Bài giảng môn toán lớp 10 - Tiết thứ: 11-12 tên bài : Hàm số

doc17 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 911 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn toán lớp 10 - Tiết thứ: 11-12 tên bài : Hàm số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II:
Hàm số bậc nhất và bậc hai
Tiết thứ: 11-12
tên Bài : hàm số
Mục tiêu
Về kiến thức:
Hiểu được các khái niệm : hàm số, tập xác định của hàm số, cách cho hàm số, đồ thị của hàm số, hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến, hàm số chẵn, hàm số lẻ.
Về kĩ năng
Biết được các cách cho hàm số
Biết khảo sát các hàm số bậc nhất, bậc hai
Thành thạo tìm tập xác định của hàm số cũng như xét tính đồng biến, nghịch biến, tính chẵn, lẻ của hàm số.
Về tư duy và thái độ
Rèn luyện tư duy lô gíc và trí tưởng tượng không gian; Biết quy lạ về quen.
Cẩn thận, chính xác trong tính toán, lập luận
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của HS: 
+/ Đồ dùng học tập, như: Thước kẻ, com pa,...; 
+/ Bài cũ
+/ Bản trong và bút dạ cho hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm
Chuẩn bị của GV:
+/ Các bảng phụ và các phiếu học tập
+/ Computer và projecter (nếu có)
+/ Đồ dùng dạy học của GV: Thước kẻ, compa,...
Gợi ‏‎ ý về phương pháp dạy học: 
 Sử dụng các PPDH cơ bản sau một cách linh hoạt nhằm giúp HS tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức:
Gợi mở, vấn đáp 
Phát hiện và giải quyết vần đề
 Đan xen hoạt động nhóm
Tiến trình bài học
Với phần I. Ôn tập về hàm số (SGK trang 32).
Về cơ bản, HS đã được học nội dung này ở lớp trước. Do đó GV có thể dạy nội dung này dưới hình thức ôn tập, củng cố, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức cho HS. (Có thể tham khảo các bài giảng trong “Thiết kế bài giảng toán 9” – NXB ĐHSP – 2005 của nhóm tác giả Phậm Đức Quang, Phan Thị Luyến).
Cách dạy học ôn tập một nội dung giống như ở các phần khác đã nêu, tức là GV có thể chia nhóm và tổ chức cho HS ôn tập các nội dung theo kiểu trò chơi ghi điểm. GV chia bảng thành các cột tương ứng với mỗi nhóm, mỗi nhóm là một đội tham gia chơi. GV nêu câu hỏi, mỗi đội chơi được chuẩn bị trong thời gian ngắn, sau đó đội nào tìm ra câu trả lời nhanh nhất sẽ được lên trình bày trên bảng. Nếu trình bày đúng được ghi điểm, nếu trình bày sai bị trừ điểm. Kết thúc trò chơi, đội nào ghi được nhiều điểm nhất là thắng. GV nên khuyến khích đội thắng bằng cách cho điểm cả nhóm.
Sau mỗi nội dung GV cần chốt lại kiến thức trọng tâm để HS khắc sâu. Lưu ý rằng nội dung kiến thức cụ thể đã được viết chi tiết trong SGK, do đó không nên sa đà vào việc ghi chép mà nên tận dụng tối đa để HS có thể tham gia vào các hoạt động đã được GV định hướng trước.
GV nên chuẩn bị sẵn phiếu học tập (hoặc slide trên computer) để việc điều khiển hoạt động được thuận lợi hơn.
Chẳng hạn với nội dung II. Sự biến thiên của hàm số, GV có thể tiến hành như sau:
Hãy cho biết định nghĩa hàm số đồng biến, nghịch biến trên một khoảng? Cho ví dụ minh hoạ?
Nhìn hình vẽ 15, a) SGK trang 36, chỉ ra các khoảng mà trên đó hàm số là đồng biến, nghịch biến?
Cho biết một dấu hiệu khác về sự đồng biến, nghịch biến của hàm số y = f(x)?
(Câu trả lời mong đợi là: 
y = f(x) là hàm số đồng biến trên tập D )
Xét chiều biến thiên của mỗi hàm số sau: ; 
Với nội dung III. Tính chẵn lẻ của hàm số, có thể tiến hành như sau:
HĐ của GV
HĐ của HS
Ghi bảng
HĐ 1: Về hàm số chẵn
1. Hàm số chẵn
HĐTP 1: Tiếp cận khái niệm
- Gợi mở để HS phát hiện được tính chất chẵn của hàm số y = x2.
