Bài giảng Chương III: Vâng lời bác dạy, làm nghìn việc tốt, chống mỹ, cứu nước, thiếu niên sẵn sàng

doc57 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chương III: Vâng lời bác dạy, làm nghìn việc tốt, chống mỹ, cứu nước, thiếu niên sẵn sàng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III
VÂNG LỜI BÁC DẠY, LÀM NGHÌN VIỆC TỐT, CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC, THIẾU NIÊN SẴN SÀNG
Với chiến thắng lịch sử của quân và dân ta đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (Điện Biên), ngày 20-7-1954, Hiệp định Giơnevơ về lập lại hòa bình ở bán đảo Đông Dương được ký kết. Tổ quốc Việt Nam tạm thời bị chia làm hai miền. Miền Bắc, hoàn toàn được giải phóng. Miền Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào, với con sông Bến Hải (Quảng Trị) làm giới tuyến; cuộc đấu tranh của nhân dân ta với chủ nghĩa đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai phản dân hại nước, vẫn phải trải qua nhiều hi sinh gian khổ trong đó có sự hi sinh của không ít thiếu niên, nhi đồng trên con đường đi đến giành thắng lợi trọn vẹn.
Ngày 10-10-1954, Trung đoàn Thủ đô, từng chặn bước tiến của quân viễn chinh Pháp tại 36 phố phường Hà Nội mùa Đông năm 1946, cùng đoàn quân chiến thắng tiến về Hà Nội trong niềm hân hoan của nhân dân, của hàng vạn thiếu nhi Thủ đô bao năm khát khao chờ đợi. Lần lượt các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng được giải phóng và ngày 13 tháng 5 năm 1955, sau khi tên lính thực dân Pháp cuối cùng rút khỏi thành phố Hải Phòng, miền Bắc Việt Nam hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược. Nhân dân các địa phương miền Bắc phấn khởi, náo nức bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định cuộc sống.
Nhưng hậu quả chiến tranh và chế độ chiếm đóng của thực dân xâm lược Pháp để lại cho nhân dân ta, cho nền kinh tế - xã hội của nước ta là hết sức nặng nề. Đồng ruộng hoang hóa, xóm làng xơ xác. Một số địa phương có đông đồng bào theo đạo Thiên chúa, khi rút đi, kẻ địch đã cưỡng ép bắt đồng bào theo chúng vào Nam, bỏ lại quê hương ruộng vườn. Cùng chung số phận với cha anh, hàng chục vạn trẻ em trong các vùng bị tạm chiếm phải sống trong cảnh nghèo đói, bệnh tật, mù chữ. Hàng vạn trẻ em ở thành phố, thị xã sống bụi đời ở nhà ga, bến xe, sa vào các tệ nạn xã hội.
Quê hương được giải phóng, ngày 1-11-1954, cùng với học sinh ở các vùng tự do trong kháng chiến, hàng vạn thiếu niên, nhi đồng ở Thủ đô Hà Nội cũng như ở nhiều địa phương bị địch chiếm đóng trước đây đã nô nức đến trường khai giảng năm học đầu tiên. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trường học ngày càng được mở mang thêm, cơ hội được cắp sách đến trường của các em ngày một tăng lên đáng kể.
Trong ngày khai giảng năm học mới, tại Thủ đô Hà Nội 51.260 con em nhân dân các quận nội, ngoại thành đã dự lễ tựu trường đầu tiên sau ngày hòa bình lập lại trong không khí nô nức, vui tươi dưới rừng hoa và cờ. Chỉ sau đó chưa đầy một tháng, ngày 18-12-1954, Bác Hồ kính yêu cùng các đồng chí lãnh đạo thành phố đã đến thăm thầy cô giáo và học sinh các trường Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Trưng Vương. Người ân cần căn dặn: "Học để phụng sự cho ai? Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh".
