Bài giảng môn toán lớp 10 - Bảng phân bố tần số và tần suất

doc28 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn toán lớp 10 - Bảng phân bố tần số và tần suất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài: Bảng phân bố tần số và tần suất
I. Mục tiêu
Kiến thức:
 Hiểu các khái niệm: Tần số, tần suất của mỗi giá trị trong một dãy số liệu thống kê, bảng phân bố tần số - tần suất, bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp.
Kĩ năng:
- Biết cách xác định tần số, tần suất của mỗi giá trị trong dãy số liệu thống kê. 
- Lập được bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp khi đã cho các lớp.
Thái độ:
 Rèn luyện tính cẩn thận, linh hoạt. Thấy được ứng dụng của toán học trong đời sống thực tế.
II. PhƯơng pháp dạy học
Phương pháp gợi mở vấn đáp và làm việc theo nhóm.
III. Chuẩn bị của thầy và trò
GV : SGK, SGV Đại số 10 . Giấy trong, máy chiếu (hoặc bảng phụ) có ghi sẵn bài tập trắc nghiệm.
HS : SGK Đại số 10 .
IV. Tiến trình bài học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1. Ôn tập về số liệu thống kê và tần số, tần suất
I. Một vài khái niệm cơ bản
+ Yêu cầu HS đọc ví dụ 1 tr 104 SGK.
+ Đọc ví dụ 1 tr 104 SGK.
1. Ôn tập về số liệu thống kê và tần số
+ Giới thiệu dãy số liệu thống kê.
Ví dụ 1. (tr 104 SGK)
+ Trong dãy số liệu trên có bao nhiêu giá trị khác nhau của dấu hiệu ?
+ Xác định các giá trị khác nhau của dấu hiệu. 
+ Thế nào là tần số của giá trị xi ? Hãy tính tần số của các giá trị có trong dãy số liệu thống kê trên.
+ Nhắc lại khái niệm tần số của giá trị xi . Tính tần số của các giá trị có trong dãy số liệu thống kê trên.
+ Thế nào là tần suất của giá trị xi ? Hãy tính tần suất của các giá trị có trong dãy số liệu thống kê trên.
+ Nhắc lại khái niệm tần suất của giá trị xi . Tính tần suất của các giá trị có trong dãy số liệu thống kê ở ví dụ 1.
2. Tần suất
+ Nhấn mạnh lại khái niệm tần số, tần suất.
+ Hãy lập bảng phân bố tần số, tần suất của số liệu ở ví dụ 1.
+ Lập bảng phân bố tần số, tần suất của số liệu ở ví dụ 1.
Bảng phân bố tần số, tần suất của số liệu ở ví dụ 1.
Hoạt động 2. Tìm hiểu bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp
II. Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp
+ Yêu cầu HS đọc ví dụ 2 tr 104 SGK.
+ Đọc ví dụ 2 tr 104 SGK.
Ví dụ 2. (SGK tr 105)
+ Giới thiệu việc phân lớp cho dãy số liệu ở ví dụ 2.
+ Nghe và biết được sự phân lớp.
+ Yêu cầu HS đọc tr 106, từ đó nêu cách tính giá trị trung tâm của một lớp; tần số, tần suất của lớp đó.
+ HS đọc tr 106, từ đó nêu cách tính giá trị trung tâm của một lớp; tần số, tần suất của lớp đó.
+ Giới thiệu bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp và ý nghĩa của bảng.
+ Nghe và theo dõi bảng 4 SGK.
Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp.
Hoạt động 3. áp dụng
+ Chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
+ Yêu cầu các nhóm lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp ở bảng 5 SGK với các lớp đã được chỉ ra.
+ Chia thành các nhóm.
+ Các nhóm lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp ở bảng 5 SGK với các lớp đã được chỉ ra.
Bảng 5.
Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp từ số liệu ở bảng 5 
+ Gọi đại diện nhóm có lời giải nhanh nhất lên trình bày kết quả làm việc của nhóm.
+ Yêu cầu cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh lời giải.
+ Đại diện nhóm có lời giải nhanh nhất lên trình bày kết quả làm việc của nhóm.
+ Cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh lời giải.
Hoạt động 4. Củng cố
+ Nhấn mạnh cách tính tần số, tần suất của các giá trị xi; của các lớp khi đã phân ra.
 + Nhấn mạnh cách lập bảng phân bố tần số, tần suất rời rạc và bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp.
