Bài giảng Biến dạng của lá

doc11 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Biến dạng của lá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 
Ngày dạy: 
BIẾN DẠNG CỦA LÁ
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: 
Học sinh có thể nêu được các đặc điểm về hình thái và chức năng của một số loại lá biến dạng, từ đó hiểu được ý nghĩa biến dạng của lá.
Kỹ năng: 
Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát, nhận biết và tổng hợp được kiến thức từ tranh ảnh, hình mẫu và mẫu vật thật.
Thái độ: có ý thức trong việc bảo vệ thực vật, biết tránh xa những thực vật có thể gây nguy hiểm cho bản thân các em.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh hình 25.1 -> 25.7, bảng phụ kẻ bảng 25 và các loại mẫu vật thật : xương rồng, củ hoàng tinh, củ hành tây, cành mây.Bèo đất, nắp ấm (nếu có).
HS: 
Kẻ sẵn bảng 25 vào vở bài tập, đọc và nghiên cứu nội dung các câu hỏi thảo luận sgk/83 và sgk/85.
Chuẩn bị mẫu vật thật : xương rồng, củ hoàng tinh, củ hành tây, cành mây, bèo đất, nắp ấm (nếu có).
III.PHƯƠNG PHÁP: 
Vấn đáp, quan sát tìm tòi, thảo luận nhóm.
IV.TIẾN TRÌNH
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh và vệ sinh lớp học (1’)
Kiểm tra bài cũ:(7’)
Câu hỏi
Trả lời
Điểm
HS1:* Mô tả lại TN chứng minh có sự thoát hơi nước qua lá?
Có thể rút ra được kết luận gì ?
* Những điều kiện bên ngoài nào làm ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá?
HS2: * Vì sao sự thoát hơi nước lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây?
* Tại sao khi đánh cây đi trồng nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn ?
HS1: Nêu lại thí nghiệm 2 của nhóm bạn Tuấn và bạn Hải.
Kết luận: Phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá thải ra môi trường bằng hiện tượng thoát hơi nước qua các lỗ khí ở lá.
* Ánh sáng, nhiệt độ, không khí, độ ẩm . . .
HS2:* Giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời.
* Khi đánh cây lên khỏi mặt đất rễ cây bị tổn thương nên cần có thời gian bình phục, khi bị tổn thương thì sẽ hút nước ít, do đó phải chọn ngày râm mát để tránh sự mất nước nhiều của cây.
8
2
5
5
 Giảng bài mới :(32’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Mở bài: Theo sách giáo khoa trang 83.
HĐ1:Tìm hiểu về1 số loại lá biến dạng(20’)
MT: Học sinh có thể hiểu về các đặc điểm và nhận dạng được các loại lá biến dạng .
GV: yêu cầu HS báo cáo tình hình chuẩn bị mẫu vật của các nhóm.
GV: treo lần lượt các loại tranh, yêu cầu HS quan sát tranh và các loại mẫu vật. Nghiên cứu thông tin và trả lời các câu hỏi thảo luận sgk/ 83.
HS: Chia nhóm thảo luận. Nhóm 1,3,5 quan sát tranh đối chiếu mẫu vật: xương rồng, hành tây, đậu Hà lan, nhóm 2,4,6 quan sát tranh đối chiếu với mẫu vật cành mây, củ dong, bèo đất, nắp ấm trả lời các câu hỏi thảo luận sgk/ 83. (thời gian 6’)
GV: quan sát các nhóm hoạt động, giúp đỡ những học sinh yếu bộ môn. 
HS: đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm cùng và khác câu hỏi trao đổi đánh giá, nhận xét lẫn nhau.
GV: treo bảng tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “thi điền bảng liệt kê”. Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên bốc thăm xác định tên mẫu vật nhóm cần điền.
HS:các nhóm chọn các bìa có ghi sẵn đặc điểm, hình thái, chức năng,. . . gài vào ô cho phù hợp.
HS: các nhóm tự nhận xét đánh giá lẫn nhau.
GV: nhận xét kết quả và cho điểm các nhóm làm tốt và thông báo đáp án đúng để học sinh hoàn chỉnh.
HS: đọc thông tin mục “Em có biết” để thêm 1 loại lá biến dạng nữa là lá cây hạt bí. 
 HĐ2:Tìm hiểu ý nghĩa biến dạng của lá (12’)
MT: So sánh đặc điểm hình thái, chức năng chủ yếu của lá biến dạng với lá bình thường để khái quát về ý nghĩa biến dạng của lá.