Lời căn dặn của Bác trở thành phương hướng phấn đấu rèn luyện của thanh niên, thiếu niên nhi đồng Thủ đô và cả nước. Phong trào thiếu nhi Thủ đô phát triển mạnh mẽ, trước hết là góp phần vào công cuộc khôi phục kinh tế, kiến thiết Thủ đô bằng nhiều hình thức thiết thực. Hàng nghìn thiếu niên tham gia làm "giáo viên diệt dốt" ngay trong các phường, các khu phố nơi mình ở và tham gia "ngày chủ nhật lao động kiến thiết Thủ đô" với tinh thần tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Chỉ  trong vòng 7 tháng đầu năm 1955 đã có 41.962 người bao gồm các lứa tuổi đã được xoá mù chữ trong đó có sự đóng góp tích cực của thiếu niên Thủ đô.
Mùa hè năm 1956, hạn hán kéo dài nên vụ chiêm ở các xã ngoại thành lại bị đe dọa nghiêm trọng. Với khẩu hiệu "Vắt đất ra nước, thay trời làm mưa", hàng vạn thiếu niên ngoại thành đã góp phần cùng các anh chị đoàn viên, thanh niên và bà con nông dân vét nước ở hàng trăm ao hồ, hàng trăm giếng chống hạn... cứu trên 5000 mẫu lúa làm nên vụ mùa bội thu sau ngày giải phóng.
Được sống trong cảnh đất nước thanh bình, lại được cắp sách đến trường học tập, các em càng thêm tin yêu vào chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh việc hăng hái tham gia các công tác của xã hội, như khắc phục hậu quả chiến tranh, tham gia các cuộc đấu tranh thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất, đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất cho người cày... thiếu niên, nhi đồng các địa phương ngay trong những ngày đầu mới được giải phóng, được các anh, chị đoàn viên thanh niên hướng dẫn đã tổ chức dọn dẹp vệ sinh những nơi công cộng, tham gia múa hát mừng quê hương được giải phóng. ở trong hầu khắp các thôn xóm, trên các đường phố luôn vang lên những tiếng ca hồn nhiên "Yêu hòa bình Tổ quốc chúng ta". Nhiều em còn nêu cao tinh thần cảnh giác với âm mưu phá hoại của những tên phản động do địch cài lại. ở Hải Phòng, Quảng Ninh... trong nhiều trường hợp, khi bọn phản động tụ tập, móc nối với nhau tìm cách phá hoại công cuộc xây dựng hòa bình của nhân dân ta đã bị các em thiếu nhi phát hiện, báo cho những người có trách nhiệm kịp thời ngăn chặn. Nhiều tên phản động, nhiều toán biệt kích của Mỹ và nguỵ quyền tay sai bị bắt, bị xử lý. Hàng ngàn bạn nhỏ ở ngoại thành Hà Nội đã nô nức tham gia nạo vét sông Tô Lịch lấy nước tưới lúa với phương thức: Đùn nước xuống, chuyển bùn lên bờ. Nhiều em thiếu nhi ở các địa phương tiếp bước cha anh, tích cực: "Vắt đất ra nước thay trời làm mưa", chống hạn.
Đặc biệt ở hầu khắp các địa phương, phần lớn các em thiếu niên, nhi đồng đều sẵn sàng tham gia vào tổ chức Đội. Tại Hà Nội, lễ thành lập Đội được mở đầu ở trường Chu Văn An ngày 25-12-1954. Tiếp đó là tổ chức Đội được thành lập ở trường Nguyễn Du (ngày 26-12-1954) và ở các cơ sở khác. ở Quảng Ninh trong khi tổ chức Đoàn chưa được phát triển, nhiều cơ sở mới chỉ có ban đại diện thanh niên, thì ở các đường phố, các khu dân cư như: Cây Tháp (phường Bạch Đằng hiện nay), phố Đốc Học, phố Chợ, phố Mới, phố Ba Đèo, Lán Đạo, Bến Tầu, Cọc Năm... đã thành lập được tổ chức Đội Thiếu niên Tháng Tám, có nhiều hoạt động sôi động, cuốn hút hầu hết thiếu niên, nhi đồng tại địa bàn tham gia. 
