Bài giảng Bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 28: HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN Nhiệm vụ của hệ thống & đặc điểm của sự hình thành hòa khí ở động cơ Điêzen. 1) Nhiệm vụ Cung cấp nhiên liệu & không khí sạch vào xilanh đúng thời điểm & phù hợp với từng chế độ làm việc của ĐC 2) Đặc điểm hình thành hòa khí ở ĐC điêzen - Nhiên liệu được phun vào xilanh ở cuối kì nén với áp suất cao - Thời gian hình thành hòa khí ngắn hơn so với ĐC xăng. - Tỉ lệ giữa lượng nhiên liệu & không khí phụ thuộc vào từng chế độ làm việc của ĐC & việc điều chỉnh này do bơm cao áp đảm nhận. Ngắn Lâu Thời gian hoà trộn nhiên liệu Cuối kì nén Trước kì nạp Thời điểm nhiên liệu được phun Trong xilanh Ngoài xilanh Vị trí hình thành hoà khí Động cơ điezen Động cơ xăng Đặc điểm hoà khí II- Cấu tạo và nguyên lí làm việc 1. Cấu tạo - Sơ đồ khối: Thùng nhiên liệu Bầu lọc thô Bơm chuyển Nhiên liệu Bầu Lọc tinh Bơm cao áp Vòi phun Bầu Lọc khí Xi lanh Thùng nhiên liệu à chứa nhiên liệu Bầu lọc thô à lọc sạch cặn bẩn kích thước lớn lẫn trong NL Bơm chuyển nhiên liệu àhút NL từ thùng nhiên liệu đưa tới bơm cao áp Bầu lọc tinh à lọc sạch cặn bẩn kích thước nhỏ lẫn trong NL Bơm cao áp: Tạo áp suất cao cho nhiên liệu & điều chỉnh lượng nhiên liệu cấp cho xylanh ĐC Vòi phun à phun nhiên liệu vào xylanh 2) Nguyên lý làm việc Khi động cơ làm việc + Ở kì nạp: Không khí được hút qua bầu lọc khí , đường ống nạp vào cửa nạp đi vào xilanh Nhờ bơm chuyển nhiên liệu, nhiên liệu được hút từ thùng nhiên liệu, được lọc ở bầu lọc thô và tinh rồi đưa tới khoang chứa của bơm cao áp. + Cuối kì nén: Bơm cao áp bơm một lượng nhiên liệu nhất định với áp suất cao vào vòi phun để phun vào xilanh động cơ.Nhiên liệu hoà trộn với khí nén tạo thành hoà khí rồi tự bốc cháy Bài 26: HỆ THỐNG LÀM MÁT I. NHIỆM VỤ VÀ PHÂN LOẠI: 1. Nhiệm vụ: Khi động cơ làm việc, tại sao động cơ lại nóng lên ? Do píttông chuyển động trong thành xi lanh và nguồn nhiệt do khí cháy sinh ra. Việc nóng lên của động cơ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình làm việc ? + Giảm sức bền các chi tiết. + Hiện tượng píttông bó kẹt trong xilanh. + Dễ gây kích nổ trong động cơ xăng. Nhiệm vụ: Giữ cho nhiệt độ của các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép. 2. Phân loại : Theo chất làm mát Hệ thống làm mát bằng không khí. Hệ thống làm mát bằng nước. II. HỆ THỐNG LÀM MÁT BẰNG NƯỚC. 1. Cấu tạo: 1 - Thân máy 2 - Nắp máy 3 - Đường nước nóng 4 - Van hằng nhiệt 5 - Két nước 6 - Dàn ống 7- Quạt gió 8- Ống nước nối tắt 9- Puli và đai truyền 10- Bơm 11- Két làm mát dầu 12- Ống phân phối nước lạnh 3. Nguyên lí làm việc: sgk III. HỆ THỐNG LÀM MÁT BẰNG KHÔNG KHÍ. 1. Cấu tạo: 1. Quạt gió 2. Cánh tản nhiệt 3. Tấm hướng gió 4. Vỏ bọc. 5. Cửa thoát gió 2. Nguyên lí làm việc: - Khi động cơ làm việc, nhiệt từ các chi tiết bao quanh buồng cháy được truyền tới các cách tản nhiệt rồi tản ra không khí. Nhờ các cách tản nhiệt có diện tích tiếp xúc với không khí lớn nên tốc độ làm mát được tăng cao. - Hệ thống có sử dụng quạt gió không chỉ tăng tốc độ làm mát mà còn đảm bảo làm mát đồng đều hơn.
File đính kèm:
- bai 26, 28 cong nghe 11.doc