GV: yêu cầu HS xem lại bảng 25 kết quả thảo luận để từ đó thảo luận theo từng đôi trả lời câu hỏi (3’)
?Có nhận xét gì về đặc điểm hình thái của các lá biến dạng so với lá bình thường?(cấu tạo không giống với 1 cái lá bình thường, không làm nhiệm vụ quang hợp cho cây)
?Những đặc điểm biến dạng đó có tác dụng gì đối với cây?
( dựa vào kết quả bảng 25 để trả lời)
HS: xem lại đặc điểm hình thái của các loại lá biến dạng và kết quả trả lời 2 câu hỏi trên để tự rút ra kết luận về ý nghĩa biến dạng của lá. Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận.
GV: hướng dẫn HS rút ra kết luận của bài.
I. CÓ NHỮNG LOẠI LÁ BIẾN DẠNG NÀO?
- Lá biến thành gai " giúp cây giảm bớt sự thoát hơi nước qua lá.
- lá biến thành tua cuốn " giúp cây leo lên cao để hứng được nhiều ánh sáng.
- lá biến thành tay móc " giúp cây leo lên cao.
- Lá biến thành vảy " giúp che chở bảo vệ cho thân
- lá phình to " chứa chất dinh dưỡng dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo qua
- lá bắt mồi
II. BIẾN DẠNG CỦA LÁ CÓ Ý NGHĨA GÌ ?
- Lá của một số loại cây biến đổi hình thái để thích hợp với chức năng ở những điều kiện sống khác nhau.
 4. Củng cố và luyện tập: (3’)
 Câu 1 sgk/85 : Lá của một số loại cây biến đổi hình thái để thích hợp với chức năng ở những điều kiện sống khác nhau. Lá xương rồng biến thành gai vì : xương rồng: sống trong điều kiện thiếu nước, lá biến thành gai " giúp cây giảm bớt sự thoát hơi nước qua lá (gọi là lá gai)
 Câu 2 sgk/85 : (phần I)
 Câu 3 sgk/85: tự học sinh nghiên cứu tìm tòi thêm.
5. Hướng dẫn tự học ở nhà: (2’)
 * Bài cũ: Học bài và làm bài tập 1,2,3 sgk/ 85.
 Đọc mục “Em có biết” sgk/ 86.
 * Bài mới: Đọc và nghiên cứu thông tin bài “Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên”.
 Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận sgk/ 87, 88.
 Kẻ bảng 26 sgk/ 88 vào vở bài tập.
 Mỗi nhóm chuẩn bị các mẫu vật thật : đoạn rau má, củ khoai lang có mầm, củ gừng, nghệ có mầm, lá cây thuốc bỏng.
 V. RÚT KINH NGHIỆM
	Tiết : 31
Ngày dạy : 
SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN
MỤC TIÊU 
Kiến thức : 
Học sinh có thể nắm được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
Tìm được 1 số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên .
Nắm được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp đó.
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng nhận biết, so sánh tổng hợp kiến thức từ hình vẽ, tranh ảnh, mẫu vật.
Rèn kỹ năng hoạt động thảo luận trao đổi nhóm.
Thái độ: Giáo dục cho học sinh có ý thức trong việc bảo vệ thực vật.
CHUẨN BỊ
Giáo viên:Tranh vẽ hình 26.1, 26.2, 26.3, 26.4
Bảng kẻ sgk/88
Mẫu : cây rau má, củ gừng, củ nghệ có mầm, cỏ gấu, củ khoai lang có chồi, lá thuốc bỏng, cây hoa đá có mầm.
Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm.
Học sinh:
Chuẩn bị 4 loại mẫu theo hình 26.1 đến 26.4 trong sgk/87
Ôn lại kiến thức của bài biến dạng của thân rễ.
Kẻ bảng 26 sgk/ 88 vào vở bài tập.
PHƯƠNG PHÁP 
Giảng giải, vấn đáp, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức từ hình vẽ; thảo luận nhóm.
TIẾN TRÌNH
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh và vệ sinh lớp học. (1’)
Kiểm tra bài cũ: (7’)
Câu hỏi
Trả lời
Điểm
HS1:Có những loại lá biến dạng phổ biến nào? Chức năng của mỗi loại là gì?