ở Hải Phòng, ngay từ khi thành phố mới được tiếp quản, công tác thiếu nhi đã được tổ chức Đoàn các cấp đặc biệt quan tâm. Nhiều cán bộ Đoàn đã trực tiếp đến tận từng đường phố, từng thôn xóm, tổ chức cho thiếu niên, nhi đồng tại địa bàn tham gia các cuộc sinh hoạt tập thể, hướng dẫn các em thực hiện "5 điều yêu của Bác Hồ" (sau này được Bác bổ sung hoàn chỉnh trở thành 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng), tổ chức cho các em vui chơi ca hát, cắm trại, rèn luyện thể dục thể thao. Cũng ngay trong những ngày đầu mới được giải phóng, tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong, Đội Nhi đồng Tháng Tám đã được thành lập nhiều nơi ở Hải Phòng và ở Kiến An (lúc này chưa sáp nhập với thành phố Hải Phòng). Đội Thiếu niên đầu tiên của thành phố được thành lập ở khu lao động Tam Bạc. Tiếp đó các Đội Thiếu niên, Đội Nhi đồng ra đời ở Cầu Đất, Cầu Niệm, An Dương và ở hầu khắp các nơi khác trong thành phố. Nhiều hoạt động phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em thiếu niên, nhi đồng được các anh, chị thanh niên hướng dẫn tổ chức đã có sức cuốn hút các em đến với các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh. Phong trào "Kế hoạch nhỏ", "Trần Quốc Toản"..., từng bước được đưa vào những nội dung, hình thức hoạt động phù hợp, có ý nghĩa giáo dục nhiều mặt.
Cũng ở thời điểm này thiếu niên Việt Nam đã được nhận những món quà đầy tình nghĩa của thiếu niên Cộng hòa Dân chủ Đức. Đây chính là biểu hiện đầu tiên của tinh thần quốc tế trong phong trào thiếu nhi.
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ hai họp từ ngày 25-10 đến ngày 4-11-1956 tại Thủ đô Hà Nội, được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng, cùng với việc đổi tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam cũng đã quyết định đổi tên Đội Thiếu nhi Tháng Tám thành Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam, thống nhất cho cả 2 lứa tuổi, thiếu niên và nhi đồng Đại hội đã ra Nghị quyết về công tác thiếu niên, nhi đồng, khẳng định vai trò và trách nhiệm của tổ chức Đoàn đối với thế hệ thanh niên tương lai, coi đó là lực lượng quan trọng, là nguồn lực bổ sung cho đội ngũ của Đoàn. Sự trưởng thành của thiếu niên, nhi đồng là đảm bảo vững chắc, góp phần củng cố và phát triển tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh. Đại hội đã quyết định trao cho tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam khẩu hiệu: "Vì sự nghiệp xã hội chủ nghĩa và thống nhất Tổ quốc, "sẵn sàng"!". Trao cho tổ chức Đội khẩu hiệu này, Đảng và Đoàn đã đặt trọn niềm tin vào lớp tuổi nhỏ được Đảng và Bác Hồ kính yêu dày công giáo dục, rèn luyện trở thành những con người mới phát triển toàn diện, đủ sức làm tròn sứ mệnh lịch sử, xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tham gia góp phần đấu tranh giải phóng miền Nam giành thống nhất nước nhà.
Năm 1956, cũng là năm các trường học ở miền Bắc bắt đầu xây dựng nhà trường xã hội chủ nghĩa, đồng thời với việc mở rộng xây dựng và phát triển Đội Thiếu niên Tiền phong. Nhiều địa phương đã thí điểm việc tổ chức Đội theo cơ sở trường học, nhằm phát huy tác dụng chính trị của tổ chức Đội đối với nhiệm vụ học tập và giáo dục toàn diện, tạo điều kiện để các em "học tốt", góp phần xây dựng nhà trường xã hội chủ nghĩa.