- Phát hiện được tính chất chẵn của hàm số y = x2.
- Cho hàm số y = x2.
+/ Chỉ ra tập xác định?
+/ Xét y(-x) và so sánh với y(x)
- Cho HS đọc nội dung nói về hàm số y = x2 ở trang 37 SGK
- Đọc nội dung nói về hàm số y = x2 ở trang 37 SGK
HĐTP 2: Hình thành khái niệm
- Giới thiệu khái niệm hàm số chẵn
- Ghi nhận kiến thức mới
- Khái niệm hàm số chẵn (SGK trang 38)
- Khắc sâu khái niệm hàm số chẵn
- Hiểu được: để hàm số chẵn cần hai điều kiện
y = f(x) là hàm số chẵn trên tập D
HĐTP 3: Củng cố
- Cho HS thực hiện hoạt động 8, SGK trang 38
- Nhận dạng khái niệm
- Hoạt động 8, SGK trang 38
- Yêu cầu HS cho ví dụ về một hàm số chẵn
- Thể hiện khái niệm
- Ví dụ về hàm số chẵn
HĐTP 4: Hệ thống hoá
- Yêu cầu HS nêu khái niệm hàm số không chẵn
- Phát hiện tri thức mới
- Khái niệm hàm số không chẵn
- Cho HS nhận xét về đồ thị của hàm số y = x2
- Nhận xét về đồ thị của hàm số y = x2
- 
- Giới thiệu đồ thị hàm số chẵn
- Ghi nhận kiến thức mới
- Đồ thị hàm số chẵn (SGK trang 38)
Với nội dung hàm số lẻ, được tiến hành tương tự. Nếu có thể GV nên cho HS tự đọc nội dung này.
3. Củng cố toàn bài
HĐTP 1:
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết các nội dung đã được học 
Câu hỏi 2: Theo em trọng tâm bài học là gì? 
HĐTP 2: 
Câu hỏi 1: Ôn luyện thông qua bài tập TNKQ
Câu 1: Tập xác định của hàm số y = là
a) [1 ; +)
b) (-  ; 5]
c) [1 ; 5] 
d) (1 ; 5)
Câu 2: Tập xác định của hàm số y = là
a) [2 ; +)
b) (-  ; 5]
c) [2 ; 5] 
d) (2 ; 5) 
Câu 3: Cho hàm số y = x – 6, điểm thuộc đồ thị là 
a) (0 ; 6 )
b) (6 ; 0)
c) (- 6 ; 0) 
d) (-6 ; 6)
Câu 4: Cho hàm số y = , điểm thuộc đồ thị là
a) (1 ; 2)
b) (2 ; 1)
c) (0 ; 1)
d) (1 ; 0) 
Câu 5: Hàm số y = x2 – 6x + 4 là
a) hàm số chẵn
b) hàm số lẻ
c) hàm số không chẵn, không lẻ 
d) hàm số vừa chẵn, vừa lẻ
Câu 6: Hàm số là
a) hàm số chẵn
b) hàm số lẻ
c) hàm số không chẵn, không lẻ 
d) hàm số vừa chẵn, vừa lẻ
Câu 7: Hàm số là
a) hàm số chẵn 
b) hàm số lẻ
c) hàm số không chẵn, không lẻ 
d) hàm số vừa chẵn, vừa lẻ
Câu 8: Hàm số (với m là tham số), nghịch biến khi và chỉ khi:
a)
b)
c)
–2 < m < 2 
d)
Câu 9: Cho hàm số y = (2m + 1)x –5m + 9 với m là tham số. Hàm số đã cho 
a) không thể là hàm số đồng biến;
b) luôn là hàm số đồng biến;
c) chỉ là hàm số đồng biến khi m > 1;
d) là hàm số đồng biến khi và chỉ khi m > . 
4. Hướng dẫn học bài và ra bài tập về nhà
- Qua bài học các em cần hiểu được hàm số, tập xác định của hàm số, cách cho hàm số, đồ thị của hàm số, hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến, hàm số chẵn, hàm số lẻ. Biết khảo sát các hàm số bậc nhất, bậc hai. Thành thạo tìm tập xác định của hàm số cũng như xét tính đồng biến, nghịch biến, tính chẵn lẻ.
