Bài giảng Chương II: vận động

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương II: vận động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT:7
Ngày dạy:8/09/2009
 Chương II VẬN ĐỘNG
* Mục tiêu: 
 A. Kiến thức:
 - Nêu ý nghĩa của hệ vận động trong đời sống.
 - Kể tên các phần của bộ xương người – Các loại khớp.
 - Mô tả cấu tạo của một xương dài và cấu tạo của một bắp cơ.
 - Nêu được cơ chế lớn lên và dài ra của xương.
 - Nêu mối quan hệ giữa cơ và xương trong sự vận động.
 - So sánh bộ xương và hệ cơ của người với thú, qua đó nêu rõ những đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo( Có sự phân hoá giữa chi trên và chi dưới) 
 - Nêu ý nghĩa của việc rèn luyện và lao động đối với sự phát triển bìn thường của hệ cơ và xương. Nêu các biện pháp chông 1 cong vẹo cột sống ở HS.
 B. Kĩ năng: Biết sơ cứu khi nạn nhân bị gãy xương.
Bài 7: BỘ XƯƠNG
1.MỤC TIÊU:
 a. Kiến thức:
 - HS: Trình bày được thành phần chính của bộ xương và xác định được vị trí của cấu tạo xương trên cơ thể.
 - HS: Phân biệt được 3 loại xương ( xương dài, xương ngắn và xương dẹt) .
 b. Kỹ năng:
 - Quan sát tranh, mơ hình nhận biết kiến thức nhận biết kiến thức.
 - Hoạt động nhóm.
 c. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể đặc biệt là bộ xương.
2. CHUẨN BỊ: 
 a. Giáo viên: + Tranh "Cấu tạo của xương dài".
 + Mơ hình "Cấu tạo của bộ xương".
 + Bảng phụ kẽ sẵn sơ đồ hình 6.3 SGK trang 22. 
 b. Học sinh: + Nghiên cứu trước bài ở nhà.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Phương pháp trực quan .
 - Phương pháp hoạt động nhóm .
 - Phương pháp vấn đáp.
4. TIẾN TRÌNH:
 4.1 Ổn định tổ chức:
 - Kiểm diện học sinh.
 4.2 Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên kiểm tra bài thu hoạch của HS.
 4.3 Giảng bài mới:
* Vào bài:Cơ thể vận động được là nhờ bộ xương và hệ cơ. Vậy qua chương 7 chúng ta sẽ nắm được cấu tạo và chức năng của xương cùng với hệ cơ giúp thích nghi với điều kiện sống từ đĩ đề ra phương pháp rèn luyện và giữ gìn bộ xương.
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu bộ xương
 - Mục tiêu: Chỉ rõ các thành phần chính của bộ xương . Nắm được 3 thành phần chính của bộ xương và nhận biết được trên cơ thể mình. Phân biệt 3 loại xương.
 - Cách tiến hành: 
°GV yêu cầu HS quan sát hình 7.1 SGK kết hợp với mô hình bộ xương người trả lời các câu hỏi sau:
 + Bộ xương người chia làm mấy phần? đĩ là những phần nào ? xác định các phần đĩ trên mơ hình? (HS: gồm 3 phần chính : xương đầu, xương thân và xương chi)
 ¤ HS trình bày cấu tạo trên mơ hình ¦ nhận xét ¦ bổ sung ¦ rút ra kết luận ¦ hoàn chỉnh kiến thức.
+ Chức năng của bộ xương là gì?
+ Điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân là gì? (HS: khác nhau về kích thước, cấu tạo, sự sắp xếp và đặc điểm hình thái…Giống nhau là cấu trúc và sự sắp xếp)
° GV yêu cầu HS nghiên cứu ¾ SGK trang 25 trả lời các câu hỏi sau:
 + Xác định cấu tạo của xương đầu, xương cột sống trên mơ hình? (HS: xác định trên mơ hình)
