Bài giảng Chương V: Thiếu niên Việt Nam trong hành trình cùng dân tộc thực hiện đổi mới đất nước (1986 - 2001)

doc43 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chương V: Thiếu niên Việt Nam trong hành trình cùng dân tộc thực hiện đổi mới đất nước (1986 - 2001), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG V
THIẾU NIÊN VIỆT NAM TRONG HÀNH TRÌNH CÙNG DÂN TỘC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC 
(1986 - 2001)
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986) với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật đã đề ra đường lối đổi mới đất nước tạo bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã chỉ đạo những nhiệm vụ trọng tâm công tác của Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi đó là:
- Từng bước đổi mới công tác tổ chức, cán bộ và công tác giáo dục chính trị tư tưởng để tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V. 
- Đổi mới hoạt động của Đoàn trên các lĩnh vực đời sống, xã hội, quan tâm đến những lợi ích chính đáng của tuổi trẻ. 
Sự chỉ đạo đổi mới nội dung và phương pháp công tác của Đoàn đã tác động tích cực đến công tác Đội và phong trào thiếu nhi cả nước. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 11 năm 1987) đánh giá cao những thành tích của công tác Đội và phong trào thiếu nhi đã đạt được, đồng thời cũng chỉ rõ những thiếu sót cần phải khắc phục. 
Báo cáo tại Đại hội khẳng định tổ chức Đoàn các cấp đã có nhiều chủ trương bám sát mục tiêu và nguyên lí giáo dục theo hướng đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các em. Việc ban hành và chỉ đạo thực hiện chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp, làm cho hoạt động Đội đi dần vào nền nếp và ngày càng có chiều sâu. Nghị quyết 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (khóa IV) đã được triển khai, mở ra nhiều hình thức tập hợp thiếu nhi trên địa bàn dân cư, xuất hiện nhiều mô hình tốt như các xã Thái Thịnh (Thái Bình), Mỹ Thành (Nghệ An)... Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V đề ra chủ trương: "Toàn Đoàn chăm lo xây dựng Đội và chăm sóc giáo dục thiếu niên, nhi đồng". 
Cuộc "Hành quân theo bước chân những người anh hùng" do Đoàn phát động được các tổ chức Đội ở cơ sở nhiệt liệt hưởng ứng. Đỉnh cao của cuộc hành quân là các cuộc gặp gỡ "Cháu ngoan Bác Hồ, Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" năm 1984; "Chiến sĩ nhỏ giải phóng quân" năm 1985; Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ II năm 1986. 
Các phong trào đã trở thành truyền thống như "Công tác Trần Quốc Toản, "Kế hoạch nhỏ", "Tiến bước lên Đoàn" v. v... ngày càng được phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh, Sông Bé có phong trào "Tìm địa chỉ đỏ" "Lớp học tình thương"; Hà Nội và Hải Phòng có "Sưu tầm truyền thống cách mạng"; Đồng Tháp có "Theo dấu vết son"... Hoạt động học tập, hướng nghiệp và vui chơi phát triển thêm nhiều hình thức mới. Đội còn tổ chức nhiều hoạt động xã hội như "Vì điểm tựa tiền tiêu", "Sao đỏ an ninh", "Câu lạc bộ phòng cháy, chữa cháy trẻ"; "Chữ thập đỏ trẻ" v. v... Hoạt động đoàn kết quốc tế được đẩy mạnh. Nhân năm "Quốc tế hòa bình" phong trào "Triệu lá thư, triệu việc làm vì hòa bình" từ Thủ đô lan nhanh ra nhiều tỉnh, thành phố. Báo Thiếu niên Tiền phong mở cuộc thi tranh vẽ quốc tế "Để mãi mãi xanh" được đông đảo thiếu nhi trong nước và quốc tế hưởng ứng, nay đã trở thành cuộc thi truyền thống hàng năm. 
