Bài giảng môn toán lớp 10 - Tiết thứ: 1 - 2 - 3 tên bài : Mệnh đề
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn toán lớp 10 - Tiết thứ: 1 - 2 - 3 tên bài : Mệnh đề, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: Mệnh đề. tập hợp Tiết thứ: 1 - 2 - 3 tên Bài : mệnh đề Mục tiêu Về kiến thức: Nhận biết được: Mệnh đề chứa biến, kí hiệu Hiểu được: mệnh đề, phủ định của một mệnh đề, mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương. Về kĩ năng Biết: xét tính đúng sai của một mệnh đề, mệnh đề tương đương; phân biệt được mệnh đề với mệnh đề chứa biến; giả thiết kết luận, điều kiện cần, điều kiện đủ. Thiết lập được mệnh đề đảo của một mệnh đề Sử dụng được kí hiệu Về tư duy và thái độ Rèn luyện tư duy lô gíc và trí tưởng tượng không gian; Biết quy lạ về quen. Cẩn thận, chính xác trong tính toán, lập luận. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Chuẩn bị của HS: +/ Đồ dùng học tập, như: Thước kẻ, com pa,...; +/ Bài cũ +/ Bản trong và bút dạ cho hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm Chuẩn bị của GV: +/ Các bảng phụ và các phiếu học tập +/ Computer và projecter (nếu có) +/ Đồ dùng dạy học của GV: Thước kẻ, compa,... Gợi ý về phương pháp dạy học: Sử dụng các PPDH cơ bản sau một cách linh hoạt nhằm giúp HS tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức: Gợi mở, vấn đáp Phát hiện và giải quyết vần đề Đan xen hoạt động nhóm Tiến trình bài học - * - * Tiết 1 * - * - HĐ của GV HĐ của HS Ghi bảng I. Mệnh đề và mệnh đề chứa biến HĐ 1: Về mệnh đề 1. Mệnh đề HĐTP 1: Tiếp cận khái niệm - Cho HS đọc SGK trang 4, phần hoạt động 1 - Đọc SGK trang 4, phần hoạt động 1 - Hoạt động 1 (SGK trang 4) - Yêu cầu HS so sánh các câu đã được nêu trong mỗi bức tranh - So sánh các câu đã được nêu trong mỗi bức tranh - Đặt vấn đề vào kiến thức mới - Phát hiện vấn đề HĐTP 2: Hình thành khái niệm - Chính xác hoá các nhận xét của HS để đi đến khái niệm mệnh đề - Ghi nhận kiến thức mới - Khái niệm mệnh đề (SGK, trang 4) - Cho HS phát biểu lại khái niệm - Phát biểu lại khái niệm - Khắc sâu dấu hiệu đặc trưng (hoặc đúng, hoặc sai) HĐTP 3: Củng cố khái niệm - Củng cố thông qua ví dụ 1 - Nhận dạng khái niệm - Ví dụ 1: Cho biết câu nào sau đây là mệnh đề, vì sao? a) Trời nắng quá! b) Tháng mấy thì hết mùa thu? c) Màu đỏ đẹp hơn màu vàng. d) 3 + 2 = 10 e) 3 < - Củng cố thông qua hoạt động 2 SGK, trang 4. - Thể hiện khái niệm - Hoạt động 2 (SGK trang 4) HĐTP 4: Nêu vấn đề cho nội dung mới, góp phần hệ thống hoá tri thức - Yêu cầu HS nhận xét về tính đúng sai của câu - nhận xét về tính đúng sai của câu - Câu sau đúng hay sai: “ Với x là số thực, có 2 - x = 5” - Nhận xét về câu trả lời của HS, dẫn dắt để đi đến mệnh đề chứa biến HĐ 2: Về mệnh đề chứa biến 2. Mệnh đề chứa biến HĐTP 1: tiếp cận khái niệm - Cho HS đọc SGK, trang 4 và 5, phần xét câu “n chia hết cho 3” và “2 + x = 5” - Đọc SGK, trang 4 và 5, phần xét câu “n chia hết cho 3” và “2 + x = 5” - Các câu vừa xét có là mệnh đề không? - Tri giác vấn đề - Nhận xét và đặt vấn đề học tri thức mới HĐTP 2: Hình thành khái niệm - Đưa ra khái niệm mới - Ghi nhận kiến