Bài giảng Cấu tạo của dạy dày
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Cấu tạo của dạy dày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI : CẤU TẠO CỦA DẠY DÀY Mục tiêu bài học: Kiến thức: Trình bày được những cấu tạo cơ bản của dạ dày. Kỹ năng: -Vẽ mô phỏng cấu tạo để tư duy dự đoán tiêu hóa của dạ dày. - Rèn luyện kĩ năng nói và viết.( Cách trình bày nội dung vào vở thực hành) 3. Kỹ năng sống: -Biết cách ăn uống để không làm hại đến dạ dày. -Kĩ năng tự tin, giao tiếp. -Kĩ năng phân tích, suy luận. II. Thiết bị dạy học: 1.Chuẩn bị của giáo viên: -Tranh in màu hoặc hình vẽ phòng to hình SGK bài 27 và một số hình ảnh về cấu tạo của dạ dày. -Băng hình minh họa hoạt động tiêu hóa ở dạ dày. 2. Chuẩn bị của học sinh: -Giấy bút để vẽ cấu tạo của dạ dày ( hoặc vẽ trên vở). III. Tiến trình dạy học: Ổn định lớp: -Giới thiệu: -Kiểm tra sĩ số của học sinh. 2. Bài cũ: Câu 1: Hãy kể tên các loại thức ăn trong các nhóm thức ăn? Trả lời: -Chất bột( G): cơm, bánh mì… -Chất béo(L): dầu thực vật, mỡ động vật. -Chất đạm( P): thịt, tôm… - Vitamin và chất khoáng: đu đủ… Câu 2: Ở khoang miệng thức ăn nào được tiêu hóa? Trả lời: Một phần tinh bột được enzyme amilaza biến đổi thành đường mantôzơ. 3. Bài mới: Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nôi dung( vở thực hành của HS) Lưu ý Bước 1: đưa ra tình huống xuât phát -Sau khi tiêu hóa ở khoang miệng,thức ăn đến xuống dạ dày và được tiêu hóa tiếp. Vậy, dạ dày nằm ở đâu? Dạ dày cấu tạo như thế nào? -Ghi đề bài Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu của học sinh. -Yêu cầu HS vè vào vở(giấy) hình mô phỏng cấu tạo của dạ dày. -Khuyến khích HS nêu những suy nghĩ. -Dự đoán một số thắc mắc của học sinh: + Hình dạng của dạ dày như thế nào? +Vị trí của dạ dày +Dạ dày có dung tích chứa bao nhiêu? +Cấu tạo bên ngoài của dạ dày như thế nào? +Bên trong dạ dày cấu tạo như thế nào để ? + Cấu tạo của dạ dày như thế nào để có thể tiêu hóa được thức ăn? +…….. +……. -HS vẽ cấu tạo trong, ngoài của dạ dày. -Dựa theo suy nghĩ, dự đoán cấu tạo dạ dày để vẽ hình. -Hình vẽ. -Ghi ra những câu hỏi thắc mắc. -GV theo dõi, xem nhanh các hình vẽ, phân chia các hình của học sinh theo nhóm sao cho nhìn thấy sự khác biệt rõ nét nhất Bước 3:Xây dựng giả thiết và thiết kế phương án kiểm chứng. -Căn cứ vào bước 2 để phân nhóm. -Yêu cầu HS so sánh những điểm giống và khác nhau giữa các hình để xây dựng các giả thiết. -Gợi mở, dẫn dắt học sinh đưa ra các giả thiết và phương án kiểm chứng. -HS đề xuất các giả thiết và phương án kiểm chứng. -Dự đoán một số phương án: *Gỉa thiết: +Dung tích: lớn hoặc nhỏ….(lít) +Cấu tạo trong: có thức ăn hoặc không có thức ăn hoặc có các máy xay… -HS ghi các giả thiết và phương án kiểm chứng vào vở. -GV xây dựng các quy trình để chứng minh dựa vào các phương án kiểm chứng. Bước 4: Tìm tòi nghiên cứu nhằm kiểm chứng các giả thiết. -Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin SGK và các hình ảnh để trả lời các câu hỏi: +Cấu tạo ngoài của dạ dày. +Vị trí 2 đầu của dạ dày. +Cấu tạo trong của dạ dày. +Vì sao lớp niêm mạc của dạ dày được bảo vệ không bị phân hủy bởi các axit tiêu hóa? *Kiểm chứng: + Mổ dạ dày để quan sát. +Quan sát phim, hình về dạ dày. -HS làm việc nhóm, quan sát và ghi chép -Ghi chép nhanh các thông tin theo yêu cầu. -GV thuyết minh nội dung của các hình vẽ, đoạn phim. -Dạ dày là một túi thắt 2 đầu với dung tích tối đa khoảng 3 lít. -Phía nối với thực quản là tâm vị, phía nối với tá tràng là môn vị. -Thành có 4 lớp: +Lớp màng. +Lớp cơ ( cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo) +Lớp dưới niêm mạc. +Lớp niêm mạc( chứa tế bào tiết chất nhầy, TB tiết pepsincôgen, TB tiết HCl) -Do chất nhầy tiết ra phủ bề mặt niêm mạc ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl. -GV đóng vai trò như “trọng tài” cho các cuộc thảo luận. Bước 5: Kết luận, hệ thống hóa kiến thức. ? Trình bày cấu tạo của dạ dày. -Yêu cầu HS rút ra kết luận dựa vào kiến thức đã được kiểm chức bằng thí nghiệm kết thúc bài học -Với cấu tạo như vậy thì tiêu hóa ở dạy dày diễn ra như thế nào?( sẽ tìm hiểu ở tiết sau) -HS trả lời( câu từ ngắn gọn, dễ hiểu) -hs tự ghi nội dung vào vở thực hành Cấu tạo của dạ dày: -Dạ dày là một túi thắt 2 đầu với dung tích tối đa khoảng 3 lít. -Phía nối với thực quản là tâm vị, phía nối với tá tràng là môn vị. -Thành có 4 lớp: +Lớp màng. +Lớp cơ ( cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo) +Lớp dưới niêm mạc. +Lớp niêm mạc -Dẫn dắt, hướng dẫn HS trình bày các kiến thức lĩnh hội dưới lời văn viết. 4. Dặn dò:
File đính kèm:
- giao an BTNB hay.doc