Ngoài việc biểu dương những chuyển biến đáng kể như đã nêu trên, báo cáo của Đại hội còn chỉ rõ: Toàn Đoàn chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về công tác thiếu nhi và vai trò, vị trí của tổ chức Đội. Nhiều cấp bộ Đoàn còn buông lỏng chỉ đạo, nhiều chủ trương, nghị quyết về công tác thiếu nhi không được triển khai, có nơi còn khoán trắng cho cán bộ phụ trách. 
Với tinh thần xây dựng Đoàn bắt đầu từ xây dựng Đội để thực hiện chương trình: "Toàn Đoàn chăm sóc giáo dục thiếu nhi, toàn Đoàn chăm lo xây dựng Đội" cần tăng cường xây dựng và phát triển tổ chức Đội, mở rộng các hình thức hoạt động Đội trong nhà trường và trên địa bàn dân cư được mở rộng để thu hút tất cả thiếu nhi đi học và không đi học vào tổ chức Đội. Tiếp tục giáo dục theo 5 điều Bác Hồ dạy, hình thành trong thiếu nhi tính tích cực chính trị, xã hội, tình yêu lao động, sáng tạo, nếp sống, đạo đức lành mạnh. Bồi dưỡng và tạo mọi điều kiện để đội viên phát huy vai trò tự quản, xây dựng nhiều chi đội mạnh, liên đội mạnh, Sao nhi đồng tự quản. Qua hoạt động Đội, thiếu niên nhi đồng phấn đấu trở thành Cháu ngoan Bác Hồ, thành đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. 
Hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã phát động trong thiếu niên, nhi đồng cả nước phong trào "Nói lời hay, làm việc tốt, phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ". 
Đại hội cũng đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể như tập trung phát triển các nhà thiếu nhi, câu lạc bộ thiếu nhi, điểm vui chơi, hợp tác xã Măng non; các hình thức hoạt động văn nghệ, thể thao, tham quan du lịch... nhằm tập hợp đông đảo thiếu nhi hoạt động theo sở thích. 
Tập trung xây dựng Hội đồng Đội các cấp đủ sức tham mưu cho Đoàn và chỉ đạo công tác thiếu nhi, phối hợp với các ngành, đặc biệt là giáo dục để nhanh chóng có quy hoạch xây dựng, bồi dưỡng, đào tạo hệ thống cán bộ phụ trách Đội, từng bước hình thành đội ngũ chuyên gia giỏi về công tác thiếu nhi. 
Xây dựng trường Đội ở Trung ương, củng cố khoa thiếu nhi của Trường Đoàn các tỉnh, thành phố. Khuyến khích các địa phương xây dựng Trường Đoàn, trường cán bộ Đội để bồi dưỡng cán bộ ban chỉ huy, phụ trách chi đội, cộng tác viên cả trong và ngoài nhà trường. Liên các lực lượng xã hội để bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. 
Cũng ở thời điểm này, cùng với phong trào "Ngày lao động vì tương lai con em chúng ta" do ủy ban thiếu niên, nhi đồng phát động, Đoàn đã tích cực thực hiện và đề xuất với Đảng, chính quyền các cấp xây dựng cơ sở vật chất cho công tác giáo dục thiếu nhi. Đồng thời tổ chức Đoàn kiến nghị với các lực lượng xã hội có sự phân công, phối hợp trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi để mỗi ngành, mỗi cấp có kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện một cách thiết thực và có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục thiếu nhi với khẩu hiệu "Tất cả vì hạnh phúc con em chúng ta". 