thức mới - Khái niệm mệnh đề chứa biến (SGK, trang 5) - Yêu cầu HS phát biểu lại khái niệm - Phát biểu lại khái niệm - Khắc sâu dấu hiệu đặc trưng HĐTP 3: Củng cố khái niệm - Củng cố thông qua ví dụ 1 - Nhận dạng khái niệm - Ví dụ 1: Cho biết câu nào sau đây là mệnh đề chứa biến, vì sao? a) Trời đẹp quá! b) Đến tháng nào thì có cốm? c) Hoa hồng đẹp hơn hoa lan. d) 3 + 5 = 11 e) 3 < f) 2x – 3 > 5 - Củng cố thông qua hoạt động 3 SGK, trang 5. - Thể hiện khái niệm - Hoạt động 3 (SGK trang 5) HĐTP 4: Hệ thống hoá khái niệm - Yêu cầu HS phân biệt mệnh đề với mệnh đề chứa biến - Phân biệt mệnh đề với mệnh đề chứa biến - Yêu cầu HS phân biệt mệnh đề với câu - Phân biệt mệnh đề với câu HĐ 3: Về phủ định của một mệnh đề II. Phủ định của một mệnh đề HĐTP 1: Tiếp cận khái niệm - Cho HS đọc ví dụ 1, trang 5 SGK - Đọc ví dụ 1, trang 5 SGK - Ví dụ 1, SGK trang 5. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: “Để phủ định một câu người ta thường dùng từ gì? từ đó được đặt ở vị trí nào trong câu” - Phát hiện vị trí của từ phủ định trong câu phủ định HĐTP 2: Hình thành khái niệm - Trên cơ sở nhận xét câu trả lời của HS, đi đến khai niệm mới - Ghi nhận kiến thức mới - Phủ định của một mệnh đề (SGK, trang 5) - Yêu cầu HS phát biểu lại khái niệm - Phát biểu lại khái niệm - Khắc sâu khái niệm và kí hiệu HĐTP 3: Củng cố khái niệm - Yêu cầu HS phát biểu về tính đúng sai của mệnh đề và mệnh đề phủ định của nó - Phát biểu về tính đúng sai của mệnh đề và mệnh đề phủ định của nó - Ghi nhớ P đúng sai - Củng cố thông qua hoạt động 4, SGK trang 6. - Vận dụng kiến thức thông qua hoạt động 4, SGK trang 6. - Hoạt động 4, SGK trang 6. - Củng cố thông qua bài tập số 2 SGK, trang 9. - Nhận dạng khái niệm - Bài tập số 2 SGK, trang 9. HĐTP 4: hệ thống hoá khái niệm - Yêu cầu HS phát biểu các khái niệm đã được học (của giờ học đến thời điểm này) - Phát biểu các khái niệm đã được học (của giờ học đến thời điểm này) - Phân biệt mệnh đề với phủ định của một mệnh đề HĐ 4: Củng cố tiết 1 HĐTP 1: Câu hỏi 1: Em hãy cho biết các nội dung đã được học Câu hỏi 2: Theo em trọng tâm bài học là gì HĐTP 2: Ôn luyện thông qua bài tập TNKQ Câu 1: 1. Hôm qua trời xâú quá! 2. Cần đi chậm hơn! 3. 5 + 7 < 3 + 4 4. Năm 2006 là năm nhuận 5. Có phải lúc này là 3 giờ 10 phút không? 6. Số 23 chia cho 5 sẽ dư 3. Trong các câu trên số các câu là mệnh đề bằng a) 2 b) 3 c) 4 d) 5 Câu 2: 1. Hình thoi là một hình bình hành 2. Hình bình hành là một hình thoi 3. Hình chữ nhật là một hình bình hành 4. Hình bình hành là một chữ nhật Trong các câu trên số câu là mệnh đề đúng bằng a) 1 b) 2 c) 3 d) 4 Câu 3: Trong các mệnh đề sau mệnh đề sai là? a) Tứ giác ABCD là hình vuông khi và chỉ khi tứ giác ABCD là hình bình hành và có hai cạnh liên tiếp bằng nhau. b) Tứ giác ABCD là hình vuông khi và chỉ khi tứ giác ABCD là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau và bằng nhau. c) Tứ giác ABCD là hình vuông khi và chỉ khi tứ giác ABCD là hình thoi và có một góc vuông. d) Tứ giác ABCD là hình vuông khi và chỉ khi tứ giác ABCD là hình chữ nhật và có hai cạnh liên tiếp bằng nhau. Câu 4: Phủ định của mệnh đề “ 2 + 3 > 10” là mệnh đề “2 + 3 < 10” “2 + 3 10” “ 2 + 3 > 10” là sai “không phải 2 + 3 > 10” Câu 5: Phủ định của mệnh đề là mệnh đề Đ S 1. Tam giác ABC là tam giác vuông 1. Tam giác vuông là tam giác ABC 2. Trong một tam giác đường cao vuông góc với cạnh đáy 2. Trong một tam giác đường vuông góc với cạnh đáy là đường cao 3. Tam giác ABC là tam giác vuông 3. Tam giác ABC là tam giác không vuông 4. Trong một tam giác đường phân giác chia một góc thành hai phần bằng nhau 4. Trong một tam giác đường phân giác chia một góc thành hai phần không bằng nhau HĐTP 3: Ôn luyện thông qua bài tập số 1 SGK, trang 9. * - * Tiết 2 * - * - HĐ của GV HĐ của HS Ghi bảng HĐ 5: Về mệnh đề kéo theo III. Mệnh đề kéo theo HĐTP 1: Tiếp cận khái niệm - Cho HS phát biểu về một định lí đã học (có dạng nếu thì) - Phát biểu về một định lí đã học (có dạng nếu thì) - Yêu cầu HS viết định lí đó dưới dạng kí hiệu - Viết định lí đó dưới dạng kí hiệu - Yêu cầu HS nhận xét về cấu trúc của định lí đó - Nhận xét về cấu trúc của định lí đó HĐTP 2: Hình thành khái niệm - Cho HS đọc ví dụ 3, SGK trang 6 - Đọc ví dụ 3, SGK trang 6 - Ví dụ 3 (SGK trang 6) - Yêu cầu HS nhận xét về cấu trúc của mỗi mệnh đề đó - Nhận xét về cấu trúc của mỗi mệnh đề - Chính xác hoá các nhận xét của HS để đi đến khái niệm mệnh đề - Ghi nhận kiến thức mới - Khái niệm mệnh đề kéo theo (SGK, trang 6) - Cho HS phát biểu lại khái niệm - Phát biểu lại khái niệm và khắc sâu dấu hiệu đặc trưng - Kí hiệu HĐTP 3: Củng cố khái niệm - Củng cố thông qua hoạt động 5 SGK trang 6 - Củng cố thông qua hoạt động 5 SGK trang 6 - Hoạt động 5 SGK trang 6 - Củng cố thông qua thể hiện khái niệm - Thể hiện khái niệm - Cho ví dụ về mệnh đề kéo theo HĐTP 4: Hệ thống hoá tri thức - Yêu cầu HS nhận xét về tính đúng sai của mệnh đề kéo theo - Nhận xét về tính đúng sai của mệnh đề kéo theo - Ví dụ 4 SGK, trang 6. - Giúp HS liên hệ giữa định lí với mệnh đề kéo theo - Hiểu được liên hệ giữa định lí với mệnh đề kéo theo - Liên hệ giữa định lí với mệnh đề kéo theo (SGK trang 6) - Củng cố bằng hoạt động 6, SGK trang 7 - Vận dụng kiến thức để hoàn thành hoạt động 6, SGK trang 7 - Hoạt động 6, SGK trang 7 HĐ 6: Về mệnh đề đảo và mệnh đề tương đương IV. Mệnh đề đảo và mệnh đề tương đương HĐTP 1: tiếp cận khái niệm - Cho HS phát biểu về một định lí đã học (có dạng nếu thì) - Phát biểu về một định lí đã học (có dạng nếu thì) - Yêu cầu HS viết định lí đó dưới dạng kí hiệu - Viết định lí đó dưới dạng kí hiệu - Cho HS phát biểu về định lí đảo của định lí đó - Phát biểu về định lí đảo của định lí đó - Yêu cầu HS viết định lí đảo của định lí đó dưới dạng kí hiệu - Viết định lí đảo của định lí đó dưới dạng kí hiệu - Yêu cầu HS nhận xét về cấu trúc của định lí đó - Nhận xét về cấu trúc của định lí đó HĐTP 2: Hình thành khái niệm - Cho HS thực hiện hoạt động 7, SGK trang 7 - Thực hiện hoạt động 7, SGK trang 7 - Hoạt động 7, SGK trang 7 - Yêu cầu HS nhận xét về cấu trúc của mỗi mệnh đề đó - Nhận xét về cấu trúc của mỗi mệnh đề - Chính xác hoá các nhận xét của HS để đi đến khái niệm mệnh đề đảo - Ghi nhận kiến thức mới - Khái