Bài giảng Bánh trôi nước

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2204 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bánh trôi nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án thao giảng

Họ và tên: Tô Thị Hiền
Đơn vị: Tổ Khoa học Xã Hội
Ngày soạn: 5/10/2009
Ngày giảng: 7/10/2009

Ngữ Văn : Tiết 25 : Bánh trôi nước 
 (Hồ Xuân Hương)
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp học sinh: Thấy được vẻ đẹp hình hài, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ và thái độ vừa trân trọng vừa cảm thương sâu sắc của tác giả đối với người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ, giọng điệu hóm hỉnh mà sâu sắc thấm thía của Nữ sĩ Xuân Hương
2. Rèn kĩ năng PT tâm trạng nhân vật trữ tình, củng cố thêm về thơ Thất ngôn tứ tuyệt
3. GD HS tấm lòng đồng cảm với số phận người phụ nữ trong XHPK- Hiểu các nguyên nhân tác động đến cuộc sống của họ.
B. Phương tiện:
1. GV : Tập thơ Hồ Xuân Hương, cuốn Chuyên luận về thơ HXH- nhiều t/g.
2. HS: Sưu tầm thơ HXH, soạn bài theo gợi dẫn SGK
C. Tổ chức các hoạt động

Hoạt động của thầy và trò
 
Hoạt động 1: Khởi động
+ KTBC :
? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Côn Sơn ca ? PT tâm trạng NT qua chữ nhàn ?
? Nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ có gì đặc sắc ?
+ Dẫn vào bài : Bộ phận văn học Trung đại VN thế kỉ 17-18 có một nhà thơ nữ tài hoa, độc đáo đó là HXH. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm.
-GV cho HS xem chân dung, các tập thơ của bà.
Hoạt động 2 :
?Giới thiệu vài nét về HXH ?
GV : Bà chưa rõ lai lịch, hành trạng. Theo các nguồn tài liệu còn sót lại bà là con Hồ Phi Diễn, có thuyết nói là con Hồ Sĩ Danh quê ở Q.Đôi- QL- NA. Mẹ HXH làm thiếp, khi chồng mất, bà đưa HXH ra ở Thăng long nuôi và dạy cho ăn học. Về sau, HXH ở ngôi nhà riêng bên Hồ Tây đặt tên là Cổ Nguyệt Đường. Đương thời HXH có mối quan hệ với nhiều danh sĩ trong đó có Nguyễn Du. Bà là t/g lớn viết cả thơ chữ Hán lẫn chữ Nôm, nhưng độc đáo và nổi tiếng trước hết là những bài thơ Nôm truyền tụng.



GV : Đời riêng của bà gặp nhiều bất hạnh : muộn chồng, làm lẽ, góa bụa.

- Thơ Nôm của bà có đặc điểm :
+ Than thở về thân phận người phụ nữ bị ràng buộc trong XHPK
+ Phản kháng lễ giáo PK khắt khe, nhất là phê phán nam quyền
+ Ngôn ngữ giản dị, tứ thơ tế nhị, sâu sắc, vần thơ hiểm hóc.

? Em hiểu gì về đề tài bài thơ ?


GV : Lối thơ này xuất hiện vào thời Lục Triều( TK III- V) ở Trung Quốc và thịnh hành ở nc ta vào TK XV với thơ Nôm của Ng. Trãi. Các vật đc vịnh( nguồn cảm hứng để làm thơ) gồm đồ vật, động vật, thực vật...với 2 đặc điểm trên.
? Đề tài bắt nguồn từ đâu ?
HS : Phong tục làm bánh trôi nc ở VN.

- GV h/d : Giọng vừa dịu vừa mạnh, vừa ngậm ngùi vừa dứt khoát lại thoáng ngầm kiêu hãnh, tự hào.


GV h/d HS giải thích theo SGK.

