Bài giảng Hóa học hưu cơ - Chương 4: Phản ứng hữu cơ

pdf10 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 11527 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hóa học hưu cơ - Chương 4: Phản ứng hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4: Phản ứng hữu cơ  
Trang 32
Chương 4: PHẢN ỨNG HỮU CƠ 
4.1. Một số khái niệm chung 
 Như chúng ta thường nói phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác, 
trong đó có quá trình phá vỡ liên kết cũ tạo ra liên kết mới. Quá trình phá vỡ liên kết cũ có thể tạo 
ra ion, tạo ra gốc tự do. 
+ -. . + -A + B AB A B A + B 
 Các phản ứng phân cực, các ion, các gốc tự do tác dụng các chất khác tạo ra chất mới. 
 Phản ứng hoá học có sự tham gia của gốc tự do gọi phản ứng theo gốc tự do. Các gốc tự 
do có năng lượng lớn, thời gian tồn tại ngắn, có khả năng cho phản ứng cao. Các hợp chất hyđro 
peroxit và peroxit dễ phân huỷ cho gốc tự do. 
 Phản ứng hoá học có sự tham gia của các ion gọi phản ứng ion. Tác nhân tương tác A+ gọi 
là tác nhân ái điện tử. Tác nhân B- gọi là tác nhân ái nhân. Tác nhân ái nhân cũng là một bazơ của 
Lewis, tác nhân ái điện tử là một axit của Lewis. 
 Trong phản ứng oxy hoá khử có thể xem tác nhân ái nhân là chất khử, còn tác nhân ái điện 
tử nhận điện tử của tác nhân ái nhân nên có thể xem là chất oxy hoá. 
 Như vậy các phản ứng hoá học: phản ứng cộng hợp, phản ứng thế, phản ứng tách loại,  
có thể xảy ra theo cơ chế gốc tự do, hoặc cơ chế ion. Phản ứng theo cơ chế ion có cơ chế ái điện 
tử và cơ chế ái nhân. 
 Tuỳ thuộc vào số lượng các phân tử hoặc ion,  tham gia vào giai đoạn quyết định tốc độ 
phản ứng mà có loại phản ứng đơn phân tử, lưỡng phân tử hoặc nhiều phân tử. 
 Trong phản ứng hoá hữu cơ, các chất tham gia phản ứng có thể thực hiện ở trạng thái hơi, 
trạng thái lỏng, trạng thái rắn có dung môi hòa tan hoặc không dung môi hoà tan. 
4.2. Đặc điểm của phản ứng hữu cơ 
 Phản ứng hoá học hữu cơ không những có nhiều về số lượng, rất phức tạp và về cơ chế 
mà còn có những đặc điểm riêng sau đây: 
 - Phản ứng xảy ra thường là chậm. 
 - Phản ứng xảy ra qua nhiều giai đoạn (phản ứng nối tiếp). 
 - Phản ứng xảy ra song song nhau (phản ứng cạnh tranh sinh ra sản phẩm phụ). 
 Phản ứng hữu cơ thường xảy ra không qua giai đoạn phân ly ra ion, mà qua giai đoạn tạo 
ra trạng thái trung gian gọi là trạng thái phức hoạt động hay trạng thái chuyển tiếp rồi sau đó tạo ra 
chất mới. Bằng con đường qua trạng thái chuyển tiếp phản ứng tiêu tốn năng lượng ít hơn nhiều 
so với phân ly ra ion. 
4.2.1. Tốc độ phản ứng 
 Các phản ứng hoá học xảy ra một giai đoạn như: 
 aA + bB → eE 
Chương 4: Phản ứng hữu cơ  
Trang 33
Vận tốc của phản ứng được xác đinh: v = k[A]a [B]b. Phản ứng bậc a đối với A, bậc b đối 
với B và bậc của phản ứng là (a+b). 
Các phản ứng qua nhiều giai đoạn việc tính vận tốc trở nên phức tạp hơn. Trường hợp này 
có thể tính gần đúng là bỏ qua các giai đoạn phản ứng nhanh, giai đoạn chậm nhất là giai đoạn 
quyết định tốc độ phản ứng. 
4.2.2. Phản ứng cạnh tranh 
 Đặc điểm đặc biệt trong phản ứng hữu cơ là một trong các chất như nhau phản ứng xảy ra 
nhiều hướng khác nhau cho sản phẩm chính và sản phẩm phụ (phản ứng song song nhau). 
