Bài giảng Bài tập sinh học
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài tập sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Tiết dạy: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU a/ Kiến thức Hoàn thành các bài tập trắc nghiệm và tự luận ôn tập các kiến thức các em đã học từ đầu năm đến nay b/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào bài làm, kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm c/ Thái độ: thái độ nghiêm túc trong học tập. 2. CHUẨN BỊ : a/ Giáo viên : Chuẩn bị các câu hỏi, bài tập. b/ Học sinh : Các câu hỏi và bài tập trong SGK và SBT 3. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm, vấn đáp 4. TIẾN TRÌNH a/ Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh b/ Kiểm tra bài cũ:không có c/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Gv treo bảng câu trắc nghiệm yêu cầu hs thảo luận và trả lời: Hs thảo luận Gv gọi các thành viên bất kỳ của nhóm lên trả lời: 1. Điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật với các sinh vật khác là : a. Thực vật rất đa dạng, phong phú. b. Thực vật có khả năng vận động, lớn lên và sinh sản. c. Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ, phần lớn không di chuyển, phản ứng chậm với kích thích môi trường. 2. Sự thoát hơi nước của lá có ý nghĩa là ? a. Làm lá mát và giúp cho việc vận chuyển nước lên lá. b. Giúp cho cây sinh ra diệp lục và việc vận chuyển nước lên lá. c. Giúp cho cây hấp thu khí CO2 d. Làm mát lá và giúp cho cây sinh ra diệp lục. 3. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào gồm toàn cây có rễ cọc. a. Cây xoài, cây ớt, cây đậu, cây hoa hồng. b. Cây dừa, cây hành, cây thông, cây táo c. Cây b ưởi, cây cà chua, cây hành, cây bắp. 4. Nguyên liệu lá cây sử dụng để chế tạo tinh bột là : a. Khí oxi và nước b. Khí cacbonic và muối khoáng c. Nước và khí cacbonic d. Khí oxi và cacbonic 5. Lá biến thành gai có ở cây : a. Bèo đất b. Xương rồng c. Đậu Hà Lan d. Khoai lang 6. Cây có thân dài ra nhanh nhất trong các cây dưới đây là cây : a. Cây dừa. b. Cây cau. c. Cây mướp. d.Cây vú sữa. 7.Miền hút là miền quan trọng nhất của cây vì : a. Gồm có 2 phần : vỏ và trụ giữa. b. Có mạch gỗ, mạch rây vận chuyển các chất. c. Có các lông hút thực hiện chức năng hút nước và muối khoáng nuôi cây. 8. Dựa vào các từ: ánh sáng, mạch gỗ, lục lạp, mạch rây.Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau đây (1 đ ) Các tế bào thịt lá chứa nhiều …(1)… gồm nhiều lớp có những đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận …(2)…, chứa và trao đổi để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm …(3)… và …(4)… có chức năng vận chuyển các chất đi nuôi cây. Câu 9: Vỏ của thân non cấu tạo gồm Thịt vỏ, ruột Biểu bì, thịt vỏ, mạch rây Biểu bì, thịt vỏ Câu 10: Mô là gì ? Là nhóm tế bào cùng thực hiện một chức năng. Là nhóm tế bào thực hiện những chức năng khác nhau. Là nhóm tế bào có cấu tạo khác nhau cùng thực hiện một chức năng. Là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng Câu 11: cơ thể thực vật có hai loại cơ quan chính là cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản cơ quan sinh dưỡng và rễ thân lá cơ quan sinh sản và hoa quả hạt cơ quan rễ và cơ quan thân GV yêu cầu hs trả lời các câu hỏi? 12. Trình bày khái niệm quang hợp của cây? Viết sơ đồ quang hợp? 13. Trình bày các loại rễ biến dạng? Mỗi loại rễ biến dạng lấy 2 ví dụ? 1.c 2.a 3.a 4. c 5.b 6. c 7.c 8. 1. lục lạp, 2. ánh sáng, 3.mạch rây, 4. mạch gỗ 9.c 10.d 11. a 12. Quang hợp là quá trình cây sử dụng nước, muối khoáng, khí cácboníc, dưới ánh sáng mặt trời và hạt diệp lục tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi. 13. rễ củ: phình to chứa chất dự trữ Rễ móc: mọc ra từ mấu thân giúp cây leo lên cao. Vd: tiêu, trầu Rễ giác mút: hút nhựa của cây khác để sống. Vd: tầm gởi, tơ hồng Rể thở: rễ phụ ngoi lên khỏi mặt đất lấy ôxi cho các rễ ở dưới đất. Vd: mắm, bần. 4. Củng cố và luyện tập GV yêu cầu hs nhắc lại nội dung trả lời của các câu trắc nghiệm. 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà Bài cũ: ôn lại kiến thức đã học Bài mới: chuẩn bị một số câu hỏi như sau: Có mấy loại rễ chính ? Nêu đặc điểm nhận biết ? Nêu đặc điểm và chức năng của các loại rễ biến dạng ? Trình bày đặc điểm cấu tạo của thân non ? V. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- T30_BT.doc