k? + Khi nào thì gọi là máy tăng áp, máy giảm áp? + Tính công suất máy biến áp nhận từ nguồn, cấp cho phụ tải? + Từ biểu thức tính công suất hãy đưa ra tỉ số k? Nhận xét tỉ số đó? * GV thông báo: máy biến áp chỉ vận hành với dòng điện xoay chiều. HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi. - - Nếu k > 1: máy biến áp giảm áp - Nếu k < 1: máy biến áp tăng áp. + Công suất máy biến áp nhận từ nguồn: S1 = U1.I1 + Công suất máy biến áp cung cấp cho phụ tải: S2 = U2.I2 Nhận xét: Nếu tăng điện áp k lần thì điện áp giảm k lần và ngược lại. Hoạt động 6. Củng cố bài và nhiệm vụ về nhà. - GV nhắc lại những kiến thức cơ bản. - Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Ôn tập chương I, và bài 7 để kiểm tra - HS ghi nhận. Tiết 20 Ngày soạn: 13/9/2008 Kiểm tra 1 tiết. I. Mục tiêu: - Củng cố , khắc sâu kiến thức ở chương I. - Rèn luyện đức tính trung thực, cần cù, cẩn thận, chính xác, khoa học, phát huy khả năng làm việc độc lập ở HS. II. Phương tiện và phương pháp: GV: Đề kiểm tra theo mẫu. HS: kiến thức chương I. III. Tổ chức hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: ổn định lớp GV kiểm tra sĩ số HS và nêu yêu cầu về kỉ luật đối với giờ kiểm tra. Hoạt động 2: làm bài. GV ghi đề bài lên bảng. Quản lý HS làm bài, đảm bảo tính công bằng, trung thực trong làm bài. Làm bài. Hoạt động 3: Tổng kết GV thu bài và nhận xét về kỉ luật giờ học. HS nộp bài. A. Đề ra: Câu 1: Nêu một số nguyên nhân gây tai nạn điện? Câu 2:Nêu công dụng của đồng hồ đo điện trong nghề điện dân dụng. Câu 3: Cho công thức sau. Hãy giải thích các phần tử trong công thức đó: B. Đáp án: Câu 1: Nêu được 5 nguyên nhân cơ bản. Câu 2: Nêu được 3 công dụng của đồng hồ đo điện Câu 3: N1, N2 là số vòng dây quấn sơ cấp và thứ cấp U1, U2 là trị số hiệu dụng của điện áp sơ cấp và thứ cấp E1, E2 là suất điện động cảm ứng trong cuộn sơ cấp và thứ cấp C. Thang điểm: ( 10 điểm) 3 câu x 3 điểm/câu = 9 điểm 1 điểm trình bày sạch sẽ, khoa học. Tiết 21,22,23,24 Ngày soạn: 20/9/2008 Bài 8: Tính toán, thiết kế máy biến áp một pha I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - hiểu được quy trình chung để tính toán, thiết kế máy biến áp một pha công suất nhỏ. - hiểu được yêu cầu, cách tính từng bước khi thiết kế máy biến áp một pha công suất nhỏ. 2.Kỹ năng: Giải một số bài toán trong tính toán, thiết kế máy biến áp. 3. Thái độ : - Có thái độ học tập nghiêm túc. - Tác phong công nghiệp, giữ vệ sinh môi trường và thực hành an toàn lao động. II. Phương tiện và phương pháp: Hình vẽ mạch từ ghép bằng lá thép chữ E và chữ I. III. Tổ chức hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: HĐ của HS 1.Xác định công suất máy biến áp : - nhắc lại : S1 = U1.I1 S2 = U2.I2 - trả lời: hiệu suất cao: S1~ S2 => Sđm= U2.I2 2.Tính toán mạch từ: a) Chọn mạch từ: - ghi nhận tên các thông số theo hình vẽ: a: chiều rộng trụ quấn dây b: chiều dày lõi thép c: chiều rộng cưa sổ h: chiều cao cửa sổ a/2: độ rộng lá thép chữ I b) Tính diện tích trụ quấn dây của lõi thép: - nêu: Shi = a.b - nắm công thức: Shi = 1,2 . phân tích được: giữa các lá thép có độ vênh và có lớp sơn cách điện nên thực tế: St > Shi nắm công thức: St = Shi/kl trong đó kl là hệ số lấp đầy - tham khảo bảng 8.1 và 8.2. Trợ giúp của GV - công suất MBA cấp cho tải và công suất MBA lấy từ nguồn? - so sánh S1 và S2 khi hiệu suất cao? -từ hình vẽ y/c HS nêu công thức tính Shi. - đưa ra công thức liên hệ giữa Shi và Sđm. - thực tế còn diện tích hao hụt nào nữa ko? nêu công thức tính St. - y/c HS tham khảo bảng 8.1 và 8.2. Hoạt động 2: Tính toán dây quấn HĐ của HS 3. Tính số vòng dây của cuộn dây: - hiểu : n là số vòng /vôn. - tính : N1 = n.U1. N2 = n.U2. nêu công thức : N2 = (U2+ 10% U2) .n 4. Tính tiết diện hoặc đường kính dây quấn : a) Tiết diện dây quấn : - nắm đại lượng mật độ dòng điện : J = I/Sdd. => Sdd = I/J. b) Tính đường kính dây quấn: - nêu công thức tính - tham khảo bảng 8.3, 8.4 và 8.5. Trợ giúp của GV nêu đại lượng n. y/c HS tính N1 và N2. giải thích sự sụt áp khi có tải: 10% U2. Y/c HS nêu công thức tính N2. nêu đại lượng mật độ dòng điện J. y/c HS nêu công thức tinh đường kính dây quấn. - y/c HS tham khảo bảng 8.3, 8.4 và 8.5. Hoạt động 3: Tính diện tích của cửa sổ lõi thép và sắp xếp dây quấn HĐ của HS 5. Tính diện tích cửa sổ: - nêu: Scs= h.c - nắm: thường thì h= 3.c Cách 1: tính: Ssc= N1.Sdq1 Stc= N2.Sdq2 Scs= Ssc+ Stc hiểu: do có phần cách điện và khoảng hở nên có hệ số lấp đầy Kl. viết công thức: Scs= (Ssc+ Stc)/Kl. (*) hiểu: Ssc trong công thức (*) là giá trị nhỏ nhất phảI đạt được. => Scs>= (Ssc+ Stc)/Kl. Cách 2: -nắm đại lượng n1 và n2 là mật độ vòng dây - tính: Ssc=N1/n1 ; Stc= N2/n2 => Scs≥ N1/n1 + N2/n2 6. Sắp xếp dây quấn trong cửa sổ: - nắm phương pháp quấn dây - nêu CT tính số vòng trong 1 lớp và số lớp. Trợ giúp của GV từ hình vẽ y/c HS nêu công thức tính. nêu đại luợng: Sdq1 và Sdq2. y/c HS tính Ssc và Stc rồi tính Scs. giải thích về hệ số lấp đầy Kl . giải thích: Scs trong công thức (*) là giá trị tối thiểu cần đạt. nêu đai lượng n1 và n2 y/c HS tính Scs. nêu phương pháp quấn dây :quấn theo lớp. y/c HS tính số vòng trong 1 lớp và số lớp. Hoạt động 4 : Củng cố nhắc lại các bước tính toán, thiết kế máy biến áp. làm bài tập. Tiết 25,26,27,28 Ngày 27/9/2008 Bài 9: Thực hành: tính toán, thiết kế máy biến áp một pha công suất nhỏ I.Mục tiêu 1.kiến thức: - tìm hiểu cấu tạo MBA - tính toán, thiết kế MBA 1 pha công suất nhỏ 2.kỹ năng: - thực hành tính toán thiết kế máy biến áp. 3.Thái độ : - Có thái độ học tập nghiêm túc - Tác phong công nghiệp, giữ vệ sinh môi trường và thực hành an toàn lao động II. Phương