Được học tập dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, có sự dạy dỗ của các thầy, cô giáo và sự dìu dắt của Đoàn, nhiều lớp thiếu niên, nhi đồng đã trưởng thành nhanh chóng, trở thành con ngoan trò giỏi, góp phần công sức đáng kể trong việc đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương. Những năm khắc phục hậu quả chiến tranh, phần lớn các địa phương đều đẩy mạnh khai hoang phục hóa, nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống, nhiều em thiếu nhi bên cạnh việc tích cực giúp đỡ gia đình, đã tự tìm kiếm những nơi người lớn chưa làm đến phát hoang, gieo trồng các loại cây ngắn ngày. Các em cũng là những người tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào của Đoàn với những việc làm cụ thể. Khi tổ chức Đoàn các địa phương đẩy mạnh phong trào cải tiến kỹ thuật, làm các công cụ cải tiến, như sử dụng cày 51 thay cày chìa vôi, làm xe cải tiến để giải phóng đôi vai, làm cào cỏ Nghệ An... nhiều em thiếu nhi đã tham gia thu gom gỗ, sắt để các anh chị thanh niên làm nguyên liệu.
Thực hiện khẩu hiệu "Sạch làng tốt ruộng" trong phong trào làm phân bón, các em có phong trào "Đi bò vàng về bò xanh", tức là khi đi chăn bò, chăn trâu các em không những chăm sóc trâu, bò béo khỏe, mà còn tranh thủ cắt thêm lá, nhờ sức trâu bò chở về để có thêm nguyên liệu làm phân xanh. Thiếu nhi tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Tây) hưởng ứng tháng thi đua "Phất cao cờ Tháng Tám" của Đoàn, đã nêu khẩu hiệu "Em chăm cho hố phân đầy", để thu gom các nguồn phân rơi vãi. Em Phan Văn Sang ở thôn Cổ Đô, xã Tân Lập là người tích cực hưởng ứng phong trào, thường xuyên mang theo quang sọt bên người, hễ gặp phân rơi vãi em đều thu gom vào gánh, đảm bảo đường thôn, ngõ xóm lúc nào cũng được sạch, trong khi hố phân của em đầy lên nhanh chóng. Sang đã được Báo Sơn Tây, cơ quan của Đảng bộ địa phương, nêu gương tốt và được Bác Hồ tặng huy hiệu của Người. Cùng có vinh dự được nhận phần thưởng của Bác Hồ về thành tích làm phân bón thời kỳ này có em Trần Danh, một thiếu niên có tinh thần chịu khó và chủ động trong mọi việc giúp đỡ gia đình cũng như tham gia công tác xã hội.
Trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, đưa nông dân và nông thôn các tỉnh, thành phố miền Bắc đi vào con đường làm ăn tập thể, thiếu niên, nhi đồng các địa phương không những là lực lượng đông đảo tham gia tuyên truyền, vận động gia đình và bà con trong thôn xóm, với nhiều hình thức như tổ chức các buổi cổ động, phát loa truyền thanh, kẻ vẽ khẩu hiệu tuyên truyền... Các em còn có sáng kiến tổ chức các hợp tác xã Măng non, vừa tạo điều kiện đóng góp phần công sức phù hợp với lứa tuổi cho các hợp tác xã sản xuất, vừa là việc làm có ý nghĩa giáo dục nhiều mặt đối với chính các em về tính tập thể, về ý thức lao động... Thiếu niên xã Thạch Khôi (Hải Dương) là nơi khởi xướng phong trào xây dựng hợp tác xã Măng non và được thiếu nhi khắp các địa phương miền Bắc hưởng ứng sôi nổi. Liên đội Vân Phi (Sơn Tây), liên đội Duy Viên (Vĩnh Linh, ngày nay thuộc tỉnh Quảng Trị) và nhiều liên đội khác đã nhanh chóng thành lập các hợp tác xã Măng non, với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực. Trong đó nổi bật là phong trào chăm sóc trâu bò béo khỏe. Trong nhiều năm hợp tác xã Măng non Phú Mẫn (Bắc Ninh) là điển hình tiêu biểu của phong trào thi đua chăm sóc trâu bò béo khỏe và tháng 5 năm 1969, hợp tác xã Măng non của các em đã vinh dự được Bác Hồ gửi thư khen. Trong phong trào chăm sóc trâu bò béo khỏe, thiếu nhi xã Thắng Lợi (huyện Duy Tiên, Hà Nam), còn có sáng kiến làm gối cho trâu bò nghỉ và làm vệ sinh chuồng trại hàng ngày.