 Thí dụ: Chất A đồng thời phản ứng với chất B và D (hoặc cùng một chất B nhưng ở vị trí 
khác nhau trong phân tử): 
 A + B ⎯→⎯ 1K E 
 A + D ⎯→⎯ 2K G 
 Đối với phản ứng một chiều, có cùng bậc phản ứng thì tương quan giữa sản phẩm E và G 
tạo thành không đổi trong quá trình phản ứng. Tỷ lệ này là thước đo hoạt tính tương tác của B và D 
đối với A. 
[ ]
[ ] 2
1
K
K
G
E = 
4.2.3. Trạng thái chuyển tiếp 
 Thuyết va chạm: muốn phản ứng hoá học xảy ra các chất tham gia phản ứng phảI va chạm 
nhau. Người ta tính được số va chạm giữa hai phân tử trong 1 giây ở thể tích 1cm3 và 150C 
khoảng 1014 va chạm. Nếu mỗi va chạm đều xảy ra phản ứng thì tốc độ phản ứng rất lớn. Thực sự 
không phải va chạm nào cũng xảy ra phản ứng. Các va chạm gây ra phản ứng chỉ đối với phân tử 
có năng lượng cao, ở năng lượng đó mỗi va chạm đều sinh ra chất mới. Năng lượng này được gọi 
là năng lượng hoạt hoá. 
 Nghiên cứu về vấn đề này Arenius đưa ra phương trình xác định sự phụ thuộc hằng số vận 
tốc phản ứng: 
 K = p.z. RT
E
e
−
 Với: K là hằng số vận tốc 
 z là số va chạm (vận tốc phản ứng tỷ lệ thuận với z) 
 E là năng lượng hoạt hoá 
 p là tác nhân xác suất, tác nhân lập thể. Nó cho biết sự khác nhau giữa tốc độ thực 
và tốc độ tính theo lý thuyết (p = 10-1 – 10-3). 
 Việc tính yếu tố xác suất p không đơn giản, vì vậy thuyết va chạm bị hạn chế áp dụng cho 
nhiều phản ứng. Thuyết trạng thái chuyển tiếp ra đời. Đây là thuyết có giá trị trong việc giải quyết 
các cơ chế phản ứng hoá học. 
Chương 4: Phản ứng hữu cơ  
Trang 34
 Xét phản ứng hoá học: A + BC → AB + C 
 Muốn phản ứng hoá học xảy ra, trước hết BC phải phân ly thành B và C. Sau đó B kết hợp 
với A tạo ra AB. Phản ứng thực hiện bằng con đường này phải tiêu tốn năng lượng lớn để phân ly 
BC thành B + C. Năng lượng này xa với năng lượng thực tế cần thiết để tạo ra phân tử AB. 
 Theo Hayle – London – Ingold phản ứng xảy ra không qua giai đoạn BC phân ly thành B và 
C, mà BC cùng A tạo ra trạng thái chuyển tiếp, ở trạng thái này A...B...C cùng nằm trên một trạng 
thái đảm bảo năng lượng tương tác nhỏ nhất. 
 Có thể biểu diễn thuyết trạng thái chuyển tiếp áp dung cho khả năng phản ứng hệ 3 trung 
tâm như A + BC là: 
 A + BC → A...B...C → AB + C 
 Đối với hệ có 4 trung tâm AB + CD → AC + BD có thể biểu diễn trạng thái chuyển tiếp: 
A C
B D
+
A C
B D
+
A C
B D 
 trạng thái chuyển tiếp 
4.3. Phản ứng thế trong hoá học hữu cơ 
4.3.1. Khái niệm 
Phản ứng thế kí hiệu bằng chữ S (xuất phát từ Substitution có nghĩa là “sự thay thế”) là 
phản ứng trong đó một nguyên tử hay nhóm nguyên tử trong phân tử được thay thế bằng nguyên 
tử hay nhóm nguyên tử khác. 
 Thí dụ: CH4 + Cl2 ⎯→⎯ CH3Cl + HCl 
 CH3 ⎯ Cl + NaOH ⎯→⎯ CH3 ⎯ OH + NaCl 
 Phản ứng trùng ngưng thực chất là những phản ứng thế nối tiếp nhau. 
Phản ứng thế là phản ứng rất phổ biến trong hoá học hữu cơ, là phản ứng được nghiên 
cứu kỹ và rất lâu đời, ... Tuỳ thuộc vào bản chất từng loại tác nhân tương tác mà có thể chia các 
loại phản ứng sau: 
4.3.2. Cơ chế phản ứng thế 
a) Phản ứng thế theo cơ chế gốc tự do 
 ,,,,,,
•• +−⎯→⎯−+ RRRRRR 
 Các gốc tự do được tạo thành có thể do tác dụng nhiệt hoặc ánh sáng, ví dụ: 
 Các hydro peroxyt, peroxyt: HORHOOR t
•• +⎯→⎯−−− O0 
•• +⎯→⎯−−− ORRROOR t ,, O0 
•• +⎯→⎯ ClClCl hv2 
Chương 4: Phản ứng hữu cơ  
Trang 35
 Các phản ứng halogen hoá ankan, phản ứng ankyl halogenua với kim loại, ... là những 
phản ứng thế theo gốc tự do. 
 ClMgRMgClR
•• +⎯→⎯+− 
 2MgClRClMgClR +⎯→⎯+−
••
•−+• +−⎯⎯ →⎯−⎯→⎯+ RMgClRMgRMgR ClR 
 Phản ứng clo hoá: R ⎯ H + Cl2 ⎯→⎯hv RCl + HCl 
•• +⎯→⎯ ClClCl hv2 
 HClRClHR +⎯→⎯+− •• 
•• +⎯→⎯+ ClRClClR 2 
b) Phản ứng thế theo cơ chế ái điện tử 
 Phản ứng thế ái điện tử được kí hiệu là SE (
21 , EE SS là phản ứng đơn phân tử hay lưỡng 
phân tử). Sơ đồ tổng quát: 
 R+ + R/(-)⎯R//(+) ⎯→⎯ R/ ⎯ R + R//+ 
 Thí dụ: 
CH3 I + CH3 Na
CH3 ... CH3
Na ... I
+
+ -
-
CH3 CH3
NaI
+
4.3.3. Phản ứng thế ái nhân vào nguyên tử C no 
 Phản ứng thế ái nhân chủ yếu tập trung vào nguyên tử C bão hoà và phản ứng thế H ở 
nhân benzen nghèo điện tử. 
 Sơ đồ chung: R(-) (R:) + R/ - ⎯ R// ⎯→⎯ R// ⎯ R + R/(-) (R/:) 
 Với R (-) (R:): là các anion, các hợp chất có cặp điện tử tự do (:) như Cl-, Br-, I-, OH-, RO-, 
RS-, CN-, ROH, RCOO-, NH3, RNH2. 
 Còn R/ -⎯ R// là các ankyl halogen, rượu, ete, este, hợp chất diazo, các ankyl sunphat. 
 Thí dụ: CH3 – CH2 – CH2 Cl + OH- → CH3 – CH2 – CH2 – OH + Cl- 
 C2H5 – O – C2H5 + HBr → C2H5OH + C2H5Br 
c) Phản ứng thế theo cơ chế nucleophin (SN) 
 Phản ứng thế nucleophin có hai cơ chế: cơ chế đơn phân tử ( 1NS ) và lưỡng phân tử (
2
NS ). 
Phản ứng thế đơn phân tử ( 1NS ) 
Chương 4: Phản ứng hữu cơ  
Trang 36
 Thí dụ: 
CH3 C Cl + OH
CH3
CH3
- CH3 C OH + Cl
CH3
CH3
-
 Cơ chế: 
CH3 C Cl
CH3
CH3
CH3 C + Cl
CH3
CH3
-+ - +cham
CH3CH3
CH3 C
CH3
CH3
+ -+ nhanh
CH3
C + OH nhanh
CH3
CH3
CH3
CHO CH3 C OH
CH3
CH3
 Giai đoạn đầu là giai đoạn ion hóa tạo ra ion, giai đoạn này thường chậm, cho nên tốc độ 
ion hoá cũng là tốc độ của phản ứng. 
 Giai đoạn hai có tính chất ion tương tác nên được thực hiên nhanh. Trước khi thực hiện 
giai đoạn hai ion cacboni ở trung tâm sẽ chuyển từ trạng thái tứ diện sang trạng thái mặt phẳng 
bền hơn. Nhờ vậy nhóm OH có xác suất tấn công vào hai phía như nhau. 