Với quan điểm xây dựng Đoàn bắt đầu từ xây dựng Đội, Đại hội Đoàn lần thứ V một lần nữa khẳng định Đội TNTP Hồ Chí Minh là "Tổ chức quần chúng cộng sản của  thiếu nhi Việt Nam" là "lực lượng dự bị của Đoàn". Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V cũng chỉ rõ cần "Tích cực mở rộng các hình thức hoạt động Đội ở nhà trường và ở địa bàn dân cư, thu hút tất cả các em đi học và không đi học vào tổ chức Đội", với quan điểm, nhận thức đó Đại hội khẳng định sự thống nhất Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh với Đội TNTP Hồ Chí Minh. Việc thống nhất này đã góp phần tăng cường vị trí, vai trò của Đội TNTP Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới và xác định rõ nhi đồng là lực lượng dự bị của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Các em sinh hoạt theo các Sao nhi đồng, mỗi sao 5 đến 7 em, phụ trách sao là các anh, chị đội viên TNTP; mục tiêu phấn đấu của nhi đồng là trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh. Đại hội quyết định hoàn thiện Hội đồng Đội Trung ương trên cơ sở Nghị quyết 46 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn khóa IV. Hội đồng Đội được thành lập từ Trung ương đến cơ sở (gọi tắt là Hội đồng Đội). Hội đồng Đội vừa thay mặt cho Đoàn, vừa đại diện cho Đội TNTP Hồ Chí Minh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của Đội và phong trào thiếu nhi ở trong nước cũng như trong quan hệ đối ngoại. Sau Đại hội Đoàn toàn quốc, ngày 6 tháng 3 năm 1988 Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã quyết định thành lập Hội đồng Trung ương Đội TNTP Hồ Chí Minh khóa II (gọi tắt là Hội đồng Đội Trung ương) gồm 21 đồng chí đại diện cho các Ban của Trung ương Đoàn và lãnh đạo Bộ Giáo dục tham gia do anh Phùng Ngọc Hùng, Bí thư Trung ương Đoàn làm Chủ tịch. 
Ngày 23 tháng 9 năm 1988 Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đoàn khóa V đã họp và kết luận về "Một số vấn đề tổ chức hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh". Nội dung các kết luận của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn nêu rõ:
- Về công tác tổ chức của Đội phải chú trọng đến tính chất tự quản và dân chủ trong sinh hoạt Đội. 
- Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường cho những em đi học và tổ chức Đội ngoài nhà trường cho những em chưa có điều kiện đến trường. Tiến hành thí điểm tổ chức Đội hỗn hợp trên địa bàn dân cư. Mục tiêu là những nơi nào có các em thì ở đó phải có tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh để thu hút, tập hợp các em vào hoạt động Đội, quy định tính chất, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy cụ thể cho Hội đồng Đội ở từng cấp. Hướng chung là: Hội đồng Đội vừa có tính chất đại diện của các em thiếu nhi là bộ phận của Đoàn trực tiếp phụ trách Đội. Tuy nhiên tính đại diện ở mỗi cấp có khác nhau. 
Về nội dung và những biện pháp đối với công tác Đội:
+ Cần phát huy tối đa sự tự quản và tinh thần dân chủ trong tổ chức Đội. Giao cho Hội đồng Đội Trung ương sớm soạn thảo ban hành và hướng dẫn thực hiện "Chương trình đội viên", "Quy trình hoạt động của chi đội và liên đội". Khôi phục lại nội san "Người phụ trách", phát triển các hình thức sinh hoạt nghiệp vụ phụ trách như "Câu lạc bộ phụ trách", "Liên đội phụ trách". 
+ Tăng cường trách nhiệm của các cấp bộ Đoàn đối với công tác Đội. 
Rà soát, đánh giá tình hình tổ chức hoạt động của Hội đồng Đội từng cấp, có biện pháp lãnh đạo để thực hiện theo quy chế Hội đồng Đội của Ban thường vụ Trung ương Đoàn. 
Để động viên kịp thời cán bộ làm công tác phụ trách, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quyết định ban hành danh hiệu và huy chương "Người phụ trách giỏi" để tặng cho các cán bộ có thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng. Đây là phần thưởng của Đoàn để đánh giá những cống hiến của lực lượng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh. 
