Bài giảng Bài 37: Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện

doc2 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 37: Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 37 Động cơ đốt trong dùng coh máy phát điện
Máy phát điện kéo bằng động cơ đốt trong thường được sử dụng ở những cơ sở sản xuất không có điện lưới quốc gia hoặc làm nguồn dự phòng khi mất điện lưới.
Hình 37.1 SGK là cụm động cơ – máy phát, gồm có động cơ đốt trong 1 nối trực tiếp với máy phát 3 qua một khớp nối 2.
Cách truyền thằng momen từ động cơ đốt trong cho máy phát điện như sơ đồ 37.1 SGK là phương án đơn giản nhát, chất lượng dòng điện cao, nhưng phải chế tạo động cơ có tốc độ quay bằng tốc độ máy phát.
Trong trường hợp không đòi hỏi dòng địen có chất lượng cao, có thể nối gián tiếp động cơ đốt trong với máy phát qua bộ truyền đai hoặc hộp số.
Đặc điểm của động cơ đốt trong kéo máy phát điện:
Chất lượng dòng điện thể hiện ở sự ổn định tần số của nó trong suốt thời gian sử dụng. Để tần số dòng điện ổn định thì tốc độ quay của động cơ và phát máy phải ổn định. Động cơ đốt trong kéo máy phát điện thường:
Là động cơ xăng và động cơ điêzen có công suất phù hợp với công suất của máy phát.
Cố tốc độ quay phù hợp với tốc độ quay của máy phát.
Có bộ điều tốc để giữ ổn định tốc độ quay của động cơ.
Đặc điểm của hệ thống truyền lực
Hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện có đặc điểm:
Không có đảo chiều quay của hệ thống.
Không có bộ phận điều khiển hệ thống truyền trực
Trong hệ thống truyển lực của máy phát điện thường không bố trí li hợp.
Do những đặc điểm trên, hệ thống truyền lực của máy phát điện kéo bằng động cơ đốt trong rất đơn giản, để truyền được momen chỉ cần nối trực tiếp hai đầu trục của máy phát 3 và động cơ 1 thông qua một khớp nối mềm 2 (trong điều kiện tốc độ quay của động cơ bằng tốc độ quay của máy phát).
Việc nối trực tiếp động cơ với máy phát đơn giản, nhưng đòi hỏi chất lượng cao.Chất lượng đó thể hiện ở sự đồng tâm giữa đường tâm trục khuỷu động cơ và đường tâm trục máy phát. Có như vậy mới đảm bảo an toàn và tuồi thọ coh động cơ cũng như máy phát, đặc biệt là đối với cụm máy phát trung và cao tốc.
Trong thực tế khi nối hai bộ phận quay nói chung cũng như động cơ máy phát nói riêng, không thể đáp ứng tuyệt đối độ đồng trục của chúng được. Thông thường, khi lắp hai trục có thể chéo nhau hoặc song song với nhau, chứ không trùng nhau, khi làm việc sẽ tạo ra ngoại lực gây hư hỏng các gối đỡ của máy. Giải pháp cho vấn đề này là sử dụng khớp nối mềm, cho phép khử được những sai số đó trong một phạm vi nhất định.
Loại khớp nối này gồm hai nửa lắp chặt trên hai đầu trục của động cơ và máy phát, nối với nhau qua chi tiết trung gian làm từ vật liệu đàn hồi như cao su hoặc các loại chất dẻo khác có tính chất cơ lí cao.
Trong các trường hợp đặc biệt có thể sử dụng loại khớp nối thuỷ lực chất lượng cao, quá trình truyền momen êm dịu, tránh được hiện tượng phá huỷ máy khi quả tải.
Trong tình huống buộc phỉa thay động cơ 1 bằng một động cơ mới, để máy phát điện làm việc bình thường cần phỉa đảm bảo các yêu cầu sau:
Động cơ thay thế phải có công suất phù hợp với công suất của máy phát điện.
Động cơ có tốc độ quay bằng tốc độ quay của máy phát. Nếu như tốc độ quay của chúng khác nhau thì phải bố trí hộp tốc độ (tăng hoặc giảm tốc), để phù hợp với tốc độ quay của máy phát.
Động cơ được chọn nhất thiết phải có bộ điều tốc.

File đính kèm:

  • docBai 37 Dong co dot trong dung cho may phat dien.doc
Đề thi liên quan