 + Giải bài tập trắc nghiệm
 Câu 1. Điểm thi học kỳ 1 của lớp 10A được ghi lại trong bảng sau:
 4	6,5	7	5	5,5	8	8	5	7
 8	4,5	10	7	8	6	9	6	8
 6	6 	2,5	8	6	7	4	10	6
 9	6,5	9	7,5	7	6	8	3	6
 6	9	5,5	7	8	6	5	6 4 
Bảng 1
Câu 1. Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là
A. 14
B. 13
C. 12
D. 11.
Câu 2. Trong bảng trên, tần suất "điểm 8" là 
A. 17, 8%
B. 20%
C. 16%
D. 15,6%.
Đáp án: Câu 1. B
 Câu 2. A
 Hướng dẫn về nhà : Giải các bài tập 1, 2, 3, 4 tr 107, 108 SGK.
Tên bài: Luyện tập
I. Mục tiêu
Kĩ năng:
 - Thành thạo việc xác định tần số, tần suất của mỗi giá trị trong dãy số liệu thống kê. 
- Lập được bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp khi đã cho các lớp.
Thái độ:
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc trong công việc. Thấy được ý nghĩa của thống kê trong đời sống thực tế.
II. PhƯơng pháp dạy học
Phương pháp phát vấn và làm việc theo nhóm.
III. Chuẩn bị của thầy và trò
GV : SGK, SGV Đại số 10 . Giấy trong, máy chiếu (hoặc bảng phụ) có ghi sẵn bài tập trắc nghiệm.
HS : SGK Đại số 10 .
IV. Tiến trình bài học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ.
ã Gọi hai HS lên bảng
HS1. Giải bài 1 tr 107 SGK.
HS 2. Giải bài 3 tr 108 SGK.
+ Hai HS lên bảng giải bài tập theo yêu cầu của GV.
ã Bài tập 1 (SGK)
Lời giải bài tập số 1 tr 107 SGK.
ã Yêu cầu những HS còn lại:
+ Từng đôi một kiểm tra kết quả bài số 1 và số 3 của nhau.
+ Nhận xét, hoàn chỉnh lời giải của bạn trên bảng.
ã Theo dõi, xem xét HS làm việc.
Những HS còn lại:
+ Từng đôi một kiểm tra kết quả bài số 1 và số 3 của nhau.
+ Nhận xét, hoàn chỉnh lời giải của bạn trên bảng.
ã Bài tập 3 (SGK)
Lời giải bài tập số 3 tr 108 SGK.
Hoạt động 2. Giải bài số 2 tr 108
ã Bài tập 2 (SGK)
Lời giải bài tập số 2 tr 108 SGK.
+ Gọi một HS đứng tại chỗ nêu cách tính và kết quả bài 2 tr 108, GV ghi lên bảng.
+ Một HS đứng tại chỗ nêu cách tính và kết quả bài 2 tr 108
+ Gọi HS khác nhận xét kết quả.
+ HS khác nhận xét kết quả.
Hoạt động 3. Giải bài số 4 tr 108
ã Gọi một HS lên bảng giải bài số 4 tr 108.
ã Yêu cầu những HS còn lại:
+ Từng đôi một kiểm tra kết quả bài số 4 của nhau.
+ Nhận xét, hoàn chỉnh lời giải của bạn trên bảng.
+ Một HS lên bảng giải bài số 4 tr 108.
+ Những HS còn lại từng đôi một kiểm tra kết quả bài số 4 của nhau.
+ Nhận xét, hoàn chỉnh lời giải của bạn trên bảng.
ã Bài tập 4 (SGK)
Lời giải bài tập số 4 tr 108 SGK.
Hoạt động 4. Củng cố
Nhấn mạnh cách lập bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp.
 Giải bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Điểm kiểm tra một tiết của một lớp học sinh được ghi lại như sau:
 8	4	7	5	8	6	9	5	7
 5	8	10	7	8	6	4	6	8
 6	3 	9	8	5	7	4	10	6
 9	6	4	9	7	6	6	3	6
 6	9	7	7	8	6	5	6 2 
Bảng 2
a) Tần suất điểm 7 là
A. 13,3%
B. 15,6%
C.14%
D. 17,8%.
b) Trong bảng trên, tần suất khoảng [2; 4) là 
A. 15,6%
B. 14%
C. 6,7 %
D. 13,3%.
Câu 2. Tiền lương hàng tháng của 100 công nhân được ghi lại thành bảng tần số ghép lớp như sau: 
 Các lớp của tiền lương (nghìn đồng)
Tần số
[400; 600)
15
[600; 800)
40
[800; 1000)
30
[1000; 1200)
10
[1200; 1400)
5
Bảng 3
a) Giá trị trung tâm của lớp [600; 800) là
A. 40
B. 600
C. 700
D. 800.
b) Tần suất của lớp [400; 600) là 
A. 15%
B. 15
C. 500
D. 65%.
Đáp án: Câu 1:
 a) B
 b) C
 Câu 2.
