Bài giảng môn sinh 10 - Tiết 19 - Bài 15: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim

doc26 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 2011 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn sinh 10 - Tiết 19 - Bài 15: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	05/09/2008
Tiết 19 - Bài 15:	 
 	Thực hành: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM	 
I. Mục tiêu bài dạy: 
- Học sinh phải biết cách bố trí thí nghiệm và tự đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yểu tố môi trường lên hoạt tính của enzim catalaza.
	- Tự tiến hành được thí nghiệm theo quy trình đã cho trong sách giáo khoa.
II. Phương tiện dạy học: 
a. Mẫu vật: 1 vài củ khoai tây sống và khoai tây đã luộc chín.
b.Dụng cụ và hoá chất:
- Dao, ống nhỏ giọt, dung dịch H2O2 , nước đá.	
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.
3. Giảng bài mới: 
1) Nội dung và cách tiến hành:
- Chia thành nhóm( mỗi nhóm tương ứng với 1 bàn)
- Mỗi nhóm làm cả 3 thí nghiệm với khoai tây như sách giáo khoa hướng dẫn.
2)Thu hoạch:
- Mỗi nhóm viết tường trình thí nghiệm và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
*Chú ý: - Trong khoai tây sống có enzim catalaza. Cơ chất tác động của enzim catalaza là H2O2 và phân huỷ nó thành H2O và O2 . 
4.Củng cố: 
	- Yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim trong các thí nghiệm trên làm kết quả các thí nghiệm khác nhau.
5.Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
	- Có thể làm thí nghiệm về vai trò của enzim Ptialin trong nước bột với tinh bột.
Tiết 20 
Bài 18:CHU KỲ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
I. Mục tiêu bài dạy: 
	- Học sinh phải nêu được chu kỳ tế bào, mô tả được các giai đoạn khác nhau của chu kỳ tế bào.
- Trình bày được các kỳ của nguyên phân và ý nghĩa của quá trình nguyên phân.
	- Nêu dược quá trình phân bào được điều khiển như thế nào và những rối loạn trong quá trình điều hoà phân bào sẽ gây nên những hậu quả gì? 
II. Phương tiện dạy học: 
	- Tranh vẽ hình 18.1 và 18.2 SGK.
	- Phiếu học tập.(Máy chiếu projector và giáo án điện tử) 
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Quang hợp gồm mấy pha?Nêu đặc điểm của mỗi pha.
3. Giảng bài mới: 
Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung
Hoạt động1:Tìm hiểu về chu kì tế bào
Cho hs quan sát tranh hình sgk
* Em hãy nêu khái niệm về chu kỳ tế bào?
* Chu kỳ tế bào được chia thành các giai đoạn nào?
* Em hãy nêu đặc điểm các pha trong kỳ trung gian.
* Hoàn thành phiếu học tập 
* thời gian chu kì tế bào khác nhau ở từng loại tế bào và loài:
- tế bào phôi sớm: 20 ph út / lần
-tế bào ruột : 6 giờ/lần
- tế bào gan : 6 tháng /lần
* điều hoà chu kì tế bào có vai trò gì
* điêu gì sẽ xảy ra nếu điều hoà chu kì tế bào bị trục trặc
Hoạt động2Tìm hiểu về quá t ình nguyênphân
Tranh hình 18.2
* Em hãy nêu cá giai đoạn trong nguyên phân và đặc điểm của mỗi giai đoạn.
* Hoàn thành phiếu học tập 
*NST sau khi nhân đôi ko tách nhau ra mà dính nhau ở t âm đông có lợi ích gì ? giúp phân chia đồng đếu vcdt)
*tại sao NST phai co xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia các nhiễm sắc tử ( tránh bị rối 
* do đâu NP tạo 2 tế bào con có bộ NST giống hệt tế bào mẹ
* Sự phân chia tế bào chất diễn ra như thế nào? So sánh giữa tế bào động vật và tế bào thực vật?
Hoạt động3 : tìm hiểu ý nghĩa của nguyên phân
* Nguyên phân có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật?
* Nếu quá trình phân chia không bình thường gây nên những hậu quả gì?
