Bài giảng Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX (tiết 1)
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX (tiết 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 1 Ngày soạn KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX (Tiết 1) A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 1, Kiến thức: Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của VHVN từ CMT8/ 1945- 1975 và những đổi mới bước đầu của VHVN từ sau 1975. 2, Kỷ năng: Tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa.... 3, Thái độ: Có ý thức tìm hiểu sự đổi mới của VHVN. B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, thuyết minh... C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1.Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, tư liệu về VHVN từ 1945- TK XX. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, sưu tầm tư liệu theo hướng dẫn. D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: (1’)Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ: (5’) Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của học sinh. III. Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề:(1’) 2. Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC a. Hoạt động 1:(34’) Khái quát VHVN từ CMT8/ 1945- TK XX GV giới thiệu qua về mốc thời gian 1945 mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc. HS theo dõi mục 1 SGK. Tóm tắt những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa giai đoạn 1945- 1975? HS: Gv bổ sung, nhấn mạnh. VHVN từ 1945- 1975 được chia làm mấy giai đoạn cụ thể? HS: 3 giai đoạn. Tóm tắt những thành tựu chủ yếu của giai đoạn 1945- 1954? GV gợi ý: Nội dung phản ánh? Thể loại? Tác giả? Tác phẩm cụ thể? HS: Truyện kí; thơ; kịch; nghiên cứu phê bình. Những nội dung chủ yếu của giai đoạn 1955- 1964? Thành tựu của giai đoạn này? HS kể tên tác giả, tác phẩm. - Văn xuôi. - Thơ. - Kịch... Tương tự tóm tắt những thành tựu và nội dung chủ yếu của giai đoạn 1965- 1975? HS: GV bổ sung và giới thiệu qua văn học vùng địch tạm chiếm: Không có điều kiện phát triển nên ít thành tựu. 1, Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa: - Vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của ĐCS. - Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài 30 năm. - Công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc. - Việc giao lưu văn hóa bị giới hạn trong một số nước. 2, Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu: a, Từ 1945- 1954: * Nội dung: Ca ngợi tổ quốc c/m, kêu gọi tinh thần đoàn kết, phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp... * Thành tựu: - Truyện và kí: - Thơ: - Kịch: - Lí luận, n/cứu phê bình: b, Từ 1955- 1964: * Nội dung: Phản ánh người lao động, ca ngợi đất nước và con người trong xây dựng CNXH, tình cảm với Miền Nam ruột thịt... * Thành tựu: - Văn xuôi: truyện ngắn, tiểu thuyết - Thơ: - Kịch: c, Từ 1965- 1975: * Nội dung: Ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng * Thành tựu: - Văn xuôi: - Thơ: - Kịch: - Nghiên cứu phê bình. IV. CỦNG CỐ:(2’)Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa? Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu? V. DẶN DÒ:(2’) Nắm nội dung bài học, tìm đọc các tác phẩm của gai đoạn 1945-1975. Tìm hiểu tiếp đặc điểm các đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945- 1975, có dẫn chứng làm rõ?. TIẾT 2 Ngày soạn KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX (Tiết 2) A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh ( Như tiết 1) B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, thuyết trình... C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1.Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, tư liệu về VHVN từ 1945- TK XX. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, sưu tầm tư liệu theo hướng dẫn D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ: (5’) Trình bày quá trình phát triển và một số thành tựu chủ yếu của VHVN giai đoạn 1945- 1975? III. Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề(1’) 2. Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC a. Hoạt động 1(34’)Khái quát VHVN từ CMT8/ 1945- TK XX VHVN từ 1945- 1975 có những đặc điểm chung cơ bản nào? HS: 3 đặc điểm. Chỉ rõ biểu hiện của sự gắn bó giữa văn học với vận mệnh chung của đất nước? Lấy VD cụ thể minh họa? HS: GV: Tổ quốc và CNXH là đề tài bao quát toàn bộ VHVN từ 1945- 1975. Biểu hiện của việc hướng về đại chúng trong văn học 1945- 1975? Lấy VD cụ thể làm rõ? HS: Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của VHVN từ 1945- 1975 thể hiện ở trên những phương diện nào? Dẫn chứng? HS: GV: Người mẹ cầm súng. Rừng xà nu. Đất nước đứng lên. Cảm hứng lãng mạn có tác dụng như thế nào đối với con người Việt Nam lúc bấy giờ? HS: GV: Cảm hứng lãng mạn nâng đỡ con người Việt nam vượt lên mọi thử thách từ trong máu lửa đi đến chiến thắng, từ khó khăn cơ cực đi đến ấm no, hạnh phúc. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn tạo nên tinh thần lạc quan, đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực... 3, Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945- 1975: a, Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước: - Gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. - Tập trung vào đè tài bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất nước nhà. - Đề tài xây dựng CNXH, ca ngợi hình ảnh con người mới, phẩm chất tốt dẹp của người lao động... b, Nền văn học hướng về đại chúng: - Quan tâm tới nhân dân lao động, npói lên nỗi bất hạnh của người lao động nghèo khổ bị áp bức, bóc lột trong xã hội củ; niềm vui, niềm tự hào về cuộc đời mới... - Dung lượng ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình thức quen thuộc, ngôn ngữ bình dị... c, Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. - Khuynh hướng sử thi: đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. Giọng điệu trang trọng, mang tính ngợi ca... - Cảm hứng lãng mạn: ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc... IV. CỦNG CỐ:(2’) Đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945- 1975? V. DẶN DÒ:(2’) Nắm nội dung cả 2 tiết học, tìm dẫn chứng minh họa Làm bài tập phần luyện tập SGK. Chuẩn bị: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Trả lời câu hỏi phần tìm hiểu đề và tìm ý SGK TIẾT 3 Ngày soạn NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 1, Kiến thức: nắm được cách viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. 2, Kỷ năng: Tìm hiểu đề và lập dàn ý. 3, Thái độ: Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn, phê phán những quan niẹm sai lầm về tư tưởng, đạo lí. B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, thảo luận, quy nạp... C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1.Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, sách bài tập, giáo án... 2. Chuẩn bị của HS: Soạn bài, SGK, vở ghi... D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ: (5’) Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở và soạn bài của học sinh. III. Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề:(1’) 2. Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC a. Hoạt động 1(24’) Tìm hiểu đề và lập dàn ý GV ghi đề. HS làm việc theo từng đôi một, thảo luận các câu hỏi phần tìm hiểu đề SGK. Nội dung cần bàn luận? Đối với học sinh, thanh niên sống như thế nào được coi là sống đẹp? Để sống đẹp chúng ta cần rèn luyện những phẩm chất gì? Phải sử dụng những thao tác lập luận nào để làm rõ vấn đề trên? Có thể lấy dẫn chứng từ những lĩnh vực nào? Trong văn học được không? Vì sao? HS lần lượt trình bày, trả lời các câu hỏi, lớp theo dõi, nhận xét. GV bổ sung nếu cần. HS dựa vào phần tim hiểu đề và gợi ý lập dàn ý SGK lập dàn ý cho đề bài. Mở bài? Thân bài? Kết bài? Từ VD hãy trình bày những hiểu biết của em về kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. GV nhấn mạnh kiểu bài nghị luận xã hội và cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Đề bài: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu. Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn? a, Tìm hiểu đề: * Nội dung: Bàn về “sống đẹp” trong đời sống con người. * Biểu hiện sống đẹp: - Mục đích, lí tưởng sống cao đẹp. - Tâm hồn, tình cảm nhân hậu, lành mạnh. - Trí tuệ sáng suốt. - Hành động tích cực, lương thiện. Thường xuyên học tập, rèn luyện để hoàn thiện nhân cách. * Các thao tác lập luận: - Giải thích: sống đẹp. - Phân tích các khía cạnh biểu hiện sống đẹp. - Chứng minh. - Bình luận: bàn cách sống đẹp; phê phán lối sống ích kỉ, cá nhân. b, Lập dàn ý: * Mở bài: - Giới thiệu vấn đề sống đẹp. - Trích dẫn câu thơ Tố Hữu. * Thân bài: - Giải thích khái niệm sống đẹp. - Phân tích biểu hiện của sống đẹp và dẫn chứng. - Phê phán những quan niệm, lối sống không đẹp. - Phương hướng, biẹn pháp phấn đấu để sống đẹp. *Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp. * Ghi nhớ: SGK b. Hoạt động 2(10’) Luyện tập HS đọc bài tập 1 SGK . Vấn đề tác giả đưa ra nghị luận là gì? Căn cứ vào nội dung văn bản hãy đặt nhan đề cho đoạn văn? Tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào? Dẫn chứng? Nhận xét về cách diễn đạt của đoạn văn trên? HS: thảo luận, trình bày. GV nhận xét, bổ sung, ghi điểm. Bài tập 1: - Nội dung: Bàn luận về phẩm chất văn hóa trong nhân cách của mỗi con người. - Nhan đề:Thế nào là con người có văn hóa. Một trí tuệ có văn hóa. - Các thao tác lập luận: + Giải thích: Văn hóa- đó có phải.... Văn hóa nghĩa là... + Phân tích: Một trí tuệ có văn hóa... + Bình luận: Đến đây tôi sẽ để các bạn.. - Cách diễn đạt khá sinh động: đưa câu hỏi ròi tự trả lời; tác giả đối thoại với người đọc; dẫn thơ... IV. CỦNG CỐ(2’) Cách làm bài nghị luận về một tư tưỏng, đạo lí? Các thao tác lập luận? V. DẶN DÒ(2’) Nắm nội dung bài học,làm bài tập 2 SGK. Tìm hiểu tiếp:Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa? Một số thành tựu bước đầu của VH sau 1975? TIẾT 4 Ngày soạn KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX (Tiết 3) A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh ( Như tiết 1) B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, thuyết trình... C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1.Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, tư liệu về VHVN từ 1945- TK XX. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, sưu tầm tư liệu theo hướng dẫn D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ: (5’) Những đạc điểm cơ bản của VHVN từ 1945- 1975? III. Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề(1’) 2. Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC b. Hoạt động 1 (20’) Vài nét khái quát VHVN từ 1975- TK XX. HS theo dõi mục II.1 SGK. Tóm tắt những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa giai đoạn sau 1975? HS: GV nhấn mạnh ý nghĩa Đại hội VI của Đảng và công cuộc đổi mới. HS theo dõi mục II.2 SGK. Trình bày những chuyển biến và thành tựu ban đầu của VHVN sau 1975? Gợi ý: Thơ ca; văn xuôi; kịch; nghiên cưú phê bình... Sự thay đổi, chuyển biến? Tác giả, tác phẩm? HS: GV giới thiệu qua một số tác phẩm tiêu biểu. - Mảnh đát lắm người nhiều ma. - Cù lao tràm. - Cỏ lau - Mùa lá rụng trong vườn..... Cái mới của văn học sau 1975 so với trước 1975 là gì? HS: GV: Dân chủ hóa, hướng nội... Lưu ý sự tác động nền kinh tế thị trường tới văn học lúc bấy giờ. 1, Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa. - Đất nước được độc lập, tự do, thống nhất (30/ 4/ 1975 ). - Công cuộc đổi mới được khởi xướng từ ĐH VI (1986). 