Năm 1958, theo sáng kiến của thiếu nhi tỉnh Sơn Tây và thành phố Hải Phòng, thiếu nhi các tỉnh và thành phố trên miền Bắc đã sôi nổi đẩy mạnh phong trào làm "Kế hoạch nhỏ". Ngày 2-12-1958, bác Tôn Đức Thắng, Chủ tịch ủy ban Thường vụ Quốc hội viết thư hoan nghênh sáng kiến đó của các em và cho phép mở rộng phong trào trong tất cả các đối tượng thiếu niên, nhi đồng ở tất cả các địa phương. Phong trào "Kế hoạch nhỏ" nhanh chóng cuốn hút các em thiếu niên, nhi đồng các địa phương sôi nổi tổ chức chăn nuôi, sản xuất, tiết kiệm, thu nhặt phế liệu... lấy tiền góp chung xây dựng Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong đặt tại Hải Phòng. Một trong những hoạt động nổi bật của thiếu nhi cả nước thời kỳ này là việc thực hiện phong trào "Kế hoạch nhỏ" tham gia xây dựng Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong. Nhà máy được khởi công xây dựng từ cuối năm 1958. Thiếu nhi Hải Phòng bên cạnh việc thực hiện kế hoạch nhỏ, thu gom phế liệu, chăn nuôi gà... bán lấy tiền góp vào xây dựng nhà máy, đã đóng góp hàng vạn lượt ngày công trực tiếp tham gia lao động trên công trường xây dựng nhà máy. Các em đã tham gia đẩy xe chở đất, chở gạch giúp các chú công nhân; dọn dẹp mặt bằng, làm các công việc phục vụ công tác thi công, hỗ trợ các cô, các chú công nhân trong các khâu đánh vữa, khuân vác giàn giáo... góp phần nhanh chóng đưa nhà máy đi vào sản xuất, làm ra nhiều sản phẩm phục vụ cho thiếu nhi như đồ chơi, đồ dùng học tập, giày dép, dụng cụ thể thao...
Và ngày 17-5-1960, Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong đã đi vào hoạt động, đoàn đại biểu thiếu nhi miền Bắc dự lễ khánh thành đã nhận được 18.000 đồ chơi các loại - những sản phẩm đầu tiên do nhà máy làm ra, để trao tặng thiếu nhi miền Nam đang phải sống dưới ách thống trị của Mỹ và nguỵ quyền tay sai.
Được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các anh, chị phụ trách, thiếu niên, nhi đồng ở các địa phương còn tham gia làm nhiều việc tốt, tuỳ theo lứa tuổi và hoàn cảnh của mình, như tham gia hoạt động văn hóa văn nghệ, tập luyện thể dục thể thao... Trong phong trào bình dân học vụ, thanh toán nạn mù chữ, thiếu niên, nhi đồng cũng là một lực lượng đóng góp phần công sức đáng kể trong vận động người đi học, làm các "thầy cô giáo nhỏ", hướng dẫn bạn mình, giúp đỡ bố mẹ, anh chị và nhiều người lớn xung quanh thanh toán nạn mù chữ và học bổ túc văn hóa. Em Nguyễn Văn Tống (Hà Đông - nay thuộc tỉnh Hà Tây), là một thiếu niên ham học đồng thời em cũng thường xuyên quan tâm giúp đỡ người khác học chữ. Nhiều hôm đêm tối, Tống vẫn không quản ngại đường thôn vắng vẻ, tận tình đến từng nhà động viên bà con đi học. Nhiều người do lớn tuổi, tiếp thu chậm, Tống vẫn kiên trì chỉ dẫn tập viết từng chữ, ghép từng vần. Với thành tích tham gia diệt dốt, Nguyễn Văn Tống đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Cùng thời điểm trên, nhiều em thiếu niên, nhi đồng ở các tỉnh miền Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào đã được tập kết ra miền Bắc theo ba má, hoặc do ba má phải ở lại miền Nam công tác, được Đảng, Nhà nước cho ra miền Bắc học tập. Để đảm bảo cho các em được tham gia các hoạt động tập thể, được học tập và vui chơi thoải mái như mọi thiếu niên, nhi đồng tại các địa phương, tổ chức Đoàn Thanh niên các cấp đã có nhiều hình thức thích hợp, tạo điều kiện để thiếu nhi hai miền Nam - Bắc có mối quan hệ đoàn kết gắn bó trong học tập, trong vui chơi, làm cho các em thiếu niên, nhi đồng miền Nam cảm thấy như được sống ở nhà mình, ở quê hương miền Nam của mình. Nhiều tỉnh ở miền Bắc lúc này có trường học sinh miền Nam với hàng ngàn học sinh theo học, bên cạnh việc tổ chức Hiệu đoàn học sinh với các hoạt động sôi nổi được tổ chức chặt chẽ đến từng lớp học, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên đã thành lập Ban Chấp hành học sinh, một tổ chức đại diện cho học sinh trong các trường học, có tác dụng giáo dục ý thức tự chủ cho học sinh, nhằm thống nhất phong trào học sinh trong các trường học, tạo cơ hội để học sinh miền Bắc, học sinh miền Nam, học sinh Việt Nam và học sinh Hoa kiều... có dịp giao lưu, tăng cường mối quan hệ gắn bó với nhau.
