Bài giảng Các thành phần biệt lập: gọi - Đáp, phụ chú

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4849 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Các thành phần biệt lập: gọi - Đáp, phụ chú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28 / 01
Ngày dạy : 01 / 02

Tuần : 20
Tiết : 98




Tiếng Việt

CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP: GỌI - ĐÁP, PHỤ CHÚ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Giúp HS:
	- Nhận biết các thành phần biệt lập gọi - đáp và phụ chú.
	- Nhận biết tác dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.
	- Rèn kĩ năng sử dụng các thành phần đó trong nói, viết.
	* Trọng tâm: Phân tích ví dụ, luyện tập.
	* Đồ dùng: Bảng phụ.

II. NỘI DUNG LÊN LỚP
1. Ổn định: 	Sĩ số:	Vắng:	Hiện diện:	
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là thành phần biệt lập của câu?
- Nêu đặc điểm của thành phần cảm thán, tình thái? Cho ví dụ?
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
	Tiết học hôm nay , chúng ta tiếp tục tìm hiểu các thành phần biệt lập với 02 thành phần : gọi đáp và phụ chú 

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt

Ø Hoạt động 1: Hình thành kiến thức về thành phần gọi đáp phụ chú.
Cho HS đọc ví dụ phần 1 (ghi trên bảng phụ).
Hỏi: Những từ in nghiêng: từ nào dùng để gọi, từ nào dùng để đáp?
Hỏi: Những từ đó có nằm trong sự việc diễn đạt của câu hay không? (không).
Hỏi: Từ nào dùng để thiết lập quan hệ (mở đầu cuộc thoại) từ nào dùng để duy trì cuộc trò chuyện đang diễn ra giữa 2 người?
Hỏi: Mục đích sử dụng các từ đó có điểm gì chung?
Lấy một số ví dụ minh họa.
Ø Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu thành phần phụ chú.
GV cho HS đọc ví dụ phần 2.
Hỏi: Giải sử bỏ các từ ngữ in nghiêng -> các câu có cấu tạo đầy đủ không? (đủ).
Hỏi: Các câu ở a, phần in nghiêng chú thích thêm cho những từ ngữ nào?
Hỏi: Đó là những phần phụ chú -> nêu đặc điểm ? GV lấy ví dụ bổ sung đưa ra các đặc điểm khác.
Ví dụ: tôi không thể làm như vậy - anh đỏ bừng mặt nói tiếp - ngày đó khác, giờ khác …
Hỏi: Dấu hiệu nhận biết phần phụ chú?
(HS phát hiện qua 2 ví dụ, GV bổ sung).
Gọi 1 em đọc ghi nhớ trong SGK.
GV khái quát chuyển sang luyện tập.
Ø Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập chung.
(Yêu cầu tìm thành phần gọi - đáp và phụ chú).
HS đọc từng bài tập, GV tổ chức cho HS làm việc độc lập hoặc theo từng nhóm.
Sau đó HS trình bày, lớp nhận xét. 
GV bổ sung cho hoàn chỉnh (xem phần đáp án).




GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập 4.




I. THÀNH PHẦN GỌI - ĐÁP
1. Ví dụ:
- Này -> gọi, mở đầu cuộc thoại.
- Thư ông -> đáp -> duy trì cuộc trò chuyện.
=> Không tham gia vào diễn đạt sự việc trong câu.
2. Kết luận: (Ghi nhớ)
Những phương tiện để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.






II. THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ
1. Ví dụ:
- Và cũng là đứa con duy nhất của anh: chú thích thêm. “Đứa con gái đầu lòng”.
- Tôi nghĩ vậy: chú thích cho cụm C-V (1) và là lí do cho C-V (3) -> nêu việc diễn ra trong trí của riêng tác giả.
2. Kết luận: (Ghi nhớ)
Phần phụ thêm bổ sung ý nghĩa nêu thái độ của người nói, nêu xuất xứ của lời nói.







II. LUYỆN TẬP
Bài 1. Phần gọi - đáp:
- Này (để gọi).
- Vâng (để đáp).
Bài 2. 
- Bầu ơi (gọi - đáp).
- Hướng tới nhiều người (ca dao).
Bài 3. Phần phụ chú
a. Kể cả anh (giải thích thêm cho CN).
b. Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ (bổ sung cho CN).
c. Những người chủ thực sự của đất nước …
d. Có ai ngờ, thương thương quá đi thôi …
Bài 4: Các thành phần phụ chú ở bài tập 3 có liên quan với từ ngữ trước nó:
a. Chúng tôi, mọi người.
b. Những người giữ chìa khóa.
c. Lớp trẻ.
d. Cô bé nhà bên.
Bài 5: Giao về nhà.


4. Củng cố:
- Thế nào là thành phần gọi đáp? Cho ví dụ?
- Đặc điểm của thành phần phụ chú? Cho ví dụ?
5. Hướng dẫn học bài:
	- Sưu tầm, tự đặt câu chứa thành phần phụ chú (5 ví dụ).
	- Làm bài tập 5.
	- Nêu các thành phần biệt lập và phân biệt chúng.
	- Chuẩn bị bài “Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống”

@&? 

File đính kèm:

  • docBiet lap.doc
Đề thi liên quan