2, Những chuyển biến và một số thành tựu bước đầu: - Thơ: không còn sức lôi cuốn như trước 1975; có sự nở rộ thể lại trường ca. Các nhà thơ tiêu biểu: Chế Lan Viên, Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Quỳnh... - Văn xuôi:thực sự khởi sắc và thay đổi cách viết về chiến tranh, quan tâm đến đời sống ... Thực sự thay đổi từ sau ĐH VI với các tên tuổi: Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Huy Thiệp... - Kịch thực sự phát triển mạnh, tiêu biểu là Lưu Quang Vũ. - Nghiên cứu phê bình có sự đổi mới với nhiều cây bút tên tuổi. Tóm lại: Văn học sau 1975 đi theo khuynh hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp cũg như đời thường c. Hoạt động 3(4’) Kết luận GV tổng kết những nội dung chính. - Thành tựu và hạn chế của văn học giai đoạn 1945- 1975? - Những chuyển biến bước đầu của văn học sau 1975? * Ghi nhớ: SGK IV. CỦNG CỐ(2’) Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa. Những chuyển biến và một số thành tựu bước đầu V. DẶN DÒ(2’) Nắm nội dung bài học,tìm đọc các tác phẩm sau 1975. Chuẩn bị: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Những biểu hiện của sự trong sáng? Đọc và tìm hiểu trước các bài tập. TIẾT 5 Ngày soạn GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT ( Tiết 1) A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 1, Kiến thức: Nhận thức được sự trong sáng của Tiếng Việt biểu hiện ở một số phương diện cơ bản và là yêu cầu đối với việc sử dụng Tiếng Việt. 2, Kỷ năng: Sử dụng Tiếng Việt đúng mục đích giao tiếp. 3, Thái độ: Có ý thức, thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt khi sử dụng. B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích, quy nạp... C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1.Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, bảng phụ... 2. Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài, tìm VD... D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp:(1’) Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài học III. Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề:(1’) 2. Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC a. Hoạt động 1() Sự trong sáng của Tiếng Việt. GV dùng bảng phụ đưa VD SGK. HS theo dõi VD. So sánh cách nói của 3 câu văn ở VD1. HS: Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ ở VD2 và VD3. HS: GV: Các từ: lưng, áo, con, tắm không còn dùng theo nghĩa gốc nhưng người đọc vẫn hiểu, lĩnh hội được nội dung. Từ các ví dụ yêu cầu khi sử dụng Tiếng Việt trong sáng? HS tiếp tục theo dõi các VD. Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ và cách nói ở các VD trên. HS: Lấy thêm các ví dụ khác về sử dụng Tiếng Việt trong sáng mà em biết? VD 1: SGK a, Tình cảm... Tổ quốc. b, Đó là tình cảm...Tổ quốc. c, Tình cảm...sâu nặng. * Câu a không rõ nội dung: thiếu ý, không mạch lạc. * Câu b và câu c là những câu mạch lạc, rõ ràng. VD 2: Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con. VD 3: Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa ta trong... Sử dụng Tiếng Việt đúng hệ thống chuẩn mực và quy tắc chung: ngữ âm,chữ viết, dùng từ, đặt câu, lời nói, bài văn... VD 4: Các superstar thích dùng mobiphone loại xịn. Sự trong sáng của Tiếng Việt không chấp nhận những yếu tố lai căng, pha tạp, lạm dụng tiếng nước ngoài. VD 5: Đoạn văn “ Lão Hạc”- Nam Cao. Sự trong sáng của Tiếng Việt còn thể hiện ở