Với sự chỉ đạo sát sao của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn và Hội đồng Đội các cấp, hoạt động làm kế hoạch nhỏ xây dựng khách sạn Khăn quàng đỏ được đội viên và thiếu nhi cả nước hưởng ứng sôi nổi và sau một thời gian đã đóng góp được 183.844.676 đồng gửi về tài khoản của Trung ương. Sau 6 năm vận động, triển khai phong trào và được sự ủng hộ của các ngành, đoàn thể và các bậc cha mẹ, ngày 16-5-1987 khối nhà ở của khách sạn được bàn giao và đưa vào sử dụng và một thời gian sau hai khối nhà kiến trúc phù hợp với tuổi thơ, hội trường và khu vườn hoa được hoàn thành đã là nơi đón tiếp thiếu nhi cả nước đến ở, sinh hoạt trong các kỳ đại hội cháu ngoan Bác Hồ hoặc về Hà Nội viếng Bác, thăm Thủ đô đúng theo ý nguyện ban đầu của các em. 
Qua phong trào "Kế hoạch nhỏ", ở các tỉnh Phú Khánh, Lâm Đồng, Tây Ninh, Tiền Giang... các em đã góp phần xây dựng công trình "Những chiếc xe khăn quàng đỏ" để mua ô tô phục vụ hoạt động thiếu nhi tại địa phương mình. Phong trào của các em cũng nhận được sự ủng hộ to lớn của các cơ quan, đoàn thể trong việc xây dựng khách sạn Khăn quàng đỏ như sự ủng hộ kinh phí của Hội Liên hiệp phụ nữ, 200m3 gỗ quý của Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân và thanh niên tỉnh Hà Tuyên. Các đơn vị Đội khảo sát đo đạc Bộ tư lệnh Công binh giúp các em không lấy tiền công, Công ty kiến trúc đường sắt của Bộ Giao thông Vận tải, Xí nghiệp xây dựng Ba Đình, Trung đoàn 29, Sư đoàn 319 quân khu 3 vừa ủng hộ vật chất vừa tham gia xây dựng với tinh thần vì thiếu nhi và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 
Cũng vào thời điểm này, từ sáng kiến của các bạn thiếu nhi Thái Thịnh (Thái Thụy, Thái Bình) thiếu nhi cả nước đã phát triển rộng khắp phong trào kế hoạch nhỏ với những cách làm phù hợp với từng địa phương như tham gia lao động công ích cho xã hội để bảo vệ mùa màng, các em đội viên ở các tỉnh Thái Bình, Hà Nam Ninh, Quảng Nam - Đà Nẵng, Vĩnh Phú (cũ)... đã tổ chức "Hội hoa đăng bắt bướm"; các em ở huyện Phước Long (Sông Bé) tổ chức chăm sóc vườn cây cao su và đã dọn sạch được 7 ha vườn cây cao su cho nông trường. Phong trào tổ chức tăng gia sản xuất và chăn nuôi ở chi đội, liên đội hay ở HTX Măng non, liên đội trường PTCS Thắng Lợi (Bắc Thái), các em ở tỉnh Long An tổ chức nuôi nấm mèo, nấm rơm. Các em ở Thuận Hải trồng cây, ươm cây con để bán. Các em ở xã Mỹ Thành (Nghệ Tĩnh) trồng lúa, nuôi cá. Bên cạnh đó còn có những hình thức khác như xây dựng phòng học, đóng bàn ghế hay tổ chức phong trào "Khéo tay hay làm". ở Vũng Tàu, Côn Đảo làm được hơn 2.000 sản phẩm đồ chơi gửi cho các em mẫu giáo nhà trẻ. 
Phong trào thu nhặt phế liệu, phế phẩm, thu nhặt giấy vụn, mảnh chai, túi ni lông, hạt táo được triển khai ở hầu khắp các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước thu hút đông đảo thiếu nhi và các lực lượng xã hội tham gia, đặc biệt là ở địa bàn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Thái Bình. Nhiều đơn vị đã sớm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nhỏ, ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, thiếu nhi đã có phong trào mót thóc, dùng đất dẻo chấm lúa rơi vãi với khẩu hiệu "Hạt lúa, hạt vàng". ở tỉnh Hậu Giang các em đã tổ chức những ngày thu nhặt thóc rơi ở các nông trường như là những ngày hội với trống, cờ, khẩu hiệu để tạo khí thế. Các em ở Vũng Tàu thu nhặt vỏ sò, bông sứ... bán lấy tiền làm kế hoạch nhỏ. Các em ở Đắc Lắc thu nhặt quả cà phê, các em ở Bắc Thái thu nhặt bông chín, hái nấm hương, mộc nhĩ bán cho ngoại thương để xuất khẩu... 