Phản ứng thế lưỡng phân tử ( 2NS ) 
 Thí dụ: CH3 – Cl + OH- ⎯→⎯ CH3OH + Cl- 
 Cơ chế: 
HH
+-
H
COH +
H
H
H
CHOH C Cl
H
H
+- HO- Cl- + Cl-
(TTCT
) Giai đoạn chậm nhất là giai đoạn tạo thành TTCT có sự tham gia của CH3Cl và ion OH-. 
Theo thuyết TTCT, ba trung tâm phản ứng OH, C và Cl ở TTCT phải nằm trên một đường thẳng. 
Đó là điều kiện đảm bảo năng lượng tiêu tốn cho phản ứng cực tiểu. Khi liên kết OH và C đạt đến 
hàng rào năng lượng chuyển tiếp thì Cl tách ra khỏi C. 
4.4. Phản ứng tách loại trong hoá học hữu cơ 
4.4.1. Khái niệm 
 Phản ứng tách loại kí hiệu bằng chữ E (xuất phát từ Elimination có nghĩa là “sự tách bỏ”) là 
phản ứng làm cho hai nguyên tử hay nhóm nguyên tử bị tách ra khỏi một phân tử mà không có 
nguyên tử hay nhóm nguyên tử nào thay thế vào. 
Chương 4: Phản ứng hữu cơ  
Trang 37
 Thí dụ: CH3 ⎯ CH3 ⎯→⎯ CH2 = CH2 + H2 
 C2H5OH ⎯→⎯ CH2 = CH2 + H2O 
 Crackinh thực chất là phản ứng tách loại. 
 Phản ứng tách loại có thể xảy ra với hai nhóm tách ra ở cùng một nguyên tử C hoặc khác 
nguyên tử C. Sản phẩm tách loại có thế là hợp chất không no, hoặc hợp chất vòng. 
Trong phản ứng đóng vòng có phản ứng đóng vòng kiểu Dikman (hai nhóm tách loại không 
cạnh tranh) 
Trong phản ứng đóng vòng thường thực hiên bằng sự tách loại, nhưng cơ chế phản ứng 
tách loại kiểu đóng vòng nhiều trường hợp theo cơ chế thế nội phân tử. 
Các phản ứng đóng vòng thường gặp: 
CH2Br
CH2
CH2Br
+ 2Na
CH2
CH2
CH2
+ 2NaBr
(or: Zn/ROH)
1,3-dibrom propan Xyclo propan 
Đóng vòng tạo nhóm êpoxy: 
+ HClCH2 CH CH2
Cl OH OH
CH2 CH CH2
O OH 
..... 
Phản ứng tách loại có giá trị là phản ứng tách loại tạo ra olefin, ankin. Đây là phần chính 
của chương trình. Trước hết dẫn chứng một số phản ứng tách loại tạo ra nối đôi thường gặp trong 
hoá hữu cơ. 
R CH CH2 R CH CH2 + HX
H X 
R CH CH2 R CH CH2 + H2O
H OH
H+
R CH CH2 R CH CH2 + H2SO4
H OSO3H
+H2O
4.4.2. Cơ chế phản ứng tách loại 
a) Phản ứng tách loại đơn phân tử (E1) 
Chương 4: Phản ứng hữu cơ  
Trang 38
CH3 CH2 C Cl
CH3
CH3
cham CH3 CH2 C Cl
CH3
CH3
+ -+
CH3 CH C CH3 + H
CH3
+
CH3 CH2 C
CH3
CH3
+ nhanh
CH3 C OH + H CH3 C O
CH3
CH3
cham
CH3
CH3
+CH3 C CH2 + H CH3
+
CH3
CH3
+
-
nhanh
H
H
+
CH3 C + H2O
nhanh
 Hai phản ứng trên viết theo cơ chế loại đơn phân tử. Giai đoạn tạo ra cation cacboni là giai 
đoạn chậm nhất, nên đó là giai đoạn quyết định tốc độ phản ứng. 
 Vai trò của dung môi phân cực đối với phản ứng tách loại là sonvat hoá, tạo khả năng cho 
chất phân ly ra ion. Dung môi càng phân cực, phản ứng tách loại E1 xảy ra nhanh và thuận lợi. 
b) Cơ chế phản ứng tách loại lưỡng phân tử 
 Giống như phản ứng thế 2NS , phản ứng tách loại E2 cũng trải qua giai đoạn tạo thành trạng 
thái chuyển tiếp. 