tính văn hóa, lịch sự của lời nói. * Ghi nhớ: SGK. b. Hoạt động 2() Luyện tập HS đọc đạon văn SGK, GV gợi ý cách làm bài: Nhớ lại nội dung Truyện Kiều và đặc điểm của từng nhân vật. Chỉ rõ sự trong sáng của việc sử dụng Tiếng Việt trong đoạn văn. HS: GV lấy dẫn chứng nhân vật Kim Trọng, tương tự học sinh tìm các trường hợp còn lại. HS đọc bài tập 2: Xác định và đặt dấu câu vào vị trí thích hợp GV dùng bảng phụ, gọi học sinh lên bảng điền vào bảng phụ. HS: GV nhận xét, bổ sung. GV gợi ý bài tập 3 học sinh làm ở nhà, lưu ý các tiếng nước ngoài. Bài tập 1: * Nhân vật Kim Trọng: rất mực chung tình chính xác. - Yêu say đắm Thúy Kiều, Kiều gặp hoạn nạn, được thay thế bởi Thúy Vân nhưng chàng không nguôi tình cảm với Kiều. - Luôn đi tìm Kiều, gặp Kiều tình cảm của chàng vẫn không thay đổi. Bài tập 2: Tôi... dòng sông(.)Dòng sông...chảy(,) vừa phải tiếp nhận(-) dọc đường đi của mình(-) những dòng nước khác(.) Dòng ngôn ngữ cũng vậy(-) một mặt...dân tộc(,) nhưng nó ...bỏ(,) từ chối... Bài tập 3: File: tệp tin. Hacker: kẻ đột nhập trái phép hệ thống máy tính. IV. CỦNG CỐ:(2’) Biểu hiện cụ thể về sự trong sáng của Tiếng Việt. V. DẶN DÒ:(2’) Nắm nội dung bài học, tìm ví dụ minh họa. Hoàn chỉnh các bài tập SGK. Chuẩn bị bài viết số 1: Nghị luận xã hội. Lưu ý xem lại nội dung, cách làm bài nghị luận xã hội và các đề bài SGK. TIẾT 6 Ngày soạn BÀI VIẾT SỐ 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 1, Kiến thức: Viết được một bài văn nghị luận bàn về một tư tưởng, đạo lí, trước hết là của tuổi trẻ học đường ngày nay. 2, Kỷ năng: Tìm hiểu đề, lập dàn ý và các thao tác lập luận. 3, Thái độ: Nâng cao ý thức rèn luyện tư tưởng đạo đức để hoàn thiện nhân cách. B. PHƯƠNG PHÁP: Tự luận C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1.Chuẩn bị của GV: Đề, đáp án, thang điểm... 2. Chuẩn bị của HS: Học bài, chuẩn bị theo hướng dẫn, vở viết bài D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: (1’)Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ: Không III. Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề:(1’) 2. Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Đề bài: “Mọi phẩm chất của dức hạnh là ở trong hành động” Ý kiến trên của M.Xi xê rông gợi cho anh chị những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí. - Nội dung: Mối quan hệ giữa đức hạnh và hành động (hành động quan trọng hơn). Bài học về việc tu dưỡng và học tập của bản thân. - Dẫn chứng: từ thực tế cuộc sống. 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề phẩm chất đức hạnh và hành động thẻ hiện con người. - Dẫn vào câu nói: “Mọi phẩm chất của dức hạnh là ở trong hành động” b. Thân bài: - Giải thích: “ đức hạnh”; “hành động”và mối quan hệ giữa chúng. - Phân tích chỉ rõ các biểu hiện, khía cạnh của đức hạnh và hành động. - Chứng minh: Đưa dẫn chứng từ thực tế cuộc sống. - Bình luận: Đánh giá đúng sai. * Chú ý mối quan hệ “ đức hạnh” và “hành động”. Có đức hạnh mà không có hành động chỉ là lí thuyết suông. Ngược lại hành động mà không bắt nguồn từ đức hạnh thì rất nguy hiểm, dễ tàn nhẫn, độc ác. c. Kết bài: - Khái quát vấn đề. - Rút ra bài học cho bản thân Thang điểm: - Điểm giỏi: Bài viết mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, đầy đủ các ý, bố cục; sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả. - Điểm khá:Bài viết diễn đạt khá trôi chảy, đầy đủ các ý, đảm bảo bố cục, lập luận khá chặt chẽ, còn mắc một số lỗi chính tả. - Điểm TB:Bài viết đủ ý, biết triển khai nhưng chưa chặt chẽ, còn mắc lỗi chính tả ( trên 5 lỗi), diễn đạt thiếu tính mạch lạc. - Điểm yếu: Bài viết không đạt các yêu cầu trên; không có nội dung, lạc đề. IV. CỦNG CỐ:(2’) Thu bài, nhận xét. V. DẶN DÒ:(2’) Soạn “ Tuyên ngôn