HS2: Vì sao lá của 1 số loại cây xương rồng biến thành gai?
* Ở địa phương em có những loại lá biến dạng nào? Nói rõ chức năng của các lá biến dạng đó?
HS1: Phần I
- Lá biến thành gai " giúp cây giảm bớt sự thoát hơi nước qua lá.
- lá biến thành tua cuốn " giúp cây leo lên cao để hứng được nhiều ánh sáng.
- lá biến thành tay móc " giúp cây leo lên cao.
- Lá biến thành vảy " giúp che chở bảo vệ cho thân
- lá phình to " chứa chất dinh dưỡng dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo qua
- lá bắt mồi
HS2: Cây xương rồng: sống trong điều kiện thiếu nước, lá biến thành gai " giúp cây giảm bớt sự thoát hơi nước qua lá (lá gai)
 * Lá gai, lá vảy, lá tua cuốn, tay móc, lá dự trữ.
10
4
6
Giảng bài mới: (32’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ1: Tìm hiểu khả năng tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa. (20’)
MT: giải thích cơ quan sinh dưỡng của một số cây có khả năng mọc chồi để tạo thành cây mới.
GV: kiểm tra sự chuẩn bị của HS, yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk, so sánh đối chiếu giữa mẫu vật thật với tranh ảnh và chia nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi 6 sgk/87.(5’)
HS: nghiên cứu thông tin và tiến hành thảo luận nhóm trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
GV: hướng dẫn những nhóm yếu, giám sát việc thảo luận của các HS.
HS: đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Yêu cầu đạt được:
Stt
Tên cây
Sự tạo thành cây mới
1
Mọc từ phần nào
Loại cơ quan
Điều kiện
2
Rau má
Thân bò
Sinh dưỡng
Ẩm
3
Gừng
Thân rễ
Sinh dưỡng
Ẩm
4
Khoai lang
Rễ củ
Sinh dưỡng
Ẩm
5
Lá thuốc bỏng
lá
Sinh dưỡng
Ẩm
GV: hướng dẫn giúp HS hoàn thiện tổng hợp kiến thức và đưa ra đáp án đúng.
HĐ2: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây. (12’)
MT: Hiểu được khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây.
GV: yêu cầu HS hoạt động độc lập và hoàn thành yêu cầu 6 sgk/88. (2’)
HS: nghiên cứu lại bảng 26 để hoàn thành yêu cầu của lệnh 6 sgk/88. (trong 2’)
HS: Một vài HS đọc kết quả, các HS khác theo dõi nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. 
GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm tự hình thành kiến thức thông qua câu hỏi: (5’)
? Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì ?
?Tìm trong thực tế có những loại cây nào có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên?
?Tại sao trong thực tế tiêu diệt cỏ dại rất khó (nhất là cỏ gấu)? Vậy cần phải có biện pháp gì? 
Giải thích câu nói “diệt cỏ phải diệt tận gốc”
Để loại hết khả năng mọc lại từ thân của một số thân rễ.
HS: trả lời câu hỏi trên, các HS khác nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức.
GV liên hệ thực tế : giải thích rõ cho HS các câu hỏi trên và đưa ra biện pháp diệt cỏ dại giúp HS nắm rõ. GV giới thiệu thêm cho HS những cây khó tiêu diệt hầu hết đều là cây sinh sản bằng thân rễ như cỏ gấu, cỏ tranh . . .
I. Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa.
-Một số loại cây trong điều kiện đất ẩm có khả năng tạo được cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng.
II. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây
- Từ các phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng ở một số cây như : rễ củ, thân bò, lá, thân rễ, có thể phát triển thành cây mới, trong điều kiện có đủ độ ẩm. Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
Củng cố và luyện tập (3’)
Câu 1 sgk/ 88 : Sinh sản bằng thân bò : rau má, rau muống, rau lang, . . .
 Sinh sản bằng lá như : cây thuốc bỏng, cây hoa đá.
Câu 2 sgk/ 88 : Các cây cỏ dại sinh sản bằng thân rễ : cỏ tranh, cỏ gấu, . . .
Câu 3 sgk/ 88 : Cây khoai tây sinh sản bằng thân củ.
Câu 4 sgk/ 88 : Củ khoai lang không để bị mọc mầm cần phải trước khi đem cất phải được phơi thật khô và được bảo quản nơi khô ráo, tránh để nơi ẩm thấp, nhất là nền nhà bằng đất ẩm.