? Xác định thể loại bài thơ ?
HS nhận diện PT số câu, tiếng, vần, nhịp.
Hoạt động 3 :
? Bài thơ có mấy lớp nghĩa ?
HS : 2 lớp :- Nghĩa thực : Tả quá trình làm bánh trôi.
- Nghĩa ẩn dụ : Thân phận người phụ nữ.
? Vậy bài thơ đã kể tả quá trình làm ra cái bánh trôi nc ntn ?
HS dựa vào bài thơ phát hiện và trả lời :



GV : Quả thật bài thơ kể tả bánh trôi nc và cách làm loại bánh này thật gọn gàng mà khá tỉ mỉ, thêm nữa lại rất sinh động vì viên bánh trôi đc tả theo lối ẩn dụ, nhân hóa cao độ.
? Việc kể tả như trên có nhằm mục đích hướng dẫn cách làm bánh trôi ko ?
HS : Ko, vì nó chưa đầy đủ, chưa cụ thể mà chủ ý của người viết còn muốn nói lên điều gì qua h/a cái bánh trôi ấy.
? Vậy điều mà nhà thơ muốn nói đến là gì ? Căn cứ vào đâu để người đọc phát hiện ý nghĩa sâu kín này của bài thơ mà hoàn toàn ko phải là suy luận gò ép, khiên cưỡng ?
HS : Mô tuýp thân em thường gặp trong các bài ca dao than thân-> chuyển hướng tự nhiên sang kể tả về em- c/đ số phận người phụ nữ trong c/đ, số phận của một nàng Xuân Hương
? Vậy câu 1 nói gì về thân em ?



? Giọng điệu câu thơ ntn ? Căn cứ vào đâu ta có thể phát hiện ra giọng điệu ấy ?
? Trong XH PK mà người phụ nữ tự giới thiệu nhan sắc của mình như vậy gợi cho em suy nghĩ gì ?
GV : Người phụ nữ tự giới thiệu nhan sắc của mình trước bàn dân thiên hạ một cách mạnh bạo, tự tin. Đây là điều hiếm gặp trong XHPK.



? Câu thơ thứ 2 người phụ nữ nói gì ?

? NT dùng từ ngữ để biểu thị cảm xúc đặc sắc ở chỗ nào ? Chú ý dùng thành ngữ, từ nước non ?
HS : Đảo thành ngữ ba chìm bảy nổi
nhằm nhấn mạnh t/c của sự vật.

? Từ ý nghĩa này HXH muốn khẳng định điều gì ?
GV : Câu thơ, ý thơ vượt xa việc làm bánh nhỏ nhặt hằng ngày để vươn tới tầm xa rộng, khẩu khí nam nhi mạnh mẽ hiếm gặp ở nữ giới no lại thường gặp ở kì nữ HXH.
? Chú ý từ trắng, tròn và nổi, chìm 
để phát hiện ra BPNT và giá trị biểu cảm của nó ?
? Giọng điệu chung của câu thơ ?


GV : Như có lần HXH đã viết Trơ cái hồng nhan với nc non

? Nghĩa thực của câu thơ thứ 3 là gì ?
HS : Chất lượng bánh phụ thuộc vào người làm bánh
- C/đ người phụ nữ phụ thuộc vào người khác.
GV Thân gái tài hoa xinh đẹp đâu chỉ khiến cho trời đất ghen ghét mà còn là miếng mồi ngon cho bao kẻ đàn ông tranh giành. C/đ ko mấy may mắn long đong trong mấy lần hôn nhân của HXH đã minh chứng đau xót và ai oán cho câu thơ này...và còn biế bao số phận người đàn bà khác như thế nữa.
- GV cho HS đọc ca dao, thơ HXH minh họa cho ý này
? Giọng điệu câu thơ ntn ?



- GV cho HS đọc câu 4 với giọng điệu rắn rỏi, mạnh mẽ, tự tin, tự hào.
? Trong câu thơ chữ nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?
HS : - Tả bánh : Tấm lòng son : Nhân bánh làm bằng đường phèn-> hương vị đậm đà, dân dã
- Tượng trưng cho tấm lòng người phụ nữ.
? Tấm lòng son là tấm lòng ntn ?

GV : Tấm lòng người phụ nữ là hệ số bất biến trong mọi h/c. Sóng gió c/đ có phủ phàng, vùi dập thân phận bảy nổi ba chìm thì cũng ko tàn phá đc vẻ đẹp tâm hồn, tấm lòng kiên trinh, son sắt của họ. P/c ấy lại càng đáng quí, đáng trân trọng hơn khi đặt trong h/c bất hạnh, thê thảm của c/đ nam quyền nam tôn nữ ti PK á đông cổ hủ
? Em có nhận xét gì về kết cấu Mặc dầu..mà vẫn trong 2 câu cuối ?
GV : Đây vốn là lời biện luận,lời nói thường hay dùng trong văn xuôi, văn nghị luận đc t/g mạnh dạn đưa vào thơ TNTT tạo đc giọng điệu mới mẻ, phù hợp với khẩu khí và tâm trạng của HXH.