Làm các bài tập số:1, 2, 3, 4 SGK
Tiết thứ: 13 
Tên bài: hàm số bậc nhất
Mục tiêu
Về kiến thức:
Hiểu được: sự biến thiên và đồ thị của hàm số bậc nhất, hàm hằng và hàm giá trị tuyệt đối y = 
Về kĩ năng
Biết xét tập xác định, chiều biến thiên; biết lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất
Biết xét tập xác định, chiều biến thiên; lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số y = 
Về tư duy và thái độ
Rèn luyện tư duy lô gíc và trí tưởng tượng không gian; Biết quy lạ về quen.
Cẩn thận, chính xác trong tính toán, lập luận
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của HS: 
+/ Đồ dùng học tập, như: Thước kẻ, com pa,...; 
+/ Bài cũ
+/ Bản trong và bút dạ cho hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm
Chuẩn bị của GV:
+/ Các bảng phụ và các phiếu học tập
+/ Computer và projecter (nếu có)
+/ Đồ dùng dạy học của GV: Thước kẻ, compa,...
Gợi ‏‎ ý về phương pháp dạy học: 
 Sử dụng các PPDH cơ bản sau một cách linh hoạt nhằm giúp HS tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức:
Gợi mở, vấn đáp 
Phát hiện và giải quyết vần đề
 Đan xen hoạt động nhóm
Tiến trình bài học
Với phần I. Ôn tập về hàm số bậc nhất (SGK trang 39).
Về cơ bản HS đã được học nội dung này ở lớp trước. Do đó GV có thể dạy nội dung này dưới hình thức ôn tập, củng cố, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức cho HS. (Có thể tham khảo các bài giảng trong “Thiết kế bài giảng toán 9” – NXB ĐHSP – 2005 của nhóm tác giả Phậm Đức Quang, Phan Thị Luyến).
Cách dạy học ôn tập giống như ở các phần khác đã nêu, tức là GV có thể chia nhóm và tổ chức cho HS ôn tập các nội dung theo kiểu trò chơi ghi điểm. GV chia bảng thành các cột tương ứng với mỗi nhóm, mỗi nhóm là một đội tham gia chơi. GV nêu câu hỏi, mỗi đội chơi được chuẩn bị trong thời gian ngắn, sau đó đội nào tìm ra câu trả lời nhanh nhất sẽ được lên trình bày trên bảng. Nếu trình bày đúng được ghi điểm, nếu trình bày sai bị trừ điểm. Kết thúc trò chơi, đội nào ghi được nhiều điểm nhất là thắng. GV nên khuyến khích đội thắng bằng cách cho điểm cả nhóm.
Sau mỗi nội dung GV cần chốt lại kiến thức trọng tâm để HS khắc sâu. Lưu ý rằng nội dung cụ thể đã được viết chi tiết trong SGK, do đó không nên sa đà vào việc ghi chép mà nên tận dụng tối đa để HS có thể tham gia vào các hoạt động đã được GV định hướng trước.
GV nên chuẩn bị sẵn phiếu học tập (hoặc slide trên com puter) để việc điều khiển hoạt động được thuận lợi hơn.
Chẳng hạn với nội dung II. Sự biến thiên của hàm số, GV có thể tiến hành như sau:
Hãy cho biết định nghĩa hàm số bậc nhất? Cho ví dụ minh hoạ?
Hãy cho biết tập xác định của hàm số bậc nhất?
Hãy xét chiều biến thiên của hàm số bậc nhất ?
(Có thể dựa vào dấu hiệu 
y = f(x) là hàm số đồng biến trên tập D )
Hãy cho biết bảng biến thiên của hàm số bậc nhất?
Hãy cho biết dạng đồ thị của hàm số bậc nhất
Nhìn hình vẽ 17, a) SGK trang 40, cho biết hàm số đó là đồng biến, hay nghịch biến?
Với nội dung III. Hàm số y = , có thể tiến hành như sau:
HĐ của GV
HĐ của HS
Ghi bảng
HĐ 1: Về hàm số y = 
1. Hàm số y = 
HĐTP 1: Tiếp cận khái niệm
- Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa 
- Nhắc lại định nghĩa 
- Gợi mở để HS có thể vận dụng được với 
- Vận dụng với 
HĐTP 2: Hình thành khái niệm
- Yêu cầu HS tìm tập xác định của y = 
- Tìm tập xác định của y = 
1. Tập xác định của y = (SGK trang 41)
- Yêu cầu HS xét chiều biến thiên của y = 
- Xét chiều biến thiên của y = 
2. Chiều biến thiên của y = (SGK trang 41)
- Yêu cầu vẽ đồ thị của y = 
- Vẽ đồ thị của y = 
3. Đồ thị của y = (SGK trang 41)
3. Củng cố toàn bài
HĐTP 1:
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết các nội dung đã được học?
Câu hỏi 2: Theo em trọng tâm bài học là gì ?
HĐTP 2: 
Câu hỏi 1: Ôn luyện thông qua bài tập TNKQ. 
Cho biết trong số các câu sau đây câu nào đúng, câu nào sai?
1) Hàm số là hàm số lẻ trên R
2) Hàm số y = ẵ 2 - xẵ nghịch biến trong khoảng (-Ơ ; 2)
3) Điểm M = (1; 3) nằm trên đồ thị hàm số 	4) Đồ thị hàm số là một đường thẳng song song với trục hoành
5) Đường thẳng có phương trình y = 2 cắt đồ thị hàm số y = ẵxẵ tại hai điểm phân biệt là A = (2; 2) và B = (-2; 2)
HĐ 4: Hướng dẫn học bài và ra bài tập về nhà:
Qua bài này các em cần hiểu được: sự biến thiên và đồ thị hàm số bậc nhất, hàm hằng và hàm giá trị tuyệt đối y = . Biết xét tập xác định, chiều biến thiên, bảng biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất. Biết xét tập xác định, chiều biến thiên, bảng biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số y = .
Làm các bài tập số: 1, 2, 3, 4 SGK
Tiết thứ: 14
Tên bài: luyện tập về hàm số bậc nhất
Mục tiêu
Về kiến thức:
Hiểu được: Hàm số bậc nhất và đồ thị hàm số bậc nhất
Về kĩ năng
Thành thạo việc khảo sát và vẽ đồ thị các hàm số: bậc nhất, hàm hằng và hàm y = .
Thành thạo việc xác định biểu thức của hàm số bậc nhất khi biết đồ thị của nó đi qua một số điểm cho trước
Về tư duy và thái độ
Rèn luyện tư duy lô gíc và trí tưởng tượng không gian; Biết quy lạ về quen.
Cẩn thận, chính xác trong tính toán, lập luận
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của HS: 
+/ Đồ dùng học tập, như: Thước kẻ, com pa,...; 
+/ Bài cũ
+/ Bản trong và bút dạ cho hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm
Chuẩn bị của GV:
+/ Các bảng phụ và các phiếu học tập
+/ Computer và projecter (nếu có)
+/ Đồ dùng dạy học của GV: Thước kẻ, compa,...
Gợi ‏‎ ý về phương pháp dạy học: 
 Sử dụng các PPDH cơ bản sau một cách linh hoạt nhằm giúp HS tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức:
Gợi mở, vấn đáp 
Phát hiện và giải quyết vần đề
 Đan xen hoạt động nhóm
Tiến trình bài học
Kiểm tra bài cũ:
Chia HS thành 4 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 bài. Đề bài được in để phát (hoặc đọc trong SGK), đó là các bài số 1; 2; 3; 4 ở các trang 41 và 42 trong SGK. Đồng thời đề bài được chiếu hoặc treo trên bảng để HS tiện theo dõi chung toàn lớp. 
Cho HS chuẩn bị trong 5 phút và ghi ra giấy (nếu có thể thì ghi ra giấy trong hoặc giấy khổ A0), sau đó đại diện nhóm trình bày lời giải của nhóm mình. Chú ý: Yêu cầu HS trình bày rõ: Hiểu bài toán (GT, KL, hình vẽ, ...), Tìm chương trình giải, thực hiện chương trình giải, nghiên cứu kết quả.
Yêu cầu các nhóm khác cho nhận xét về lời giải của nhóm bạn. Cố gắng cho HS nhận xét được ưu điểm, nhược điểm từ đó đưa ra phương án tối ưu hoặc cách giải khác.
GV nhận xét chung và đưa ra kết luận cuối cùng. 
Chẳng hạn bài 3:
+ Bước 1: Hiểu bài toán
GT : Trong mặt phẳng toạ độ, đường thẳng d đi qua các điểm A(4; 3) và B(2 ; -1)
KL: Tìm phương trình dạng y = ax + b của đường thẳng d.
Kiến thức đã biết: phương trình dạng y = ax + b của đường thẳng d; điểm thuộc đồ thị đường thẳng; hệ phương trình bậc nhất hai ẩn
+ Bước 2: Tìm chương trình giải (phân tích). 
- Đường thẳng d xác định bởi yếu tố gì?