Người ta không trồng khoai lang bằng củ vì củ khoai lang được con người sử dụng làm lương thực do nó có chứa nhiều chất tinh bột. Và trồng khoai lang bằng dây sẽ nhanh phát triển hơn so với củ do đó người ta không dùng củ khoai lang để trồng.
 Hướng dẫn tự học ở nhà (2’)
 Bài cũ : Học bài và làm bài tập 1,2,3,4 sgk / 88 vào vở bài tập.
	Tìm thêm một số loại cỏ sinh sản bằng thân rễ trong tự nhiên để làm vào bài tập 2 sgk/ 88.
Bài mới : Tiết sau ôn tập học kì I.
Học tất cả các bài và chuẩn bị kĩ nội dung các bài từ đầu năm đến nay.
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết : 30
Ngày dạy : ……………………………………
ÔN TẬP
1.Mục tiêu: 
 a.Kiến thức :
 - Hệ thống hóa kiến thức từ chương I - chương IV
 - Chứng minh được tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của sự sống
 - Phân tích mối quan hệ về cấu tạo với chức năng giữa các bộ phận thuộc cơ quan sinh dưỡng.
 - Giải thích được sự tham gia của các cơ quan :rễ, thân, lá vào các hoạt động trao đổi chất của cây xanh đối với môi trường, các sinh vật và con người.
 - Giải thích được các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên để vận dụng vào trong cuộc sống.
 b.Kĩ năng: 
 - Rèn kĩ năng: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và hoạt động thảo luận nhóm.
 c.Thái độ: 
 - Có ý thức nghiêm túc trong học tập và biết giữ gìn sức khỏe chuẩn bị cho thi HKI.
2.Chuẩn bị :
 a.Giáo viên: tranh ảnh minh hoạ ở các bài thuộc cơ quan rễ, thân, lá.
 Bảng phụ kẻ bảng so sánh tổng hợp kiến thức, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận.
 b.Học sinh: Dụng cụ học tập, tập ghi bài, SGK sinh 6
 Kiến thức cũ cần ôn: kiến thức từ chương I – chương IV
3.Phương pháp: 
 Hỏi đáp - tìm tòi, hoạt động nhóm nhỏ, hệ thống kiến thức tìm ra trọng tâm bài.
4.Tiến trình:
 a.Ổn định tổ chức : kiểm tra sỉ số học sinh và vệ sinh lớp học. (1 phút)
 b.Kiểm tra bài cu õ:kết hợp với ôn tập.
 c.Giảng bài mới: (40 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung bài học
HĐ1: các bài tập và câu hỏi thuộc dạng trắc nghiệm của kiến thức từ chương I -> IV. (20’)
MT: giúp các em làm quen và thực hiện tốt các thao tác trong phương pháp làm bài tập trắc nghiệm.
GV: yêu cầu HS tự hình thành kiến thức thông qua bảng ghi các câu hỏi: 
C1:TV sống được ở những nơi nào trên trái đất? 
a.Đồng bằng, trung du, sa mạc
b.Ôn đới, hàn đới, nhiệt đới
c.Cả a & b
C2: TV khác với các SV khác điểm nào ?
a.Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ, không di chuyển, phản ứng chậm với kích thích môi trường.
b.TV rất đa dạng, phong phú.
c.Có khả năng vận động, lớn lên, sinh sản
C3: Trong những nhóm sau, nhóm nào toàn cây 1 năm ?
a.Lúa, hành, bí xanh, ngô 
b.Ớt, hồng xiêm,đậu ván, ổi
c.Mít, xoài, bắp, lúa
C4:Các tb ở mô nào có khả năng phân chia ?
a.Mô che chở b.Mô nâng đỡ c.Mô phân sinh
C5:Tb nào có khả năng phân chia ?
a.Tb non b.Tb trưởng thành c.Tb già
C6:Các loại rễ biến dạng là :
a.Rễ cọc, rễ chùm b.Rễ non, rễ già
c.Rễ củ, giác mút d.Rễ cái, rễ phụ
C7:Những nhóm cây nào gồm toàn cây rễ cọc?
a.Xoài, ớt, đậu, hoa hồng
b.Dừa, hành, thông, táo
c.Bưởi, cà chua, lúa, hành
C8:Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa ?
a.Củ nhanh bị hư hỏng b.Để cây ra hoa được
c.Sau khi ra hoa,chất lượng và khối lượng giảm
d. Sau khi ra hoa,chất lượng và khối lượng tăng
C9:Miền hút là miền quan trọng nhất vì :
a.Có 2 phần : vỏ và trụ giữa
b.Có mạch gõ, mạch rây vận chuyển các chất
c.Có lông hút, hút nước và muối khoáng
C10:Sắp xếp ý A và B cho tương ứng :
Đặc điểm
Chức năng
1.Rễ phình to
2.Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.
