Bài giảng Các thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Các thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần : 21 Tiết : 103 Tiếng Việt CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP: TÌNH THÁI, CẢM THÁN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS: - Nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán. - Phân biệt tác dụng riêng của mỗi thành phần trong câu. - Rèn kĩ năng sử dụng các thành phần đó trong câu. * Trọng tâm: Luyện tập. * Đồ dùng: Bảng phụ. II. NỘI DUNG LÊN LỚP 1. Ổn định: Sĩ số: Vắng: Hiện diện: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là đề ngữ? Mối quan hệ giữa đề ngữ và nội dung của câu? Ví dụ? - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Ø Hoạt động 1: Tìm hiểu về thành phần tình thái HS đọc ví dụ phần 1. Hỏi: Các từ “chắc”, “có lẽ” là nhận định của người nói với sự việc ở phần gạch dưới hay là bản thân chúng diễn đạt sự việc? Hỏi: Nếu bỏ những từ đó thì nghĩa sự việc của câu có khác đi không? (không). Hỏi: Từ nào thể hiện thái độ tin cậy đối với sự việc hơn? -> Thế nào là thành phần tình thái? Tìm những từ có ý nghĩa tương tự? GV giới thiệu các dạng khác nhau của thành phần tình thái (3 dạng): - Thái độ tin cậy với sự việc. - Ý kiến với người nói. - Thái độ người nói với người nghe. Ø Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu thành phần cảm thán. Cho HS đọc ví dụ trong SGK. Các từ đó biểu thị cảm xúc gì? của nhân vật nào? vì sao em biết được cảm xúc đó? Các từ có chỉ sự vật, sự việc nào không? Hỏi: Hiểu thế nào là thành phần cảm thán? Lấy ví dụ minh họa. Hai thành phần có điểm gì chung? GV cho HS đọc kết luận SGK. Ø Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: HS đọc bài tập 1. Yêu cầu: tìm các từ làm thành phần tình thái, cảm thán? Gọi 2 HS lên bảng, chỉ ra từ làm thành phần tình thái, cảm thán. Gọi HS đọc bài tập 2, 3. Hoạt động nhóm, mỗi nhóm cho 1 em lên sắp xếp thứ tự độ tin cậy được thể hiện theo chiều tăng dần. Bài 3: Nhóm 2 cho 1 em lên nhận xét và trả lời. Nhóm nào nhanh, đúng GV cho tuyên dương khen thưởng. Cho HS sưu tầm thêm nhiều ví dụ khác về thành phần tình thái, cảm thán trong các tác phẩm văn học đã học. I. THÀNH PHẦN TÌNH THÁI 1. Ví dụ: SGK - Chắc. - Có lẽ. => là nhận định của người nói đối với sự việc (được gạch chân). 2. Kết luận: Thành phần dùng để diễn đạt thái độ của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. II. THÀNH PHẦN CẢM THÁN 1. Ví dụ: SGK - Ồ (cảm xúc vui sướng). - Trời ơi! (cảm xúc tiếc rẻ). Các từ không chỉ sự vật, sự việc, không gọi ai. 2. Kết luận: - Dùng bộc lộ hiện tượng tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, tủi, …). - Điểm chung của 2 thành phần này là thành phần biệt lập. III. LUYỆN TẬP Bài 1: Các thành phần tình thái, cảm thán. - Tình thái gồm: a. Có lẽ. c. Hình thức. d. Chả nhẽ. - Cảm thán gồm: b. Chao ôi. Bài 2: Sắp xếp các từ chỉ độ tin cậy tăng dần: Hình như, dường như -> có vẻ như -> có lẽ, chắc là -> chắc hẳn -> chắc chắn. Bài 3: a. Từ chỉ độ tin cậy thấp: hình như. Từ chỉ độ tin cậy bình thường: chắc. Từ chỉ độ tin cậy cao: Chắc chắn. b. Tác giả chọn từ “chắc” vì người nói không phải đang diễn tả suy nghĩ của mình nên dùng từ mức độ bình thường để không tỏ ra quá sâu và quá thờ ơ. Tìm các ví dụ khác. a. Chao ôi, đối với những người ở quanh ta … b. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được. 4. Củng cố: - Thế nào là thành phần tình thái? Có mấy loại tình thái? - Thế nào là thành phần cảm thán? Cho ví dụ? 5. Hướng dẫn học bài: - Sưu tầm thêm các trường hợp dùng các dạng khác nhau của thành phần tình thái. Làm bài tập 4 (viết đoạn ngắn). - Chuẩn bị viết bài “Tập làm văn số 05” : Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống .
File đính kèm:
- Biet lap - tinh thai.doc