Bài giảng Kiểm tra 1 tiết sinh

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kiểm tra 1 tiết sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:
Ngày dạy:
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
Cấu tạo của quả và hạt, những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
Đặc điểm thích nghi của các ngành thực vật với môi trường sống.
Giải thích sự tiến hóa của giới thực vật
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức đã đươc học vào bài làm.
3. Thái độ: yêu thích thiên nhiên xung quanh mình
II. ĐỀ KIỂM TRA 
Trắc Nghiệm
Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (3 đ)
Câu 1: Tại sao trước khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp ?
a. Làm cho đất thoáng, cung cấp đủ không khí cho hạt hô hấp khi nảy mầm.
b. Làm cho đất giữ được nước đảm bảo đủ độ ẩm cần thiết.
c. Tạo nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm.
d. Câu a và b.
Câu 2: Cơ thể của tảo có cấu tạo 
a. Tất cả đều là đơn bào	 b. Tất cả đều là đa bào	 c.Có dạng đơn bào và có dạng đa bào
Câu 3: Rêu khác tảo ở những đặc điểm nào ?
a. Cơ thể cấu tạo đa bào	b. Đã có thân, lá, rễ giả
c. Cơ thể có màu xanh lục	d. Cơ thể có một số loại mô khác nhau
Câu 4: Những đặc điểm nào sau đây cho ta thấy dương xỉ khác rêu:
 a. Có rễ thật	b. Sinh sản bằng bào tử	c. Sống ở cạn	d. có hoa
Câu 5: Những hoa nở về đêm thường có đặc điểm nào thu hút sâu bọ ?
a. Hoa có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, hạt phấn to và có gai 
b. Hoa có màu trắng và có hương thơm.
c. Hoa nhỏ có phấn to và có gai.
d. Đầu nhuỵ có chất dính, hạt phấn nhỏ, nhiều, nhẹ.
Câu 6: Nhóm cây gồm toàn cây Một lá mầm là:
 a. Cây lúa, cây ngô, cây hành, cây đậu đen	 b. Cây mía, cây cà chua, cây lạc, cây nhãn
 c. Cây tre, cây lúa mì, cây tỏi, cây táo	 d. Cây trúc, cây lúa, cây ngô, cây tỏi.
2. Tự Luận (6Đ)
Câu 1: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm. Trình bày các biện pháp kỹ thuật khi gieo hạt. 2đ
Câu 2: Dương xỉ có những đặc điểm cấu tạo nào tiến bộ hơn để thích nghi với đời sống ở cạn. Dựa vào đặc điểm bên ngoài em có cách nào nhận biết đó là một cây thuộc ngành dương xỉ. 2đ
Câu 3: Trình bày sự khác nhau của lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm. 2đ
Câu 4: Em có nhận xét gì về tình hình rừng ở địa phương, em có biện pháp gì để bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương. 2đ
C. ĐÁP ÁN:
I. Trắc Nghiệm: (3Đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
Chọn 
d
c
b
a
b
d
II. Tự Luận: (6Đ)
Câu 1: cần đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp
	Làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo chống úng, chống hạn, chống rét, phải gieo đúng thời vụ.
Câu 2: có rễ thật, có mạch dẫn
Có lá non cuộn lại.
Câu 3: 
Cây thuộc lớp 1 lá mầm:
Rễ chùm
Gân lá song song, cung
Cánh hoa 3 hoặc 6
Phôi có một lá mầm
Cây thuộc lớp hai lá mầm
Rễ cọc
Gân lá hình mạng
Cánh hoa 4 hoặc 5 cánh
Phôi có 2 lá mầm
Câu 4: 
Rừng bị tàn phá nhiều
Không khai thác rừng bừa bãi
Tuyên truyền bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng
III. RÚT KINH NGHIỆM
1.Nhận xét đề kiểm tra
2. Nhận xét bài làm của học sinh
3.Bảng thống kê chất lượng bài kiểm tra 
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
TS
TL
TS
TL
TS
TL
TS
TL
TS
TL
6a
Họ và tên: 
Lớp: 
ĐỀ THI KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Sinh lớp 6 – Thời gian 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM (3Đ) Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (3 đ)
Câu 1: Tại sao trước khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp ?
a. Làm cho đất thoáng, cung cấp đủ không khí cho hạt hô hấp khi nảy mầm.
b. Làm cho đất giữ được nước đảm bảo đủ độ ẩm cần thiết.
c. Tạo nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm.
d. Câu a và b.
