Bài giảng môn toán lớp 10 - Mệnh đề (tiếp)

doc4 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn toán lớp 10 - Mệnh đề (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày 20. tháng 8 năm 2008	Tên bài dạy : MỆNH ĐỀ 
Cụm tiết PPCT : 1,2	Tiết PPCT : 1
A. MỤC TIÊU.
1) Về kiến thức: 
- HS biết được mệnh đề, phủ định mệnh đề, mệnh đề kéo theo và mệnh đề đảo, hai mệnh đề tương đương, mệnh đề chứa biến, các điều kiện cần, đủ, cần và đủ. 
- HS biết được kí hiệu , mệnh đề phủ định của mệnh đề có chứa kí hiệu 
2) Về kĩ năng: 
- Biết lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề, mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương từ hai mệnh đề đã cho và xác định được tính đúng sai của mệnh đề này.
- Biết chuyển mệnh đề chứa biến thành mệnh đề bằng cách hoặc gán cho biến một giá trị cụ thể thuộc tập xác định của nó hoặc gán các kí hiệu $, " vào trước nó
- Biết sử dụng các ký hiệu $, " trong các suy luận 
- Biết cách lập mệnh đề phủ định của mệnh có chứa kí hiệu $, "
3) Về thái độ: 
- Cẩn thận, chính xác
- Bước đầu hiểu được ứng dụng của mệnh đề trong thực tế
B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN
Giáo viên: Chuẩn bị các ví dụ, phiếu học tập
 Học sinh: Một số định lý, dấu hiệu đã học. 
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định tổ chức (1 phút):- Lớp trưởng báo cáo sĩ số :vắng . 
Kiểm tra bài cũ ( 3 phút): Em hãy cho ví dụ về những câu xaxc1 định được đúng hoăc sai ?
Dạy học bài mới:
Đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài : Trong thực tế ta thường xuyên gặp những câu có tính đúng hoặc sai. Trong Toán học gọi những câu đó là gì ? Ta cùng vào bài hôm nay.
Dạy học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG 1:(5 PHÚT) 1. Mệnh đề là gì?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Câu hỏi 1: p2 < 9,86 đúng hay sai? 
Học sinh nghe câu hỏi và trả lời đúng, sai.
Kết quả: đúng
Câu hỏi 2: Phanxipăng là ngọn núi cao nhất Việt Nam dúng hay sai? 
Kết quả: đúng
Câu hỏi 3: Mệt quá! Chị ơi mấy giờ rồi là câu có tính đúng , sai hay không ? 
Kết quả : không có tính đúng sai.
Ví dụ 1 (SGK/4)
- Các câu trên đều là các câu khẳng định có tính đúng hoặc sai người ta gọi mỗi câu trên là một mệnh đề lôgíc (mệnh đề)
- Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai
- Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai
	HOẠT ĐỘNG 2(5 PHÚT)
Học sinh nêu ví dụ về những câu là mệnh đề và những câu không là mệnh đề
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Câu hỏi 1: Nêu ví dụ về mệnh đề đúng?
Học sinh đưa ra ví dụ: 5 > 3, Tổng các góc trong một tam giác bằng 1800
Câu hỏi 2: Nêu ví dụ về mệnh đề sai?
Học sinh đưa ví dụ: Mỗi số nguyên tố là một số lẻ, một góc của D đều bằng 800
Câu hỏi 3: Nêu ví dụ về câu không là mệnh đề?
Học sinh đưa ra ví dụ: Tôi thích hoa hồng. Bạn học lớp nào thế? 
HOẠT ĐỘNG 2 (5 PHÚT)
2. Khái niệm mệnh đề chứa biến
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV hỏi : “n chia hết cho 2” có phải là mệnh đề hay không ? 
Em hãy thay n bằng mốt số để được mệnh đề đúng.
Tương tự để được một câu sai. 
GV giới thiệu : ta thấy câu “n chia hết cho 2”, bản thân nó chưa phải là mệnh đề, tuy nhiên khi thay biến n bắng một giá trị cụ thể thì ta lại được những mệnh đề. Những câu như vậy người ta gọi là mệnh đề chứa biến. 