? Bài thơ giúp em hiểu gì về h/a người phụ nữ trong c/đ PK ?



? Nét đăc sắc NT của bài thơ ?



Hoạt động 5 : Luyên tập
- Đọc diển cảm bài thơ.
- Phát biểu suy nghĩ về h/a người phụ nữ
Hoạt động 6 : H/d HS học bài :
Học thuộc lòng bài thơ, làm BT, chuẩn bị bài mới.




Nội dung bài học
 













I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Chưa rõ lai lịch, quê ở Nghệ An














- Là người phụ nữ thông minh, học giỏi, giao thiệp văn chương rộng rãi nhưng tình duyên lận đận


- Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm







+ Tác phẩm: 
- Đề tài vịnh vật (miêu tả cho giống đặc điểm của sự vật, thông qua đó gửi gắm tư tưởng, t/c)
 









2. Đọc và tìm hiểu chú thích
+ Đọc:




+ Từ khó:
3. Thể loại:
 Tứ tuyệt Đường luật


II. Phân tích:




1. Hình ảnh cái bánh trôi nước:
- Hình dáng: Bánh trắng, tròn.
- Khi luộc nếu sống thì chìm, còn chín thì nổi.
- Việc làm bánh rắn, nát ntn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người làm bánh.
- Đã là bánh trôi thì phải có nhân bằng đường phên đỏ tươi.












2. Hình ảnh người phụ nữ:










+ Câu khai đề: Thân em vừa trắng lại vừa tròn:
- Giới thiệu nhan sắc trong trắng, tinh khiết của người con gái.
- Vừa…vừa-> giọng người phụ nữ tự tin, tự hào, mãn nguyện về vẻ đẹp hoàn hảo của mình.








+ Câu thừa đề: Bảy nổi ba chìm với nước non
- Người phụ nữ than thở cho số phận chìm nổi, long đong, bất hạnh của mình.
- Thành ngữ bảy nổi ba chìm-> trôi nổi, lênh đênh; đảo TN-> là sáng tạo của HXH-> thân phận người phụ nữ cay cực, xót xa hơn
- Nước non: Hình bóng xa xôi của non sông đất nc đang sục sôi, chấn động vì bão táp của chiến tranh nông dân
=> Khẩu khí nam nhi mạnh mẽ






- NT đối lập: Trắng tròn >< nổi chìm: Sự bất công của XH đối với người phụ nữ

-> Giọng điệu câu thơ ko chỉ là lời than thân mà còn giải bày sự bền gan, trong tủi cực vẫn kiên trinh, thách thức.


+Câu chuyển đề: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn:
- Thân phận phụ thuộc của người phụ nữ ko làm chủ đc cuộc đời mình mà may rủi đều phụ thuộc vào tay kẻ khác














- Mặc dầu-> Giọng điệu ngâm ngùi no ko buông xuôi, cam chịu mà có sự vượt lên để khẳng định mình
+ Câu hợp: Mà em vẫn giữ tấm lòng son








- Tấm lòng son-> P/c cao quí của người phụ nữ: Tấm lòng son sắt, thủy chung, ấm áp, nhân hậu nghĩa tình nồng thắm.










- Kết cấu Mặc dầu…vẫn-> Sự đối lập giữa hoàn cảnh và p/c: Trong bất hạnh vẫn vươn lên để khẳng định phẩm giá.
=> Giọng điệu mạnh mẽ, rắn rỏi, tự tin, tự hào.





III. Tổng kết:
1. ND: Bánh trôi nước là:
- Lời than của thân phận bị coi thường
- Tiếng nói của phẩm giá và đức hạnh
- Phản kháng, tố cáo chế độ PK bất công.
2. NT:
- Kết cấu chặt chẽ, độc đáo
- Từ ngữ giản dị, mộc mạc đậm cá tính HXH
- Giọng điệu linh hoạt, phù hợp với cảm xúc, tâm trạng
.



File đính kèm:

  • docBai giang Banh troi nuoc.doc
Đề thi liên quan