3.Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên khỏi mặt đất.
4.Rễ biến thành giác mút đâm vào thân hoặc cành cây khác. 
a.Giúp leo lên cao.
b.Giúp dự trữ chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa, tạo quả
c.Bám vào cây chủ để hút nhựa tổng hợp chất dinh dưỡng.
d.Lấy ôxi cho các phần rễ dưới đất để hô hấp.
C11:Chức năng phần vỏ thân non là gì ?
a.Vận chuyển chất hữu cơ
b.Chứa chất dự trữ
c.Vận chuyển nước và muối khoáng
d.Bảo vệ các bộ phận bên trong, dự trữ và tham gia quang hợp.
C12:Thân trưởng thành khác thân non điểm nào?
a.Có vỏ, trụ giữa b.Có bó mạch
c.Có tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
C13:Cho các từ: ánh sáng, mạch gỗ, mạch rây, lục lạp. Điền vào ô trống sau :
- Các tb thịt lá chứa nhiều ___ gồm nhiều lớp có những đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ___, chứa và trao đổi để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
- Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm ___ và ___ có chức năng vận chuyển các chất đi nuôi cây.
C14:Nguyên liệu lá cây dùng để chế tạo tinh bột:
a.Cacbonic & muối khoáng b.Oxi & nước
c.Oxi và cacbonic d.Nước & cacbonic 
C15: Các lỗ khí giúp lá THN có ở :
a.cuống lá b.gân lá c.thịt lá d.biểu bì
C16:Thực vật hô hấp xảy ra vào lúc nào ?
a.Buổi sáng b.Mọi lúc, khi cây còn sống
cBuổi tối d. Buôỉ chiều
C17:Hoàn chỉnh sơ đồ hô hấp của cây :
( A ) + khí oxi " khí cacbonic + t nước + (B)
HĐ2 : Ôn lại kiến thức trọng tâm của các chương đã học ( từ CI đến CIV ) (20’)
MT:giúp HS củng cố lại kiến thức đã được học từ đầu năm đến nay.( cho điểm HS trả lời đúng)
C1:Có mấy loại rễ chính? Nêu đặc điểm của chúng ?
C2:Quang hợp là gì ? Viết sơ đồ quang hợp của cây ?
C3: Có mấy loại lá biến dạng? Biến dạng đó có ý nghĩa gì với cây?
C4: Trình bày thí nghiệm để biết thân dài ra do đâu ? 
C5: Giải thích vì sao nói cây xanh là buồng phổi của nhân loại, không có cây xanh thì không có sự sống trên trái đất ?
C6: So sánh sự khác nhau giữa miền hút của rễ với thân non ?
C7:lỗ khí có vai trò gì đối với lá? Vì sao nó phải nằm ở mặt dười của lá?
C8:đối với bộ phận lá thì mạch gỗ và mạch rây có chức năng là gì ?
C9:Thân trưởng thành khác thân non điểm nào?
C10:Hãy hoàn thành sơ đồ cấu tạo của thân non?
C11:Điền vào bảng dưới đây về các kiểu xếp lá trên thân và cành : 
TT
Tên cây
Kiểu xếp lá trên cây
Mấy lá mọc từ thân 
Kiểu xếp 
1
Quỳnh
2
Ổi 
3
Mít 
C12: Hãy hoàn thành sơ đồ cấu tạo của tế bào lông hút ?
I. TRẮC NGHIỆM:
* Chương I: Tế bào
C1:TV sống được ở những nơi nào trên trái đất?
Đáp án : c
C2: TV khác với các SV khác điểm nào ?
Đáp án : a
C3: Trong những nhóm sau, nhóm nào toàn cây 1 năm ?
Đáp án : b
C4:Các tb ở mô nào có khả năng phân chia ?
Đáp án : c
C5:Tb nào có khả năng phân chia ?
Đáp án : b
* Chương II : Rễ
C6:Các loại rễ biến dạng là :
Đáp án : c
C7:Những nhóm cây nào gồm toàn cây rễ cọc?