I. Chu kỳ tế bào:
1) Khái niệm:
- Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào( gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân ).
2) đặc điểm của chu kì tế bào
Kỳ trung gian
nguyên phân 
thời gian
Dài,chiếm gần hết thời gian chu kì
- ngắn
đặc điểm
* 3 pha
-Pha G1 tế bào tổng hợp các chất cho sinh trưởng của tế bào.
- Pha S ADN và trung tử nhân đôi.
- Pha G2 tổng hợp các yếu tố cho phân bào. 
*2 giai đoạn
- phân chia nhân gồm 4 kì:
- phân chia tế bào chất
2) Điều hoà chu kỳ tế bào:
- Trên 1 cơ thể thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau là khác nhau đảm bảo sự sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể .
- Nếu các cơ chế điều khiển sự phân bào bị hư hỏng trục trặc cơ thể có thể bị lâm bệnh.
II. Quá trình nguyên phân:
1) Phân chia nhân:
- Kỳ đầu: các NST kép sau khi nhân đôi ở kỳ trung gian dần được co xoắn. Màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện.
- Kỳ giữa: các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi phân bào được đính ở 2 phía của NST tại tâm động.
- Kỳ sau: Các NST tách nhau và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.
- Kỳ cuối: NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện. 
2) Phân chia tế bào chất:
- phân chia tế bào chất diễn ra ở đầu kì cuối
- tế bào chât phân chia dần, tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con
- Ở động vật phần giữa tế bào thắt lại chia thành 2 tế bào.
- Ở thực vật hình thành vách ngăn phân chia tế bào thành 2 tế bào mới.
III.ý nghĩa của nguyên phân:
1) ý nghĩa sinh học
- Sinh vật nhân thực đơn bào,SV sinh sản sinh dưỡng nguyên phân là cơ chế sinh sản.
- Sinh vật nhân thực đa bào nguyên phân giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
2) ý nghĩa thực tiễn
 - dựa trên cỏ sở của np tiến hành giâm chiết ghép
- ứng dụng nuôi cấy mô đạt hiệu quả
4.Củng cố: 
	- Câu hỏi và bài tập cuối bài.
	- Khối u do ung thư phát triển rất nhanh có phải bệnh về điều hoà phân bào?( tế bào ung thư phân bào liên tục, thời gian phân bào ngắn và có khả năng phát tán tế bào đến các nơi khác. 
5.bài tập về nhà
Ngày soạn 
Tiết 21 -Bài 19:	
GIẢM PHÂN	 
I. Mục tiêu bài dạy: 
	- Học sinh phải mô tả được đặc điểm các kỳ trong quá trình giảm phân và ý nghĩa của quá trình giảm phân.
	- Trình bày được diễn biến chính ở kỳ đầu của giảm phân I.
	- Nêu được sự khác biệt giữa quá trình giảm phân và nguyên phân.
II. Phương tiện dạy học: 
	- Tranh vẽ hình 19.1 và 19.2 SGK.
	- Phiếu học tập.(Máy chiếu projector và giáo án điện tử)
 III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Chu kỳ tế bào gồm những giai đoạn nào? Đặc điểm của mỗi giai đoạn.Ý nghĩa của sự điều hoà chu kỳ tế bào.
3. Giảng bài mới: 
Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung
Hoạt động1: tìm hiểu giảm phân 1
* Em hiểu như thế nào là (sự phân bào giảm nhiễm) giảm phân?
Tranh hình 19.1
* Em hãy nêu đặc điểm các kỳ của giảm phân 1 và những điểm khác so với nguyên phân.
Hoàn thành phiếu học tập 
NP
GP
Kỳ đầu
Kỳ giữa
Kỳ sau
Kỳ cuối
Hoạt động1: tìm hiểu giảm phân 1
Tranh hình 19.1, 19.2
* Trả lời câu lệnh trang 78
(Kỳ giữa của GP1 các NST kép không tách mà trượt về mỗi cực nên cuối GP1 tế bào chứa bộ NST đơn kép và kỳ trung gian GP2 các NST không nhân đôi và tách nhau thành NST đơn về mỗi tế bào).