tiện và phương pháp: -MBA 1 pha công suất nhỏ ( đã tháo vỏ) - thước kẻ, thước cặp( hoặc panme) III. Tổ chức hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo MBA HĐ của HS nhận dụng cụ thực hành theo nhóm nhận nhiệm vụ: + quan sát, mô tả cấu tạo MBA + đo kích thước lõi thép + đo đường kính đây quấn sơ cấp và thứ cấp + đo kích thước cửa sổ lõi thép - tiến hành tìm hiểu, đo và ghi kết quả Trợ giúp của GV chia nhóm HS, giao dụng cụ thực hành giao nhiệm vụ cho HS Hoạt động 2: Tính toán, thiết kế MBA 1 pha công suất nhỏ HĐ của HS - Nhắc lại các bước tiến hành tính toán,thiết kế MBA: + xác định công suất MBA + tính toán mạch từ + tính số vòng đây của các cuộn đây + tính tiết diện đây quấn + tính diện tích cửa sổ lõi thép - nhận đề bài và tính toán, thiết kế theo các bước vưa nêu Trợ giúp của GV yêu cầu HS nhắc lại các bước tiến hành tính toán, thiết kế MBA giao đề bài cho HS: Tính toán, thiết kế MBA có các thông số: + điện áp sơ cấp: 220 V- 50Hz + điện áp thứ cấp: 24 V +công súât: 30 VA Hoạt động 3: đánh giá, tổng kết GV đánh giá HS theo các tiêu chí: + công việc chuẩn bị + kỹ năng, thái độ thực hành + kết quả thực hành Tiết 29, 30 Ngày 5/10/2008 Bài 10: vật liệu chế tạo Máy biến áp I. Mục tiêu 1.kiến thức: -biết một số loại vật liệu thông dụng để chế tao MBA -biết công dụng và phạm vi sử dụng các loại vật liệu đó 2.kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu tài liệu . 3.Thái độ : - Có thái độ học tập nghiêm túc - Tác phong công nghiệp, giữ vệ sinh môi trường và thực hành an toàn lao động II. Phương tiện và phương pháp: Máy 1 pha công suất nhỏ III. Tổ chức hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Tìm hiểu vật liệu dùng làm mạch từ HĐ của HS nhắc lại cấu tạo của MBA: + mạch từ + dây quấn + vỏ chia vật liệu trong MBA ra làm 3 loại chính: + vật liệu dùng làm mạch từ + vật liệu dùng cho các dây quấn + vật liệu cách điện nhắc lai: mạch từ được ghép từ các lá thép kĩ thuật, độ giòn cuủa các lá thép phụ thuộc vào thành phần Si: Si càng nhiều càng dễ gãy. ghi nhận: thành phần Si càng nhiều thì tổn thất MBA càng ít. Để giảm tổn thất, các lá thép được ghép với nhau bằng các lớp giấy rất mỏng dán trên bề mặt lá tôn hoặc bằng 1 lớp sơn cách điện. Phân tích về yêu cầu của các lá thép: phẳng, không sần sùi để tránh ngắn mạch hoặc tăng khe hở tham khảo bảng 10-1. Trợ giúp của GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo MBA từ cấu tạo yêu cầu HS phân loại vật liệu cần thiết để làm MBA yêu cầu HS nhắc lại về cấu tạo mạch từ,sự phụ thuộc của độ giòn các lá thép vào Si? giới thiệu về sự tổn thất của Mba. Chỉ lớp cách điện giữa các lá thép trong MBA. nêu yêu cầu của các lá thép: mặt cắt phẳng, không sần sùi. -yêu HS tham khảo bảng10-1. Hoạt động 2: Tìm hiểu dây
File đính kèm:
- Ga nghe dien tron bo.doc