 a) C
 b) A
 Hướng dẫn về nhà. Tự điều tra và lập bảng số liệu thống kê về một vấn đề nào đó, chẳng hạn điểm kiểm tra môn học nào đó của một tổ hoặc một lớp; số HS đang học phổ thông ở các gia đình trong một số gia đình sống ở địa phương em; lượng điện tiêu thụ của các gia đình hoặc lượng điện tiêu thụ của gia đình em trong một nămrồi lập bảng tần số, tần suất với các số liệu thu thập được. 
Tên bài: Biểu đồ tần suất
I. Mục tiêu
Kiến thức:
 Hiểu các biểu đồ tần suất hình cột, biểu đồ hình quạt và đường gấp khúc tần số, tần suất. 
Kĩ năng:
 - Vẽ được biểu đồ tần suất hình cột.
 - Vẽ được đường gấp khúc tần số, tần suất.
 - Đọc hiểu các biểu đồ hình cột, hình quạt.
Thái độ:
 Rèn luyện tính cẩn thận, linh hoạt. Thấy được ứng dụng của thống kê, có ý thức liên hệ với đời sống thực tế.
II. PhƯơng pháp dạy học
Phương pháp gợi mở vấn đáp và làm việc theo nhóm.
III. Chuẩn bị của thầy và trò
GV : SGK, SGV Đại số 10 . Giấy trong, máy chiếu (hoặc bảng phụ) có ghi sẵn bài tập trắc nghiệm.
HS : SGK Đại số 10 .
IV. Tiến trình bài học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu biểu đồ tần suất hình cột.
I. Biểu đồ tần suất và đường gấp khúc tần suất
+ Hãy xem ví dụ 1 tr 109 SGK.
+ Hãy vẽ biểu đồ vào vở.
+ Giới thiệu biểu đồ tần suất hình cột.
+ Xem ví dụ 1 tr 109 SGK.
+ Vẽ biểu đồ vào vở.
1. Biểu đồ tần suất hình cột.
Hoạt động 2. Tìm hiểu đường gấp khúc tần suất 
2. Đường gấp khúc tần suất 
+ Hãy đọc và nêu lại cách vẽ đường gấp khúc tần suất ở tr 110.
+ Đọc và nêu lại cách vẽ đường gấp khúc tần suất ở tr 110.
Hình vẽ đường gấp khúc tần suất về chiều cao của 36 HS.
+ Hướng dẫn HS tự vẽ vào vở.
+ Tự vẽ đường gấp khúc tần suất vào vở.
+ Giới thiệu đường gấp khúc tần suất 
+ Nghe và ghi nhớ.
Hoạt động 3. áp dụng vẽ biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất 
ã Gọi hai HS lên bảng:
 + Vẽ biểu đồ tần suất hình cột theo các số liệu ở bảng 6 tr 110.
+ Vẽ đường gấp khúc tần suất theo các số liệu ở bảng 6. 
ã Những HS khác tự vẽ vào vở
+ HS lên bảng vẽ biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất theo các số liệu ở bảng 6. 
+ Những HS khác tự vẽ vào vở
Hình vẽ biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất theo các số liệu ở bảng 6 tr 110.
Hoạt động 4. Tìm hiểu biểu đồ hình quạt
II. Biểu đồ hình quạt
+ Yêu cầu HS đọc ví dụ 2 tr 111 SGK
+ Đọc ví dụ 2 tr 111 SGK
Ví dụ 2. SGK tr 111.
+ Hãy dựa vào biểu đồ hình quạt ở hình 4 để lập bảng theo mẫu ở bảng 7.
+ Dựa vào biểu đồ hình quạt ở hình 4 để lập bảng theo mẫu ở bảng 7.