HO ... H ... C C ... Cl- +
R CH CH2 + Cl
HO + R CH2 CH2 Cl
H
R
-
H
H
(TTCT)
-H2O
-
 Theo chơ chế tách loại trên H+ và Cl- tách ra cùng một lúc. Thực nghiệm đã xác nhận tốc 
độ phản ứng phụ thuộc vào tác nhân tách loại (OH-). 
 Phản ứng tách loại E2 không những phụ thuộc vào nồng độ tác nhân ái nhân mà còn phụ 
thuộc vào sức ái nhân và độ bazơ của nó, ... Nồng độ tăng lên, tính bazơ tăng lên phản ứng tách 
loại E2 xảy ra càng nhanh. 
 Phản ứng tách loại E2 rõ ràng theo cơ chế còn phụ thuộc vào cấu trúc phân tử chất tách 
loại. Yếu tố cấu trúc ở đây chủ yếu phụ thuộc vào bậc C có H tách loại ra. Bậc C càng lớn ảnh 
hưởng yếu tố không gian càng mạnh, tác nhân ái nhân càng khó tiếp cận H+, khó hình thành trạng 
Chương 4: Phản ứng hữu cơ  
Trang 39
thái chuyển tiếp. Hướng tách loại E2 bị hạn chế hoặc thay đổi. 
 Các tác nhân ái nhân thường gặp trong phản ứng tách loại E2: H2O, CH3COO-, C6H5O-, 
OH-, CH3O-, NH2-, CO32-. Trong đó tác nhân bazơ mạnh RO-, OH-, NH2- dễ dàng loại proton cho 
phản ứng E2. 
 Các nhóm chức trong phân tử tách loại có khả năng tách theo E2: R3N+, R3P+, R3S+, -SO2R, 
X-, OSO2R, RCOO-. Trong đó dễ tách nhất là R3N+, R3P+, R3S+ còn X- cần tác nhân bazơ mạnh mới 
tách được. 
4.4.3. Sự cạnh tranh phản ứng tách loại và thế 
 Cơ chế phản ứng thế và tách loại có những điểm giống nhau. Trong phản ứng thế bao giờ 
cũng kèm theo phản ứng tách loại và ngược lại. Tỷ lệ sản phẩm thế và tách loại phụ thuộc vào 
nhiều yếu tố. Phản ứng thế đơn phân tử SN1 và tách loại đơn phân tử E1 đều qua giai đoạn tạo 
thành ion cacboni. Khi tăng nhóm thế ankyl sẽ tăng khả năng tách loại E1 hơn thế SN1. 
 R – CH2 – CH2 – X < R – CH2 – CHR1 – X < R – CH2 – CR1R2 – X 
 Đối với phản ứng tách loại theo cơ chế SN2 và E2 cũng vậy, việc tăng nhóm thế ankyl sẽ 
tăng phản ứng E2 hơn SN2. 
4.5. Phản ứng cộng hợp trong hoá học hữu cơ 
4.5.1. Khái niệm 
 Phản ứng cộng được kí hiệu là bằng chữ A (xuất phát từ Addition có nghĩa là “sự công 
hợp”) là phản ứng trong đó có hai phân tử kết hợp với nhau tạo thành phân tử mới. 
 Phản ứng trùng hợp có bản chất là phản ứng cộng hợp nhiều lần. 
 Trong phản ứng hữu cơ thường gặp các dạng phản ứng cộng hợp sau: 
 R – CH = CH2 + Cl2 ⎯→⎯ R – CHCl – CH2Cl 
 R – C ≡ CH + 2Cl2 ⎯→⎯ R – CCl2 – CHCl2 
R C
H
O
NaHSO3 CH3 C SO3H
H
ONa
+
+CH3 CH CH2
O OH NH2
NH3 CH3 CH CH2
 Liên kết pi là liên kết giàu năng lượng, có khả năng phản ứng khá mạnh dưới tác dụng môi 
trường bên ngoài hoặc do các hiệu ứng nội phân tử. Các nhóm thế gây hiệu ứng điện tử làm giảm 
hoặc tăng mật độ điện tử ở liên kết pi dẫn đến sự tăng phân cực của nó. 
