Bài giảng Khái quát văn học Việt Nam thời trung đại
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Khái quát văn học Việt Nam thời trung đại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN VĂN HỌC tiÕt 1: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI A. Tóm tắt kiến thức cơ bản. 1. Khái niệm về văn học trung đại. Văn học trung đại là một cách gọi tên mang tính qui ước, đó là một giai đoạn mà văn học hình thành và phát triển trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến Việt Nam(Văn học thời phong kiến, văn học cổ) được xác định từ thế kỷ X (dấu mốc cho sự ra đời của nhà nước phong kiến Việt Nam đầu tiên) đến hết thế kỷ XIX. 2. Vị trí, vai trò của văn học trung đại. - Có vai trò, vị trí rất quan trọng bởi đây là mốc đầu tiên, chặng đường đầu tiên của văn học. - Nội dung tư tưởng của văn học trung đại có tính chất bao trùm lên nền văn học dân tộc. 3. Các giai đoạn của văn học trung đại. Được chia làm 3 giai đoạn: + Từ thế kỷ X --> thế kỷ XV. + Từ thế kỷ XVI--> nửa đầu thế kỷ XVIII + Từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX. 4. Nội dung văn học trung đại. - Phản ánh khí phách hào hùng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc - Phản ánh lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, đòi quyền sống quyền làm người... - Tố cáo chế độ phong kiến... B. luyÖn tËp Đề 1: Nêu vai trò vị trí của văn học trung đại trong nền văn học Việt Nam. * Gợi ý: - Văn học trung đại có vai trò vị trí rất quan trọng bởi đây là mốc đầu tiên, chặng đường đầu tiên của văn học. Về sau này các đặc tính của văn học hiện đại đều bắt nguồn từ văn học trung đại - Nội dung tư tưởng của văn học trung đại có tính chất bao trùm nên nền văn học dân tộc như phản ánh lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, đòi quyền sống quyền làm người...Sau này văn học hiện đại đều phản ánh rất sâu sắc những nôi dung trên, tuy nhiên do tư duy của hai thời kỳ khác nhau, nhu cầu phản ánh khác nhau nên phương thức biểu đạt cũng khác nhau. Đề 2: Văn học trung đại có mấy giai đoạn? Kể tên tác phẩm tiêu biểu cho từng giai đoạn qua đó đưa ra nhận xét về sự phát triển của từng giai đoạn văn học. *Gợi ý: Văn học trung đại có 3 giai đoạn: a. Giai đoạn 1: Từ thế kỷ X --> thế kỷ XV. - Tác phẩm tiêu biểu: Nam Quốc Sơn Hà, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo. - Văn học thời kỳ này phần lớn hướng về tư tưởng trung quân ái quốc, phục vụ cho các cuộc kháng nhiến và xây dựng đất nước vì vậy mang đậm tình yêu nước, khí phách hào hùng và lòng tự hào dân tộc. b. Giai đoạn 2: Từ thế kỷ XVI--> nửa đầu thế kỷ XVIII - Tác phẩm tiêu biểu: Truyền kỳ mạn lục( Nguyễn Dữ), Luận pháp học ( Nguyễn Thiếp) - Các tác phẩm vẫn chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, tuy chưa có lối đi riêng nhưng cũng đã đề cao được ý thức dân tộc, bắt đầu ca ngợi cuộc sống, đạo lý con người. c. Giai đoạn 3: Từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX. - Tác phẩm tiêu biểu:Truyện Kiều(Nguyễn Du), Lục Vân Tiên( Nguyễn Đình Chiểu), thơ Hồ Xuân Hương... - VH phát triển mạnh mẽ, có nhiều sự chuyển bến lớn nhằm thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của văn họcTrung Quốc tạo nên đặc trưng riêng của văn học dân tộc. Hầu hết các tác phẩm thời kỳ này được viết bằng chữ Nôm và phong phú hơn về thể loại. C. bµi tËp vÒ nhµ: Đề 1: Hệ thống các tác phẩm văn học trung đại đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 (tập một) theo mẫu sau: STT Tác phẩm Tác giả Nội dung chính Nghệ thuật Gợi ý: HS dựa vào SGK và những kiến thức đã học để làm bài tập này. Đề 2: Nêu nội dung chính của văn học trung