Bài giảng Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ

doc10 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
 -Nguyễn Dữ-
I.Kiến thức cơ bản

Tác giả
Nguyễn Dữ(?-?)
- Quê: Huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương 
- Là ông còn là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Ông sống ở thế kỉ XVI, thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền binh, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài.
- Ông học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan 1 năm rồi cáo quan về quê ở ẩn 
Hoàn cảnh sáng tác
Tác phẩm viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian, các truyền thuyết lịch sử, dã sử Việt Nam
Chuyện người con gái Nam Xương là một trong 20 truyện của “Truyền kì nạm lục”, mượn cốt truyện của truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”. 
Ý nghĩa nhan đề
- Truyền kì mạn lục: Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền 
Đại ý
Đây là câu chuyện về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phụ quyền phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị đẩy đến bước đường cùng phải tự kết liễu cuộc đời của mình để chứng tỏ tấm lòng trong sạch. 
Tác phẩm thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân: người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.
Nội dung
Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt cua người của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
Nghệ thuật
- Kết cấu độc đáo, sáng tạo.
- Nhân vật: diễn biến tâm lý nhân vật được khắc hoạ rõ nét.
- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc kết hợp tự sự + trữ tình + kịch.
- Yếu tố truyền kỳ: Kỳ ảo, hoang đường.
- Nghệ thuật viết truyện điêu luyện.
Tóm tắt truyện
- Vũ Nương là người con gái thuỳ mị nết na, lấy Trương Sinh (người ít học, tính hay đa nghi).
- Trương Sinh phải đi lính chống giặc Chiêm. Vũ Nương sinh con, chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Mẹ chồng ốm rồi mất.
- Trương Sinh trở về, nghe câu nói của con và nghi ngờ vợ. Vũ Nương bị oan nhưng không thể minh oan, đã tự tử ở bến Hoàng Giang, được Linh Phi cứu giúp.
- Ở dưới thuỷ cung, Vũ Nương gặp Phan Lang (người cùng làng). Phan Lang được Linh Phi giúp trở về trần gian - gặp Trương Sinh, Vũ Nương được giải oan - nhưng nàng không thể trở về trần gian.
II. Câu hỏi và bài tập
Bài 1: Theo em, lý do nào khiến Vũ Nương tìm đến cái chết? Suy nghĩ về mơ ước và thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
a. Lý do: 
+ Chiến tranh phong kiến
+ Xã hội phong kiến hà khắc, chế độ phong kiến nam quyền độc đoán
+ Trương Sinh đa nghi, ít học, hồ đồ, độc đoán
+ Lời nói dối với mục đích hoàn toàn tốt đẹp của Vũ Nương
+ Lời nói ngây thơ của bé Đản
+Vì bị chồng nghi oan không chung thủy
+ Hạnh phúc gia đình tan vỡ không thể hàn gắn lại được. 
b. Suy nghĩ về mơ ước và thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến: Họ đẹp người đẹp nết có mơ ước rất bình dị là được sống trong một gia đình hạnh phúc. Nhưng cuộc sống của họ luôn phải phụ thuộc bởi chế độ phong kiến hà khắc (trọng nam, khinh nữ) nên thân phận người phụ nữ chìm nổi lênh đênh, dẫn đến những kết cục bi thảm thật đáng thương. 
2. Đề bài: Có ý kiến cho rằng: Qua “Chuyện người con gái Nam Xương’, Nguyễn Dữ đã ca ngợi vẻ đẹp trong tính cách của Vũ Nương. Dựa vào “Chuyện người con gái Nam Xương”, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 
DÀN Y
A. Mở bài:
- DDVĐ: Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và “Chuyện người con gái Nam Xương”
- Nêu vấn đề: Nguyễn Dữ đã ca ngợi vẻ đẹp trong tính cách của Vũ Nương. Vũ Nương là người con gái thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp.
B. Thân bài: Làm rõ vẻ đẹp đức hạnh: 
1.Vũ Nương là một người vợ thuỷ chung:
- Khi mới về nhà chồng: hiểu rõ Trương Sinh có tính đa nghi, hay ghen, đối với vợ lại phòng ngừa qua sức, Vũ Nương hết sức giữ gìn khuôn phép, cư xử dịu dàng, đúng mực nên cuộc sống vợ chồng chưa từng xảy ra thất hòa. 