* Tại sao sau khi nhân đôi các NST lại dính nhau ở tâm động không tách nhau (giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền cho tế bào con)
* Tại sao các NST phải co xoắn cực đại rồi mới phân chia?(NST dễ phân ly và không bị rối).
I.Giảm phân 1:
1) Kỳ đầu 1:
- Tương tự như kỳ đầu nguyên phân song xảy ra tiếp hợp giữa các NST kép trong cặp tương đồng có thể dẫn đến trao đổi đoạn NST.
2) Kỳ giữa 1:
- Các NST kép di chuyển về mặt phẳng của tế bào và tập trung thành 2 hàng.
3) Kỳ sau 1:
- Mỗi NST kép tương đồng di chuyển theo tơ vô sắc về một cực tế bào.
4) Kỳ cuối 1:
- Khi về cực tế bào các NST kép dần dần giãn xoắn. Sau đó là quá trình phân chia tế bào chất tạo thành 2 tế bào con.
II. Giảm phân 2:
1) Đặc điểm:
- Các NST không nhân đôi mà phân chia gồm các kỳ tương tự như nguyên phân.
- Kết quả: Từ 1 tế bào có 2n NST qua phân chia giảm phân cho ra 4 tế bào có n NST.
2) Sự tạo giao tử:
- Các cơ thể đực( động vật) 4 tế bào cho ra 4 tinh trùng và đều có khả năng thụ tinh.
- Các cơ thể cái( động vật) 4 tế bào cho ra 1 trứng có khả năng thụ tinh còn 3 thể cực không có khả năng thụ tinh(tiêu biến).
III. Ý nghĩa của giảm phân:
- Sự phân ly độc lập của các NST( và trao đổi đoạn) tạo nên rất nhiều loại giao tử.
- Qua thụ tinh tạo ra nhiều tổ hợp gen mới gây nên các biến dị tổ hợp® Sinh giới đa dạng và có khả năng thích nghi cao.
- Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài.
4.Củng cố: 
	- Câu hỏi và bài tập cuối bài.
	- Các loài sinh vật có bộ NST đơn bội n có giảm phân không? (không co quá trình giảm phâm).
	- Nếu số lượng NST không phải là 2n mà là 3n thì quá trình giảm phân có gì trục trặc?( Khi có 3 NST tương đồng thì sự bắt đôi và phân ly của các NST sẽ dẫn đến sự phân chia không đồng đều các NST cho các tế bào con-gây ra đột biến giao tử).
5.bài tập về nhà
BẢNG SO SÁNH NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN
Nguyên phân
Giảm phân
Giảm phân 1
Giảm phân 2
Trung gian
-Các NST nhân đôi tạo ra NST kép dính nhau ở tâm động.
-Bộ NST 2n® 2n kép
-Các NST nhân đôi tạo ra NST kép dính nhau ở tâm động.
-Bộ NST 2n® 2n kép
-Các NST không nhân đôi dạng kép dính nhau ở tâm động.
-Bộ NST dạng n kép
Kỳ đầu
-Không xảy ra tiếp hợp giữa các NST kép trong cặp NST tương đồng.
-Tơ vô sắc đính 2 bên NST tại tâm động
-Xảy ra tiếp hợp dẫn đến trao đổi đoạn giữa các NST kép trong cặp tương đồng.
-Tơ vô sắc đính 1 bên NST tại tâm động
-Không xảy ra tiếp hợp giữa các NST kép trong cặp tương đồng.