Câu 2: Cơ thể của tảo có cấu tạo 
a. Tất cả đều là đơn bào	 b. Tất cả đều là đa bào	 c.Có dạng đơn bào và có dạng đa bào
Câu 3: Rêu khác tảo ở những đặc điểm nào ?
a. Cơ thể cấu tạo đa bào	b. Đã có thân, lá, rễ giả
c. Cơ thể có màu xanh lục	d. Cơ thể có một số loại mô khác nhau
Câu 4: Những đặc điểm nào sau đây cho ta thấy dương xỉ khác rêu :
 a. Có rễ thật	b. Sinh sản bằng bào tử	c. Sống ở cạn	d. có hoa
Câu 5: Những hoa nở về đêm thường có đặc điểm nào thu hút sâu bọ ?
a. Hoa có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, hạt phấn to và có gai 
b. Hoa có màu trắng và có hương thơm.
c. Hoa nhỏ có phấn to và có gai.
d. Đầu nhuỵ có chất dính, hạt phấn nhỏ, nhiều, nhẹ.
Câu 6: Nhóm cây gồm toàn cây Một lá mầm là:
 a. Cây lúa, cây ngô, cây hành, cây đậu đen	 b. Cây mía, cây cà chua, cây lạc, cây nhãn
 c. Cây tre, cây lúa mì, cây tỏi, cây táo	 d. Cây trúc, cây lúa, cây ngô, cây tỏi.
II. TỰ LUẬN (67)
Câu 1: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm. Trình bày các biện pháp kỹ thuật khi gieo hạt. 2đ
Câu 2: Dương xỉ có những đặc điểm cấu tạo nào tiến bộ hơn để thích nghi với đời sống ở cạn. Dựa vào đặc điểm bên ngoài em có cách nào nhận biết đó là một cây thuộc ngành dương xỉ. 2đ
Câu 3: Trình bày sự khác nhau của lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm. 2đ
Câu 4: em có nhận xét gì về tình hình rừng ở địa phương, em có biện pháp gì để bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương. 1đ
BÀI LÀM
	D. MA TRẬN ĐỀ (ĐỀ 2)
Các chủ đề chính
Các mức độ nhận biết
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương VI
Hoa và sinh sản hữu tính
Câu 2.1
Câu 2.6 
1.0
Câu 2.4
Câu 2.8
1.0
Câu 4
1.0
5 câu 
3.0
Chương VII
Quả và hạt 
Câu 2.2
0.5
Câu 5
2.0
2 câu
2.5
Chương VIII
Các nhóm thực vật
Câu 1
Câu 2.3
1.5
Câu 2.5
Câu 2.7
1.0
Câu 3
2.0
5 câu 
4.5
Tổng 
4 câu
2.5
5 câu
2.5
2 câu 
4
1 câu 
1
12 câu
10.0
E. ĐỀ KIỂM TRA ( ĐỀ 2)
I. Trắc Nghiệm (5 Đ)
1. Hãy điền những thông tin cho cột B và C sao cho phù hợp với dung cột A (1 đ)
* So sánh tìm điểm khác nhau giữa cây rêu và cây dương xỉ.
Đặc điểm
Rễ 
Thân 
Lá 
Mạch dẫn 
Nguyên tản 
Rêu
Dương xỉ
2. Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất ( 4 đ )
Câu 1:Nhóm quả gồm toàn quả mọng là?
 a. Đu đủ, táo, đậu rồng	 b. Cam, xoài, dưa hấu	 c. Cà chua, quýt, hồng xiêm
Câu 2: Chất dự trữ của hạt thường nằm ở :
a.Lá mầm hoặc phôi nhũ	b. Chồi mầm hoặc phôi nhũ
c. Thân mầm hoặc phôi nhũ	d. Thân mầm hoặc chồi mầm
Câu 3: Nhóm cây gồm toàn cây Hai lá mầm là :
a. Đậu Hà Lan, cóc, mận	b. Đậu đen, chanh, tỏi
c. Hành, lúa, xoài, đu đủ	d. Mít, tre, đậu xanh
Câu 4: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió:
a. Hoa thường tập trung ở ngọn cây, có hương thơm, mật ngọt.
b. Hoa thường tập trung ở ngọn cây, bao hoa thường tiêu giảm, chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn nhiều, nhỏ và nhẹ.
c. Hoa thường to, sặc sỡ, tập trung ở ngọn cây, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ.
d. Hoa thường tập trung ở gốc cây, bao hoa thường tiêu giảm, chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ.