Hoạt động 5. Củng cố
Nhấn mạnh cách vẽ đường gấp khúc tần suất 
 Giải bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Đường gấp khúc tần suất sau thể hiện số lãi bán hàng của một cửa hàng (đơn vị: nghìn đồng) trong một tháng
10
5
15
20
25
30
35
40
f(%)
200
400
600
800
1000
1200
Hình 1
số lãi (nghìn đồng)
Kết luận nào sau đây là đúng ? 
A. Trong một tháng, mức lãi từ 200 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng chiếm 10%.
B. Trong một tháng, mức lãi từ 200 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng chiếm 25%.
C. Trong một tháng, mức lãi từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng chiếm 10%.
D. Trong một tháng, mức lãi từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng chiếm 20%.
Câu 2. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước của nước ta qua 20 năm (1986 - 2005) đã được thể hiện qua đường gấp khúc sau đây.
2
1
3
4
5
6
7
8
9
1986-1990
(%)
thời kì
1991-1995
1996-2000
2001-2005
4,4
8,2
7,0
7,5
Hình 2
( Theo báo Lao động, số 109/2006(7159) ngày 20 - 4 - 2006).
Kết luận nào sau đây không đúng ?
A. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt cao nhất trong thời kì 1991 - 1995.
B. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước trong thời kì 1986 - 1990 là 4, 4.
C. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước trong thời kì 2001 - 2005 cao hơn thời kì 1996 - 2000.
D. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước trong thời kì 2001 - 2005 là 7,5%.
Đáp: Câu 1. A
 Câu 2. B.
 Hướng dẫn về nhà : Giải bài tập 1, 2, 3 tr 112.
Tên bài: Luyện tập
I. Mục tiêu
Kĩ năng:
 - Vẽ được biểu đồ tần suất hình cột.
 - Vẽ được đường gấp khúc tần số, tần suất.
 - Đọc hiểu các biểu đồ hình cột, hình quạt.
Thái độ:
 Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tỉ mỉ. Thấy được ứng dụng của toán học trong đời sống thực tế.
II. PhƯơng pháp dạy học
Phương pháp phát vấn và làm việc theo nhóm.
III. Chuẩn bị của thầy và trò
GV : SGK, SGV Đại số 10 . Giấy trong, máy chiếu (hoặc bảng phụ) có ghi sẵn bài tập trắc nghiệm.
HS : SGK Đại số 10. Giải các bài tập đã ra về nhà.
IV. Tiến trình bài học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ.
ã Gọi một HS lên bảng:
+ Nêu cách vẽ đường gấp khúc tần suất 
+ Giải bài 1 tr 111 SGK
ã Yêu cầu những HS còn lại:
+ Từng đôi một kiểm tra kết quả bài số 1 của nhau.
+ Nhận xét, hoàn chỉnh lời giải của bạn trên bảng.
Những HS còn lại:
+ Từng đôi một kiểm tra kết quả bài số 1 của nhau.
+ Nhận xét, hoàn chỉnh lời giải của bạn trên bảng.
ã Bài tập 1 (SGK)
Lời giải bài tập số 1 tr 111 SGK. 
Hoạt động 2. Giải bài số 2 tr 112 SGK.
+ Chiếu hoặc ghi kết quả bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp ở bài tập số 3 tr 108.
+ Theo dõi bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp ở bài tập số 3 tr 108.
ã Bài tập 2 (SGK)
Lời giải bài tập số 2 tr 112 SGK.
+ Gọi hai HS lên bảng:
HS 1: giải bài 2 phần a, c.
HS 2 : giải bài 2 phần b.
+ Hai HS lên bảng giải bài tập theo yêu cầu của GV.
ã Yêu cầu những HS còn lại:
+ Từng đôi một kiểm tra kết quả bài số 2 của nhau.
+ Nhận xét, hoàn chỉnh lời giải của bạn trên bảng.
Những HS còn lại:
+ Từng đôi một kiểm tra kết quả bài số 2 của nhau.
+ Nhận xét, hoàn chỉnh lời giải của bạn trên bảng.
Hoạt động 3. Giải bài số 3 tr 112
ã Gọi một HS lên bảng giải bài số 3 tr 112.
ã Yêu cầu những HS còn lại:
+ Từng đôi một kiểm tra kết quả bài số 3 của nhau.
+ Nhận xét, hoàn chỉnh lời giải của bạn trên bảng.
+ Một HS lên bảng giải bài số 3 tr 112.
+ Những HS còn lại từng đôi một kiểm tra kết quả bài số 4 của nhau.
