Bài giảng đề kiểm tra môn tiếng việt

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1696 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng đề kiểm tra môn tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC TP BIÊN HÒA ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ - HK II
TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9

TIẾT 158: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 

Câu 1 : ( 1 đ) Tìm khởi ngữ trong câu sau:
 a / Chắc có , các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu tất cả trái đất vào tầm mắt
 b / Rõ ràng, tôi không tiếc những viên đá
Câu 2 : ( 0,5đ) Trong các câu sau câu nào có thành phần phụ chú 
 a/ Này, hãy đến đây nhanh lên b/ Tôi đoán chắc ngày mai anh ta cũng đến
 c/ Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn d/ Chao ôi đêm trăng đẹp quá
Câu 3: (1 đ) Nối các ý ở cột bên trái với bên phải sao cho hợp lí
CÂU
THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
1/ Cô gái nhà bên có ai ngờ cũng vào du kích 
a/ Tình thái
2/ Trong gió nghe như có tiếng hát
 b/ Cảm thán
3/ Chao ôi nước mất nhà tan 
 Hôm nay lại thấy giang sơn bốn bề
c/ Gọi đáp
4/ Anh chị em ơi hãy giương súng lên cao chào xuân 68 
d/ Phụ chú
Câu 4: (1 đ) Xác định thành phần biệt lập trong câu văn sau :
a/ “Chẳng để làm gì- Nhĩ có vẽ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kì quặc – Con hãy qua đó đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát rồi về”
b/ “ Chúng tôi mọi người – kể cả anh , đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi “
Câu 5: ( 1đ) Xác định các thành phần trong câu văn 
“Ngoài cửa sổ bấy giờ , những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở , màu sắc đã nhợt nhạt “
Câu 5: (1,5 đ) Viết một đoạn văn có chứa khởi ngữ và thành phần biệt lập để giới thiệu về truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu
Câu 7 : ( 1,5đ) Tìm phương tiện liên kết và phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn :
“ Người nhà Lí trưởng sấn sổ bước vào giơ gậy chực đánh chị Dậu . Nhanh như cắt , chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn . Hai người giằng co nhau rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vật vào nhau . Hai đứa trẻ con đều khóc om sòm . Kết cục , anh chàng “hậu cần ông Lí” yếu hơn Chị chàng con mọn , hắn bị chị này túm tóc lẵng cho một cái , ngã nhào ra thềm ( Tắt đèn của Ngô Tất Tố)
Câu 8 : (1 đ) Những câu nói nào có chứa hàm ý? Hãy giải đoán hàm ý chứa trong mỗi câu
 a/ Con: Ngày mai con sẽ lên đường làm nghĩa vụ quân sự bố ạ
 b/ Cha: Mẹ con mất sớm , bố thì tàn tật , không làm gì được
 c/ Con: Bố ơi , nước mất thì nhà tan
 d/ Cha: Ay , cha cũng nghĩ đến chuyện đó , thôi con cứ đi
Câu 9 : (1,5 đ) Đọc truyện cười NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY và trả lời câu hỏi:
Lúc kia có một tên Lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi .Một hôm nọ , Cải với Ngô đánh nhau , rồi mang nhau đi kiện . Cải sợ kém thế , lót trước cho thầy Lí năm đồng . Ngô tìm cách lót đến mười đồng . Khi xử kiện thầy Lí nói :
-Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn , phạt một chục roi .
Cải vội xòe năm ngón tay , ngẩng mặt nhình thầy Lí khẽ bẩm:
- Xin xét lại,” lẽ phải về con mà “
Thầy Lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên trên ngón tay mặt nói :
-Tao biết mày phải ….. nhưng nó lại phải…… bằng hai mày.
 a/ Xác định các câu có chứa hàm ý trong truyện ?
 b/ Hành vi nào trong quá trình xử kiện của thầy Lí cho biết hàm ý của câu nói?
PHÒNG GIÁO DỤC TP BIÊN HÒA ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ - HK II
TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9

TIẾT 158: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 
Câu1: (1đ)
a/ Rõ ràng
b/ Chắc có
Câu 2: (0,5đ) câu c ( kể cả nó)
Câu 3: (1đ) Nối : 1-d , 2-a , 3-b , 4-c
Câu 4: 1đ)
Phụ chú: Nhĩ có vẽ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra kì quặc.
Phụ chú: Mọi người, kể cả anh
Câu 5: (1đ)
Trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn: Ngoài cửa sổ bấy giờ
Thành phần phụ chú: Cái giống hoa ngay khi mới nỡ
Thành phần chủ ngữ: Những bông hoa bằng lăng
Thành phần vị ngữ: Đã thưa thớt.
Câu 6: (1,5đ)
Yêu cầu HS viết đoạn văn giới thiệu truyện ngắn Bến quê , cò sử dụng thành phần khởi ngữ, biệt lập
Câu 7: (1,5đ)
-Phép lặp: Chị Dậu.
-Phép thế : hắn - người nhà Lí trưởng ; hai người - người nhà Lí trưởng và Chị Dậu.
-Phép dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa : 
+ Anh chàng hầu cận ông Lí - Người nhà Lí trưởng.
+Chị chàng con mọn - Chị Dậu. 
- Phép nối : Kết cục
Câu 8 : (1đ)
 b – Không muốn con đi làm nghĩa vụ quân sự.
 c - Đặt quyền lợi quốc gia lên quyền lợi gia đình.
 Câu 9: (1,5đ)
Câu có chứa hàm ý trong truyện: 
Lời của Cải : lẽ phải con về mà 
+Hàm ý : Cải :Xin xét lại, con đã đưa cho thầy năm đồng, như vậy con mới là phải.
 Lời của Thầy Lí : Tao biết mày phải…. nhưng nó lại phải….. bằng hai mày.
 + Hàm ý : Tao biết mày đưa cho tao năm đồng , đúng ra mày phải, nhưng nó đưa cho tao mười đồng nên nó phải hơn.
 b – Hành vi trong qúa trình xử kiện cho biết hàm ý của câu nói:
 - Cải vội xòe năm ngón tay
 - Thầy Lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên trên ngón tay mặt.

File đính kèm:

  • docKiem tra tieng viet HK2.doc
Đề thi liên quan