 Trường hợp các hiệu ứng làm tăng mật độ điện tử ở liên kết pi, liên kết pi sẽ tăng hoạt hoá 
để tác dụng với nhiều ái nhân ái điện tử. Trường hợp này chính điện tử pi là tác nhân ái nhân, một 
bazơ mạnh. 
Chương 4: Phản ứng hữu cơ  
Trang 40
 Trong trường hợp ngược lại nhóm thế gây hiệu ứng làm giảm mật độ điện tử pi ở liên kết 
pi thì khả năng cộng hợp ái điện tử sẽ giảm, có xu hướng cộng hợp ái nhân. 
 Riêng liên kết ba như axetylen có khả năng cộng hợp ái nhân lẫn ái điện tử. Một số tác 
nhân ái nhân mạnh RO-, RCOO- trong môi trường bazơ, axetylen cộng hợp ái nhân. 
 Phản ứng cộng hợp có 3 cơ chế: cộng hợp ái nhân, ái điên tử và gốc tự do. 
4.5.2. Cơ chế của phản ứng cộng hợp 
a) Phản ứng cộng hợp ái điện tử vào liên kết đôi C = C 
Thí dụ: 
CH2 CH2 + Cl Cl CH2 CH2 CH2 CH2
nhanh
Cl+
Cl-
Cl
+
+cham + Cl-
CH2 CH2
Cl
+ Cl- CH2 CH2
Cl
Cl
Phản ứng cộng hợp vào nối đôi C = C theo cơ chế ái điện tử cần phải có mặt của dung môi 
phân cực hoặc xúc tác như xúc tác Lewis để làm cho liên kết pi dễ phân cực và tác nhân cộng hợp 
phân cực (Cl2). Nhờ sự phân cực trước nên gai đoạn tạo phức π nhanh. Quá trình phức π phá vỡ 
liên kết π tạo ra ion là quá trình khó và chậm. Vì vậy tốc độ phản ứng cộng hợp được xác định là 
gia đoạn phá vỡ liên kết pi tạo ra ion. Hơn nữa tác nhân ái điện tử sẽ cộng hợp vào trước và được 
cộng hợp vào giai đoạn quyết định này. Cho nên phản ứng cộng hợp vào nối đôi C = C là phản 
ứng cộng hợp ái điện tử. 
Cơ chế phản ứng: cơ chế AE 
+- cham + Y-
X
nhanh
C C + X+ Y -
+
C C
+ Y-
X
+
C C
X
C C
Y
b) Phản ứng cộng hợp ái nhân vào liên kết đôi C = O 
 Nhóm cacbonyl có khả năng cộng hợp rất nhiều chất (H2, HCN, NaHSO3, H2O, NH2-OH, R-
MgX, ...). Khả năng cộng hợp được nhiều của nhóm cacbonyl là do nguyên tử O có độ âm điện lớn 
làm cho liên kết pi bị phân cực mạnh về phía O 
C O
+ -
phức π 
Chương 4: Phản ứng hữu cơ  
Trang 41
 Tạo ra hai trung tâm: 1 trung tâm dương (Cδ+) và một trung tâm âm (Oδ-). Trung tâm dương 
sẽ tương tác với tác nhân ái nhân, trung tâm âm sẽ tương tác với tác nhân ái điện tử. Trong phản 
các ứng hoá học trung tâm dương có vai trò quyết định cho giai đoạn đầu của cộng hợp ái nhân. 
 Cơ chế phản ứng: cơ chế AN 
nhanh
cham + X+C O
O-
+ X+ Y -
+ -
R1
R2
C
R1
R2 Y
+ X+
O-
C
R1
R2 Y
OX
C
R1
R2 Y
 Thí dụ: 
nhanh
cham + H+C O
O-
+ H+ CN--
CH3
H
C
CN
OH
C
CN
CH3
H
+ H+
O-
C
CN
CH3
H
CH3
H
BÀI TẬP 
4.1. Cơ chế phản ứng là gì? Hãy minh hoạ bằng cơ chế phản ứng sau: 
 a) CH4 + Cl2 ⎯→⎯ CH3Cl + HCl 
 b) CH2 = CH2 + Br2 ⎯→⎯ CH2Br - CH2Br 
 c) CH2 = CH2 + HBr ⎯→⎯ CH3 - CH2Br 
 d) CH3 – CHO + NaHSO3 ⎯→⎯ ? 

File đính kèm:

  • pdfChuong 4- Phan ung huu co.pdf