Phương trình của đường thẳng d có dạng như thế nào?
Để xác định đường thẳng cần biết mấy yếu tố?
Giả thiết đã cho những yếu tố gì? (Đường thẳng d đi qua các điểm A(4; 3) và B(2 ; -1))
Cần tìm gì? (tìm a và b)
ẩn thoả mãn điều kiện gì?
Làm thế nào để có thể tìm được ẩn (muốn tìn được hai ẩn cần có hệ hai phương trình hai ẩn số)
+ Bước 3: Thực hiện chương trình giải (lời giải bài toán): 
Phương trình đường thẳng d có dạng y = ax + b
Theo giả thiết, đường thẳng d đi qua các điểm A(4; 3) và B(2 ; -1), ta có: 
vậy phương trình đường thẳng cần tìm là: y = 2x – 5.
+ Bước 4: Nghiên cứu kết quả bài toán.
+) Bài toán yêu cầu: Tìm phương trình đường thẳng dạng y = ax + b thoả mãn một số điều kiện cho trước. Để tìm được phương trình đường thẳng dạng y = ax + b ta cần xác định được các (hai) yếu tố xác định nó, tức là tìm được a và b. Để thiết lập hệ hai phương trình hai ẩn số cần tìm được hai điều kiện trong giả thiết. 
+) Giải một bài toán nên theo các bước: Hiểu bài toán, tìm chương trình giải, thực hiện chương trình giải, nghiên cứu kết quả bài toán.
+) Bài tập tương tự: các bài số 2 SGK trang 42.
- Các bài còn lại GV nên giúp HS thực hiện tương tự
2. Củng cố toàn bài
HĐTP 1:
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết các nội dung đã được học 
Câu hỏi 2: Theo em trọng tâm bài học là gì 
HĐTP 2: 
Câu hỏi 1: Ôn luyện thông qua bài tập TNKQ
Câu 1: Hãy nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B để được két quả đúng
Cột A
Cột B
a) Đường thẳng y = 5x + 1
1. đi qua điểm (999; 0)
b) Đường thẳng x = y – 2
2. đi qua điểm (88; 89)
c) Đường thẳng 2x + 3y = – 6
3. đi qua điểm (0; 1)
d) Đường thẳng 0x + 12y = 0
4. đi qua điểm (–1; –)
5. đi qua điểm (5; 7)
Câu 2: Với câu hỏi này có 4 phương án để lựa chọn, trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy khoanh tròn trước phương án mà em cho là đúng.
Cho hàm số y = (2m + 1)x –5m + 9 với m là tham số. Hàm số đã cho 
a) không thể là hàm số đồng biến;
b) luôn là hàm số đồng biến;
c) chỉ là hàm số đồng biến khi m > 1;
d) là hàm số đồng biến khi và chỉ khi m > . 
HĐTP 3: Ôn tập qua bài tập tự luận
Bài toán : Hiện nay có 3 hình thức trả tiền cho việc truy cập Internet
Hình thức A: Mỗi giờ truy cập giá 2000 đ
Hình thức B: thuê bao hàng tháng 180.000 đ và số giờ truy cập không hạn chế
Hình thức C: thuê bao hàng tháng 30.000 đ và mỗi giờ truy cập phải trả 1.500 đ.
Hỏi hình thức truy cập nào có lợi hơn với bạn nếu mỗi tháng bạn truy cập:
a) dưới 60 giờ
b) trên 60 giờ nhưng dưới 90 giờ
c) trên 90 giờ nhưng dưới 100 giờ
d) trên 100 giờ
Hướng dẫn
*) Hãy điền vào bảng sau
 Số giờ truy cập hàng tháng
Số tiền phải trả theo
60h
90h
100h
Hình thức A
Hình thức B
Hình thức C
**) Qua bảng trên, cho biết hình thức nào thì phải trả ít tiền hơn nếu tổng thời gian truy cập hàng tháng lần lượt là : 60h; 90h; 100h.
***) Hãy viết p1(x), p2(x), p3(x) theo thứ tự là số tiền phải trả hàng tháng theo mỗi hình thức A, B, C trong đó x là số giờ truy cập Internet.
d) Vẽ đồ thị của mỗi hàm số p1(x), p2(x), p3(x) trên cùng một hệ trục toạ độ. Dựa vào đồ thị hướng dẫn cách lựa chọn hình thức truy cập Internet sao cho có lợi nhất (phải trả ít nhất) với mỗi người.