Thiếu niên, nhi đồng ở các tỉnh, thành phố miền Nam tập kết ra miền Bắc học tập luôn luôn được sự quan tâm chăm sóc đặc biệt của Đảng, của Bác Hồ kính yêu. Mặc dù bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác Hồ vẫn luôn dành cho các em những tình cảm hết sức trìu mến. Bác đã nhiều lần đến thăm, động viên học sinh miền Nam tập kết ở nhiều trường. Ngày 28-9-1957, Bác gặp thiếu nhi miền Nam ở Câu lạc bộ Lao động (Hà Nội); ngày 28-9-1958, Bác đến thăm trường Nhi đồng miền Nam ở Hải Phòng; ngày 18 -1-1960, Bác đến thăm trường Học sinh miền Nam số 12 ở Hải Phòng; ngày 2-2-1960, Bác thăm trại Thiếu nhi miền Nam tại Hà Nội...
Bác thường xuyên căn dặn thiếu nhi và các anh chị phụ trách miền Nam tập kết ra miền Bắc học tập và sinh hoạt:
"Trong thời gian ở đây, gần Đảng, gần Chính phủ, gần Bác, các cháu và các cô, các chú nên hăng hái học tập và công tác, sao cho đến ngày nước nhà thống nhất trở lại quê hương, các cháu và các cô, các chú đều là những người gương mẫu về tư tưởng, đạo đức, cũng như về mọi mặt khác".
*
*   *
ở các tỉnh miền Nam, sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, không khí hòa bình đã bao trùm lên hầu khắp các xóm làng, các thành phố. Thiếu niên, nhi đồng các địa phương đã cùng bà con, cô bác tổ chức ca múa mừng thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm. Nhiều nơi các em thiếu nhi đã cùng các anh, chị thanh niên tổ chức ca múa suốt đêm, bày tỏ niềm vui sướng và khát vọng được sống trong cảnh hòa bình yên vui. Đồng thời ở nhiều địa phương, dưới sự hướng dẫn của tổ chức Đảng và chính quyền cách mạng, cùng với bà con nhân dân, các em thiếu niên, nhi đồng cũng được các anh, chị phụ trách phổ biến sâu rộng tinh thần ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ về lập lại hòa bình ở Việt Nam, về ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp. Nhiều địa phương còn chuẩn bị lý lẽ cho các em để sau này khi gặp địch phá hoại Hiệp định Giơnevơ, các em có thể đấu tranh với chúng phù hợp với từng tình huống cụ thể. Những thiếu niên nhi đồng được đi tập kết ra miền Bắc, trong đó có nhiều em phải xa gia đình, xa bố mẹ, anh em, đều sẵn sàng lên đường.