Câu 5: Đặc điểm đặc trưng của Quyết là :
a. Sinh sản bằng hạt	b. Đã có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn
c. Chưa có rễ, thân, lá thật	d. Nón đực nằm ở ngọn cây
Câu 6: Quả tự phát tán có đặc điểm :
a. Có nhiều gai, có nhiều móc	b. Quả có vị ngọt
c. Quả có khả năng tự tách hoặc tự nở cho hạt tung ra xa	d. Quả có cánh hoặc túm lông
Câu 7: Tảo là thực vật bậc thấp vì :
a. Có diệp lục, sống dưới nước	b. Có cấu tạo đơn giản, sống dưới nước
c. Sống ở nước, chưa có rễ, thân, lá	d. Có diệp lục, chưa có rễ, thân, lá
Câu 8: Hạt của cây Hai lá mầm khác với hạt của cây Một lá mầm ở điểm nào ?
a. Phôi có 2 lá mầm	b. Không có phôi nhũ
c. Chất dự trữ nằm ở lá mầm	d. Cả 3 đều đúng.
II. Tự Luận (5Đ)
Câu 3: Trình bày đặc điểm về sự sinh sản và phát triển của cây dương xỉ ? ( 2 đ )
Câu 4: Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì ? ( 1 đ )
Câu 5: Trình bày và giải thích thí nghiệm hạt nảy mầm cần có đủ độ ẩm thích hợp. (2 đ)
F. ĐÁP ÁN: (ĐỀ 2)
I. Trắc Nghiệm: (5Đ)
Câu 1: * So sánh tìm điểm khác nhau giữa cây rêu và cây dương xỉ.(1Đ)
Đặc điểm
Rễ 
Thân 
Lá 
Mạch dẫn 
Nguyên tản 
Rêu
O
X
X
O
O
Dương xỉ
X
X
X
X
X
Câu 2:(4Đ)
Câu
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
Chọn 
c
a
a
b
b
c
c
d
II. Tự Luận: (5Đ)
Câu
Đáp án chi tiết
Điểm
Câu 3
Câu 4
Câu 5
* Đặc điểm về sự sinh sản và phát triển của cây dương xỉ:
- Dương xỉ sinh sản bằng bào tử.
- Cơ quan sinh sản là túi bào tử.
- Túi bào tử chứa các bào tử, khi chín các bào tử được các vòng cơ đẩy ra ngoài rơi xuống đất ẩm mọc thành nguyên tản. Các tinh trùng và trứng có trong nguyên tản kết hợp thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cây dương xỉ con
* Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi như : Ong sẽ giúp thụ phấn cho hoa đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, khi ong hút mật hoa sẽ làm tổ và cung cấp mật ong cho con người.
* Cách tiến hành: chọn 1 số hạt đỗ tốt, khô bỏ vào 4 cốc thuỷ tinh, mỗi cốc để 10 hạt.
Cốc 1: 10 hạt để khô
Cốc 2: đổ nước ngập hạt
Cốc 3: lót xuống dưới 10 hạt 1 lớp bông ẩm ở chỗ mát
Cốc 4: làm như cốc 3 nhưng để trong tủ đá.
*Kết quả: Sau 3-4 ngày đếm số hạt nảy mầm
Cốc 1: 10 hạt không nảy mầm
Cốc 2: hạt chỉ nứt và trương lên, không nảy mầm
Cốc 3: 10 hạt nảy mầm
Cốc 4: 10 hạt không nảy mầm
* Giải thích: 
Cốc 1: Hạt khô không có nước nên không nảy mầm.
Cốc 2: hạt bị ngập nước không hô hấp được nên không nảy mầm.
Cốc 3: Có đủ độ ẩm thích hợp nên hạt nảy mầm.
Cốc 4: Có độ ẩm nhưng ở nhiệt độ lạnh nên hạt cũng không nảy mầm được.
0.5
0.5
1.0
1.0
0.5
0.5
1.0
Cộng 
5.0
d/ Củng cố và luyện tập:
Giáo viên thu bài. Lớp 6a3 :
e. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:(1’)
 - Xem lại nội dung bài kiểm tra và các chương đã học từ đầu HKII đến nay.
 - Chuẩn bị bài : “Hạt trần – Cây thông”
+ Nghiên cứu trước nội dung bài học.
+ Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận trong sgk/ 132,133
+ Kẻ bảng 40 vào vở bài học.
* Thống kê kết quả.
Lớp
TSHS
0 – 2
2.5 – 4.5
Cộng
5 – 6.5
7 – 8
8.5 - 10
Cộng
6a3
32/15
5/ Rút kinh nghiệm
SGK: 	
GV: 	
HS:	

File đính kèm:

  • docT(55).doc
Đề thi liên quan