-Tơ vô sắc đính 2 bên NST tại tâm động
Kỳ giữa
- Các NST kép dàn thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo tế bào 
- Các NST kép dàn 2 hàng (đối diện) trên mặt fẳng xích đạo TB
- Các NST kép dàn thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo tế bào
Kỳ sau
-Các NST kép tách nhau thành dạng đơn tháo xoắn và duỗi dần ra
-Các NST kép không tách nhau và không tháo xoắn 
-Các NST tách nhau thành dạng đơn tháo xoắn và duỗi dần ra
Kỳ cuối
- Các nhiễm sắc thể phân ly đồng đều về 2 cực tế bào và tế bào phân chia thành 2 tế bào mới
Kết quả
-Từ 1 tế bào 2n NST thành 2 tế bào 2n NST
-Từ 1TB 2n NST thành 2 TB n NST kép
-Từ 1 tế bào n NST kép thành 2 tế bào n NST
Đặc điểm 
-Từ 1 TB 2n® 2 TB 2n
-Các TB tạo ra có thể tiếp tục nguyên phân 
-Từ 1 TB 2n® 4 TB n
-Các TB tạo ra không tiếp tục nguyên phân mà biệt hoá thành giao tử 
Ngày soạn 
Tiết 22 - Bài 20:	 
 	Thực hành: QUAN SÁT CÁC KỲ :
CỦA NGUYÊN PHÂN TRÊN TIÊU BẢN RỄ HÀNH
I. Mục tiêu bài dạy: 
	- Học sinh phải xác định được các kỳ khác nhau của nguyên phân dưới kính hiển vi.
	- Vẽ được các tế bào ở các kỳ của nguyên phân quan sát được dưới kính hiển vi.
	- Rèn luyện kỹ năng quan sát tiêu bản trên kính hiển vi.
II. Phương tiện dạy học: 
	- Tranh vẽ các kỳ của nguyên phân và tranh hình 20 SGK.
- Kính hiển vi quang học có vật kính´10, ´40 và thị kính ´10 hoặc ´15.
- Tiêu bản cố định lát cắt dọc rễ hành hoặc các tiêu bản tạm thời
 III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Hãy nêu các kỳ của phân bào nguyên phân? đặc điểm mỗi kỳ?
3. Giảng bài mới: 
I.Nội dung thực hành:
- Học sinh quan sát tranh về nguyên phân 
- Tiến hành như hướng dẫn của sách giáo khoa.
II. Thu hoạch:
- Yêu cầu vẽ các tế bào quan sát được thấy rõ nhất ở các kỳ khác nhau có chú thích các kỳ tương ứng với hình vẽ tế bào.
- Giải thích tại sao cùng 1 kỳ nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại trông khác nhau?
4.Củng cố: 
- Trong quá trình học sinh quan sát và vẽ giáo viên đi từng bàn kiểm tra, hướng dẫn và hỏi học sinh.
5.Rút kinh nghiệm bài thực hành 
Ngày soạn 
 Phần ba
SINH HỌC VI SINH VẬT
Chương I: CHUYỂN HOÁ
VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
Tiết 23	Bài 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ
VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
I. Mục tiêu bài dạy: 
- Học sinh phải trình bày được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật dựa theo nguồn cácbon và năng lượng .
	- Phân biệt được các kiểu hô hấp và lên men ở vi sinh vật.
	-Nêu được 3 loại môi trường nuôi cấy cơ bản của vi sinh vật.
II. Phương tiện dạy học: 
	- Tranh các kiểu chuyển hoá vật chất và năng lượng. 
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Hãy nêu khái niệm về chuyển hoá vật chất và năng lượng.
3. Giảng bài mới: 
Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung
Hoạt động1: tìm hiểu dinh dưỡng ở vsv
* Em hiểu như thế nào? là vi sinh vật?
* Từ kích thước của chúng em có thể suy ra cơ thể chúng là đơn bào hay đa bào?
* Em có nhận xét gì về khả năng sinh trưởng, sinh sản phân bố của chúng?
* Có các loại môi trường cơ bản nào? Đặc điểm của mỗi loại môi trường đó như thế nào?
+ Các môi trường nuôi cấy vi sinh vật có thể ở dạng đặc( có thạch) hoặc lỏng.
* Trả lời câu lệnh trang 89
Hoạt động2 :Tìm hiểu chuyển hoá vật chất ở vi sinh vật
* Thế nào là hô hấp tế bào ở sinh vật nhân thực xảy ra ở đâu? sinh vật nhân sơ xảy ra ở đâu?