HĐ 4: Hướng dẫn học bài và ra bài tập về nhà
Qua bài học các em cần hiểu được: Hàm số bậc nhất và đồ thị hàm số bậc nhất. Thành thạo việc khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bậc nhất, hàm hằng và hàm y . Thành thạo việc xác định biểu thức của hàm số khi biết đồ thị của nó đi qua một số điểm cho trước
Làm các bài tập số: 4, 9 SGK trang 50 
Tên bài: hàm số bậc hai 
Tiết thứ: 15 - 16
Mục tiêu
Về kiến thức:
Hiểu được: tập xác định, chiều biến thiên và đồ thị hàm số bậc hai.
Về kĩ năng
Thành thạo việc khảo sát vẽ đồ thị hàm số bậc hai
Về tư duy và thái độ
Rèn luyện tư duy lô gíc và trí tưởng tượng không gian; Biết quy lạ về quen.
Cẩn thận, chính xác trong tính toán, lập luận
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của HS: 
+/ Đồ dùng học tập, như: Thước kẻ, com pa,...; 
+/ Bài cũ
+/ Bản trong và bút dạ cho hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm
Chuẩn bị của GV:
+/ Các bảng phụ và các phiếu học tập
+/ Computer và projecter (nếu có)
+/ Đồ dùng dạy học của GV: Thước kẻ, compa,...
Gợi ‏‎ ý về phương pháp dạy học: 
Sử dụng các PPDH cơ bản sau một cách linh hoạt nhằm giúp HS tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức:
Gợi mở, vấn đáp 
Phát hiện và giải quyết vần đề
 Đan xen hoạt động nhóm
Tiến trình bài học
Về cơ bản, nội dung này HS đã được học ở lớp trước. Do đó GV có thể dạy nội dung này dưới hình thức ôn tập, củng cố, hệ thống hoá, khắc sâu, mở rộng kiến thức cho HS. (Có thể tham khảo các bài giảng trong “Thiết kế bài giảng toán 9” – NXB ĐHSP – 2005 của nhóm tác giả Phậm Đức Quang, Phan Thị Luyến).
Cách dạy học ôn tập giống như ở các phần khác đã nêu, tức là GV có thể chia nhóm và tổ chức cho HS ôn tập các nội dung theo kiểu trò chơi ghi điểm. GV chia bảng thành các cột tương ứng với mỗi nhóm, mỗi nhóm là một đội tham gia chơi. GV nêu câu hỏi, mỗi đội chơi được chuẩn bị trong thời gian ngắn, sau đó đội nào tìm ra câu trả lời nhanh nhất sẽ được lên trình bày trên bảng. Nếu trình bày đúng được ghi điểm, nếu trình bày sai bị trừ điểm. Kết thúc trò chơi, đội nào ghi được nhiều điểm nhất là thắng. GV nên khuyến khích đội thắng bằng cách cho điểm cả nhóm.
Sau mỗi nội dung GV cần chốt lại kiến thức trọng tâm để HS khắc sâu. Lưu ý rằng nội dung cụ thể đã được viết chi tiết trong SGK, do đó không nên sa đà vào việc ghi chép mà nên tận dụng tối đa để HS có thể tham gia vào các hoạt động đã được GV định hướng trước.
GV nên chuẩn bị sẵn phiếu học tập (hoặc slide trên com puter) để việc điều khiển hoạt động được thuận lợi hơn.
Chẳng hạn với nội dung I. Đồ thị của hàm số bậc hai, GV có thể tiến hành như sau:
Hãy cho biết định nghĩa hàm số bậc hai? Cho ví dụ minh hoạ?
Hãy cho biết tập xác định của hàm số bậc hai?
Hãy xét chiều biến thiên của hàm số bậc hai ? 
(Có thể dựa vào dấu hiệu 
y = f(x) là hàm số đồng biến trên tập D )
Hãy lập bảng biến thiên của hàm số bậc hai? (Câu trả lời mong đợi, như phần II của SGK trang 45)
Hãy cho biết dạng đồ thị của hàm số bậc hai? (Câu trả lời mong đợi, như phần 2 của SGK trang 43)
Nêu cách vẽ đồ thị hàm số bậc hai? Vận dụng vẽ đồ thị hàm số y = x2 – 3x + 2? (có thể cho HS vẽ đồ thị trong ví dụ 2, SGK trang 45, sau đó củng cố bằng hoạt động 2, SGK trang 45)
Nhìn hình vẽ 20, SGK trang 43, cho biết: Đỉnh, điểm thấp nhất, điểm cao nhất, trục đối xứng, khoảng đồng biến, nghịch biến của đồ thị? 