° GV treo tranh bộ xương thỏ yêu cầu HS so sánh bộ xương người và bộ xương thỏ? (HS : xương người cong hình chữ S xương ĐV cong hình cung)
 + Tại sao lại có sự khác nhau đó?(HS trả lời theo suy nghĩ)
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại xương.
 - Mục tiêu: HS phân biệt được 3 loại xương là xương dài, xương ngắn, xương dẹt.
 -Cách tiến hành:
° GV yêu cầu HS nghiên cứu ¾ mục II trả lời câu hỏi: 
 + Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt các loại xương? Cĩ mấy loại? kể ra? 
°GV yêu cầu HS xác định 3 loại xương chính trên mơ hình và nêu đặc điểm của từng loại xương.(HS làm theo yêu cầu của GV).
* Hoạt động 3: Tìm hiểu các loại khớp xương.
 - Mục tiêu: HS nắm được có 3 loại khớp xương.
 - Cách tiến hành: 
° GV yêu cầu HS nghiên cứu ¾ SGK mục III trả lời câu hỏi sau: 
 + Dựa vào cấu tạo khớp đầu gối hãy mơ tả một khớp động ?
 + Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào?Vì sao cĩ sự khác nhau đĩ?
 + Xương có mấy loại khớp ? Mỗi loại khớp có đặc điểm gì?
° GV dùng mơ hình củng cố lại kiến thức cấu tạo và chức năng của khớp xương.
 I/ Các phần chính của bộ xương :
- Cấu tạo: Gồm 3 phần chính.
 + xương đầu.
 + xương thân .
 + xương chi.
- Chức năng:
 + Nâng đỡ cơ thể và làm chổ bám cho cơ.
 + Bảo vệ các bộ phận quan trọng của cơ thể.
 + Giúp cơ thể vận động.
II/ Phân biệt các loại xương: 
- Căn cứ vào hình dạng cấu tạo người ta phân biệt 3 loại xương.
 + Xương dài.
 + Xương ngắn.
 + Xương dẹt.
III/Các khớp xương:
- Cĩ 3 loại khớp xương:
 + Khớp bất động là loại khớp khơng cử động được.
 + Khớp bán động là loại khớp mà cử động của khớp hạn chế.
 + Khớp động là khớp cử động của khớp dễ dàng nhờ hai đầu xương cĩ sụn đấu khớp nằm trong một bao chứa dịch khớp.
4.4 Củng cố và luyện tập:
 Câu hỏi
Đáp án
 Câu 1: Xác định trên mơ hình 
các thành phần chính của bộ
 xương ?
Câu 2: Cĩ mấy loại khớp xương 
xác định Trên mơ hình từng loại 
khớp và nêu chức năng của nĩ ?
Câu 1: Gồm 3 phần chính.
 + xương đầu.
 + xương thân .
 + xương chi.
Câu 2: Cĩ 3 loại khớp xương:
 + Khớp bất động là loại khớp khơng cử động được.
 + Khớp bán động là loại khớp mà cử động của khớp hạn chế.
 + Khớp động là khớp cử động của khớp dễ dàng nhờ hai đầu xương cĩ sụn đấu khớp 
nằm trong một bao chứa dịch khớp.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
 - Học bài, chuẩn bị 6 chiếc xương đùi ếch.
 - Xem trước " Bài8: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG"
 - Đọc "em có biết" trang 27
 - Làm câu 2trang 27 SGK sinh học 8
5. RÚT KINH NGHIỆM:
* Ưu điểm:
* Hạn chế:
 -Nội dung:………………………………
……………………………………………………….
 -Phương pháp:………………………..
……………………………………………………….
 -Tổ chức:…………………………………
…………………………………………………………
 -Nội dung:………………………………………...
…………………………………………………………………
 -Phương pháp:………………………………….
…………………………………………………………………
 -Tổ chức:………………………………………….
…………………………………………………………………
 Duyệt của tổ trưởng

File đính kèm:

  • docbai 7 sinh 8.doc
Đề thi liên quan