đại. *Gợi ý: -VHTĐ được hình thành và phát triển trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến vì vậy chịu sự chi phối lớn của đạo Nho với những Tam cương, Ngũ thường nên giai đoạn đầu nội dung văn học đã hoàn toàn thủ tiêu cái tôi cá nhân, đòi hỏi bổn phận trách nhiệm của con người, đặc biệt là bổn phận của người đàn ông đối với “ Quân- Sư -Phụ” đồng thời phải quên đi bản thân. - Sang đến giai đoạn 2 nội dung văn học vẫn đề cao chuẩn mực của Tam cương, Ngũ thường song đã bắt đầu phản ánh cuộc sống đời thường, đề cao cái “tôi” - Giai đoạn 3 nội dung văn học đã phát huy và phản ánh cùng một lúc nhiều đề tài khác nhau: + Các biến cố lịch sử xã hội. +Tố cáo vạch trần bộ mặt thối nát của chế độ phong kiến. +Phản ánh số phận con người, đặc biệt là thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. + Bày tỏ kín đáo tâm sự yêu nước, đề cao đạo lý làm người, ca ngợi cuộc sống... ..................................................................................................... tiÕt 2,3: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG -Nguyễn Dữ- A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả: - Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI, giai đoạn chế độ xã hội phong kiến đang từ đỉnh cao của sự phát triển, bắt đầu rơi vào tình trạng suy yếu. - Nguyễn Dữ là học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, sau khi đỗ hương cống, ông chỉ làm quan một năm rồi về ở ẩn, giữ cách sống thanh cao đến trọn đời, dù vậy qua tác phẩm, ông vẫn tỏ ra quan tâm đến xã hội và con người. 2. Tác phẩm: Vị trí đoạn trích: "Chuyện người con gái Nam Xương" là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục. a. Nội dung: - Chuyện kể về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương. - Chuyện thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. b. Nghệ thuật: - Nghệ thuật dựng truyện. - Miêu tả nhận vật. - Sử dụng yếu tố tự sự kết hợp với trữ tình. c. Chủ đề. - Số phận oan nghiệt của người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến. B. luyÖn tËp: Đề 1: Ý nghĩa của các yếu tố kỳ ảo trong "Chuyện người con gái Nam Xương". Gợi ý: a. Mở đoạn: - Giới thiệu khái quát về đoạn trích. b. Thân đoạn: - Các yếu tố kỳ ảo trong truyện: + Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa. + Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp, gặp lại Vũ Nương, được xứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế. + Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi lại biến đi mất. - Ý nghĩa của các chi tiết kỳ ảo. + Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương: Nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự. + Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện. + Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở đời của nhân dân ta. c. Kết đoạn: - Khẳng định ý nghĩa của yếu tố kỳ ảo đối với truyện. Đề 1 : Cảm nhận của em về văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. *Gợi ý a. Mở bài - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. - Nêu giá trị nhân đạo, hiện thực và nghệ thuật đặc sắc của truyện. b. Thân bài: 1. Giá trị hiện thực: - Tố cáo xã hội phong kiến bất công, thối nát ... + Chàng Trương đang sống bên gia đình hạnh phúc phải đi lính. + Mẹ già nhớ thương, sầu não, lâm bệnh qua đời. + Người vợ phải gánh vác công việc gia đình. - Người phụ nữ là nạn nhân của lễ giáo phong kiến bất công. + Vũ Thị Thiết là một người thuỷ chung, yêu thương chồng con, có hiếu với mẹ ... + Trương Sinh là người đa nghi, hồ đồ, độc đoán -> đẩy Vũ Nương đến cái chết thảm thương. + Hiểu ra sự thật Trương Sinh ân hận thì đã muộn. 2. Giá trị nhân đạo - Đề cao, ca ngợi phẩm hạnh cao quý của người phụ nữ qua hình ảnh Vũ Nương. + Đảm đang: Thay chồng gánh vác việc nhà... + Hiếu thảo, tôn kính mẹ chồng ... + Chung thuỷ: Một lòng, một dạ chờ chồng ... 