- Khi tiễn chồng đi lính: nàng rót chén rượu đầy, nói những lời ngọt ngào nồng đượm một tình yêu chung thủy:
+ Điều mơ ước lớn lao nhất của Vũ Nương không trông mong vinh hiển mà chỉ cần chồng được bình yên trở về: “Chàng đi … chữ bình yên”. 
+ Nàng xót thương, lo lắng, cảm thông trước những nỗi vất vả, gian lao, hiểm nguy mà chồng sẽ phải chịu đựng nơi chiến trận “Chỉ e việc …mẹ hiền lo lắng”.
+ Bày tỏ sự khắc khoải nhớ nhung da diết của mình “Nhìn trăng soi … cánh hồng bay bổng”” 
- Khi chồng đi lính: 
+ Nàng nhớ chồng da diết, nỗi buồn thương nhớ chồng khắc khoải triền miên theo thời gian
+ luôn thấy hình bóng chồng bên mình như hình với bóng.(cái bóng)
- Khi bị nghi oan:
+ Nàng nhẫn nhục, cố gắng hàn gắn tình cảm vợ chồng đang có nguy cơ tan vỡ. Nàng nói về thân phận của mình “vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”. Nàng nói về tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thủy chung son sắt của mình: “ Cách mặt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói”. Nàng cầu xin chồng đừng nghi oan”Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ”.
- Khi sống ở thuỷ cung: 
Nàng vẫn nặng tình với quê hương, với chồng con. Khi nghe Phan Lang kể chuyện về chồng con nàng rơm rớm nước mắt muốn được trở về vời gia đình.
2. Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo:
 - Thay chồng chăm sóc mẹ.
- Mẹ chồng ốm, nàng thuốc thang, lễ bái, nói lời ngọt ngào khuyên lơn.
- Mẹ chồng mất: nàng hết lòng thương xót, lo việc ma chay…như với cha mẹ đẻ. Lời người mẹ chồng trước lúc mất” Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ” là lời đánh giá khách quan nhân cách và công lao của Vũ Nương với gia đình nhà chồng, đã chứng minh, khẳng định tấm lòng hiếu thảo hết mức của Vũ Nương. Lời chăng chối ấy như tạc vào không gian, thời gian, dương gian hình ảnh một nàng con dâu hiếu thảo.
Vũ Nương là một người mẹ yêu thương con:
Một mình sinh con, nuôi con, dạy dỗ chăm sóc, yêu thương con. Nàng vừa là người mẹ vừa là người cha.
Thương đứa con nhỏ ngây thơ, tội nghiệp thiếu vắng người cha nên hàng đêm Vũ Nương chỉ cái bóng mình trên tường để dỗ dành con đó là cha Đản
Vũ Nương là người phụ nữ trọng nhân phẩm và tình nghĩa:
Vũ Nương đã chọn dòng sông quê hương để giãi tỏ tấm lòng trong trắng của mình, nàng “tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng …”. Lời than như một lời nguyền, xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và sự trong sạch của mình. Hàng động tự trẫm mình của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, có nỗi tuyệt vọng đắng cay, những cũng có sự chỉ đạo của lí trí. Đây không phải là hành động bột phát trong cơn nóng giận như trong truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”. Với nàng danh dự còn còn lớn hơn cả mạng sống.
Dù nhớ thương về quê hương nàng vẫn quyết giữ lời hứa với Linh Phi → coi trọng tình nghĩa.
C. Kết bài: 
- Khẳng định giá trị của tác phẩm
- Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội phong kiến




HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
 -Ngô gia văn phái -
I.Kiến thức cơ bản

Tác giả
- Ngô gia văn phái là một nhóm các tác giả dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai (Hà Tây) - một dòng họ lớn tuổi vói truyền thống nghiên cứu sáng tác văn chương ở nước ta.
* Ngô Thì Chí (1753-1788)
- Con của Ngô Thì Sỹ, em ruột của Ngô Thì Nhậm, từng làm tới chức Thiên Thư bình chướng tỉnh sự, thay anh là Ngô Thì Nhậm chăm sóc gia đình không thích làm quan.