( sinh vật nhân sơ không có ty thể nên ở xảy ra ở màng sinh chất)
*Emhiểu thế nào là hô hấp kỵ khí?(không cần ôxy)
* Phân biệt hô hấp hiếu khí, kỵ khí và lên men?
I. Khái niệm vi sinh vật:
1) khái niệm:
- Là những sinh vật có kích thước nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi.
2)Đặc điểm:
- Phần lớn là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, 1 số là tập hợp đơn bào.
- Hấp thụ và chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh, phân bố rộng.
3.Môi trường và các kiểu dinh dưỡng:
a.Các loại môi trường cơ bản:
-Môi trường tự nhiên gồm các chất tự nhiên.
- Môi trường tổng hợp gồm các chất đã biết thành phần hoá học và số lượng.
- Môi trường bán tổng hợp gồm các chất tự nhiên và các chất hoá học.
b.Các kiểu dinh dưỡng:
- Dựa vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon chia làm 4 loại :
 + quang tự dưỡng
 + hoá tự dưỡng
 +quang dị dưỡng
 + hoá dị dưỡng
II. chuyển hoá vật chất ở VSV
* kh ái ni ệm :
- chuyển hoá vật chất là quá trình sau khi hấp thu các chất dinh dưỡng , nguồn năng lượng.trong tế bào diễn ra các qt sinh hoá biến đổi các chất này
1) Hô hấp:
a. Hô hấp hiếu khí:
- Là quá trình ôxy hoá các phân tử hữu cơ, mà chất nhận êlectron cuối cùng là ôxy phân tử.
- Sinh vật nhân thực chuỗi truyền êlectron diễn ra ở màng trong ty thể còn sinh vật nhân sơ xảy ra ở màng sinh chất.
b. Hô hấp kỵ khí: 
- Là quá trình phân giải cacbonhyđrat để thu năng lượng và chất nhận êlectron cuối cùng là phân tử vô cơ. 
2) Lên men: 
- Là quá trình chuyển hoá diễn ra trong tế bào chất mà chất cho và nhận đều là các phân tử hữu cơ. 
4.Củng cố: 
	- Câu hỏi và bài tập cuối bài.
	- Phân biệt hô hấp hiếu khí, kỵ khí và lên men?
5.bài tập về nhà
Ngày soạn 
 Tiết 24-Bài 23:	 
 	QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP :
 VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT	
I. Mục tiêu bài dạy: 
	- Học sinh phải nêu được sơ đồ tổng hợp các chất ở vi sinh vật.
	- Phân biệt được sự phân giải trong và ngoài tế bào ở vi sinh vật nhờ enzim. 
	- Nêu được 1 số ứng dụng đặc điểm có lợi, hạn chế đặc điểm có hại của quá trình tổng hợp và phân giải các chất để phục vụ cho đời sống và bảo vệ môi trường.
II. Phương tiện dạy học: 
- Tranh vẽ sơ đồ về các quá trình tổng hợp axit amin, prôtêin...và gạch dưới các axit amin không thay thế mà vi sinh vật có thể tổng hợp được.
- Sơ đồ phân giải 1 số chất, lên men lăctic, êtilic...
- Có thể chuẩ bị trước tranh vẽ vi khuẩn axêtic, nấm cúc đen, vi khuẩn lam hình sợi xoắn, nấm men..
. III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Hãy trình bày các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật? So sánh giữa quang tự dưỡng và hoá tự dưỡng, quang dị dưỡng và hoá dị dưỡng.
3. Giảng bài mới: 
Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung
Hoạt động1: tìm hiểu qúa trình tổng hợp
*Em hãy nêu thành phần cấu tạo của prôtêin?
+Vi khuẩn lam hình xoắn (Spirulina) theo sinh khối khô prôtêin chiếm tới 60%.
 *Em hãy nêu thành phần cấu tạo của lipit?
+ Nấm men rượu prôtêin chiếm 52,41%,lipit=1,72% và nhiều vitamin B1 B2, 5 , 6
Hoạt động2.tìm hiểu qúa trình phân giải
*Trả lời câu lệnh trang 92
-Bình đựng nước thịt quá thừa nitơ và thiếu cacbon nên axit amin bị khử ® mùi thối.