niệm mệnh đề đảo của một mệnh đề (SGK, trang 7) - Cho HS phát biểu lại khái niệm - Phát biểu lại khái niệm và khắc sâu dấu hiệu đặc trưng - Kí hiệu HĐTP 3: Củng cố khái niệm - Củng cố thông qua hoạt động nhận dạng - Nhận dạng khái niệm - Ví dụ: Hãy nêu mệnh đề đảo của mệnh đề sau: “Hai hình bằng nhau thì có diện tích bằng nhau” - Củng cố thông qua thể hiện khái niệm - Thể hiện khái niệm - Cho ví dụ về mệnh đề đảo của một mệnh đề HĐTP 4: Hệ thống hoá tri thức - Yêu cầu HS nhận xét về tính đúng sai của mệnh đề đảo của một mệnh đề đúng - Nhận xét về tính đúng sai của mệnh đề đảo của một mệnh đề đúng - Nhận xét: SGK, trang 7. - Củng cố bằng bài tập số 3, SGK trang 9 - Vận dụng kiến thức để giải bài tập số 3, SGK trang 9 - Bài tập số 3, SGK trang 9 HĐTP 5: Về mệnh đề tương đương - Yêu cầu học sinh phát biểu một định lí đã học ở dạng cần và đủ - Phát biểu một định lí đã học ở dạng cần và đủ - Yêu cầu HS viết định lí đó dưới dạng kí hiệu - Viết định lí đó dưới dạng kí hiệu - Yêu cầu HS nhận xét về cấu trúc của định lí đó - Nhận xét về cấu trúc của định lí đó - Giới thiệu khái niệm mệnh đề tương đương - Ghi nhận kiến thức mới - Mệnh đề tương đương (SGK, trang 7) - Củng cố khái niệm thông qua nhận dạng - Nhận dạng khái niệm - Ví dụ 5, SGK, trang 7 - Củng cố khái niệm thông qua thể hiện - Thể hiện khái niệm - Hãy cho ví dụ về mệnh đề tương đương HĐ 7: Củng cố tiết 2 HĐTP 1: Câu hỏi 1: Em hãy cho biết các nội dung đã được học Câu hỏi 2: Theo em trọng tâm bài học là gì HĐTP 2: Ôn luyện thông qua bài tập TNKQ Câu 1: Cho mệnh đề “Mọi số chẵn đều chia hết cho 2”. Mệnh đề đảo của mệnh đề đã cho là: a) Chia hết cho 2 đều mọi số chẵn b) Mọi chia hết cho 2 đều số chẵn c) Số chia hết cho 2 là số chẵn d) Số chẵn thì chia hết cho 2 Câu 2: Cho các mệnh đề 1. Số có tận cùng bằng 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 2. Đường trung tuyến của một tam giác thì đi qua trung điểm cạnh đối diện 3. Từ -5 < -3 suy ra 25 < 9 4. Hình chữ nhật thì có hai trục đối xứng Mỗi mệnh đề đã cho có một mệnh đề đảo. Số mệnh đề đảo là mệnh đề đúng là a) 1 b) 2 c) 3 d) 4 HĐTP 3: Củng cố thông qua bài tập 4, SGK trang 9. - * - * Tiết 3 * - * - HĐ của GV HĐ của HS Ghi bảng HĐ 8: Về kí hiệu V. Kí hiệu HĐTP 1: Về kí hiệu a) Kí hiệu - Cho HS đọc ví dụ 6, SGK trang 7 - Đọc ví dụ 6, SGK trang 7 - Ví dụ 6, SGK trang 7 - Giới thiệu kí hiệu - Ghi nhận kiến thức mới - Cho HS viết một mệnh đề có sử dụng kí hiệu - Viết một mệnh đề có sử dụng kí hiệu - Ví dụ - Cho HS thực hiện hoạt động 8, SGK trang 8 - Thực hiện hoạt động 8, SGK trang 8 - Hoạt động 8, SGK trang 8 - Cho HS đọc một mệnh đề có sử dụng kí hiệu thành lời - Đọc một mệnh đề có sử dụng kí hiệu thành lời - Ví dụ: HĐTP 2: Về kí hiệu b) Kí hiệu - Cho HS đọc ví dụ 7, SGK trang 8 - Đọc ví dụ 7, SGK trang 8 - Ví dụ 7, SGK trang 8 - Giới thiệu kí hiệu - Ghi nhận kiến thức mới - Cho HS viết một mệnh đề có sử dụng kí hiệu - Viết một mệnh đề có sử dụng kí hiệu - Ví dụ - Cho HS thực hiện hoạt động 9, SGK trang 8 - Thực hiện hoạt động 9, SGK trang 8 - Hoạt động 9, SGK trang 8 - Cho HS đọc một mệnh đề có sử dụng kí hiệu