3. Củng cố toàn bài
HĐTP 1:
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết các nội dung đã được học 
Câu hỏi 2: Theo em trọng tâm bài học là gì 
HĐTP 2: 
Câu hỏi 1: Ôn luyện thông qua bài tập TNKQ
HĐTP 1:
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết các nội dung đã được học 
Câu hỏi 2: Em hãy cho biết nội dung cơ bản đã được học 
Câu hỏi 1: Theo em hãy trọng tâm bài học là gì 
HĐTP 2: 
Câu hỏi 1: Ôn luyện thông qua bài tập TNKQ
Câu 1: y = x2 + 1 là
a) hàm số chẵn trên [-1; 3]
b) hàm số chẵn trên [0 ; +Ơ)
c ) hàm số chẵn trên khoảng (-Ơ; +Ơ) 
d) hàm số chẵn trên tập [-Ơ ; 0]
Câu 2: Hàm số y = + 2006x - 2007 có đồ thị là 
a) Một đường thẳng.
b) Một parabol quay bề lõm lên phía trên.
c) Một parabol đi qua gốc toạ độ.	
d) Một parabol quay bề lõm xuống phía dưới và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -2007. 
Câu 3: Cho parabol có phương trình y = (2x + )2 + 6. Gọi I và d tương ứng là đỉnh và trục đối xứng của parabol. Khi đó :
a) I = (- ; -6) và d có phương trình : x = 
b) I = (- ; -6) và d có phương trình : x = 
c) I = (- ; 6) và d có phương trình : x = 
d) I = (- ; - 6) và d có phương trình: x = 
Câu 4: Hàm số y = - 2x2 + 5x – 1 
a) không có giá trị lớn nhất.
b) có giá trị lớn nhất là 
c) có giá trị lớn nhất là -
d) có giá trị lớn nhất là 
Câu 5: Hãy nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B để được kết quả đúng.
Đồ thị hàm số y = ax2 + bx + c với a 0
Cột A
Cột B
a) không cắt trục Ox nếu
1. 
b) cắt trục Ox tại hai điểm nếu
2. 
c) nằm hoàn toàn ở nửa mặt phẳng phía trên trục Ox nếu
3. 
d) nằm hoàn toàn ở nửa mặt phẳng dưới trục Ox nếu
4. 
5. 
4. Hướng dẫn học bài và ra bài tập về nhà
Qua bài này các em cần: Hiểu được tập xác định, chiều biến thiên và đồ thị hàm số bậc hai. Thành thạo việc khảo sát vẽ đồ thị hàm số bậc hai
Làm các bài tập số: 1; 2; 3; 4 trang 49 và 50 trong SGK
Tiết thứ: 16
tên Bài : ôn tập chương II
Mục tiêu
Về kiến thức:
 Nhận biết được: Cách tổng kết nội dung một chương.
 Hiểu được: Mạch kiến thức cơ bản trong chương.
Về kĩ năng:
Bước đầu vận dụng: Cách tổng kết một chương.
Vận dụng được: cách toán học hoá các nội dung thực tiễn, nhận dạng được các dạng toán.
Vận dụng được: Kiến thức, kĩ năng, tri thức phương pháp đã được học để giải bài tập.
Về tư duy và thái độ:
Cẩn thận chính xác trong tính toán, lập luận.
Phát triển tư duy lôgíc, trí tưởng tượng không gian; tổng quát hoá, cụ thể hoá.
Biết quy lạ về quen.
Phương pháp dạy học
 Phương pháp gợi mở vấn đáp đan xen HĐ nhóm .
Chuẩn bị của GV và HS 
Đồ dùng dạy học: Thước kẻ, compa, êke,...
Bảng phụ của GV và HS (giấy trong hoặc giấy khổ A0).
Máy chiếu qua đầu (Overhead) hoặc Computer và Projecter (nếu có).
Tiến trình bài học
1. HĐ 1: Cho HS trả lời các câu hỏi và từ số 1 đến số 7 trong SGK trang 50. 
- Nên cho HS HĐ theo kiểu trò chơi: chia lớp thành nhóm, chia bảng thành các cột ghi điểm tương ứng với mỗi nhóm. Khi GV đọc câu hỏi (không nhất thiết tuần tự) mà HS nào trả lời đúng và nhanh nhất được ghi điểm cho nhóm.
- Chú ý: cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. 
