Bài giảng môn Hình học lớp 6 - Tiết 24: Đường tròn

doc2 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học lớp 6 - Tiết 24: Đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn :
Dạy :	
Tiết 24: ĐƯỜNG TRÒN
A/ MỤC TIÊU:
1/ HS hiểu được đường tròn là gì? Hình tròn là gì? Hiểu được cung, dây cung, đường kính, bán kính.
2/ HS có kỹ năng sử dụng com pa. Biết vẽ đường tròn, cung tròn, biết giữ nguyên độ mở của com pa.
3/ Vẽ hình, sử dụng com pa chính xác, cẩn thận.
B/ PHƯƠNG TIỆN:
1/ GV: Com pa.
2/ HS: Com pa.
C/ TIẾN TRÌNH:
HĐ1: Đường tròn và hình tròn:
- Gv vẽ đường tròn và hình tròn có bán kính bằng 5cm
? Thế nào là đường tròn tâm O bán kính R.
- Điểm nào nằm trên đường tròn? - Điểm nào nằm bên trong, điểm nào nằm bên ngoài đường tròn?
- Thế nào là hình tròn?
 O
 C · D 
 A B
 HĐ2:Cung và dây cung:
- Giả sử A, B là hai điểm nằm trên đường tròn O. Gv diễn giải cung AB. Dây AB. Đường kính CD. Bán kính OC.
? So sánh đường kính với bán kính của đường tròn.
? Hãy tính đường kính của đường tròn tâm O bán kính bằng 10cm.
- Gv giới thiệu cách vẽ đường tròn.
HĐ3: Một số công dụng khác của com pa.
- Như vậy để vẽ đường tròn, ta dùng com pa. Vậy com pa còn có công dụng gì nữa không?
Gv nêu ví dụ 1.
? Để so sánh hai đoạn thẳng thông thường ta dùng thước để đo. Tuy nhiên ta có thể dùng com pa để so sánh. Vây em nào có thể dùng com pa để so sánh hai đoạn thẳng trên.
- Gv nêu ví dụ 2.
Gv cho học sinh nêu cách thực hiện.
HĐ4: Luyện tập:
Bài 38/91:
? Vì sao đường tròn (C;2cm) đi qua O; A
- Gv cho học sinh làm bài 40/92
HĐ 5:Hướng dẫn về nhà.
- Học kỹ đ/n đường tròn, sử dụng com pa.
- BTVN:39;41/92
- Học sinh quan sát và trả lời
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời
- HS quan sát và trả lời.
- HS làm tính -> trả lời 
- Theo dõi, thực hành.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời.
- Nêu cách thực hiện.
- Học sinh đọc đề và vẽ hình.
- Học sinh trả lời:
Vì CA=CO=2cm
- Làm BT 40.
- Học sinh dùng com pa để đo trực tiếp các đoạn thẳng trong SGK
1/ Đường tròn và hình tròn:
 M
 Đường tròn
 N
 K· 
 Hình tròn
* Định nghĩa: SGK/89
Điểm M nằm trên đường tròn. Điểm N nằm bên trong hình tròn, điểm K nằm bên ngoài hình tròn.
2/ Cung và dây cung: 
 A
B 
- Đoạn thẳng nối hai mút của cung AB gọi là dây AB. - Dây đi qua tâm gọi là đường kính.
- Đường kính gấp đôi bán kính.
3/ Một số công dụng khác của com pa
Ví dụ 1: Cho hai đoạn thẳng AB và CD. Hãy so sánh hai đoạn thẳng ấy.
Ví dụ 2: Cho hai đoạn thẳng AB và CD. Làm thế nào biết tổng độ dài của chúng mà không đo riêng từng đoạn. 
Giải:
- Vẽ tia Ox bất kỳ.
- Dùng com pa dựng đoạn thẳng OE bằng AB.
- Trên tia Ex, cũng dùng com pa dựng đoạn thẳng EN =CD
- Đo đoạn ON
Bài 40/92
AB = SE = GH;
CD = PQ; LM = IK

File đính kèm:

  • docTIET25.doc