Có thể thấy phong trào kế hoạch nhỏ đã làm phong phú thêm hoạt động Đội, tạo không khí thi đua rất sôi nổi giữa các thành phố, giữa các chi đội, liên đội với nhau. Qua phong trào đã có quỹ phục vụ cho hoạt động Đội, xây dựng được cơ sở vật chất ở các chi đội, liên đội như mua trống, cờ, khăn quàng đỏ. 
Thực hiện kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đoàn, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã chú trọng việc biểu dương, lựa chọn, khuyến khích đội ngũ cán bộ phụ trách. Gần 30 tỉnh, thành đã tổ chức các cuộc liên hoan, gặp mặt phụ trách giỏi, tiến tới liên hoan toàn quốc từ ngày 12 đến ngày 16-11-1988. Đây là Hội nghị cán bộ phụ trách giỏi toàn quốc đầu tiên, kể từ khi thống nhất Tổ quốc được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội và Bút Tháp (huyện Thuận Thành - Bắc Ninh). Về dự cuộc liên hoan có 216 đại biểu phụ trách giỏi toàn quốc trong đó có 187 phụ trách giỏi các tỉnh, thành và các đơn vị quân đội, công an; 29 cán bộ phụ trách ở Trung ương và các phụ trách cơ sở. 
Cuộc liên hoan lần này khẳng định sự trưởng thành và cống hiến của lực lượng phụ trách Đội và đã tuyên dương những anh chị phụ trách giỏi tiêu biểu của cả nước. Tại cuộc gặp gỡ cho thấy phong trào thi đua phấn đấu trở thành "Tổng phụ trách giỏi, cán bộ phụ trách giỏi" gắn với danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp đã trở thành nền nếp, thường xuyên hàng năm. Nhiều đề tài, sáng kiến của các anh chị phụ trách được khẳng định có giá trị lí luận và thực tiễn nhất là ở các tỉnh như Sông Bé, Bắc Thái, Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh... 
Trưởng thành và có nhiều cống hiến quý báu cho công tác phụ trách Đội và phong trào nhiều năm, trong đội ngũ cán bộ phụ trách đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu mà điển hình là người giáo viên Tổng phụ trách giỏi Nguyễn Đức Thìn (Tam Sơn - Tiên Sơn - Bắc Ninh) được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân vì tấm lòng cao cả hết mực thương yêu, chăm sóc đàn em, có nhiều sáng kiến và cách làm có hiệu quả trong công tác phụ trách Đội. Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ Hội đồng Đội các cấp và lớp lớp cán bộ Tổng phụ trách tuy gặp nhiều khó khăn về thời gian, về cuộc sống kinh tế gia đình, về nghiệp vụ nhưng bằng tâm huyết, bằng ý thức trách nhiệm của người thầy, người anh, người chị phụ trách, và bằng cả vốn nghề nghiệp đã được tích lũy với nhiều sáng tạo đóng góp tích cực trong công tác phụ trách. Chị Nguyễn Thị Dũ, Tổng phụ trách trường PTCS Tân Hiệp A, huyện Châu Thành (Tiền Giang) suốt 13 năm liền kiên trì xây dựng phong trào chi đội mạnh có kết quả, có sáng kiến duy trì được giờ sinh hoạt đội thành nền nếp. Từ phong trào, chị Dũ trở thành Tổng phụ trách giỏi, chiến sĩ thi đua liên tục của ngành giáo dục. Chị Trần Thị Châu, Tổng phụ trách trường PTCS Việt Thanh, Trấn Yên, Yên Bái tuy gia đình gặp rất nhiều khó khăn nhưng kiên trì làm công tác phụ trách 17 năm liền và hàng vạn anh, chị phụ trách Đội khác đang ngày đêm tìm mọi cách làm tốt nhất để xây dựng tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ngày càng vững mạnh, thúc đẩy phong trào, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu nhi ngày càng có hiệu quả thiết thực. Chị Nguyễn Thị Len, Tổng phụ trách trường PTCS An Tiến, Kiến An, Hải Phòng nhiều năm liền kiên trì xây dựng và tổ chức Sao nhi đồng đi vào hoạt động có nội dung, có nền nếp. Không những làm tốt công tác phụ trách trong trường, nhiều anh, chị Tổng phụ trách đã cố gắng đi vào địa bàn dân cư để đưa hoạt động của các em đi học gắn với thực tiễn, đáp ứng sở thích, nguyện vọng của các em và hàng nghìn anh chị phụ trách đã có nhiều sáng tạo trong công tác tổ chức hướng dẫn cho các em hoạt động thiết thực, bổ ích trong các HTX Măng non, các Đội Tuyên truyền Măng non phục vụ kịp thời cho yêu cầu giáo dục và gắn với yêu cầu tuyên truyền cổ động của Đảng và Nhà nước ở các vùng cao biên giới... 
Cũng ở thời điểm này, trên địa bàn dân cư, một "trận địa" đa dạng có nhiều khó khăn phức tạp, nhiều cán bộ phụ trách đã dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng, đấu tranh với bản thân, với môi trường công tác để làm tốt công tác phụ trách và đã có nhiều thành công như chị Nguyễn Thị Ngọc ánh, cán bộ Hội đồng Đội huyện Xuyên Mộc, tỉnh Đồng Nai tình nguyện đi vùng kinh tế mới của huyện chỉ đạo cơ sở liên tục gần 6 năm, đã thành công trong việc mở lớp bồi dưỡng BCH Đội với 8 lớp cho 405 em. Anh Lê Văn Chước là thương binh dũng cảm trong chiến đấu, trở về lao động công tác ở địa phương đã trở thành anh phụ trách năng động, kiên trì suốt 13 năm gắn bó với tổ chức Đội và các em ở xã Đông Thành, Đông Sơn, Thanh Hóa. 
Trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, bồi dưỡng, đào tạo và hướng dẫn nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ phụ trách của 80 cung, nhà thiếu nhi, khoa thiếu nhi các trường Đoàn, 2 trường Đội của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các trường sư phạm đã đóng góp nhiều kinh nghiệm có giá trị cả về thực tiễn chỉ đạo phong trào và nghiên cứu lí luận về công tác phụ trách. Nhiều giáo viên khoa công tác thiếu nhi trường Đoàn Trung ương, trường Đội Lê Duẩn Hà Nội, trường Đội thành phố Hồ Chí Minh có nhiều sáng kiến, nhiều công trình có giá trị trong việc gắn bó giảng dạy với việc hướng dẫn hoạt động thực tiễn. Tiêu biểu là cuốn sách "Lao động của người phụ trách" của Hồng Trực thành phố Hồ Chí Minh đã được xuất bản; Nguyễn Văn Minh (Nghệ An) có hàng chục năm tuổi nghề vẫn luôn luôn say sưa gắn bó với công việc hướng dẫn đào tạo các em cho đến khi nghỉ hưu. 
Nhiều anh chị đã dành trọn cả cuộc đời mình cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu nhi và xây dựng tổ chức Đội vững mạnh, có thể nói mỗi anh chị là một tấm gương tiêu biểu cho các em noi theo. 
Sự hy sinh, đóng góp của đội ngũ cán bộ phụ trách trong quá trình phấn đấu vượt qua những cam go, thử thách mới đã và đang đặt ra qua những lời căn dặn ân cần của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: "Không ai có khả năng làm tốt nhiệm vụ phụ trách thiếu niên nhi đồng bằng Đoàn thanh niên. Tôi mong Đoàn cần có kế hoạch thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ phụ trách Đội giàu tình thương và tinh thần trách nhiệm, có kiến thức và phương pháp vận động, tổ chức và giáo dục các em, làm gương tốt cho các em noi theo. 