+ Nhận xét, hoàn chỉnh lời giải của bạn trên bảng.
ã Bài tập 3 (SGK)
Lời giải bài tập số 3 tr 112 SGK.
Hoạt động 4. áp dụng
+ Chiếu đề bài bài số 1.
(có thể thay số liệu này bằng các số liệu mà HS đã thu thập được theo bài tập đã ra trước đây), lập bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp rồi vẽ biểu đồ hình cột
+ Lập bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp rồi vẽ biểu đồ hình cột theo số liệu ở bài tập số 1 hoặc theo số liệu mà HS đã thu thập. 
Đề bài bài số 1.
Lời giải bài số 1
Bài số 1.
Điểm kiểm tra một tiết của một lớp học sinh được ghi lại như sau:
 6	4	7	5	8	6	9	5	7
 5	8	10	7	8	6	7	6	8
 6	3 	9	8	5	7	4	10	6
 9	6	4	9	7	6	6	3	6
 6	9	7	7	8	6	5	6 2 
 Bảng 4
a/ Hãy lập bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp với các lớp [2; 4); [4; 6); [6; 8); [8; 10].
b/ Hãy vẽ biểu đồ tần số ghép lớp theo bảng đã lập được ở câu a/.
 Hoạt động 5. Giải bài tập trắc nghiệm
Chiều cao của các học sinh nữ khối 10 của một trường được thể hiện qua biểu đồ tần suất hình cột sau đây (đơn vị: cm):
5
10
15
20
25
30
35
40
167
164
162
161
150
165
159
158
156
155
153
152
 Hình 2
 Kết luận nào sau đây là không đúng với biểu đồ trên ?
A. Nhóm học sinh có chiều cao từ 153 cm đến 155 cm có tần số cao nhất.
B. Nhóm học sinh có chiều cao từ 165 cm đến 167 cm có tần số thấp nhất.
C. Có 15 học sinh có chiều cao từ 159 cm đến 164 cm.
D. Có 25 học sinh có chiều cao từ 150 cm đến 152 cm.
Đáp án: C
 Hướng dẫn về nhà 
Mỗi nhóm tự điều tra và lập bảng số liệu thống kê về một vấn đề nào đó, chẳng hạn điểm kiểm tra môn học nào đó của một tổ hoặc một lớp; số HS đang học phổ thông ở các gia đình trong một số gia đình sống ở địa phương em; lượng điện tiêu thụ của các gia đình hoặc lượng điện tiêu thụ của gia đình em trong một năm... rồi lập bảng tần số, tần suất ghép lớp với các số liệu thu thập được và vẽ biểu đồ tần số, tần suất và đường gấp khúc tần suất ứng với số liệu đó.
Tên bài: Số trung bình cộng. Mốt. Số trung vị
I. Mục tiêu
Kiến thức:
 Hiểu được một số đặc trưng của dãy số liệu: số trung bình cộng , số trung vị, mốt và ý nghĩa của chúng. 
Kĩ năng: 
Tìm được số trung bình cộng, số trung vị, mốt của dãy số liệu thống kê.
Thái độ:
 Rèn luyện tính cẩn thận, linh hoạt. Thấy được ứng dụng của thống kê, có ý thức liên hệ với đời sống thực tế.
II. PhƯơng pháp dạy học
Phương pháp gợi mở vấn đáp và làm việc theo nhóm.
III. Chuẩn bị của thầy và trò
GV : SGK, SGV Đại số 10 . Giấy trong, máy chiếu (hoặc bảng phụ) có ghi sẵn bài tập trắc nghiệm.
HS : SGK Đại số 10 .
IV. Tiến trình bài học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1. Ôn tập và bổ sung về số trung bình cộng 
I. Ôn tập và bổ sung về số trung bình cộng và mốt
+ Hãy nhắc lại công thức tính trung bình cộng của n số cho trước.
+ Nhắc lại công thức tính trung bình cộng của n số cho trước.
1. Số trung bình cộng 
Ví dụ 1. (Tr 112 SGK)
 Yêu cầu HS đọc các cách tính số trung bình cộng bằng cách sử dụng bảng phân bố tần số ghép lớp và sử dụng bảng phân bố tần suất ghép lớp trong SGK.
+ Đọc các cách tính số trung bình cộng bằng cách sử dụng bảng phân bố tần số ghép lớp và sử dụng bảng phân bố tần suất ghép lớp trong SGK.