-Bình đựng nước đường có mùi chua vì thiếu nitơ và quá dư thừa cacbon nên chúng lên men tạo axit® chua).
-Thực phẩm đã dùng vi sinh vật phân giải: tương nước mắm, nước chấm
-Do vi sinh vật tiết enzim prôtêaza phân giải prôtêin của cá, đậu tương
* Trả lời câu lệnh trang 93
- Sử dụng lên men lactic để làm sữa chua, muối dưa cà
*Quá trình phân giải của vi sinh vật có gây hại đối với đời sống của con người không?
Hoạt động3: tìm hiêu mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải
Gv cho hs so sánh quá trình đồng hoá và dị hoá
* bản chât?
* sự mâu thuẫn giữa 2 qt
*sự thống nhất giữa 2 qt
I. Quá trình tổng hợp:
1) Tổng hợp prôtêin:
- Từ các axit amin liên kết với nhau tạo thành prôtêin. ( axit amin)n ® prôtêin 
2) Tổng hợp pôli saccarit:
-(Glucôzơ)n+ADP-glucôz®(Glucôzơ)n+1+ADP
3) Tổng hợp lipit:
- Do sự kết hợp glyxêrol và axit béo®lipit
4)tổng hợp axit nuclêic:
- Các bazơnitơ + đường 5C( Ribôzơ) và axit H3PO4 ® Nuclêôtit.(nuclêôtit)n®axit nuclêic 
II. Quá trình phân giải:
1) Phân giải prôtêin và ứng dụng:
- Các vi sinh vật tiết enzim prôtêaza ra môi trường phân giải prôtêin ở môi trường thành axit amin rồi hấp thụ.
- Ứng dụng làm tương, nước mắm
2) Phân giải polisaccarit và ứng dụng:
- Vi sinh vật tiết enzim phân giải ngoại bào polisaccarit( tinh bột, xenlulôzơ..) thnành các đường đơn( monosaccarit) rồi hấp thụ.
+ Ứng dụng:
- Lên men rượu êtilic từ tinh bột(làm rượu)
( Tinh bột® Glucôzơ ® Êtanol + CO2 )
- Lên men lactic từ đường (muối dưa, cà..)
( Glucôzơ® Axit lactic(vi khuẩn dị hình có thêm CO2 ,Êtanol, axit Axêtic)
- Phân giải xenlulôzơ nhờ vi sinh vật tiết enzim xenlulaza xử lý rác thực vật
3) Tác hại:
- Do quá trình phân giải tinh bột, prôtêin, xenlulôzơ mà vi sinh vật làm hỏng thực phẩm, đồ ăn uống, thiết bị có xenlulôzơ
III.Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải:
- Tổng hợp và phân giải là 2 quá trình ngược chiều nhau nhưng diễn ra không ngừng và thống nhất với nhau trong tế bào.
- đồng hoá tổng hợp các chất cung cấp nguyên liệu cho dị hoá
- dị hoá phân giải các chất cung cấp năng lượng cho đồng hoá
4.Củng cố: 
	- Câu hỏi và bài tập cuối bài.
	- Câu 1: Vi khuẩn lam có khả năng tự tổng hợp prôtêin. Nguồn cacbon cung cấp là do quá trình quang tự dưỡng. Nguồn nitơ là nhờ nitrôgenaza cố định nitơ phân tử, diễn ra chủ yế trong tế bào dị hình.
Đặc điểm so sánh 
Lên men lactic
Lên men rượu
Loại vi sinh vật 
Vi khuẩn lactic đồng hình hoặc dị hình
-Nấm men rượu, có thể có nấm mốc, vi khuẩn 
Sản phẩm
-Lên men đồng hình hầu như chỉ có axit lactic.
