Bài giảng Hạt kín – đặc điểm của thực vật hạt kín

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hạt kín – đặc điểm của thực vật hạt kín, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:
Ngày dạy: HẠT KÍN – ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN
MỤC TIÊU 
Kiến thức :
Trình bày đặ điểm của thực vật hạt kín
Phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa cây Hạt kín và cây Hạt trần.
Kỹ năng :
Rèn luyện khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
Kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết , phân tích và tổng hợp kiến thức.
Thái độ :
Giáo dục cho học sinh có ý thức trong việc bảo vệ thực vật.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: 
Mẫu vật: Các cây Hạt kín có đủ rễ, thân, lá. Một số loại quả.
Tranh vẽ cây xanh có hoa.
Kính lúp cầm tay, kim nhọn, dao con.
Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận.
Học sinh: Nghiên cứu kĩ thông tin và nội dung bài “Hạt kín – đặc điểm của thực vật hạt kín”
Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài trong sgk/ 135, 136
Sưu tầm một số tranh ảnh về các loại cây trong thiên nhiên.
Tìm hiểu : vì sao chúng được gọi là cây hạt kín?
PHƯƠNG PHÁP: 
Thảo luận trao đổi nhóm, quan sát, vấn đáp.
TIẾN TRÌNH:
Ổn định tổ chức :Kiểm tra sỉ số học sinh và vệ sinh lớp học. (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’)
Câu hỏi 
Trả lời 
Điểm 
Câu 1: Cơ quan sinh sản của cây thông là gì? 
Câu 2: Nêu cấu tạo của các bộ phận sinh sản đó ?
Câu 1: Cơ quan sinh sản của cây thông là nón.
Câu 2:Thông có hai loại nón : nón đực và nón cái.
+ Nón đực : nhỏ,màu vàng mọc thành cụm. Gồm có : Trục nón, vảy (nhị) mang hai túi phấn chứa hạt phấn.
+ Nón cái: lớn, mọc riêng lẻ. Gồm có: Trục nón, vảy (lá noãn) mang 2 noãn.
2
4
4
Giảng bài mới: (35’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Mở bài: Chúng ta đã biết và quen thuộc với nhiều cây có hoa như : cam, đậu, ngô, khoai, . . . Chúng cũng còn được gọi chung là những cây Hạt kín. Tại sao vậy? Chúng khác với cây Hạt trần ở đặc điểm quan trọng gì ? 
HĐ1: Quan sát cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây có hoa (10’)
MT: Biết cách quan sát một cây hạt kín.
GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo mẫu vật đã chuẩn bị được. Hướng dẫn HS quan sát các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của chúng.
GV: treo tranh và hướng dẫn HS quan sát các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của các cây có kích thước nhỏ bằng kính lúp, yêu cầu HS thảo luận nhóm (3’) quan sát tranh kết hợp với mẫu vật trả lời các câu hỏi gợi ý do GV treo lên bảng và hoàn thành bảng kẻ.
?Cơ quan sinh dưỡng của chúng có đặc điểm gì khác so với cây thông? (Thân gỗ, thân cỏ, thân cột còn cây thông chỉ có thân gỗ )
?Cơ quan sinh sản của chúng có đặc điểm gì khác so với cây thông? (có hoa, có quả và hạt nằm trong quả )
?Lá có các dạng hình dạng khác lá cây thông như thế nào?(lá nhiều kích cỡ, nhiều kiểu gân, nhiều cách mọc)
HS: quan sát tranh và tiến hành thảo luận nhóm hoàn thành các câu hỏi (3’). Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
GV: giúp HS hoàn thiện kiến thức đúng.
HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm của các cây hạt kín (25’)
MT: Nêu được sự đa dạng của thực vật hạt kín. Phát hiện được đặc điểm chung của cây hạt kín.
GV: yêu cầu HS tiếp tục quan sát tranh, dựa vào kết quả của bảng kẻ thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi gợi ý (4’)
?Hãy nhận xét sự khác nhau của các loại rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt ? 
( Từ đó nêu được sự đa dạng của các cơ quan sinh sản và cơ quan dinh dưỡng của cây hạt kín)
?Từ đó rút ra đặc điểm chung của cây hạt kín là gì?
HS: quan sát mẫu vật, tranh và đối chiếu với kết quả bảng kẻ, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm HS khác nhận xét và bổ sung.
GV: hướng dẫn HS tự hoàn thiện kiến thức.
GV: yêu cầu HS đọc phần kết luận chung của bài SGK/ 136.
HS: đọc phần kết luận SGK/136
GV: hướng dẫn HS rút ra kết luận. Đồng thời, yêu cầu HS so sánh cây hạt kín và cây hạt trần để từ đó cho thấy được sự tiến hoá và đa dạng của cây hạt kín.
HS: tự rút ra kết luận của bài. 
1. QUAN SÁT CÂY CÓ HOA
2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN
- Hạt kín là nhóm thực vật có hoa
- Cơ quan sinh dưỡng rất đa dạng. Trong thân có mạch dẫn phát triển.
- Cơ quan sinh sản là hoa, quả. Hạt nằm bên trong quả.
- Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
- Môi trường sống đa dạng. Đây là nhóm thực vật tiến hoá hơn cả.
Củng có và luyện tập (3’)
BÀI TẬP: Lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau đây :
Câu 1: Trong nhóm cây sau đây, nhóm nào toàn cây Hạt kín ?
a.Cây mít, cây rêu, cây ớt
b.Cây thông, cây lúa, cây đào
c.cây ổi, cây cải, cây dừa
Câu 2: Tính chất đặc trưng nhất của cây Hạt kín là :
a.Có rễ, thân, lá	
b.Có hoa, quả, hạt, nằm trong quả.
c.Có sự sinh sản bằng hạt	
Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’)
 * Bài cũ: Học bài và làm bài tập 1,2 sgk / 136 vào vở bài tập.
 Đọc mục “Em có biết ?”
	 Tìm hiểu thêm đặc điểm về các loại cây hạt kín khác xung quanh nhà em.
 * Bài mới: Nghiên cứu kĩ thông tin và nội dung bài “Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm”
 Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài trong sgk/ 137, 138
 Sưu tầm một số tranh ảnh về các loại cây trong thiên nhiên.
	Sưu tầm các cây xanh (như hình 42.1, 42.2 SGK/ 137, 138)
 Kẻ bảng SGK/137 vào vở học và so sánh sự khác nhau giữa cây một và hai lá mầm.
 Quan sát kĩ đặc điểm của rễ, thân và lá của 2 lớp lá mầm.
RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docT(51).doc
Đề thi liên quan