Hơn bao giờ hết, lúc này trong công tác thiếu nhi, người phụ trách phải thật sự tôn trọng sự tự quản của Đội, phát huy tinh thần dân chủ của các em trong tổ chức Đội, trong từng hoạt động của Đội. 
Đối tượng mà các đồng chí phụ trách là trẻ em, cho nên công việc của các đồng chí có không ít khó khăn, phức tạp. Không phải bất cứ ai cũng làm được tốt công tác phụ trách thiếu nhi, vì ngoài sự tận tụy và các phẩm chất tốt đẹp, còn đòi hỏi những yêu cầu khác. Đó là lòng nhiệt tình yêu trẻ, là nghệ thuật giao tiếp và làm việc với trẻ em. Các đồng chí luôn ghi nhớ và thực hiện lời dạy của Bác Hồ: "Làm sao cho các cháu khi chơi là được học, mà trong khi học vui vẻ như được chơi". Có làm được như vậy thì Đoàn và Đội mới có thể thu hút mạnh mẽ các em tham gia các hoạt động tập thể của mình". 
Để ghi nhận thành tích của lực lượng phụ trách Đội, nhiều ngành, nhiều cấp như Tổng Công đoàn Việt Nam đã tặng Bằng lao động sáng tạo cho các anh chị phụ trách có quá trình hoạt động và nghiên cứu sáng tạo, Trung ương Hội phụ nữ cũng tặng Bằng khen và phần thưởng cho các phụ trách Đội là nữ, Bộ Giáo dục đã tặng Bằng khen và phần thưởng cho các giáo viên Tổng phụ trách giỏi các địa phương. 
Công tác Đội và phong trào thiếu nhi tiếp tục được nâng cao và phát triển đạt những thành tựu mới. Cuộc vận động "Hành quân theo chân Bác", hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu đã tạo cho đội viên, thiếu nhi cả nước có nhiều sáng kiến trong phong trào thi đua "Nói lời hay, làm việc tốt phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ". Và để rồi từ ngày 30-6 đến 4-7-1990, Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ III đã được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người. Đại hội khai mạc tại Hội trường lớn của Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. 189 đại biểu cháu ngoan Bác Hồ của 43 tỉnh thành và đại biểu cháu ngoan Bác Hồ thuộc đoàn Quân đội, Đường sắt trong đó có 62 nam và 127 nữ; 45 anh chị phụ trách giỏi tiêu biểu của các tỉnh thành và các đơn vị trực thuộc đại diện cho hàng vạn anh chị phụ trách cả nước đã về dự cùng với các cháu ngoan Bác Hồ; các đoàn đại biểu của Đội TNTP Lênin - Liên Xô; Đội thiếu niên Lào, Campuchia đến Việt Nam và tham gia các hoạt động của Đại hội. 
Trong phấn đấu thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành những cháu ngoan Bác Hồ đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong học tập, giúp nhau vượt khó để đến trường học giỏi. Đó là những tấm gương cháu ngoan Bác Hồ làm tốt công tác Trần Quốc Toản để tạo nên 1,9 triệu ngày công giúp gia đình thương binh, liệt sĩ, neo đơn và hơn 700.000 công tu sửa làm đẹp nghĩa trang liệt sĩ ở khắp các địa phương. Hàng trăm tấm gương dũng cảm cứu bạn và tham gia bắt kẻ gian bảo vệ xóm làng. Các đại biểu vui mừng báo cáo với các cô, bác lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bậc cha mẹ của mình về Đội TNTP Hồ Chí Minh, tổ chức của thiếu nhi Việt Nam. Các hoạt động của Đội đã hấp dẫn cuốn hút thiếu nhi cả nước. Đội đã thu hút 6 triệu đội viên và 4 triệu nhi đồng vào sinh hoạt ở hàng nghìn Sao nhi đồng. 
