Bài giảng Bếp lửa (Bằng Việt)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bếp lửa (Bằng Việt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần : Tiết BẾP LỬA (Bằng Việt) MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp Hs: - Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình – người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh trong bài thơ. - Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp với miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ. - Luyên tập rèn luyện kỹ năng phân tích thơ trữ tình. Trọng tâm: Kỷ niệm của bà cháu gắn với bếp lửa. : ĐỒ DÙNG: Tranh minh họa. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Đọc thuộc bài Đoàn thuyền đánh cá ? Hãy cho biết ý nghĩa của câu hát ra khơi ? ? Đọc thuộc hai khổ thơ đầu ? Xác định các biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng và nêu tác dụng của chúng ? 3. Tổ chức hoạt động dạy – học Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước . Với giọng thơ mượt mà , trong trẻo , tràn đầy cảm xúc , đề tài thơ thường đi vào khai thác những kỉ niệm , những kí ức và ước mơ tuổi trẻ , thơ Bằng Việt rất dễ đem lại cảm xúc cho người đọc , nhất là các bạn đọc trẻ tuổi . Bài thơ “Bếp lủa” sẽ chứng minh điều đó . Hoạt động của Thầy Ø Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về bài thơ. - Gọi HS đọc chú thích * Hỏi: Nêu những hiểu biết khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Hỏi : Em hiểu gì về hình ảnh Bếp lửa. GV hướng dẫn HS đọc văn bản. Gọi HS đọc, nhận xét, GV nêu cách đọc, GV đọc mẫu. Hỏi: Hình ảnh nào bao trùm bài thơ Gắn liền với hình ảnh đó là hình ảnh nào? Hỏi:Phương thức biểu đạt?(biểu cảm + tự sự) Hỏi : Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Mỗi đoạn thể hiện điều gì ? Ø Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích đoạn 1 HS đọc lại đoạn đầu. Hỏi :Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu được gợi lại? GV cho HS phát hiện hình ảnh thơ. Hoàn cảnh của gia đình nhà thơ gợi cho em suy nghĩ gì về đất nước? Chỉ ra và phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bà cháu – bếp lửa? Tình cảm gì được biểu hiện? Có 1 tình thương xuất hiện đan xen trong hoài niệm đó là âm thanh nào? ý nghĩa của âm thanh đó? Ø Hoạt động 3:Tổ chức tìm hiểu đoạn tiếp theo. Hỏi : Hãy tìm những hình ảnh thơ thể hiện sự hồi tưởng về tuổi thơ và về bà, về bếp lửa? Cảm nhận về hình ảnh người bà qua những sự việc bà đã làm và hình ảnh “Nhóm bếp lửa”. Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần ? Hoạt động của Trò -Quê Hà Tây. Nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. -Tác phẩm: 1963, in trong tập thơ cùng tên khi nhà thơ ở Liên Xô. Đọc, hiểu chú thích (SGK) * Đại ý: Bài thơ -3 khổ đầu : H.a bếp lửa gợi hồi tưởng về bà . -4 khổ tiếp : Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ khi sống bên bà và h.a gắn liền với bếp lửa . -Khổ 6 : Suy ngẫm về bà và cuộc đời của bà . -Khổ cuối : Sự trưởng thành của cháu nhưng vẫn nhớ về bà . - Kỷ niệm tuổi thơ bên bà: + Thiếu thốn gian khổ( đất nước khó khăn chiến tranh). + Bà sớm hôm chăm chút. - Kỷ niệm về bà + tuổi thơ + bếp lửa. “ Khói hun nhèm – nghĩ mũi còn cay – bếp lửa bà nhen”bếp lửa hiện diện như tình cảm ấm áp của bà, sự cưu mang đùm bọc đày chi chút của bà. Bà “ bảo cháu nghe ...” - Tiếng chim tu hú: giục giã, khắc khoải, da diết: + Tiếng tu hú sao mà..... + Tú hú ơi chẳng đến ở. => Tiếng tu hú gợi hoài niệm, gợi ra tình cảnh vắng vẻ và nhớ mong của 2 bà cháu. Khái niệm nhớ nhung tình yêu thương tha thiết của bà. - Suy ngẫm về cuộc đời bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa=> người nhóm lửa, luôn giữ cho ngọn lửa ấm nóng và tỏa sáng. + Bà tảo tần hy sinh chăm lo cho mọi người. “Nhóm bếp lửa ấp iu nông đượm” => Bà nhóm lên niềm yêu thương; niềm vui sưởi ấm. Nội dung cần đạt I. Đọc – chú thích : 1. Tác giả: Quê Hà Tây. Nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. 2. Tác phẩm: 1963, in trong tập thơ cùng tên khi nhà thơ ở Liên Xô. 3.Đại ý : Hình ảnh bếp lửa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. II. Đọc – hiểu văn bản : 1. Những kỷ niệm về bà và tình bà cháu -Kỉ niệm tuổi thơ bên bà : + Thiếu thốn , gian khổ khi đất nước còn chiến tranh . + Bà sớm hôm chăm lo cháu -“Bếp lửa bà nhen” : bếp lửa hiện diện như tình cảm ấm áp của bà . -Tiếng chim tu hú : giục giã , khắc khoải , da diết . => Tiếng tu hú gợi tình cảnh vắng vẻ và nỗi nhớ mong của hai bà cháu . 2. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa -Bà luôn giữ cho ngọn lửa ấm nóng và tỏa sáng . -Bà tảo tần hy sinh chăm lo cho mọi người . => Bà nhóm lên niềm yêu thương; niềm vui sưởi ấm. Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa? Vì sao tác giả viết “ ôi kì lạ....bếp lửa!” GV có thể bình ý này. Vì sao tác giả viết “ ngọn lửa” mà không nói” bếp lửa”? Em cảm nhận như thế nào về tình cảm bà cháu. Ø Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết. Ø Hoạt động 5:Hướng dẫn luyện tập. HS làm việc theo nhóm. + Bà “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” => Ngọn lửa của bà là niềm tin thiêng liêng,kỷ niệm ấm lòng , nâng bước chân cháu trên đường dài, yêu bàyêu nhân dân. - Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh “ bếp lửa” ( 10 lần)bếp lửa bình dị mà thân thuộc, kì diệu, thiêng liêng: Ôi kì diệu và thiêng liêng bếp lửa. - Bếp lửangọn lửa=>bà là người truyền lửa truyền sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. 1. Nội dung: Những kỉ niệm xúc động về bà và tình bà cháu. 2. Nghệ thuật: Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận. LUYỆN TẬP Hãy cho biết yếu tố lập luận sử dụng trong bài thơ. -Bà nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ . -Ngọn lửa của bà là niềm tin thiêng liêng,kỷ niệm ấm lòng , nâng bước chân cháu trên đường dài. - Bếp lửangọn lửa=>bà là người truyền lửa truyền sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. III. TỔNG KẾT 1. Nội dung: Những kỉ niệm xúc động về bà và tình bà cháu. 2. Nghệ thuật: Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận C. Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc bài thơ. - Bài tập: kể lại câu chuyện kỷ niệm về người bà bên bếp lửa. - Chuẩn bị và soạn bài Aùnh trăng .
File đính kèm:
- Bep lua.doc