độc lập” - Tiểu sử Nguyễn Ái Quốc? - Sự nghiệp văn học: Quan điểm sáng tác; di sản văn học; phong cách nghệ thuật? TIẾT 7 Ngày soạn TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ( Tiết 1) PHẦN 1: TÁC GIẢ A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 1, Kiến thức: Hiểu được những nét khái quátvề sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuậ Hồ Chí Minh. 2, Kỷ năng: Khái quát, tổng hợp vấn đề... 3, Thái độ: Yêu quý chủ tịch Hồ Chí Minh, có ý thức say mê tìm hiểu về sự nghiệp của Người. B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, thảo luận, quy nạp... C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, SGV, tư liệu về thơ văn Hồ Chí Minh 2. Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài, sưu tầm tư liệu.... D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (5’) Trình bày những chuyển biến và thành tựu chủ yếu của VHVN sau 1975? III. Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề(1’) 2. Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC a. Hoạt động 1() Vài nét về tiểu sử. HS dựa vào mục I SGK trình bày tóm tắt những nét chính về tiểu sử Hồ Chí Minh. GV lưu ý: Năm sinh, mất, quê quán, tên, các mốc thời gian chủ yếu... HS trình bày. GV nhấn mạnh bên cạch là một nhà cách mạng vĩ đại, Người còn để lại một di sản văn học vô cùng quý giá nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. I, Tiểu sử: Hồ Chí Minh (1890- 1969) ( SGK ) b. Hoạt động 2() Sự nghiệp văn học HS theo dõi mục II.1 SGK. Tóm tắt những nét chính về quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh? HS: GV nhấn mạnh từng quan điểm. Chú ý quan điểm 3 phải trả lời các câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh khá đa dạng và phong phú, hãy chứng minh? HS: văn chính luận; truyện kí; thơ ca... Về văn chính luận có đặc điểm gì nổi bật? Kể tên các tác phẩm tiêu biểu? HS: Đặc điểm về truyện kí của Nguyễn Ái Quốc? Kể tên các tác phẩm tiêu biểu? HS: GV lưu ý học sinh các nhận xét của Hà Minh Đức: “Chất trí tuệ và chất hiện đại...” Nguyễn Đăng Mạnh “Ngòi but châm biếm của Nguyễn Ái Quốc vừa sâu sắc...” Về thơ ca? HS: GV nhấn mạnh tập thơ “ Nhật kí trong tù”. Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí minh độc đáo và đa dạng, hãy chứng minh? - Văn chính luận - Truyện kí - Thơ ca... HS GV bổ sung sau khi học sinh trả lời II, Sự nghiệp văn học. 1, Quan điểm sáng tác: - Văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. - Luôn coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. - Khi sáng tác Người luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm. 2, Di sản văn học: a, Văn chính luận: - Mục đích: lên án những chính sách tàn bạo của chế độ thực dân Pháp với những số liệu chân thực, số liệu cụ thể, nghệ thuật châm biếm, đã kích sắc sảo. - Tác phẩm tiêu biểu: + Bản án chế độ thực dân Pháp (1925). + Tuyên ngôn độc lập (1945). + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946). b, Truyện và kí: - Chủ yếu viết bằng tiếng Pháp, vạch trần bộ mặt xảo trá, bịp bợm của chính quyền thực dân, châm biếm sâu cay bọn vua quan phong kiến vừa bộc lộ lòng yêu nước nồng nàn. - Ngắn gọn, súc tích, cô đọng. - Tác phẩm tiêu biểu: +Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu. + Vi hành (1923). + Lời than vãn của bà Trưng Trắc.... c, Thơ ca: - Nhật kí trong tù (1942- 1943). - Thơ Hồ Chí Minh (1967). - Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh. * Đặc điểm: Vừa cổ điển, vừa hiện đại thể hiện hình cảnh nhân vật trữ tình luôn trĩu nặng nỗi nước nhà, vẫn ung dung, điềm tĩnh, tự tại... 3, Phong cách nghệ thuật: - Văn chính luận: ngắn gọn, suác tích, lập luận chặt chẽ, lí lẻ đanh thép, giàu tính chiến đấu, thấm đượm tình cảm... - Truyện kí: có tính chiến đấu mạnh mẽ; trào phúng nhẹ nhàng, hóm hỉnh, sâu cay. - Thơ ca: hình thức, lời lẻ mộc mạc, giản dị, bút pháp vừa cổ điẻn vừa hiẹn đại. c. Hoạt động 3() Kết luận GV tổng kết về quan điểm sáng tác, sự nghiệp văn học và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. IV. CỦNG CỐ: (2’) Tiểu sử? Quan điểm sáng tác? Sự nghiệp văn học? Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh? V. DẶN DÒ: (2’) Tìm đọc các tác phẩm của Hồ chí Minh Làm bài tập 1 trang 29 SGK. Soạn: Phần 2- Tác phẩm. - Hoàn cảnh ra đời? Giá trị bản tuyên ngôn? - Bố cục? Nội dung từng phần cụ thể? - Nghệ thuật lập luận? TIẾT 8 Ngày soạn TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ( Tiết 2) PHẦN 2: TÁC PHẨM A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 1, Kiến thức: Thấy được ý nghĩa to lớn và giá trị nhiều mặt của bản tuyên ngôn cùng vẻ đẹp tư tưởng và tâm hồn tác giả. 2, Kỷ năng: Đọc hiểu văn bản chính luận 3, Thái độ: B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại, diễn giảng... C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, tư liệu và tranh ảnh minh họa... 2. Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài theo hương dẫn, sưu tầm tư liệu D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp:(1’) II. Kiểm tra bài cũ:(5’) Trình bày những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh? III. Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề:(1’) 2. Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC a. Hoạt động 1(16’) Tiểu dẫn. HS đọc phần tiểu dẫn SGK. Tóm tắt hoàn cảnh ra đời của bản tuyên ngôn? GV gợi ý hoàn cảnh thế giới, hoàn cảnh trong nước. HS: Dùng hình ảnh minh họa cảnh đọc bản tuyên ngôn của Bác. Bản tuyên ngôn có những giá trị nào? HS:- Lịch sử -Văn học -Tư tưởng. GV nhấn mạnh 3 giá trị của bản tuyên ngôn. Mục đích bản tuyên ngôn ? (Viết để làm gì?) . HS: GV tiểu kết phần tiểu dẫn. 1, Hoàn cảnh sáng tác: -Thế giới: chiến tranh thế giới tứh 2 kết thúc, quân phát xít đầu hàng quân đồng minh. - Trong nước: nhân dân nổi dậy giành chính quyền khắp nơi. - Ngày 26/8/1945 Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội soạn thảo bản “ Tuyên ngôn độc lập” tại số nhà 48 Hàng Ngang. - Ngày 2/9/1945 tại quảng trường ba Đình, Hà Nội thay mặt hàng vạn đồng bào Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập khia sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. 2, Giá trị bản tuyên ngôn: - Giá trị lịch sử: xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc. - Giá trị văn học: là áng văn chính luận xuất sắc ,mẫu mực với lí lẽ đanh thép, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Giá trị tư tưởng: thể hiện vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Bác- khát vọng giải phóng dân tộc, độc lập tự do. 3, Mục đích sáng tác: tuyên bố với quốc dân đồng bào và toàn thể thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam. b. Hoạt động 2(10’) Đọc hiểu khái quát GV hướng dẫn đọc giọng rõ ràng, mạnh mẽ, đanh thép khi tố cáo tội ác kẻ thù; tự hào khi nói về nhân dân ta; trang trọng, hùng hồn khi kết thúc. GV đọc mẫu, học sinh đọc tiếp. GV nhận xét và giải thích các chú thích SGK. Cho học sinh nghe lời tuyên ngôn của Bác qua băng hình. Xác định bố cục của bản tuyên ngôn? Nội dung cụ thể của từng phần? HS chia bố cục và nêu nội dung. GV chốt bố cục 3 phần và nội dung cụ thể từng phần. 1, Đọc, tìm hiểu chú thích. 2, Bố cục: 3 phần. + Đoạn 1: “ Từ đầu...chối cãi được” Nguyên lí chung của bản tuyên ngôn. + Đoạn 2: “Thế mà...phải được độc lập” Tố cáo tội ác của kẻ thù và khẳng định thực tế lịch sử. + Đoạn 3: Phần còn lại- tuyên bố độc lập. c. Hoạt động 3(8’) Tìm hiểu tác phẩm HS theo dõ
File đính kèm:
- giao an 12.doc