- Văn chương của ông trong sáng, giản dị, tự nhiên mạch lạc.
- Viết 7 hồi đầu của Hoàng Lê nhất thống chí cuối năm 1786.
* Ngô Thì Du (1772-1840)
- Cháu gọi Ngô Thì Sĩ là bác ruột.
- Học rất giỏi, nhưng không dự khoa thi nào. Năm 1812 vua Gia Long xuống chiếu cầu hiền tài, ông được bổ làm đốc học Hải Dương, ít lâu lui về quê làm ruộng, sáng tác văn chương.
- Là người viết tiếp 7 hồi cuối của Hoàng Lê nhất thống chí (trong đó có hồi 14).
Hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm có tính chất chỉ ghi chép sự kiện lịch sử xã hội có thực, nhân vật thực, địa điểm thực.
- Là cuốn tiểu thuyết lịch sử - viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi gồm 17 hồi.
Ý nghĩa nhan đề
- Tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê (chí là một lối văn ghi chép sự vật, sự việc)
Nội dung
Với cảm quan lịch sử và lòng tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện một cách chân thực, sinh động hình ảnh Nguyễn Huệ và hình ảnh thảm bại của quân xâm lược cùng bọn vua quan bán nước.
Nghệ thuật
- Khắc hoạ một cách rõ nét hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ giàu chất sử thi.
- Kể sự kiện lịch sử rành mạch chân thực, khách quan, kết hợp với miêu tả sử dụng hình ảnh so sánh độc lập.
Tóm tắt truyện
Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long, Bắc Bình Vương rất giận, liền họp các tướng sĩ rồi tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra Bắc. Ngày 25 tháng chạp năm mậu Thân (1788) bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân (Huế) Quang Trung thân chinh cầm quân, vừa đi vừa tuyển quân lính, mở cuộc duyệt binh lớn, chia quân thành các đạo, chỉ dụ tướng lĩnh . Ngày 30 tháng chạp, quân Tây Sơn đến núi Tam Điệp, vua mở tiệc khao quân, hẹn mùng bảy năm mới vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo quân của Tây Sơn tiến lên như vũ bão: nửa đêm mồng 3 tháng giêng (1789) chiếm đồn Hà Hồi, ngày mồng 5 tháng giêng chiếm đồn Ngọc Hồi, tiến quân vào Thăng Long. Quân Thanh đại bại. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chuồn thẳng về biên giới phía Bắc, tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy chốn theo.
II. Câu hỏi và bài tập
Bài 1: Tại sao các tác giả là những người trung thành với nhà Lê lại viết đúng, viết thực, viết hay về người anh hùng Quang Trung, Nguyễn Huệ như vậy? (Theo em, nguồn cảm hứng nào chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung- Nguyễn Huệ?)
* Gợi ý: Các tác giả Ngô gia văn phái là những cựu thần, chịu ơn sâu, nghĩa nặng của nhà Lê, nhưng họ vẫn viết thực và hay về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ vì:
- Tác phẩm thuộc thể chí nên các tác giả vốn là những trí thức yêu nước, biết tôn trọng lịch sử và có ý thức dân tộc
- Họ đã không thể bỏ qua sự thực là ông vua Lê Chiêu Thống hèn nhát đã cõng rắn về căn gà nhà và chiến công lẫy lừng của Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của dân tộc
Bài 2: Hồi thứ 14 của tác phẩm miêu tả hai cuộc tháo chạy.
 a. Cho biết đó là hai cuộc tháo chạy nào? 
 b. Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy có gì khác biệt? Hãy giải thích ngắn gọn vì sao có sự khác biệt đó?
* Gợi ý: 
- Hai cuộc tháo chạy: một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống
- Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy đều là tả thực, với những chi tiết cụ thể nhưng âm hưởng lại rất khác nhau:
+ Cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh: nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”, “tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau ...”. Ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa vẻ hả hê, sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.
+ Cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống: Nhịp điệu chậm hơn, tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc tiếp đãi thịnh tình “giết gà làm cơm” của kẻ bề tôi ... âm hưởng ngậm ngùi, chua xót. Là những cựu thần của nhà Lê, các tác giả không thể không mủn lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng phụng thờ, tuy vẫn hiểu đó là kết cục không thể tránh khỏi.