thành lời - Đọc một mệnh đề có sử dụng kí hiệu thành lời - Ví dụ: HĐTP 3: Về phủ định của một mệnh đề có kí hiệu c) Phủ định của một mệnh đề có kí hiệu - Cho HS đọc ví dụ 8, SGK trang 8 - Đọc ví dụ 8, SGK trang 8 - Ví dụ 8, SGK trang 8 - Giới thiệu phủ định của một mệnh đề có kí hiệu - Ghi nhận kiến thức mới - Cho HS viết một mệnh đề là phủ định của một mệnh đề có kí hiệu - Viết một mệnh đề là phủ định của một mệnh đề có kí hiệu - Ví dụ - Cho HS thực hiện hoạt động 10, SGK trang 8 - Thực hiện hoạt động 10, SGK trang 8 - Hoạt động 10, SGK trang 8 - Cho HS đọc một mệnh đề là phủ định của một mệnh đề có kí hiệu thành lời - Đọc một mệnh đề là phủ định của một mệnh đề có kí hiệu thành lời - Ví dụ: Đọc mệnh đề phủ định của mệnh đề HĐTP 4: Về phủ định của một mệnh đề có kí hiệu d) Phủ định của một mệnh đề có kí hiệu - Cho HS đọc ví dụ 9, SGK trang 8 - Đọc ví dụ 9, SGK trang 8 - Ví dụ 9, SGK trang 8 - Giới thiệu cách phủ định của một mệnh đề có kí hiệu - Ghi nhận kiến thức mới - Cho HS viết một mệnh đề là phủ định của một mệnh đề có kí hiệu - Viết một mệnh đề là phủ định của một mệnh đề có kí hiệu - Ví dụ - Cho HS thực hiện hoạt động 11, SGK trang 9 - Thực hiện hoạt động 11, SGK trang 9 - Hoạt động 11, SGK trang 9 - Cho HS đọc một mệnh đề là phủ định của một mệnh đề có kí hiệu thành lời - Đọc một mệnh đề là phủ định của một mệnh đề có kí hiệu thành lời - Ví dụ: Đọc mệnh đề phủ định của mệnh đề HĐ 10: Củng cố toàn bài HĐTP 1: Câu hỏi 1: Em hãy cho biết các nội dung đã được học Câu hỏi 2: Theo em trọng tâm bài học là gì HĐTP 2: Ôn luyện thông qua bài tập TNKQ Câu 1: Cho mệnh đề R: x2 – 4x + 5 > 0. Mệnh đề phủ định của mệnh đề trên là a) R: x2 – 4x + 5 > 0 b) R: x2 – 4x + 5 < 0 c) R: x2 – 4x + 5 0 d) R: x2 – 4x + 5 0 Câu 2: Cho mệnh đề “ R, x2 -3x + 2 < 0”. Mệnh đề phủ định của mệnh đề đã cho là a) R, x2 -3x + 2 > 0 b) R, x2 -3x + 2 0 c) R, x2 -3x + 2 0 d) R, x2 -3x + 2 < 0 e) R, x2 -3x + 2 > 0 HĐTP 2: Ôn luyện thông qua các bài tập số 5, và 6 SGK HĐ 5: Hướng dẫn học bài và ra bài tập về nhà: Về nhà các em cần học các nội dung cơ bản sau: Nhận biết được mệnh đề chứa biến, kí hiệu . Hiểu được: mệnh đề, phủ định của một mệnh đề, mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương. Biết xét tính đúng sai của một mệnh đề, mệnh đề tương đương; phân biệt được mệnh đề với mệnh đề chứa biến; giả thiết kết luận, điều kiện cần, điều kiện đủ. Thiết lập được mệnh đề đảo của một mệnh đề. Sử dụng được kí hiệu Làm các bài tập số: 7 SGK Tiết thứ: 4 - 5 Tên bài: tập hợp Mục tiêu Về kiến thức: Nhận biết được: tập hợp, tập hợp rỗng Hiểu được: Cách xác định tập hợp; tập con; tập hợp bằng nhau Về kĩ năng Biết: Minh hoạ tập hợp bằng biểu đồ Ven; Cách viết một tập hợp; xét quan hệ là tập con; quan hệ bằng nhau của hai tập hợp. Về tư duy và thái độ Rèn luyện tư duy lô gíc và trí tưởng tượng không gian; Biết quy lạ về quen. Cẩn thận, chính xác trong tính toán, lập luận Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Chuẩn bị của HS: +/ Đồ dùng học tập, như: Thước kẻ, com pa,...; +/ Bài cũ +/ Bản trong và bút dạ cho hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm Chuẩn bị của GV: +/ Các bảng phụ và các phiếu học tập +/ Computer và projecter (nếu có) +/ Đồ dùng dạy học của GV: Thước kẻ, compa,... Gợi ý về phương pháp dạy học: Sử dụng các PPDH cơ bản sau một cách linh hoạt nhằm giúp HS tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức: Gợi mở, vấn đáp Phát hiện và giải quyết vần đề Đan xen hoạt động nhóm Tiến trình bài học HĐ của GV HĐ của HS Ghi bảng I. Khái niệm tập hợp HĐ 1: Về khái niệm tập hợp và phần tử 1. Khái niệm tập hợp và phần tử HĐTP 1: Tiếp cận - Yêu cầu HS cho ví dụ về một số tập hợp đã học ở lớp trước - Cho ví dụ về một số tập hợp đã học ở lớp trước - Yêu cầu HS chỉ rõ phần tử thuộc mỗi tập hợp đã nêu - Chỉ rõ phần tử thuộc mỗi tập hợp đã nêu - Yêu cầu HS chỉ rõ phần tử không thuộc mỗi tập hợp đã nêu - Chỉ rõ phần tử không thuộc mỗi tập hợp đã nêu HĐTP 2: Hình thành - Cho HS thực hiện hoạt động 1 SGK trang 10 - Thực hiện hoạt động 1 SGK trang 10 - Hoạt động 1 SGK trang 10 - Giới thiệu khái niệm tập hợp và phần tử - Ghi nhận kiến thức mới - Khái niệm tập hợp và phần tử, SGK trang 10 - Yêu cầu HS phát biểu lại khái niệm - Phát biểu lại khái niệm HĐTP 3: Củng cố khái niệm - Củng cố thông qua ví dụ, nhận dạng khái niệm - Nhận dạng khái niệm - Ví dụ: Các hình tam giác có tạo thành tập hợp không? cho biết phần tử của tập hợp đó - Cho tập A = {1; 2; a; b} khi đó 3 có thuộc tập hợp đã cho không? - Củng cố thông qua thể hiện khái niệm - Thể hiện khái niệm - Cho ví dụ về tập hợp? HĐ 2: Về cách xác định tập hợp 2. Cách xác định tập hợp HĐTP 1: Tiếp cận - Cho HS thực hiện hoạt động 1 SGK trang 11 thực hiện hoạt động 1 SGK trang 11 - Hoạt động 1 SGK trang 11 - Cho HS thực hiện hoạt động 2 SGK trang 11 thực hiện hoạt động 2 SGK trang 11 - Hoạt động 2 SGK trang 11 - Yêu cầu HS nhận xét về cách xác định mỗi tập hợp đó - Nhận xét về cách xác định mỗi tập hợp đó HĐTP 2: Hình thành khái niệm - Chính xác hoá các nhận xét của HS đi đến khái niệm - Ghi nhận kiến thức mới - Hai cách xác định tập hợp, SGK trang 11 - Cho HS phát biểu lại cách xác định tập hợp - Phát biểu lại cách xác định tập hợp HĐTP 3: Củng cố - Cho HS làm bài tập 1 SGK trang 13 - Nhận dạng - Bài tập 1 SGK trang 13 - yêu cầu HS cho ví dụ về mỗi cách xác định tập hợp - Thể hiện - Cho ví dụ về các cách xác định tập hợp HĐ 3: Về tập hợp rỗng 3. Tập hợp rỗng HĐTP 1: Tiếp cận - Cho HS thực hiện hoạt động 4 SGK trang 11 - Thực hiện hoạt động 4 SGK trang 11 - Hoạt động 4 SGK trang 11 - Có hay không những tập hợp không có phần tử nào HĐTP 2: Hình thành khái niệm - Giới thiệu khái niệm mới - Ghi nhận kiến thức mới - Khái niệm tập rỗng - Yêu cầu HS phát biểu lại khái niệm - Lưu ý HS kí hiệu tập rỗng HĐTP 3: Củng cố khái niệm - Củng cố thông qua ví dụ - Nhận dạng khái niệm - Ví dụ: Cho biết tập hợp nào là tập rỗng, tập hợp nào không là tập rỗng a) Tập các số nguyên tố b) Tập các số nguyên tố là số chẵn c) Tập các số nguyên tố là số chẵn và lớn hơn 2. - Yêu cầu HS cho ví dụ về tập rỗng - Thể hiện khái niệm - Cho ví dụ về tập rỗng? HĐ 3: Về tập hợp con II. Tập hợp con HĐTP 1: Tiếp cận - Giúp HS phát hiện tri