Các công thức tính trung bình cộng:
+ Hãy nêu công thức tính số trung bình cộng của bảng phân bố rời rạc.
+ Nêu công thức tính số trung bình cộng của bảng phân bố rời rạc.
+ Bảng phân bố rời rạc:
+ Hãy nêu công thức tính số trung bình cộng bằng cách sử dụng bảng phân bố ghép lớp. 
+ GV bổ sung, ghi công thức lên bảng.
+ Nêu công thức tính số trung bình cộng bằng cách sử dụng bảng phân bố ghép lớp. 
+ Bảng phân bố ghép lớp
+ Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
+ Chia lớp thành các nhóm
+ Yêu cầu các nhóm thực hiện hoạt động 1 trong SGK.
+ Các nhóm thực hiện hoạt động 1 trong SGK.
+ Gọi đại diện một số nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm còn lại bổ sung, hoàn chỉnh.
+ Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm còn lại bổ sung, hoàn chỉnh.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về mốt.
2. Mốt
+ Em hãy nhắc lại khái niệm mốt đã học ở lớp 7 ?
+ Nhắc lại khái niệm mốt đã học ở lớp 7 ?
+ Mốt có phải luôn duy nhất không ?
+ Trả lời câu hỏi.
+ Nêu ví dụ một số dãy số liệu có hai mốt.
+ Nêu ý nghĩa của mốt trong thực tế.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về số trung vị.
II. Số trung vị
+ Yêu cầu HS đọc ví dụ 2 trong SGK, sau đó trả lời câu hỏi:
- Dãy số liệu đã cho có bao nhiêu số liệu ? 
- Nêu cách xác định trung vị của dãy số liệu có 2n + 1 phần tử. (n ẻ N)
+ Đọc ví dụ 2 trong SGK , sau đó trả lời câu hỏi của GV.
Ví dụ 2. SGK tr 115
+ Yêu cầu HS đọc ví dụ 3 trong SGK, sau đó trả lời câu hỏi:
- Dãy số liệu đã cho có bao nhiêu số liệu ? 
- Nêu cách xác định trung vị của dãy số liệu có 2n phần tử. (n ẻ N)
+ Đọc ví dụ 3 trong SGK , sau đó trả lời câu hỏi của GV.
Ví dụ 3. SGK tr 115
+ GV chốt lại, nêu cách tìm trung vị của dãy số liệu.
+ Yêu cầu HS thực hiện hoạt động 2 tr 115 SGK.
+ Gọi một HS nêu cách làm và kết quả.
+ Thực hiện hoạt động 2 tr 115 SGK.
+ Một HS nêu cách làm và kết quả.
Hoạt động 4. Củng cố
Nhấn mạnh cách tìm số trung bình cộng, mốt và số trung vị của một dãy số liệu.
 Giải bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Số trung vị của một dãy không giảm gồm n số liệu thống kê (với n lẻ) là 
A. Số hạng thứ của dãy
B. Số hạng thứ + 1 của dãy
C. Số hạng thứ của dãy
D. Trung bình cộng của số hạng thứ và số hạng thứ + 1.
Câu 2. Một cửa hàng bán ti vi với các giá tiền: 3 triệu, 3,5 triệu, 4 triệu, 4,5 triệu, 5 triệu, 5,5 triệu đồng. Trong một quý, số ti vi cửa hàng bán ra được thống kê trong bảng tần số sau: 
Giá tiền
3 triệu
3,5 triệu
4 triệu
4,5 triệu
5 triệu
5,5 triệu
Số ti vi bán được
32
13
21
32
21
8
Bảng 5
Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Bảng số liệu trên có hai mốt là 3 triệu và 4,5 triệu.
B. Bảng số liệu trên có hai mốt là 32 và 21.
C. Bảng số liệu trên chỉ có một mốt là 32.
D. Bảng số liệu trên có các mốt là 3 triệu, 4 triệu, 4,5 triệu và 5 triệu.
Câu 3. Điểm thi học kì II môn Toán của 10 bạn lớp 10A được liệt kê ở bảng sau:
6
6,5
7,5
9
3
4
6
7
8,5
5
Bảng 6
Trung bình cộng điểm số của 10 bạn học sinh trên là
A. 6,75
B. 6,5
C. 6,25
D. 6.
Đáp án : Câu 1. C
 Câu 2. A.
 Câu 3. C.
 Hướng dẫn về nhà : Giải bài tập 1, 2, 3, 4 tr 115, 116 SGK.
