Bài giảng Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả

doc2 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 2429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công nghệ
Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả:
Xây dựng vườn ươm cây ăn quả:
Chọn địa điểm:
Gần nơi trồng, gần nơi tiêu thụ
Gần nguồn nước
Đất dễ thoát nước, bằng phẳng, đất màu mỡ, tầng canh tác dày ( 30-40cm), thành phần cơ giới trung bình, ít chua(5-6,5)
Thiết kế vườn ươm:
Khu cây giống:
Là khu đất trồng cây mẹ để lấy hạt, lấy cành chiết, cành giâm
Khu nhân giống: Gồm có:
Khu gieo hạt đem trồng, làm gốc ghép
Khu ra ngôi cành chiết, khu ra ngôi cành giâm
Khu luân canh:
Trồng cây rau đậu dùng để đổi chỗ cho 2 khu đất trên
Các phương pháp nhân giông cây ăn quả:
Phương pháp nhân giống hữu tính: là phương pháp tạo cây con bằng hạt
Khi nhân giống cần chú ý:
+ Nắm được đặc tính của hạt
+ Khi gieo hạt phải chú ý tưới nước và chăm sóc thường xuyên
Phương pháp nhân giống vô tính:
Chiết cành:
Làm cho cành ra rễ trân thân cây mẹ
Tiêu chuẩn cành chiết: chọn cành khỏe, có độ tuổi từ 1 →2 năm, ở giữa tầng tán vươn ra ánh sáng, không bị sâu bệnh, có đường kính 1,5 cm
Giâm cành:
Cắt 1 đoạn cành có chứa mắt nảy mầm cắm xuống đất sau 1 thời gian tạo thành cây mới
Tiêu chuẩn: Chọn cành có độ tuổi từ 1 à 2 năm, ở giữa tầng tán vươn ra ánh sáng, chưa ra hoa quả, không bị sâu bệnh
Ghép:
Là pp gắn 1 đoạn cành hay mắt ghép lên gốc ghép của cây cùng họ
Có 2 phương pháp cơ bản là ghép cành và ghép mắt
Ghép cành gồm có ghép áp, ghép nâm , ghép chẻ bean
Ghép mắt gồm có ghép cửa sổ, ghép chữ T
Bài 10: Kĩ thuật trồng cây xoài:
Giá trị dinh dưỡng của cây xoài:
Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như đường (11-12%), chất khoáng ( K,Ca,P,S,), vitamin A,B2,C và axit hữu cơ (9,2%)
Quả xoài được sử dụng bằng quả tươi hoặc nước giải khát, hoa xoài làm thuốc
Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh:
1) Đặc điểm thực vật:
Rễ ăn sâu: Chịu hạn tốt, rễ phụ ăn nông (0-50cm)
Hoa: Có 2 loại: Hoa đực và hoa lưỡng tính
Yêu cầu ngoại cảnh:
Nhiệt độ thích hợp: 24-26 “C
Lượng mưa: từ 1000-1200 mm/name
Ánh sáng: cần đủ ánh sáng
Đất: Thích hợp với đất phù sa ven sông. Độ pH từ 5,5-6,5
Kĩ thuật trồng và chăm sóc:
Một số giống xoài phổ biến:
Gồm có xoài cát, xoài tượng, xoài Thanh Ca, xoài bưởi, xoài thơm
Nhân giống cây
Gồm 2 pp: Ghép và gieo hạt
Trồng cây:
Mùa xuân (2-4): Phía Bắc
Mùa mưa (tháng 4-5): Miền Nam
Khoảng cách:
10m x 10m, 12m x 12m, 14m x 14m
Đào hố, bán phân lót:
Đào hố: Kích thước: rộng 80-90cm, sâu 50-60cm
Bón phân lót: Bón phân hữu cơ: 20-30kg/hố
 Bón phân lân: 1kg/ hố
Chăm sóc:
Làm cỏ, vun xới:
Bón phân thúc:
Lượng phân bón mỗi name bón từ 0.3-0,5/gốc đối phân hóa học (N,P,K)
Bón vào thời kì trước lúc cây ra hoa và sau khi thu hoạch
Tưới nước:
Tưới nước thường xuên nhất là thời cây còn nhỏ và thời kì ra hoa đậu quả
Tạo hình sửa cành:
Mục đích: tạo bộ khung khỏe, cành phân bố đều, làm cho cây thoáng
Yêu cầu kĩ thuật: Cắt tỉa những cành nhỏ, cành bị sâu bệnh, cành vượt
Phòng trừ sâu bệnh:
Phòng trừ các loại sâu như ray, rệp, sâu đục qủa, Bệnh thán thư, khô đọt, phấn trắng
Thu hoạch, bảo quản:
Thu hoạch: Khi quả xoài có màu vàng 
Bảo quản: Để nơi khô ráo, nơi có nhiệt độ thấp

File đính kèm:

  • docDe cuong an cuc.doc