thức mới - Phát hiện vấn đề Câu nào đúng trong số các câu sau: a) Số tự nhiên là số nguyên b) Số nguyên là số tự nhiên c) Mọi số nguyên đều là số thực - Yêu cầu HS vẽ biểu đồ minh hoạ quan hệ giữa các tập số N và Z. HĐTP 2: Hình thành - Cho HS thực hiện hoạt động 5 SGK trang 11 - Thực hiện hoạt động 5 SGK trang 11 - Hoạt động 5 SGK trang 11 - Giới thiệu khái niệm tập con - Ghi nhận kiến thức mới - Khái niệm tập con (SGK trang 12) - Yêu cầu HS phát biểu lại khái niệm tập con - Phát biểu lại khái niệm tập con - Yêu cầu HS viết quan hệ tập A là tập con của tập B dưới dạng mệnh đề - Viết quan hệ tập A là tập con của tập B dưới dạng mệnh đề HĐTP 3: Củng cố - Yêu cầu HS vận dụng kiến thức trong ví dụ - Nhận dạng khái niệm - Ví dụ: Với hai tập A, B sau đây tập nào là tập con của tập nào - Yêu cầu HS cho ví dụ về hai tập hợp mà tập nọ là tập con của tập kia - Thể hiện khái niệm - Cho ví dụ về hai tập hợp mà tập nọ là tập con của tập kia HĐ 4: Về tập hợp bằng nhau III. Tập hợp bằng nhau HĐTP 1: Tiếp cận - Cho HS thực hiện hoạt động 6, SGK trang 12 - Thực hiện hoạt động 6, SGK trang 12 - Hoạt động 6, SGK trang 12 - Gợi ý để HS nêu được quan hệ tập nọ là tập con của tập kia - Nêu quan hệ giữa hai tập hợp được xét HĐTP 2: Hình thành khái niệm - Chính xác hoá nhận xét của HS đi đến khái niệm hai tập hợp bằng nhau - Ghi nhận kiến thức mới - Khái niệm tập hợp bằng nhau HĐTP 3: Củng cố - Yêu cầu HS làm bài tập 3, SGK trang 13 - Nhận dạng khái niệm - Bài tập 3, SGK trang 13 HĐ 5: Củng cố toàn bài HĐTP 1: Câu hỏi 1: Em hãy cho biết các nội dung đã được học Câu hỏi 2: Theo em trọng tâm bài học là gì HĐTP 2: Câu hỏi 1: Ôn luyện thông qua bài tập TNKQ Câu 1: Cho tập A gồm 5 phần tử, A = {a; b; c; d; e}. Số các tập con của tập A là a) 5 b) 6 c) 16 d) một số khác với các kết quả đã nêu Câu 2: Cho tập A = {2n│n N} và B = {2n + 2│n N}. Khi đó a) A B b) B A c) A = B d) A B = Câu 3: Đ S 1. { n N│ n < 9} = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9} 2. { n N│ 9 < n2 < 99} = {3; 4; 5; 6; 7; 8; 9} 3. { n N│ 9 n2 < 99} = {3; 4; 5; 6; 7; 8; 9} 4. { n N│ 1 n < 19} = {1; 2; 3; 4} HĐ 6: Hướng dẫn học bài và ra bài tập về nhà Qua bài học các em cần: Nhận biết được tập hợp, tập hợp rỗng. Hiểu được cách xác định tập hợp; tập con; tập hợp bằng nhau. Biết minh hoạ tập hợp bằng biểu đồ Ven; Cách viết một tập hợp; xét quan hệ là tập con; quan hệ bằng nhau của hai tập hợp. Làm các bài tập số: 9, 10 SGK trang 25 Tiết thứ: 6 tên Bài : các phép toán tập hợp I. Mục tiêu Về kiến thức: - Biết phép giao, phép hợp, phép hiệu và phép lấy phần bù các tập hợp. Về kỹ năng: - Biết cách tìm hợp, giao, hiệu và lấy phần bù các tập hợp đã cho. - Biết sử dụng biểu đồ Ven để minh hoạ các phép toán trên các tập hợp. II. Chuẩn bị phương tiện dạy học Biểu đồ Ven minh hoạ các phép toán tập hợp. III. Gợi ý về phương pháp dạy học Đàm thoại phát hiện và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài học 4.1. Kiểm tra bài cũ Làm Bài tập 3 trong SGK. Tìm tất cả các tập con của tập hợp sau: a) A = {a, b}; b) B = {0, 1, 2}. Hỏi thêm: Làm thế nào để liệt kê hết các tập con của một tập hợp (có n phần tử) cho trước? 