Bài 3: Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ. 
a. Hành động mạnh mẽ và quyết đoán: từ đầu đến cuối đoạn trích , Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. Nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, lên ngôi hoàng đế, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. b. Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:- Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch. Lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An khẳng định chủ quyền dân tộc ta và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái với đạo trời của giặc “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng”; nêu bật dã tâm của giặc “Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải”; nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ xưa; kêu gọi quân lính “đồng tân hiệp lực”; ra kỉ luật nghiêm … Lời phủ dụ có thể xem như bài hịch ngắn gọn mà ý tứ thật phong phú, sâu xa, có tác động kích thích lòng người yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc.- Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người, thể hiện qua cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp, khi Sở và Lân “đều mang gươm trên lưng chịu tội”. Ông rất hiểu sở trường, sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người, đúng việc,…c. Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng: Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành lại được tấc đất nào, vậy mà mà Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột “ phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, lại còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng nước “lớn gấp 10 lần nước mình” để có thể dẹp chuyện binh đao, cho nước nhà yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng.d. Tài dùng binh như thần: cuộc hành binh thần tốc do vua Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc. Ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất binh ở phú xuân
( Huế), một tuần lễ sau đã ra đến Tam Điệp cách Huế 500 km. Vậy mà đến đêm 30 tháng chạp lập tức lên đường , tiến quân ra Thanh Long. Tất cả đều đi bộ. Quang Trung sử dụng biện pháp cáng, võng, cứ hai người khiêng thì một người được năm nghỉ, luân phiên nhau đi suốt ngày đêm, vừa hành quân vừa đánh giặc. Quang Trung hoạch định là mồng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long, trong thực tế đã vượt mức hai ngày. Hành quân xa và đầy gian khổ như vậy nhưng cờ nào đội ấy vẫn chỉnh tề đó là do tài chỉ huy của người câm quân.e. Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thật sự; hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế…Đội quân của vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của vị chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt sống hết quân do thám của địch ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi “quân lính luân phiên dạ ran” làm cho lính trong đồn “ai nấy rụng rời sợ hãi” đều xin hàng; công phá đồn Ngọc Hồi lấy ván ghép phủ rơm dấp nước để làm mộc che, dàn trận chữ nhất tiến, khi giáp lá cà “thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cúng nhất tề xông tới, …” . Khí thế của đội quân Tây sơn làm cho kẻ thù khiếp vía tưởng như tướng ở tren trời xuống, quân chiu dưới đất lên. Hình ảnh Quang Trung trong chiến trận thật oai phong, lẫm liệt trong cảnh “khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì” nổi bật hình ảnh Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, khi vào đến thành Thăng Long áo bào đỏ của ông sạm đen khói súng. 
Bài 4: Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước:
a. Đối lập với hình ảnh ngĩa quân Tây Sơn là chân dung của kẻ thù xâm lược:
- Tôn Sĩ Nghị Kéo vào Thăng long không mất một hòn tên mũi đạn nên chủ kiêu căng, quan tự mãn không đề phòng gì. Suốt mấy ngày Tết chỉ “chăm chú vào yến tiệc, vui mừng, không lo chi đến việc bất trắc”, cho quân lính mặc sức vui chơi.- Khi quân Tây Sơn tiến đánh bất ngờ, chúng không kịp trở tay. Tướng giặc Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị thì “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp… chuồn trước qua cầu phao”, tướng bất tài, hèn nhát. Quân không có kỉ luật, ô hợp ham sống sợ chết thì lúc lâm trận “ai nấy đều rụng rời sợ hãi” xin ra hàng” hoặc “bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, “quân sĩ các doanh nghe tin, đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu qua sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều” đến nỗi “nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”. Cả đội binh hùng tướng mạnh chỉ còn biết tháo chạy, mạnh ai nấy chạy “đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi”.