Mặc dù thời gian được sống trong điều kiện hòa bình không bao lâu, nhưng hầu hết thiếu niên và nhi đồng các tỉnh miền Nam thời kỳ này đều được sự quan tâm giáo dục trên nhiều mặt. Hình thức phổ biến để tập hợp các em là vận động các nhân sĩ trí thức tiến bộ mở các trường tư thục làm cơ sở để thông qua các bài học về địa lý lịch sử, luân lý... truyền thụ cho các em những kiến thức về quá trình dựng nước và giữ nước trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm của ông cha; về đất nước tươi đẹp; về truyền thống cần cù, dũng cảm của nhân dân... làm cho các em hiểu và thêm yêu mến Tổ quốc, có ý thức gìn giữ mảnh đất mình đang sống. Nhiều trường công và trường tư có xu hướng tiến bộ, như trường Văn Lương (thị trấn Long Đất, tỉnh Bà Rịa), trường Huỳnh Khương Ninh (Sài Gòn), trường Diên Hồng (thị xã Quảng Ngãi) đã sử dụng các giáo trình tiến bộ để giảng dạy các em tinh thần yêu nước, thương nòi... Thông qua những chiến công chống giặc ngoại xâm của các anh hùng, nghĩa sĩ của dân tộc, như Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lê Hoàn, Lý Thần Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung... các thầy giáo, cô giáo có tâm huyết đã truyền cho các em lòng tự hào và tự tôn dân tộc. Nhiều trường còn tổ chức cho các em đi tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa... làm cho các em thêm yêu quí đất nước quê hương; dạy các em thương yêu ông bà, cha mẹ, anh chị em, biết giúp đỡ bà con làng xóm, bè bạn; biết quí trọng những gì thế hệ đi trước đã giành lại được...
Sau khi Hiệp định Giơnevơ về lập lại hòa bình trên bán đảo Đông Dương được ký kết, nhất là sau khi tìm cách hất được chân Pháp, độc chiếm miền Nam Việt Nam, đưa tên độc tài Ngô Đình Diệm lên làm tay sai cho chúng, đế quốc Mỹ đã bằng mọi giá thôn tính miền Nam Việt Nam bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Trong đó trên lĩnh vực "văn hoá, tư tưởng và giáo dục" đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm thực hiện dã tâm "bôi đen bọn trẻ để cộng sản không nhuộm đỏ lại được". Chúng cho rằng "Văn hóa, tư tưởng, giáo dục là một lĩnh vực đặc thù mà kết quả của nó có tính chất quyết định cho cuộc đọ sức... Đây là cuộc chiến tranh ý thức hệ chống lại ý thức hệ, chiến tranh lý tưởng đối đầu lý tưởng" (thông điệp của Ngô Đình Diệm gửi bọn tay chân các cấp).
Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã bằng mọi cách, vừa lừa mị, dụ dỗ, mua chuộc, vừa thẳng tay đàn áp, khủng bố, kìm kẹp, đầu độc thanh, thiếu niên với các chiêu bài "Độc lập", "Quốc gia", "Tự do dân chủ"; với triết lý duy tâm "nhân vị, duy linh"; xuyên tạc lịch sử, làm cho các em nhầm lẫn giữa các anh hùng dân tộc có công cứu nước với bọn bán nước cầu vinh; nhồi nhét tâm lý tự ti trước sức mạnh quân sự, kinh tế, khoa học kỹ thuật của Mỹ, làm cho thanh, thiếu nhi từ sợ Mỹ đi đến phục Mỹ, đi đôi với truỵ lạc hoá về lối sống, khuyến khích trào lưu CCTY (cho tình yêu, cướp tình yêu) làm cho thanh, thiếu niên chìm đắm trong xì ke, ma tuý, truỵ lạc... sống buông thả, bi quan, thất vọng và cuối cùng cam tâm làm tay sai cho chúng để được thỏa mãn những dục vọng thấp hèn.
Chúng coi nhà trường là nơi đào tạo, rèn luyện nên một tầng lớp trí thức trẻ chỉ biết chạy theo đồng tiền, là nơi dự trữ thanh, thiếu niên cho việc đôn quân bắt lính, biến họ thành những sĩ quan tương lai trung thành với những lợi ích quốc gia của Mỹ, sống lệ thuộc vào Mỹ. Do đó  số lượng cố vấn giáo dục đã không ngừng tăng lên. Năm 1954, Mỹ mới đưa vào miền Nam Việt Nam 54 cố vấn giáo dục, đến năm 1965 con số đó đã tăng lên 1.700 người và năm 1975 lên tới con số 2.400 người.
Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai còn coi trọng việc đoàn ngũ hóa thiếu nhi. Chúng không từ cả thủ đoạn úp bộ, bắt thiếu nhi vào các tổ chức phản động để dễ bề kiểm soát, lôi kéo và kìm kẹp các em, như tổ chức thiếu nhi cộng hòa (thời kỳ 1955-1960); Thiếu nhi phòng vệ dân sự, Thiếu nhi Phượng hoàng, Thiếu nhi tự báo, Thiếu nhi trừ gian, Thiếu nhi Văn tác vụ... Chúng thường tổ chức các hội trại, duyệt đoàn, đồng phục...  đánh vào tâm lý hiếu kỳ, ưa hoạt động của các em, ngày càng đưa các em xa dần ảnh hưởng của cách mạng. Trong quân đội nguỵ, chúng còn bố trí mỗi trung đoàn 1 sĩ quan cấp trung úy phụ trách công tác thiếu nhi, các binh chủng đều có trường thiếu sinh quân, có đoàn hướng đạo quân đội. ở cấp tiểu học chúng thực hiện hàng đội tự trị; ở cấp trung học có chương trình phát triển sinh hoạt học đường; ở nông thôn chúng tổ chức thiếu nông 4T (gồm: Trí óc sáng suốt, Tấm lòng thành thực, Tay chân cứng rắn và Thân thể tráng kiện) tập hợp tất cả thanh, thiếu niên từ 12 đến 20 tuổi, lấy biểu tượng là 4 lá me trên nền trắng, 4 chữ T thích trên cánh tay...
Trong điều kiện đế quốc Mỹ và nguỵ quyền tay sai ra sức đầu độc, lôi kéo thiếu niên, nhi đồng, việc nhiều trường học tranh thủ đưa các chương trình tiến bộ giảng dạy cho học sinh đã góp phần đáng kể làm cho phần lớn các tầng lớp thanh, thiếu nhi miền Nam dù phải sống trong chế độ đen tối của Mỹ - nguỵ vẫn không bị vấy bùn, vẫn kiên trung bất khuất, tiếp nối truyền thống ngàn năm của tổ tiên. Trong nhiều trường hợp thiếu nhi miền Nam thời kỳ này đã lợi dụng ngay các tổ chức do địch lập ra để chống lại chúng, dùng ngay tổ chức của chúng lập ra để che mắt chúng, bảo vệ cán bộ cách mạng, đặc biệt trong những lúc cách mạng gặp khó khăn, kẻ địch khủng bố gắt gao, cơ sở gần như bị mất trắng, như trong các năm 1955-1958 và giai đoạn 1970-1972.
Những năm đầu thực hiện Hiệp định Giơnevơ, các lực lượng vũ trang của ta chuyển quân tập kết ra miền Bắc. Từ hoạt động công khai, Đảng ta chuyển sang hoạt động bí mật. Tổ chức Đoàn, tổ chức Đội không còn. Phần lớn những đoàn viên còn ở lại tiếp tục cuộc đấu tranh đều hoạt động đơn tuyến, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của những đảng viên tại địa bàn. Thậm chí có thời kỳ bị địch khủng bố trắng, trong số đảng viên ấy, người thì bị địch giết hại, người được điều lánh đi nơi khác, nhiều đoàn viên thanh niên phải làm nhiệm vụ như một đảng viên... Nhưng dưới sự chỉ đạo của Đảng, dù trong hoàn cảnh khốc liệt, nhiều đoàn viên thanh niên và thiếu nhi vẫn kiên cường bám trụ, đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn tìm cách "bôi đen" thiếu niên, nhi đồng của địch. Được Đảng giao phụ trách thiếu niên, nhi đồng, nhiều đoàn viên và thanh niên đã tìm mọi cơ hội hướng dẫn các em thiếu niên, nhi đồng tham gia các phong trào của nhân dân, như phong trào "Bảo vệ hòa bình" của nhân dân Sài Gòn do luật sư Nguyễn Hữu Thọ, giáo sư Phạm Huy Thông, và Nguyễn Văn Dưỡng lãnh đạo; cùng cha mẹ, anh chị xuống đư

File đính kèm:

  • docTAI LIEU(3).doc