Bài giảng Biên bản
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Biên bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29: Bài 28 Tiết 145 - TLV Biên bản Ngày soạn: A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu các yêu cầu của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống. - Nắm và vận dụng viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị B- Chuẩn bị: 1- Giáo viên: Một số biên bản mẫu cho hs xem - đèn chiếu 2- Học sinh: Nộp biên bản sưu tầm (nếu có). Đọc, trả lời câu hỏi SGK (từ trang 123 - 126) C- Tiến trình lên lớp: I- Ổn định lớp: II- Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs III- Dạy bài mới. III.1) Tổ chức các hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng * Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới - Hs đọc thầm hai biên bản trong SGK/123, 124. ? Hai biên bản trên viết để làm gì (Hai biên bản ghi chép sự việc đang diễn ra, mới xảy ra). ? Theo em cụ thể mỗi biên bản ghi chép sự việc gì? . Ở biên bản 1: Biên bản hội nghị . Ở biên bản 2: Biên bản sự vụ ? Qua hai biên bản đã tìm hiểu em thấy biên bản cần đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức - Dùng đèn chiếu: Yêu cầu: Về số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể Nội dung: Ghi chép phải trung thực và đầy đủ. - Hs đọc thầm và trả lời câu hỏi - Hs xác định mục đích - Hs thảo luận nhóm trình bày - các nhóm khác nhận xét - Hs quan sát I- Đặc điểm của biên bản Hình thức: Lời văn ngắn gọn, chính xác, chặt chẽ. ? Em hãy nêu một số biên bản thường gặp trong thực tế hoặc đã viết. ? Xác định các loại biên bản hai loại đã học. Hs đọc ghi nhớ 1; 2 SGK/ 126 * Hoạt động 2: Hướng dẫn hs cách viết văn bản - Dùng đèn chiếu biên bản 1, gọi hs đọc lại ? Biên bản trên gồm những mục nào? Phần mở đầu, nội dung, kết thúc. - Đọc lại phần mở đầu. ? Phần mở đầu biên bản gồm những mục nào? Đèn chiếu: Quốc hiệu, tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính) tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự. ? Tên biên bản được viêt như thế nào? - Gv chiếu phần nội dung Phần nội dung trình bày diễn biến và kết quả sự việc ? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong văn bản - Nội dung đầy đủ, chính xác, lời lẽ ngắn gọn - Gv chiếu lại phần kết thúc ? Phần kết thúc biên bản gồm những mục nào? Nhận xét lời văn + Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, họ tên, chữ kí của chủ toạ, thư kí (đối với biên bản sự vụ) + Chính vì đặc điểm minh xác của biên bản mà lời lẽ ngắn gọn và đầy đủ. Ghi chép trung thực và đầy đủ. - Gv chốt lại cách làm Hs đọc ghi nhớ ? Khi trình bày biên bản ta chú ý điều gì? * Hoạt động 3: Luyện tập - Hs đọc và nêu yêu cầu bài tập 1 Hs tự cá nhân làm bài lựa chọn tình huống viết biên bản - Ghi lại diễn biến và kết quả của Đại hội chi đội. - Chú công an ghi lại một vụ tai nạn giao thông - Nghiệm thu phòng thí nghiệm 2- Bài tập 2: Tập viết biên bản Hs nêu yêu cầu: Ghi phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung và kết thúc - Gọi đại diện lên bảng trình bày, các nhóm khác bổ sung - Gv nhận xét ghi điểm Trường.... Đội... Biên bản.... Thời gian Thành phần tham dự Đại biểu Chủ toạ Thư kí + Nội dung cuộc họp - Chủ toạ nêu lí do, mục đích - Giới thiệu các đội viên ưu tú - Tóm tắt thành tích - Ý kiến đóng góp của đội viên - Phát biểu + Kết thúc - Lời cảm ơn - Thời gian kết thúc Chủ toạ Thư kí - Trả lời biên bản đã sưu tầm - 2 Hs đọc - Hs đọc và trả lời câu hỏi - 1 Hs đọc to, rõ - Hs đại diện trả lời Hs đọc nội dung trên màn hình - Hs đọc phần nội dung - Hs trả lời - Hs đọc ghi nhớ - 1 hs đọc - Đứng tại chỗ trả lời, lớp nhận xét bổ sung - Từng nhóm lên bảng trình bày Ghi nhớ 1; 2 SGK II- Cách viết biên bản 1- Phần mở đầu 2- Phần nội dung 3- Kết thúc * Ghi nhớ SGK III- Luyện tập Bài tập 1 Bài tập 2 Tập viết biên bản III,2) Củng cố - Dặn dò: ? Theo em những mục nào không thể thiếu trong biên bản? vì sao? Chuẩn bị bài: Rô - Bin - xơn ngoài đảo hoang.
File đính kèm:
- Tiet145.doc