Tên bài: Luyện tập
I. Mục tiêu
Kĩ năng: 
Tính được số trung bình cộng, số trung vị, mốt của dãy số liệu thống kê.
Thái độ:
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Thấy được ứng dụng của thống kê, có ý thức liên hệ với đời sống thực tế. Có ý thức làm việc hợp tác.
II. PhƯơng pháp dạy học
Phương pháp phát vấn và làm việc theo nhóm.
III. Chuẩn bị của thầy và trò
GV : SGK, SGV Đại số 10 . Giấy trong, máy chiếu (hoặc bảng phụ) có ghi sẵn bài tập trắc nghiệm.
HS : SGK Đại số 10. Giải các bài tập đã ra về nhà.
IV. Tiến trình bài học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ.
ã Gọi hai HS lên bảng:
HS1. Viết các công thức tính số trung bình cộng của dãy số liệu thống kê.
Giải bài 3 tr 116 SGK.
HS 2. Thế nào là mốt của dãy số liệu thống kê. Nêu cách tính trung vị của dãy số liệu thống kê. 
Giải bài 4 tr 116 SGK.
+ Hai HS lên bảng trả lời câu hỏi và giải bài tập theo yêu cầu của GV.
ã Bài tập 3 (SGK)
Lời giải bài tập số 3 tr 116 SGK.
ã Yêu cầu những HS còn lại:
+ Nghe câu trả lời của bạn trên bảng.
+ Từng đôi một kiểm tra kết quả bài số 3 và số 4 của nhau.
+ Nhận xét, hoàn chỉnh lời giải của bạn trên bảng.
ã Theo dõi, xem xét HS làm việc.
Những HS còn lại:
+ Nghe câu trả lời của bạn trên bảng.
+ Từng đôi một kiểm tra kết quả bài số 3 và số 4 của nhau.
+ Nhận xét, hoàn chỉnh lời giải của bạn trên bảng.
ã Bài tập 2 (SGK)
Lời giải bài tập số 4 tr 116 SGK.
Hoạt động 2. Giải bài tập số 1 tr 115 SGK.
+ Chiếu kết quả các bảng phân bố của bài 1, bài 2 tr 107, 108 lên bảng.
ã Bài tập 1 (SGK)
Lời giải bài tập số 1 tr 115 SGK.
+ Gọi hai HS lên bảng tính số trung bình cộng của hai bài trên.
+ Yêu cầu những HS còn lại làm bài 1 và từng đôi một kiểm tra kết quả của nhau
+ Hai HS lên bảng tính số trung bình cộng của hai bài trên.
+ Những HS còn lại làm bài 1 và từng đôi một kiểm tra kết quả của nhau
Hoạt động 3. Giải bài tập số 2 tr 115 SGK.
+ Gọi hai HS lên bảng tính số trung bình cộng của hai bảng điểm của hai lớp.
+ Yêu cầu những HS còn lại làm bài 2 và từng đôi một kiểm tra kết quả của nhau
+ Hai HS lên bảng tính số trung bình cộng của hai bảng điểm của hai lớp.
+ Những HS còn lại làm bài 2 và từng đôi một kiểm tra kết quả của nhau
ã Bài tập 2 (SGK)
Lời giải bài tập số 2 tr 115 SGK.
Hoạt động 4. Giải bài tập số 5 tr 117 SGK.
+ Gọi một HS đứng tại chỗ nêu cách giải bài 5, GV ghi lời giải lên bảng.
ã Bài tập 5 (SGK)
Lời giải bài tập số 5 tr 117 SGK.
Hoạt động 5. Củng cố
+ Cho HS nhắc lại cách xác định số trung bình cộng, mốt và số trung vị của dãy số liệu thống kê.
 Giải bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Điểm thi học kì II môn Hoá của 10 bạn lớp 10C được liệt kê ở bảng sau:
6
6,5
7,5
9
3
4
6
7
8,5
5
Bảng 7
 Số trung vị của dãy điểm trên là:
A. 6,75
B. 6,5
C. 6,25
D. 6.
Câu 2. Một cửa hàng bán quần áo đã thống kê số áo sơ mi nam của hãng M bán được trong một tháng theo cỡ khác nhau và có được bảng số liệu sau: 
Cỡ áo
36
37
38
39
40
41
Số áo bán được
15
18
36
40
15
6
Bảng 8
Mốt của bảng số liệu trên là: 
A. 36
B. 38
C. 39
D. 40.
Câu 3. Điểm thi học kì B môn Toán của 10 bạn lớp 10B được liệt kê ở bảng sau:
6
8
7,5
9
3
4
6
7
8
5
Bảng 9
Số trung vị của dãy điểm trên là:
A. 6
B. 6,5
C. 7
D. 7,25.
Đáp án: Câu 1. C
 Câu 2. C
 Câu 3. B.