b. Số phận thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống:
- Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành với ông ta đã vì mưu lợi ích riêng của dòng họ mà cõng rắn cắn gà nhà, đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào nanh vuốt của kẻ thù xâm lược. Bọn người phi nghĩa ấy đã phải chịu đựng nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh van xin, và cuối cùng phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc. Khi có biến, Lê Chiêu Thống cùng bọn bề tôi thân tín vội vã “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy trối chết, cướp thuyền dân để qua sông, chạy “luôn mấy ngày không ăn”. May gặp người thổ hào thương tình cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn. Đuổi kịp được Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết “cùng nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”. Đoạn văn miêu tả chân thực tình cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống, phơi bày tất cả sự thảm hại trong kết cục của một ông vua phản dân hại nước. Nhưng có thể thấy tác giả vẫn gửi gắm ở đó chút tình cảm riêng của một bề tôi cũ nhà Lê. Lòng thương cảm của tác giả biểu hiện qua những giọt nước mắt và thái độ săn sóc tận tình của người thổ hào. Giọng văn cũng có phần ngậm ngùi, khác với âm hưởng sôi nổi, hào hứng ở đoạn trên.
Bài 5: Quang Trung đọc lời phủ dụ ở đâu? Trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung chính và nhân xét tác dụng của lời phủ dụ đó?
* Gợi ý: 
a. Quang Trung đọc lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An, trước khi lên đường ra Bắc đánh quân Thanh.
b. Nội dung: 
- Khẳng định chủ quyền độc lập của ta, lên án hành động xâm lăng phi nghĩa và dã tâm cướp nước của giặc.
- Nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Kêu gọi binh sĩ đồng tâm hiệp lực chống lại kẻ thù
- Đề ra kỉ luật nghiêm
c. Tác dụng: 
- Lời phủ dụ như một bài hịch ngắn gọn mà ý tứ thật phong phú, sâu xa, thấu tình đạt lí có tác dụng kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc.
- Đồng thời cũng là quân lệnh nghiêm khắc có tác dụng chấn chỉnh đội ngũ trước khi lên đường đánh giặc của vị tổng chỉ huy.
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
(Trích: Truyện Lục Vân Tiên)
 -Nguyễn Đình Chiểu -
I.Kiến thức cơ bản

Tác giả
- Nguyễn Đình Chiểu (Đồ Chiểu) - (1822-1888)
- Sinh ra ở quê mẹ: Gia Định
- Học giỏi, đỗ tú tài (năm 26 tuổi). Năm 1849, ông ra Huế dự thi Hội, đang chờ thi thì mẹ mất ở trong Nam, ông bỏ thi về chịu tang, khóc mẹ mù cả hai mắt.
- Bị mù, từ đó mở trường dạy học và làm thuốc tại quê nhà.
- Pháp mua chuộc ông không được: “Đất vua đã mất, đất của riêng tôi nào có đáng gì?”.
- Ông mất năm 1888 tại Ba Tri (Bến tre).
- Cuộc đời của ông là tấm gương sống đầy nghị lực, sống bằng khí phách luôn vượt lên bất hạnh và đau khổ để làm những việc có ích cho dân, cho nước, sống có đạo đức cao cả, yêu thương nhân dân, chống lại kẻ xâm lược.
- Quan niệm sáng tác: Văn chương là vũ khí chiến đấu.
Tác phẩm
- Truyện thơ Nôm, gồm hơn 2000 câu thơ lục bát
- Ra đời đầu những năm 50 của thế kỷ XIX. Gồm 4 phần:
1) Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi tay bọn cướp.
2) Lục Vân Tiên gặp nạn được thần và dân cứu giúp.
3) Kiều Nguyệt Nga gặp nạn vẫn chung thuỷ với Lục Vân Tiên.
4) Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau.
* Giá trị nội dung: Truyền dạy đạo lý làm người.
+ Đề cao tư tưởng nhân nghĩa
+ Xem trọng tình nghĩa con người với con người trong xã hội, tình cha con, nghĩa vợ chồng, bè bạn, yêu thương cưu mang, giúp đỡ bạn bè lúc hoạn nạn…
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp.
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân, hướng tới công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
+ Phê phán, lên án những kẻ bất nhân, phi nghĩa 
* Giá trị nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ mộc mạc giản dị, sử dụng những phương thức diễn xướng dân tộc: kể thơ, hát Vân Tiên, nói thơ…
Nội dung
Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật Lục Vân Tiên - tài ba dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; và Kiều Nguyệt Nga - hiều hậu, ân tình.