-Lên men dị hình còn có thêm CO2 Êtilic và axit hữu cơ khác 
- Nấm men: rượu êtilic, CO2 
- Nấm mốc, vi khuẩn ngoài rượu, CO2 còn có các chất hữu cơ khác 
Nhận biết
Có mùi chua
Có mùi rượu
Số ATP thu được
 từ 1 mol glucôzơ 
-Lên men đồng hình
2molATP/1mol glucôzơ 
-Lên men dị hình
1molATP/1mol glucôzơ 
-Nấm men rượu
2molATP/1mol glucôzơ 
-Nấm mốc, vi khuẩn
1-2molATP/1molglucôzơ 
- Câu 3: Vải chín để qua 3-4 ngày có mùi chua vì dịch quả vải chứa nhiều đường nên dễ bị nấm men ở trên vỏ xân nhập vào gây lên men sau đó các vi sinh vật chuyển hoá đường® rượu® axit(mùi chua).
*Một số điểm lưu ý:
- Đường trong sữa là đường Lactôzơ dưới tác động của enzim của vi khuẩn lactic biến đổi thành 2 phân tử đường đơn là galactôzơ và glucôzơ. Sau đó đường nà sẽ bị lên men lactic(đồng, dị hình)
- Rượu êtilic được chưng cất từ quá trình lên men rượu rồi chưng cất
- Vang là dịch quả lên men rượu không qua chưng cất.
- Bia là loại nước giải khát lên men rượu từ dịch đường hóa của malt ( lúa mạch moc mầm) và hoa bia không qua chưng cất, có quá trình lên men phụ trong điều kiện lạnh bão hoà CO2
5.Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
Ngày soạn 
 Chương II	 
SỰ SINH TRƯỞNG VÀ
 SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
Tiết 26 Bài 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT 	 
I. Mục tiêu bài dạy: 
	- Học sinh phải nêu được 4 pha sinh trưởng cơ bản của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục và ý nghĩa của từng pha.
	- Trình bày được ý nghĩa của thời gian thế hệ tế bào (g).
	-Nêu được nguyên tắc và ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy liên tục
II. Phương tiện dạy học: 
	- Tranh vẽ hình 25 SGK 
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Hãy nêu sự phân giải prôtêin(polisaccarit) và ứng dụng, tác hại
3. Giảng bài mới: 
Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung
Hoạt động1:tìm hiếu sự sinh trưởng
* Em hiểu thế nào là sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật? khác với sinh trưởng ở động vật bậc cao như thế nào.
( do sinh sản bằng cách phân đôi nên vk dc dùng làm mô hình n/c sinh trưởng của vsv. Kích thước tế bào nhỏ nên khi n/c đẻ thuận tiện người ta theo dõi sự thay đổi của cả quần thể) 
* thời gian thế hệ là gì ? cho ví dụ. 3. 
* Trả lời câu lệnh trang 99
-Sau thời gian thế hệ số tế bào quần thể tăng gấp 2.
N=NO´ 2n
-Số lần phân chia trong 2h là2h=120';120':20'=6 (n=6)
 N=105´ 2 6=512.105
Hoạt động 2:tìm hiểu sinh trưởng của quần thể vi khuẩn
 gv cho hs quan s át tranh hình 25 
- thế nào là nuôi cấy không liên tục ?
*Quan sát đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục em có nhận xét gì?(Các pha,số lượng tế bào.) 
*Trả lời câu lệnh trang101
*Quan sát trên đường cong sinh trưởng ở pha nào số lượng tế bào lớn nhất?
(Để thu được số lượng tế bào vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở pha cân bằng)
*Trả lời câu lệnh trang101
(Dùng phương pháp nuôi cấy liên tục)
* vì sao trong nuôi cấy ko liên tục cần có pha tiền phát còn trong nuôi cấy liên tục ko cần có pha này ( do mt ở nuôi cấy liên tục luôn đủ dinh dưỡng nên vsv ko phải làm quen với mt )
**vì sao trong nuôi cấy liên tục ko xảy ra pha suy vong ( do luôn dc cung cấp dinh dưỡng ko b ị cạn kiệt )
*** để ko xảy ra pha suy vong → thường xuyên cung cấp chất dinh dưỡng
I. Khái niệm sinh trưởng:
1) Khái niệm:
- Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào trong quần thể 
2) Đặc điểm:
- Thời gian sinh sản rất ngắn. Thời gian để số lượng cá thể tăng gấp 2 là thời gian thế hệ( g),Trong điều kiệnthích hợp g=hằng số.