Đáp án : a
C8:Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa ?
Đáp án : c
C9:Miền hút là miền quan trọng nhất vì :
Đáp án : c
C10:Sắp xếp ý A và B cho tương ứng :
Đáp án :
1 - b
2 - a
3 - d
4 - c
* Chương III : Thân
C11:Chức năng phần vỏ thân non là gì ?
Đáp án : d
C12:Thân trưởng thành khác thân non điểm nào?
Đáp án : c
* Chương IV : Lá
C13: Điền vào ô trống :
1 – lục lạp
2 – ánh sáng
3 – mạch rây
4 – mạch gỗ
C14:Nguyên liệu lá cây dùng để chế tạo tinh bột:
Đáp án : d
C15: Các lỗ khí giúp lá THN có ở :
Đáp án : c
C16:Thực vật hô hấp xảy ra vào lúc nào ?
Đáp án : b
C17:Hoàn chỉnh sơ đồ hô hấp của cây :
A : chất hữu cơ
B : năng lượng
II. TỰ LUẬN:
C1: có 2 loại: rễ cọc và rễ chùm.
+ Rễ cọc có rễ cái đâm sâu xuống và có nhiều rễ con mọc xiên.
+ Rễ chùm có nhiều rễ dài bằng nhau mọc toả ra từ gốc thân.
C2: QH là quá trình cây lấy khí cacbonic, nước, muối khoáng nhờ ASMT và hạt diệp lục tạo ra tinh bột và khí oxi.
 Aùnh sáng
Nước + khí Cacbonic tinh bột + khí oxi
 Diệp lục 
C3: Có 5 loại lá biến dạng: lá gai, tua cuốn (hoặc tay móc), lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi.
* Lá của một số loại cây biến đổi hình thái để thích hợp với chức năng ở những điều kiện sống khác nhau.
C4: Thí nghiệm sự dài ra của thân sgk/ 46.
C5: Mọi hoạt động sống của con người và mọi SV trên trái đất đều cần phải có oxi đồng thời thải bỏ khí cacbonic. Trong khi đó chỉ có 1 mình cây xanh mới có khả năng tạo ra được khí oxi.
C6: biểu bì ( có lông hút ) 
 Vỏ 
MHCR thịt vỏ
 M.rây (ở ngoài)
 Các bó mạch xếp chồng nhau
 TG M.gỗ (ở trong)
 Ruột 
 Biểu bì
 Vỏ 
T.Non Thịt vỏ
 M.rây xếp xen 
 Các bó mạch kẽ nhau
 TG M.gỗ
 Ruột 
C7:giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước làm mát cho lá. Lỗ khí nằm mặt dưới giúp hạn chế việc thoát hơi nước cho lá.
C8:Mạch rây có chức năng vận chuyển chất hữu cơ nuôi cây, mạch gỗ giúp vận chuyển nước và muối khoáng.
C9:Thân trưởng thành có thêm tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ, còn ở thân non không có.
C10: Sơ đồ cấu tạo của thân non H15.1 sgk/49.
C11:Điền vào bảng dưới đây về các kiểu xếp lá trên thân và cành :
TT
Tên cây
Kiểu xếp lá trên cây
Mấy lá mọc từ thân 
Kiểu xếp lá
1
Quỳnh
3
Vòng
2
Ổi 
2
Đối
3
Mít 
1
Cách
C12: Sơ đồ cấu tạo của tế bào lông hút H10.2 sgk/33.
 d. Củng cố và luyện tập : (2’)
 - Giáo viên nhắc nhở và hướng dẫn lại học sinh cách làm bài trắc nghiệm.
 - Hướng dẫn học sinh cách làm bài điền từ vào ô trống, cách ghi các thông tin vào hình vẽ có sẵn.
 e.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
 - Nhắc nhở các em trước khi làm bài phải đọc thật kĩ câu hỏi.
	 - Trong khi làm bài thật hạn chế việc tẩy xoá.
 - Lưu ý chữ viết và lỗi chính tả. 
 - Chuẩn bị đầy đủ bút, thước cho tiết sau thi học kỳ I.
 - Ôn lại kiến thức từ đầu năm học đến nay và nội dung ôn tập tiết này.
Rút kinh nghiệm:
SGK: 	 
GV: 	 
HS:	

File đính kèm:

  • docSINH 6( 29+30).doc