Nghệ thuật
Ngôn ngữ đối thoại kết hợp với những từ chỉ hoạt động mạnh mẽ.

II. Câu hỏi và bài tập
Câu 1: Viết đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc T – P – H phân tích hình ảnh Lục Vân Tiên khi cứu Kiều Nguyệt Nga (từ 10 – 15 câu).
Bài làm
- Câu mở đoạn (câu chủ đề): Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ sinh động hình ảnh Lục Vân Tiên dũng cảm, tài ba, trọng nghĩa khinh tài.
- Vân Tiên là một chàng thư sinh vừa rời trường học bước vào đời với tấm lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh để cứu người, giúp đời.
- Gặp cảnh bọn cướp lộng hành, ức hiếp người vô tội, chàng đã không bỏ qua:
“Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”
- Vân Tiên chỉ có một mình, lại tay không trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng. Vậy mà Lục Vân Tiên không chút ngại ngần, do dự, tính toán thiệt hơn. Chàng đã ngay lập tức:
“Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”
- Hành động đánh cướp của Vân Tiên đã bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh cướp được miêu tả thật đẹp, sánh ngang với hình ảnh của người anh hùng Triệu Tử Long
“Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang”
- Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của người vị nghĩa quên thân, cái tài của bậc anh hùng, cái sức mạnh bênh vực kẻ yếu chiến thắng thế lực bạo tàn.
- Cách cư xử sau khi đánh cướp của Vân Tiên càng bộc lộ rõ tư cách của con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm và nhân hậu.
- Thấy hai cô gái còn hãi hùng, Vân Tiên “động lòng”, tìm cách an ủi “ta đã trừ dòng lâu la” và ân cần hỏi han:
“Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này””
- Hành động của chàng rất đàng hoàng, chững chạc, nhất là thái độ với hai cô gái trẻ đẹp đang hoảng hốt:
“Khoan khoan ngồi đó chớ ra”
Khi người được cứu xin đền ơn cứu mạng, cứu “tiết trăm năm” thì Vân Tiên đã khiêm nhường từ chối:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn”
Với Vân Tiên, làm việc nghĩa là bổn phận, là lẽ tự nhiên và không coi đó là công trạng vì :
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
→ Lục Vân Tiên đúng là anh hùng hảo hán mang tinh thần nghĩa hiệp.





Câu 2: Viết đoạn văn ngắn giải thích câu:
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
Chép những câu có nội dung tương tự
Bài làm
- “Nhớ câu”: tức là Vân Tiên nhớ tới câu nói: “Kiến ngãi bất vi, vô dũng giả” của Khổng Tử trong cuốn “Luận Ngữ”.
- “Kiến ngãi”: thấy việc phi nghĩa 
- “Bất vi”: không hành động
- “Vô dũng giả”: không phải là anh hùng
→ Câu nói ấy hàm ý: Thấy việc nghĩa mà không làm thì không coi đó là anh hùng
- Vậy như thế nào là anh hùng?
+ Người anh hùng là người trọng việc nghĩa trong cuộc sống, biết đứng về lẽ phải, cái thiện, biết cảm thông với người bị nạn.
+ Người anh hùng sẵn sàng chống lại cái ác, cái gian tà, phi nghĩa. Họ làm việc nghĩa với lòng dũng cảm, dám xả thân vô tư, không tính toán thiệt hơn.
+ Người anh hùng làm việc nghĩa không vì chuyện đền ơn nhưng lại không quên ơn của người khác đối với mình.
Vân Tiên nhớ câu nói đó và đã hành động đúng theo. Điều đó được thấy rõ trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” và toàn bộ tác phẩm “Lục Vân Tiên”.
- Những câu nói có nội dung tương tự:
+ Của ông Ngư: “Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”
+ Của ông Tiều: “Làm ơn mà lại trông người hay sao”
+ Của Từ Hải trong “Truyện Kiều”:
“Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Giữa đường dẫu thầy bất bằng mà tha”

File đính kèm:

  • docTruyen Trung Dai lop 9.doc
Đề thi liên quan