GV yêu cầu HS làm bài tập ?3 
không.
N = 4
N =5. 
HS làm bài tập 3 : xét câu “x>3”..
HOẠT ĐỘNG 3 ( 7 phút ).
 II. Mệnh đề phủ định
Ví dụ 2 (SGK/4)
Ký hiệu mệnh đề phủ định của mệnh đề P là 
	 đúng khi P sai.
	 sai khi P đúng
Ví dụ: 	P: “ 3 là một số nguyên tố”.
	 : “ 3 không phải là một số nguyên tố”.
	Q : “ 7 không chia hết cho 5”
	 : “7 chia hết cho 5” 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Câu hỏi 1: 
Hãy phủ định Mđ P: là số hữu tỉ
(1) : “ là số vô tỉ” 
( “ không phải là số hữu tỉ”)
Câu hỏi 2: Mđ đúng hay sai?
(2) Đúng vì P sai
Câu hỏi 3: Làm tương tự với Mđ
a) “Pari là thủ đô của nước Anh”
b) “2002 chia hết cho 4”
“Pari không phải là thủ đô của nước Anh”
Mđ phủ định đó đúng
“2002 không chia hết cho 4”
Mđ phủ định đó đúng
HOẠT ĐỘNG 3 (15 phút) 
III. MỆNH ĐỀ KÉO THEO.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ví dụ. Xét mệnh đề: R = “Nếu tam giác ABC đều thì tam giác đó có ba góc bằng nhau”.
 R có dạng: “Nếu P thì Q”
H1: Xác định P, Q?
H2: P, Q có phải là các mệnh đề không?
GV: Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo, và kí hiệu: PÞQ.
Mệnh đề PÞQ còn được phát biểu: “P kéo theo Q” hoặc “Từ P suy ra Q”
H3: Từ các mệnh đề:
P: “Gió Đông Bắc về”, Q: “Trời trở lạnh”
Hãy phát biểu mệnh đề PÞ Q.
GV: Mệnh đề PÞQ chỉ sai khi P đúng và Q sai.
Do đó chỉ cần xét tính đúng sai của mệnh đề PÞQ khi P đúng.
Khi đó PÞ Q đúng khi nào? 
GV: Các định lí toán học là những mệnh đề đúng và thường có dạng PÞQ. Khi đó ta nói:
P là giả thiết, Q là kết luận của định lí. Hoặc
P là điều kiện đủ để có Q, hoặc
Q là điều kiện cần để có P.
H4: Hãy phát biểu một định lí toán học
• Trả lời: P = “Tam giác ABC là tam giác đều”
Q = “Tam giác ABC có ba góc bằng nhau”.
• Trả lời: P, Q là các mệnh đề
• Trả lời:
“Nếu gió Đông Bắc về thì trời trở lạnh”
•Trả lời: Đúng khi Q đúng. Sai khi Q sai.
• Suy nghĩ tìm câu trả lời.
Củng cố, khắc sâu kiến thức : (5 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cho HS làm bài 1 SGK trang 9
Yêu cầu HS làm bài 2.a,b
Cho 4 HS lên bảng trình bày. 
1HS trả lời tại chổ 
mệnh đề : câu a, d.
mệnh đề chứa biến : b,c.
4 HS lên bảng trình bày bài 2. 
a/ Mệnh đề đúng. Phủ định : 1794 không chia hết cho 3. 
b/ Mệnh đề sai. Phủ định : không là số hữu tỉ. 
Hướng dẫn học tập ở nhà : (1 phút)
- Nắm vững các khái niệm mệnh đề, mệnh đề kéo theo, mệnh đề chứa biến, cách xác định mệnh đề phủ định. 
- bài tập về nhà : 2c,d. 3 SGK trang 9.
D. RÚT KINH NGHIỆM : 
Soạn ngày .. tháng  năm 2008	Tên bài dạy : 
Cụm tiết PPCT : 	Tiết PPCT : 
A. MỤC TIÊU.
1) Về kiến thức: 
- Hs nắm được toàn bộ các kiến thức đã học trong Bài 1, 2.
- Phát biểu được định lý đảo , điieù kiện cần và đủ.
2) Về kĩ năng: 
- Rèn luyện cho hs kỹ năng làm bài qua các kiến thức đã học.
3) Về thái độ: 
B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN
Giáo viên: 
Học sinh: 
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định tổ chức (phút): 
Kiểm tra bài cũ ( phút): 
Dạy học bài mới:
Đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài : 
Dạy học bài mới: 
Củng cố, khắc sau6 kiến thức : 
Hướng dẫn học tập ở nhà : 
D. RÚT KINH NGHIỆM : 

File đính kèm:

  • docmenh de(1).doc