 Hướng dẫn về nhà : Tự điều tra và lập bảng số liệu thống kê về một vấn đề nào đó, sau đó tính trung bình cộng, mốt và trung vị của dãy số liệu đó.
Tên bài: Phương sai và độ lệch chuẩn
I. Mục tiêu
Kiến thức:
 Biết khái niệm phương sai, độ lệch chuẩn của dãy số liệu thống kê và ý nghĩa thống kê của chúng.
Kĩ năng:
 Tìm được phương sai, độ lệch chuẩn của dãy số liệu thống kê. 
Thái độ:
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Thấy được ứng dụng của thống kê.
II. PhƯơng pháp dạy học
Phương pháp gợi mở vấn đáp và làm việc theo nhóm.
III. Chuẩn bị của thầy và trò
GV : SGK, SGV Đại số 10 . Giấy trong, máy chiếu (hoặc bảng phụ) có ghi sẵn bài tập trắc nghiệm.
HS : SGK Đại số 10 .
IV. Tiến trình bài học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm và công thức tính phương sai
I. Phương sai
+ Yêu cầu HS đọc ví dụ 1 tr 117 
+ Hãy tính độ lệch của mỗi số liệu thống kê đối với số trung bình cộng của các số liệu trong dãy (1).
+ Đọc ví dụ 1 tr 117 
+ Tính độ lệch của mỗi số liệu thống kê đối với số trung bình cộng.
Ví dụ 1. SGK tr 117
+ Hãy tính trung bình cộng bình phương các độ lệch đó.
+ Giới thiệu phương sai và công thức tính.
+ Tính trung bình cộng bình phương các độ lệch đó.
+ Yêu cầu HS tính phương sai của dãy (2).
+ Tính phương sai của dãy (2).
+ Hãy đọc ví dụ 2 tr 118.
Ví dụ 2. SGK tr 117
 + Hướng dẫn HS tính phương sai theo bảng phân bố tần số ghép lớp. 
Công thức tính phương sai
Trường hợp bảng phân bố rời rạc 
+ Nêu chú ý trong SGK tr 118.
Chú ý: SGK tr 118.
+ Từ đó, hãy nêu công thức tính phương sai theo bảng phân bố rời rạc và bảng phân bố ghép lớp. 
Trường hợp bảng phân bố ghép lớp
+ Giới thiệu công thức 
.
Công thức 
 .
+ Hãy tính phương sai của bảng 6.
+ Gọi một HS lên bảng tính. Những HS còn lại tự làm vào vở, sau đó từng đôi một kiểm tra kết quả của nhau.
+ Cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
+ Tính phương sai của bảng 6.
+ Một HS lên bảng tính. Những HS còn lại tự làm vào vở, sau đó từng đôi một kiểm tra kết quả của nhau.
+ Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm và công thức tính độ lệch chuẩn
II. Độ lệch chuẩn
+ Giới thiệu khái niệm và công thức tính độ lệch chuẩn
Độ lệch chuẩn sx là căn bậc hai của phương sai:
+ Hãy tính độ lệch chuẩn của bảng 4.
+ Gọi một HS lên bảng tính độ lệch chuẩn của bảng 6.
+ Yêu cầu những HS còn lại tự làm vào vở, sau đó từng đôi một kiểm tra kết quả của nhau.
+ Cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
+ Gọi một HS lên bảng tính độ lệch chuẩn của bảng 6.
+ Những HS còn lại tự làm vào vở, sau đó từng đôi một kiểm tra kết quả của nhau.
+ Cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Hoạt động 3. Củng cố
Nhấn mạnh ý nghĩa và cách tính của phương sai và độ lệch chuẩn.
 Giải bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Điểm thi của 10 học sinh được ghi lại như sau: 6; 5; 7; 4; 8; 9; 3; 6; 7; 5. 
Phương sai của các số liệu thống kê trên là
A. 3
B. 1,73
C. 6
D. 1,3.
 Câu

File đính kèm:

  • docChuong 5.doc