4.2. Bài mới các phép toán tập hợp GV: Trong bài học này, chúng ta tìm hiểu một số cách tạo ra tập hợp mới từ hai tập hợp cho trước. 1. Giao của hai tập hợp Hoạt động 1: SGK trang 13 Kết quả cần đạt: a) A = {1, - 1, 2, - 2, 3, - 3, 4, - 4, 6, - 6, 12, - 12}, B = {1, - 1, 2, - 2, 3, - 3, 6, - 6, 9, - 9, 18, - 18}. b) C = {1, - 1, 2, - 2, 3, - 3, 6, - 6}. GV: Đó là một cách tạo ra tập hợp mới từ hai tập hợp đã cho. Tập hợp C đó được gọi là giao của hai tập hợp A và B. Hoạt động 2: Hãy phát biểu định nghĩa giao của hai tập hợp A và B. Kết quả cần đạt: Định nghĩa giao của hai tập hợp SGK (trang 13) GV: Nếu C là giao của hai tập hợp A và B thì ta kí hiệu C = AB. Vậy AB ={x│xA và xB}. xAB AB Hoạt động 3: Hãy dùng biểu đồ Ven để minh hoạ giao của hai tập hợp A và B trong trường hợp chúng có phần tử chung. Kết quả cần đạt: 2. Hợp của hai tập hợp Hoạt động 4: Là hoạt đọng 2 SGK trang 14. Kết quả cần đạt: C = {Minh, Nam, Lan, Hồng, Nguyệt, Cường, Dũng, Tuyết, Lê}. GV: Đó là cũng là một cách tạo ra tập hợp mới từ hai tập hợp đã cho. Tập hợp C đó được gọi là hợp của hai tập hợp A và B. Hoạt động 5: Hãy phát biểu định nghĩa hợp của hai tập hợp A và B. Kết quả cần đạt: định nghĩa hợp của hai tập hợp (SGK trang 14) GV: Nếu C là hợp của hai tập hợp A và B thì ta kí hiệu C = AB. Vậy AB ={x│xA hoặc xB}. xAB AB Hoạt động 6: Hãy dùng biểu đồ Ven để minh hoạ hợp của hai tập hợp A và B trong trường hợp chúng có phần tử chung. Kết quả cần đạt: 3. Hiệu của hai tập hợp Hoạt động 7: Là hoạt động 3 SGK trang 14 Kết quả cần đạt: C = {Minh, Bảo, Cường, Hoa, Lan}. GV: Đây là cũng là một cách tạo ra tập hợp mới từ hai tập hợp đã cho. Tập hợp C đó được gọi là hiệu của tập hợp A và tập hợp B. Hoạt động 8: Hãy phát biểu định nghĩa hiệu của hai tập hợp A và B. Kết quả cần đạt: định nghĩa hiệu của hai tập hợp (SGK trang 14) GV: Nếu C là hiệu của tập hợp A và tập hợp B thì ta kí hiệu C = A\ B. Vậy A\ B ={x│xA và xB}. xA\ B A\ B Hoạt động 9: Hãy dùng biểu đồ Ven để minh hoạ hiệu của tập hợp A và tập hợp B trong trường hợp chúng có phần tử chung. Kết quả cần đạt: 4. Phần bù của một tập hợp GV: Nếu BA thì A\ B được gọi là phần bù của B trong A và được kí hiệu là CAB. B CAB A Hoạt động 10: Hãy dùng biểu đồ Ven để minh hoạ phần bù của tập hợp B trong tập hợp A. Kết quả cần đạt: 4.3. Củng cố Hoạt động 11: Cho A = {1, 2, 3, 4, 5}, B = {0, 3, 6}, D = {1, 3, 5}. Hãy xác định các tập hợp A∩B, BD, B\A, CAD. Kết quả cần đạt: A∩B = {3}, BD = {0, 3, 6, 1, 5}, B\A = {0, 6}, CAD = {2, 4}. 4.4. Bài tập về nhà: Bài tập 1, 2, 3 trong SGK. Tiết thứ: 7 tên Bài : các tập hợp số I. Mục tiêu Về kiến thức: Hiểu được: Các tập hợp số và các tập con thường dùng của các tập hợp đó Vận dụng được: khoảng, đoạn, nửa khoảng Về kĩ năng Vận dụng thành thạo các tập hợp số và các tập con thường dùng của các tập hợp đó Về tư duy và thái độ Rèn luyện tư duy lô gíc và trí tưởng tượng không gian; Biết quy lạ về quen. Cẩn thận, chính xác trong tính toán, lập luận Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Chuẩn bị của HS: +/ Đồ
File đính kèm:
- Chuong 1.doc