3. thời gian thế hệ 
là thời gian từ khi xuất hiện 1 tế bào cho đến khi phân chia (được kí hiệu là g )
II.Sự sinh trưởng của quần thể VK:
1) Nuôi cấy không liên tục:
- Là môi trường không bổ sung chất dinh dưỡng mới và không lấy đi sản phẩm chuyển hoá vật chất.
a. Pha tiềm phát:( pha lag)
- Vi khuẩn thích nghi với môi trường
- hình thành các enzim cảm ứng. 
- Số lượng cá thể tế bào chưa tăng.
b. Pha luỹ thừa:
- Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi. Sau 1 thì gian thế hệ số lượng cá thể tăng gấp 2 ( g=hằng số).
c. Pha cân bằng:
- Số lượng cá thể đạt cực đại và không đổi theo thời gian do + 1 số tế bào bị phân huỷ
 +1 số khác có chât dinh dưỡng lại phân chia
 +M=0, không đổi theo thời gian
d. Pha suy vong:
- Số cá thể( tế bào)trong quần thể giảm dần do :
 + số tế bào bị phân huỷ nhiều
 + chất dinh dưỡng bị cạn kiệt
 +chất độc hại tích luỹ nhiều
2) Nuôi cấy liên tục:
- Bổ sung các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra dịch nuôi cấy tương đương.
- điều kiện môi trường duy trì ổn định
* ứng dụng:
- sản xuất sinh khối để thu nhận pr đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như a.a , kháng sinh ,
4.Củng cố: 
	- Câu hỏi và bài tập cuối bài.
-Câu 2: Trong nuôi cấy không liên tục vi khuẩn cần phải có thời gian làm quen để hình thành các enzim cảm ứng. Trong nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát vì môi trường ổn định, vi khuẩn đã có enzim cảm ứng.
-Câu 3: Trong nuôi cấy không liên tục có pha suy vong vì các chất dinh dưỡng cạn kiệt, các chất độc hại được tạo ra qua quá trình chuyển hoá được tích luỹ ngày càng nhiều làm cho vi khuẩn bị phân huỷ® số lượng tế bào vi khuẩn giảm dần.
5.Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
Ngày soạn 
Tiết 28 -Bài 26:	
 	 SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT	 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG :
ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
I. Mục tiêu bài dạy: 
	- Học sinh phải nêu được các hình thức sinh sản chủ yếu ở vi sinh vật nhân sơ (phân đôi, ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi).
	- Mô tả được sự sinh sản phân đôi ở vi khuẩn( bắt đầu từ sự hình thành hạt mêzôxôm, ADN phân chia và hình thành vách ngăn)
- Nêu được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân thực (có thể sinh sản bắng nguyên phân hoặc bằng bào tử hữu tính hay vô tính.)
- Học sinh phải nêu được đặc điểm của 1 số chất hoá học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
	- Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật.
	- Nêu được 1 số ứng dụng mà con người đã sử dụng các yểu tố hoá học và vật lý để khống chế vi sinh vật có hại.
II. Phương tiện dạy học: 
	- Tranh vẽ hình 16.1, 26.2 và 26.3 SGK. Hình trang 111 SGV
	- Bảng so sánh 1 số tính chất của bào tử vi khuẩn.
- Tranh vẽ phóng bảng trang 106 SGK.Tranh,tư liệu nói về các chất hoá học là chất dinh dưỡng, nhân tố sinh trưởng và là chất ức chế vi sinh vật.
 III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	-Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi sinh vật?
3. Giảng bài mới: 
Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung
Hoạt động 1: tìm hiểu Sự sinh sản của sinh vật nhân sơ
Tranh trang 111 SGV
*em hãy nêu quá trình sinh sản phân đôi?Cho ví dụ về hình thức sinh sản phân đôi của sinh vật?
Tranh hình 26.1,

File đính kèm:

  • docsinh hoc 10 bai 19 den 33.doc