Thay mặt Đảng, Nhà nước, bác Võ Chí Công, ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước tuyên dương thành tích của Đội TNTP Hồ Chí Minh và cháu ngoan Bác Hồ cả nước:
"Các cháu hãy tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả của phong trào thi đua "Nói lời hay, làm việc tốt", "Phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ", để tới Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ tư, chúng ta đều phấn khởi tự hào báo công trước Bác Hồ kính yêu là tất cả các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam đều có cử chỉ đẹp, lời nói hay, việc làm tốt, mãi mãi xứng đáng với muôn vàn tình thương yêu của Bác Hồ, mãi mãi xứng đáng là "Cháu ngoan Bác Hồ". 
Sau buổi khai mạc trọng thể, Đại hội đã vào Lăng viếng Bác Hồ kính yêu và tổ chức các hoạt động ở Hà Nội, các đại biểu cháu ngoan Bác Hồ đã lên tàu hành quân vào Nghệ An quê Bác kính yêu với nhiều hoạt động bổ ích để rồi cùng thiếu nhi cả nước tập trung thực hiện tốt phong trào thi đua với những nội dung:
+ Đẩy mạnh phong trào thi đua "Nói lời hay, làm việc tốt, phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ" cả ở trong trường học, trên địa bàn dân cư và trong từng gia đình. 
+ Tổ chức và tham gia tích cực các hoạt động xã hội như: Cuộc vận động xóa mù chữ, vận động các bạn bỏ học đến trường và vào học các lớp học tình thương, giúp các bạn gặp khó khăn về kinh tế, bệnh tật, sức khỏe, tích cực tham gia các phong trào Trần Quốc Toản, Chữ thập đỏ, bảo vệ giữ gìn trật tự an toàn xã hội, nếp sống văn minh lành mạnh, vận động các bạn không hút thuốc, không xem sách, phim ảnh, nghe băng nhạc có nội dung xấu. 
+ Mỗi tháng chọn một ngày thiếu nhi làm chủ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tổ chức vui chơi giải trí lành mạnh tại các nhà thiếu nhi, các tụ điểm trên địa bàn dân cư, tham gia Hội khỏe Phù Đổng, tiếng hát Hoa phượng đỏ, các cuộc thi viết vẽ, thi văn nghệ, thi tuổi thơ sáng tạo nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Đoàn và 50 năm thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, xây dựng các "Công trình Măng non", xây dựng Đội vững mạnh giới thiệu các đội viên lớn lên Đoàn góp phần tích cực xây dựng tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh. 
Sau Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ III, thực hiện lời hứa của mình, đội viên thiếu niên cả nước đã tích cực thi đua "Nói lời hay, làm việc tốt, phấn đấu trở thành Cháu ngoan Bác Hồ". 
 Các hoạt động của Nhà thiếu nhi càng ngày càng phát triển đã góp phần tích cực vào các phong trào của Đội để trở thành Trung tâm Giáo dục hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với sự phát triển từ 86 đơn vị đã tăng lên 167 Cung thiếu nhi ở các tỉnh và các quận huyện cùng các điểm vui chơi ở xã, phường vào năm 1991. Để tạo thời cơ cho hệ thống Nhà thiếu nhi càng ngày càng phát triển và trở thành ngôi nhà chung của tuổi thơ, hè năm 1991, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa và Thông tin tổ chức Liên hoan các Nhà thiếu nhi toàn quốc lần thứ nhất tại Thủ đô Hà Nội. Liên hoan diễn ra từ ngày 5 đến 10-8-1991 có 28 đơn vị Cung, Nhà thiếu nhi và hơn 308 diễn viên nhỏ tuổi và 181 các anh chị phụ trách, giáo viên đạo diễn tham dự. 
Buổi lễ tổng kết trao giải của cuộc liên hoan các Nhà thiếu nhi đã được Trung ương Đoàn, Bộ Văn hóa Thông tin - thể thao và d

File đính kèm:

  • docTAI LIEU(1).doc