2. HĐ 2: Hướng dẫn HS để có được bảng tổng kết kiến thức. (Có thể gọi từng nhóm trả lời, hoặc điền nội dung). Chẳng hạn bảng sau:
Bảng tổng kết chương II
Các định nghĩa
Các định lí 
Các dạng toán
1. Hàm số. Tập xác định của hàm số. Đồ thị của hàm số. Xét chiều biến thiên của một hàm số. Hàm số chẵn, hàm số lẻ.
1. Định lí về đồ thị của hàm số chẵn, hàm số lẻ.
1. Tìm tập xác định của hàm số (được cho bằng biểu thức). 
- Xác định điểm thuộc (không thuộc) đồ thị hàm số
- Xét chiều biến thiên của hàm số
- Xét tính chẵn, lẻ của hàm số.
2. Hàm số bậc nhất. Hàm hằng. Hàm giá trị tuyệt đối y = .
2. Định lí về đồ thị của hàm số hằng
2. Tập xác định, chiều biến thiên và vẽ đồ thị hàm số (bậc nhất, hàm hằng, hàm giá trị tuyệt đối y = ).
- Đọc đồ thị hàm số (bậc nhất, hàm hằng, hàm giá trị tuyệt đối y = ).
3. Hàm số bậc hai. Đỉnh, trục đói xứng
3. Định lí về đồ thị của hàm bậc hai. Định lí về chiều biến thiên của hàm số bạc hai. 
3. Tập xác định, chiều biến thiên và vẽ đồ thị hàm số bậc hai.
- Đọc đồ thị hàm số bậc hai.
 3. HĐ 3: Vận dụng kiến thức để giải bài tập.
- Cho HS giải các bài tập từ số 8 đến số 12 trong SGK ở các trang 50 và 51.
- Với mỗi bài nên cho HS tiến hành theo trình tự:
+/ Hiểu bài toán
+/ Tìm chương trình giải
+/ Thực hiện chương trình giải
+/ Nghiên cứu kết quả bài toán
(như đã trình bày ở các phần luyện tập nêu trên).
 4. HĐ 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
- Tự nhớ và hiểu hệ thống kiến thức đã học trong chương.
- Học cách tìm lời giải một bài tập.
- Học cách toán học hoá và giải các bài toán có nội dung thực tiễn.
Tiết thứ: 10
Tên bài: kiểm tra một tiết (chương Ii)
Mục tiêu
 Kiểm tra kiến thức, kĩ năng về hàm số, hàm số bậc nhất, bậc hai ở mức: nhận biết, thông hiểu và vận dụng được.
Hình thức
 Kiểm tra viết
Chuẩn bị của GV và hs
Đồ dùng học tập: thước kẻ, com pa, máy tính bỏ túi,...
Đề bài để chép hoặc để phát cho HS
cấu trúc đề kiểm tra 
 Kết hợp giữa hình thức TNKQ với Tự luận, theo tỉ lệ 4 điểm TNKQ và 6 điểm tự luận. 
Có thể tham khảo bảng sau
Nội dung – chủ đề
Mức độ
Tổng số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
1. Hàm số
2 
 1
2 
 1
2
1
6
 3
2. Hàm số bậc nhất 
2 
 1 
1
0,5
2 
 1
2 
 1
7
 3,5
3. Hàm số bậc hai 
2 
 1
1
0,5
2
1
2
1
7
3,5
Tổng số 
6
3
8
4
6
3
20
10
Ghi chú: trong mỗi ô ở bảng trên: số ở góc trên bên trái chỉ số lượng câu hỏi tương ứng với ô đó, còn số ở góc dưới bên phải chỉ tổng số điểm ứng với tổng các câu hỏi trong ô đó
gợi ý Đề kiểm tra:
Phần TNKQ: 
Các câu số 1; 2; 3; 4; 5; 6 ở mức độ nhận biết, nên ra câu đúng – sai hoặc ghép đôi
Các câu 7 và 8 ở mức độ thông hiểu, nên ra câu nhiều lựa chọn (4 lựa chọn và chỉ có 1 phương án đúng).
 Phần tự luận
Câu 9: 2,0 điểm, nên ra 4 ý nhỏ về hàm số (tập xác định, xét tính chẵn, lẻ...)
Câu 10: 2,0 điểm, nên ra 4 ý nhỏ về hàm số bậc nhất
Câu 11: 2,0 điểm , nên ra 4 ý nhỏ về hàm số bậc hai

File đính kèm:

  • docChuong 2.doc