3. Giá trị nghệ thuật: - Ngôn ngữ, nhân vật. - Kịch tính trong truyện bất ngờ. - Yếu tố hoang đường kỳ ảo. c. Kết bài: - Khẳng định lại giá trị nội dung của truyện. - Truyện là bài học nhân sinh sâu sắc về hạnh phúc gia đình. C. BÀI TẬP VỀ NHÀ: Đề 1: Viết một đoạn văn ngắn (8 đến 10 dòng) tóm tắt lại "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. * Gợi ý: - Vũ Nương là người con gái thuỳ mị, nết na. Chàng Trương là con gia đình hào phú vì cảm mến đã cưới nàng làm vợ. Cuộc sống gia đình đang sum họp đầm ấm, xảy ra binh đao, Trương Sinh phải đăng lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con. Khi Trương Sinh về thì con đã biết nói, đứa trẻ ngây thơ kể với Trương Sinh về người đêm đêm đến với mẹ nó. Chàng nổi máu ghen, mắng nhiệc vợ thậm tệ, rồi đánh đuổi đi, khiến nàng phẫn uất, chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi hiểu ra nỗi oan của vợ, Trương Sinh đã lập đàn giải oan cho nàng. Đề 2: Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. * Gợi ý: a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. - Vẻ đẹp, đức hạnh và số phận của Vũ Nương. b. Thân bài: - Vũ Nương là người phụ nữ đẹp. - Phẩm hạnh của Vũ Nương: + Thuỷ chung, yêu thương chồng (khi xa chồng ...) + Mẹ hiền (một mình nuôi con nhỏ ...) + Dâu thảo (tận tình chăm sóc mẹ già lúc yếu đau, lo thuốc thang ...) - Những nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương. + Cuộc hôn nhân bất bình đẳng. + Tính cách và cách cư sử hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh. + Tình huống bất ngờ (lời của đứa trẻ thơ ...) - Kết cục của bi kịch là cái chết oan nghiệt của Vũ Nương. - Ý nghĩa của bi kịch: Tố cáo xã hội phong kiến. - Giá trị nhân đạo của tác phẩm. b. Kết bài: - Khẳng định lại phẩm chất, vẻ đẹp của Vũ Nương. - Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Đề 3: Phân tích sáng tạo nghệ thuật độc đáo của h/ả chiếc bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương” - Chi tiết chiếc bóng và lời nói ngây thơ của bé Đản là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, đạt tới độ hoàn chỉnh. + Chính chi tiết chiếc bóng và lời nói của bé Đản đã đẩy nút chuyện lên đến đỉnh điểm.( Khi Trương Sinh về thì bé Đản nói với cha chi tiết này một cách ngẫu nhiên. T.Sinh nghi ngờ vợ nhưng lại không nói lí do...) nhờ chi tiết chiếc bóng mà câu chuyện trở nên hấp dẫn, qua đó tác giả mới bộc lộ thành công sự đa nghi, độc đoán, tàn nhẫn của T. Sinh cũng như nỗi oan của VN. + Cũng chính chiếc bóng đã cởi nút mâu thuẫn để giải quyết câu chuyện. => Có thể nói cái bóng là sự tập trung, khái quát hóa, hình tượng hóa sự hiểu lầm vô tình hay hữu ý của ba nhân vật trong truyện. Cái bóng làm một người chết oan,2 người còn lại sống suốt đời đau khổ sẽ là bài học cảnh tỉnh đối với người đọc, người nghe. Đề 4: Suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến? - Người phụ nữ trong xã hội phong kiến không được che chở, bị ruồng rẫy, bị đối xử bất công và tàn bạo, trường hợp VN không phải là ngoại lệ. Trong XHPK, có rất nhiều người phụ nữ phải chịu đựng sự đối xử bất công,tàn bạo. Ta gặp Thị Kính trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, với án giết chồng không có cách gì thanh minh, chỉ được giải oan nhờ đức phật hay nói đúng hơn là nhờ tấm lòng bao dung độ lượng, thấu hiểu và sẵn sàng bênh vực cho những con người bé nhỏ trong xã hội của những nghệ sĩ dân gian. Ta cũng bắt gặp nàng Kiều có vẻ đẹp : “Một hai nghiêng nước nghiêng thành/ Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.” Phải bán mình chuộc cha và em, làm gái lầu xanh chỉ vì lời vu oan của thằng bán tơ. Ta cũng không thể quên nỗi cô đơn, buồn tủi, sầu muộn của người chinh phụ hay nàng cung nữ, người vợ lẽ trong tác phẩm của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương. Có thể nói, số phận của người phụ nữ trong xã hội PK đã được cô đúc trong hai câu thơ bất hủ của Nguyễn Du: “ Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.” Đề 5: Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương? Đề 6: Trong Chuyện người con gái Nam Xương, chi tiết chiếc bóng có ý nghĩa như thế nào trong cách kể chuyện? Gợi ý: *Đề bài yêu cầu người viết làm rõ giá trị một chi tiết nghệ thuật trong câu chuyện. *Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt nút câu chuyện và mở nút câu chuyện. - Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì: + Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, VN đã chỉ bóng trên tường nói với con đó là cha nó. Lời nói của VN hoàn toàn có mục đích tốt đẹp. + Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi còn thơ ngây, chưa hiểu biết những điều phức tạp của người lớn nên tin rằng có 1 người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế Đản cả. + Đối với Trương Sinh: lời nói của bé Đản về người cha khác ( chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không chung thủy, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi VN đi để VN phải tìm đến cái chết đầy oan ức. - Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện: + Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha. + Bao nhiêu nghi ngờ oan ức của Trương Sinh và VN đều được hóa giải nhờ cái bóng. - Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của VN thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội pk nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc. - Tính tình thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp, trong cuộc sống gia đình luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. - Khi tiễn chồng đi lính, biết cảm thông trước nỗi vất vả gian lao mà chồng phải chịu đựng, tiễn đưa đằm thắm thiết tha. Đề 7. 1.Dßng nµo nhËn xÐt kh«ng ®óng vÒ t¸c phÈm TruyÒn kú m¹n lôc ? A.ViÕt b»ng ch÷ H¸n B.Néi dung khai th¸c d· sö, cæ tÝch, truyÒn thuyÕt C.Nh©n vËt chÝnh lµ nh÷ng ngêi phô n÷ ®øc h¹nh nhng ®au khæ D.Hầu hÕt c¸c nh©n vËt, sù viÖc diÔn ra ë níc ta 2. ChuyÖn ngêi con g¸i Nam X¬ng cã nguån gèc tõ ®©u ? A. D· sö C. TruyÒn thuyÕt B. LÞch sö D. TruyÖn cæ tÝch 3. Nh©n vËt chÝnh trong ChuyÖn ngêi con g¸i Nam X¬ng lµ ai ? A. Vò ThÞ ThiÕt C. Tr¬ng Sinh B. Linh Phi D. BÐ §¶n 4. H×nh ¶nh c¸i bãng ®îc nh¾c tíi qua lêi nh©n vËt nµo ? A. Bµ mÑ Tr¬ng Sinh C. BÐ §¶n B. Tr¬ng Sinh D. Vò N¬ng 5. H×nh ¶nh c¸i bãng gi÷ vai trß quan träng trong c©u chuyÖn. Dßng nµo kh«ng ®óng víi nhËn xÐt trªn ? A. Th¾t nót, më nót c©u chuyÖn C. ThÓ hiÖn tÝnh c¸ch nh©n vËt B. Lµm c©u chuyÖn hÊp dÉn D. Lµ yÕu tè truyÒn k× 6. §äc ®o¹n trÝch sau vµ tr¶ lêi c¸c c©u hái. ThiÕp nÕu ®oan trang gi÷ tiÕt, trinh b¹ch g×n lßng, vµo níc xin lµm ngäc MÞ N¬ng, xuèng ®Êt xin lµm cá Ngu mÜ. Nhîc b»ng lßng chim d¹ c¸, lõa chång dèi con, díi xin lµm måi cho c¸ t«m, trªn xin lµm c¬m cho diÒu qu¹ vµ xin chÞu kh¾p mäi ngêi phØ nhæ. (NguyÔn D÷, ChuyÖn ngêi con g¸i Nam X¬ng, trong Ng÷ V¨n 9, tËp mét, NXB Gi¸o dôc, Hµ Néi, 2005, trang 45) a. §iÓn tÝch nào ®· ®îc Vò N¬ng dïng trong lêi nãi cña nµng? A. Ngäc MÞ N¬ng, cá Ngu mÜ C. Lµm måi cho c¸ t«m B. Lßng chim d¹ c¸ D. Lõa chång dèi con b. Nh÷ng lêi ®ã cho ta hiÓu Vò N¬ng mong muèn ®iÒu g×? A. Sù trong tr¾ng cña nµng ®îc chøng minh B. Kh¼ng ®Þnh m×nh lµ ngêi trong tr¾ng C. Muèn trêi ®Êt vµ con ngêi hiÓu nçi oan cña m×nh D. Muèn trêi ®Êt gi¶i nçi oan cña m×nh c. Theo em ®èi víi Vò N¬ng, nçi ®au khæ nµo lµ lín nhÊt ? A. BÞ chång nghi oan C. Danh dù bÞ b«i nhä B. Kh«ng hiÓu nçi oan Êy lµ do ®©u D. BÞ chång ®èi xö vò phu ======================================================= TIẾT 4,5: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ A. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TÁC GIẢ,TÁC PHẨM. I. Tác giả: - Nhóm Ngô Gia Văn Phái, đây là tên của một tập thể tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam nay thuộc huyện Thanh Oai-Hà Nội biên soạn vào những thời điểm khác nhau.Hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du. - Ngô Thì Chí(1753-1788) là em ruột của Ngô Thì Nhậm, từng làm quan dưới triều Lê Chiêu Thống. Ông tuyệt đối trung thành với nhà Lê, từng chạy theo Lê Chiêu Thống khi Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh,dâng Trung hưng sách bàn kế hoạch khôi phục nhà Lê. Sau đó ông được Lê Chiêu Thống cử đi Lạng Sơn chiêu tập kẻ lưu vong lập nghĩa binh chống Tây Sơn, nhưng trên đường đi, ông bị bệnh qua đời tại huyện Gia Bình( Bắc Ninh). Nhiều tài liệu cho rằng, Ngô Thì Chí viết bảy hồi đầu của Hoàng Lê nhất thống chí. - Ngô Thì Du( 1722-1840) Ông nổi tiếng về tài văn chương, nhiều lần thi nhưng không đỗ đạt. Đến năm 40 tuổi ông mới ra làm việc với triều đình Nguyễn. Chăm lo văn hóa giáo dục,sống an phận thủ thường. Ông là người viết 7 hồi cuối Hoàng Lê nhất thống chí. Nghiên cứu phật học, viết văn làm thơ... II. Tác phẩm: 1. Tóm tắt: Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long, Bắc Bình Vương giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cẩm quân đi ngay. Nhưng tướng sĩ xin nhà vua hãy lên ngôi giữ yên lòng người, rồi sẽ cất quân ra Bắc dẹp giặc. Bắc Bình Vương cho đắp đàn trên núi Bân, tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung. Lễ xong hạ lệnh xuất quân vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788). Đến Nghệ An, vua Quang Trung cho kén thêm hơn một vạn quân tinh nhuệ, cuàng với một số thân quân ở Thuận Hóa, Quảng Nam, mở cuộc duyệt binh lớn, phủ dụ quân lính, động viên họ một lòng hăng hái đánh quân thù. Đến núi Tam Điệp, nhà vua cho mở tiệc khao quân, chia quân thành 5 đạo, đúng tối 30 tết lập tức lên đường “ hẹn ngày mùng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng” Trên đường tiến quân ra Bắc, những toán quân Thanh đi do thám bị bắt sống hết nên ở Thăng Long chúng đều không biết gì cả. Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789) đồn Hà Hồi bị hạ gục, quân Thanh đại bại. Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, cuống cuồng qua cầu nhằm hướng Bắc mà chạy. Quân sĩ tranh nhau qua cầu tháo chạy, cầu đứt, rơi xuống nước chết nhiều không kể xiết. Vua Lê, thái hậu cùng bọn quân thần dắt nhau chạy trốn trong sự kinh hoàng nhục nhã,mãi đến mồng 6 mới đến của ải gặp Tôn Sĩ Nghị. 2. Giá trị nội dung: a. Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ qua cuộc chiến công thần tốc đại phá quân Thanh. - Đó là con người hành động với tính cách quyết đoán, mạnh mẽ, nhưng không hề độc đoán, chuyên quyền. Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược nước ta, N.Huệ “ giận lắm, định thân chinh cầm quân đi ngay” , nhưng theo lời khuyên của tướng sĩ xin nhà vua lên ngôi để “ chính vị hiệu, lấy lòng người” thì liền “ tế cáo trời đất”; tự mình đốc suất đại binh ra Bắc; vời người cống sĩ để hỏi kế sách đánh quân Thanh như thế nào. Tuyển mộ quân sĩ và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An. Cho thấy N. Huệ là người tự tin, nắm chắc thời thế định rõ hướng hành động, không nao núng trước bất kì tình huống nguy cấp nào, ngay cả khi vận nước “ ngàn cân treo sợi tóc” - Tài năng lỗi lạc trong việc điều binh khiển tướng, khi nói với binh sĩ, ông đã cho họ ngồi ( biểu hiện sự gần gũi mặc dù ông đã xưng vương). Lời dụ của của ông ngắn gọn, giản dị, chân thành nên rất có sức thuyết phục binh sĩ. Trong chiến trận xử lí nhạy bén, mưu trí trong những tình huống cụ thể: đảm bảo bí mật hành quân, nghi binh tấn công làng Hà Hồi, dùng ván phủ rơm ướt để tấn công ... Tài dùng binh khôn khéo đó đã quét sạch 20 vạn quân Thanh, tạo chiến công vĩ đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. N. Huệ thực sự là vị tướng tài ba, quyết đoán. b. Số phận của tướng lĩnh nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống. * Tôn Sĩ Nghị là tên tướng bất tài kéo quân sang An Nam nhằm lợi ích riêng; cầm quân mà không biết tình hình thực hư ra sao, lại kiêu căng, tự mãn, chủ quan khinh địch. Dù đã được vua tôi Lê Chiêu Thống báo trước, y vẫn không chút đề phòng, suốt mấy ngày Tết “chỉ chăm chút vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc”, cho quân lính mặc sức vui chơi. Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi thì sợ mất mật ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp... * Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành của ông ta đã vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược... chịu chung số phận với kẻ xâm lược. 3. Đặc sắc nghệ thuật: - Tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Hán, viết theo lối chương hồi của văn học Trung Quốc. - Lối văn trần thuật, miêu tả sinh động và hấp dẫn( đoạn hai cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống và quân tướng nhà Thanh) - Chân thực, khách quan. ( Đó không chỉ là giọng văn của người ghi chép lịch sử khách quan mà là giọng điệu sảng khoái của nhân dân, của dân tộc sau khi khiến cho bọn ngoại bang vốn tự xung là thiên tử,thiên triều phải tháo chạy nhục nhã) III. Bài tập. 1. Sưu tầm một số câu thơ, bài thơ hoặc giai thoại về người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ? “ Mà nay áo vải cờ đào, Cứu dân kể biết gấp nào công phu Nghe trước có đấng vua Nghiêu Thuấn, Công đức nhiều cõi thọ càng lâu. Mà nay lượng rộng, ơn sâu, Hạt mưa tưới khắp chín châu đượm nhuần. Công nghiệp ấy mà nhân nghĩa ấy, Cõi thọ sao dẹp bấy hóa công. ( Lê Ngọc Hân, “ Hoàng hậu thương viếng nhà vua qua đời, Xứ Nghệ với vua Hoàng đế Quang Trung”, NXB Nghệ An, 2008) Võ công oanh liệt gây nền vững Chính sách tài tình để phép chung (....) Nhân cao, đức cả, còn Lê miếu Lượng rộng, ơn dày, thả Mãn binh. ( Ngô Thì Nhậm) ...Nguyễn Huệ là bậc phi thường Mấy lần đánh đuổi quân Xiêm giặc Tàu Ông đà trí cả mưu cao Dân ta lại biết cùng nhau một lòng Cho nên Tàu dẫu làm hung Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà... ( Hồ Chí Minh, thơ. Toàn tập/ Lịch sử nước nhà, Trích, tr 382-383) 2.Phân tích h/ả người anh hùng ảo vải Quang Trung- Nguyễn Huệ qua đoạn trích “ Hồi 14 Hoàng Lê nhất thống chí” * Gợi ý: - Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán( làm việc có chủ đích, xông xáo, nhanh gọn và quả quyết) - Trí tuệ sáng suốt ,nhạy bén: + Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch. ( lời phủ dụ quân lính: kđ chủ quyền dân tộc của ta và nên án hđ xâm lăng phi nghĩa, dã tâm của giặc; nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dt ta từ xưa; kêu gọi quân lính đồng lòng hiệp lực; ra kỉ luật nghiêm... Lời phủ dụ được xem như bài hịch rất ngắn gọn mà ý tứ phong phú, sâu xa, có tác động kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc.) + Sáng suốt nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người, thể hiện qua cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp, khi Sở và Lân cùng gươm lên lưng mà chịu tội. Ông rất hiểu sở trường, sở đoản của từng người khen chê đúng người đúng việc... - Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng: ... - Tài dụng binh như thần: - H/ả lẫm liệt trong chiến trận: + Chỉ huy có tài thực sự chứ không trên danh nghĩa tự mình đốc thúc đại binh vừa tiến công vừa bày mưu tính kế. + Thông minh trong việc lựa chọn cách đánh giặc. Qua đó, hình ảnh người anh hùng được khắc họa khá đậm nét với tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt,, nhạy bén, tài dụng binh như thần; là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại. 3. Vì sao tác giả là người nhà Lê mà lại viết về Nguyễn Huệ hay như vậy? - Là những cựu thần của nhà Lê nhưng họ không thể bỏ qua sự thực là vua Lê yếu hèn đã cõng rắn cắn gà nhà và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc=>Tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc. ========================================================== tiÕt 6,7,8,9 : TRUYỆN KIỀU Nguyễn Du A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1. Tác giả: Nguyễn Du - Bản thân. - Gia đình. - Thời đại. - Cuộc đời - Sự nghiệp. - Tư tưởng- tình cảm. 2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: - Xuất xứ - Tóm tắt tác phẩm. B. luyÖn tËp: Đề 1: Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm Truyện Kiều trong 20 dòng. * Gợi ý:Tóm tắt truyện. Phần 1. Gặp gỡ và đính ước - Chị em Thúy Kiều đi chơi xuân, Kiều gặp Kim Trọng ( bạn Vương Quan ) quyến luyến. - Kim Trọng tìm cách dọn đến ở gần nhà, bắt được cành thoa rơi, trò chuyện cùng Thuý Kiều, Kiều- Kim ước hẹn nguyền thề. Phần 2. Gia biến và lưu lạc - Kim về hộ tang chú, gia đình Kiều gặp nạn. Kiều bán mình chuộc cha. - Gặp Thúc Sinh, Chuộc khỏi lầu xanh . Bị vợ cả Hoạn Thư đánh ghen, bắt Kiều về hành hạ trước mặt Thúc Sinh. - Kiều xin ra ở Quan Âm Các, Thúc Sinh đến thăm, bị Hoạn Thư bắt, Kiều sợ bỏ trốn ẩn náu ở chùa Giác Duyên. Kiều rơi vào tay Bạc Bà, rồi lại rơi vào lầu xanh lần hai. - Kiều gặp Từ Hải, được chuộc khỏi lầu xanh. Kiều báo ân báo oán. Bị mắc lừa HồTôn Hiến. Từ Hải chết. Kiều bị gán cho viên Thổ quan. Kiều nhảy xuống dòng Tiền Đường tự vẫn. Sư bà Giác Duyên cứu thoát về tu ở chùa. Phần 3. Đoàn tụ - Sau khi hộ tang trở về được gả Thúy Vân, Kim vẫn khôn nguôi nhớ Kiều, tìm kiếm Kiều. Kim lập đàn lễ, gặp Kiều, gia đình sum họp. Kiều không muốn nối lại duyên xưa. Chỉ coi nhau là bạn. Đề 2: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật Tác phẩm Truyện Kiều - Nguyễn Du. * Gợi ý: 1. Nội dung: - Giá trị nhân đạo: Đề cao tự do, ước mơ đẹp về tình yêu; khát vọng công lí, khát vọng về quyền sống... Ca ngợi phẩm chất con người (Kiều: Đẹp, tài, trí, hiếu thảo, trung hậu, vị tha) - Giá trị hiện thực: Bức tranh hiện thực về một xã hội bất công. Tiếng nói lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người. 2. Nghệ thuật: - Truyện Kiều là sự kết tinh tthành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ thể loại (Văn học dân tộc; thể thơ lục bát; nghệ thuật tự sự ; Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ; khắc hoạ tính cách , tâm lý con người). Đề 1: Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Du. * Gợi ý: 1. Bản thân. - Sinh 3.1.1766 (Năm Ất Dậu niên hiệu Cảnh Hưng) Mất 16.9.1820. Tên chữ Tố Như hiệu Thanh Hiên. - Quê Tiên Điền, Nghi Xuân , Trấn Nghệ An. 10 tuổi mồ côi mẹ. - Là một trong năm
File đính kèm:
- On tap VH 9.doc